Câu hỏi ôn tập môn Lịch Sử Lớp 5 (Có đáp án)

doc 10 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 1093Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Lịch Sử Lớp 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi ôn tập môn Lịch Sử Lớp 5 (Có đáp án)
Câu hỏi ôn tập
 Môn : Lịch sử - Lớp 5.
Câu 1: Triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước, nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp vào năm nào? 
Câu 2: Ai là người đã nhiều lần đề nghị canh tân đất nước? Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?
Câu 3: Một phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ kéo dài đến cuối thế kỉ XIX gọi là phong trào gì?
Câu 4: Phong trào Đông du do ai cổ động, tổ chức? Vì sao phong trào Đông du tan rã?
Câu 5: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào và ở đâu? 
Câu 6: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào thời gian nào? Do ai chủ trì?
Câu 7: Trong những năm 1930 - 1931, nhân dân Nghệ - Tĩnh đã diễn ra điều gì mới?
Câu 8: Cuối bản tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì?
Câu 9: Nêu những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám?
Câu 10: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì?
Câu 11: Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì?
Câu 12: Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Pháp?
Câu 13: Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 nhằm mục đích gì?
Câu 14: Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950?
Câu 15: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam?
Phần trả lời câu hỏi 
 Lịch sử - Lớp 5
Câu 1: Triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước, nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp vào năm 1882.
Câu 2: Nguyễn Tường Tộ là người đã nhiều lần đề nghị canh tân đất nước.
 *Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ: 
 - Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.
 - Thông thương với thế giới.
 - Thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản,...
 - Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc,...
Câu 3: Một phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ kéo dài đến cuối thế kỉ XIX gọi là phong trào Cần Vương.
Câu 4: Phong trào Đông du do Phan Bội Châu cổ động, tổ chức. Phong trào Đông du tan rã vì: Phong trào Đông du phát triển làm cho thực dân Pháp lo ngại. Năm 1908, thực dân Pháp câu kết với Nhật chống phá phong trào Đông du. ít lâu sau, chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước Việt nam và Phan Bội Châu khỏi Nhật Bản.
Câu 5: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5- 6 - 1911 tại Bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn nay là thành phố Hồ Chí Minh). 
Câu 6: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày 3-2-1930. Do Nguyễn ái Quốc chủ trì.
Câu 7: Trong những năm 1930 - 1931, nhân dân Nghệ - Tĩnh đã đấu tranh quyết liệt, giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn.
Câu 8: Cuối bản tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
Câu 9: Những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám: 
 - Các nước đế quốc và các thế lực phản động câu kết với nhau bao vây và chống phá cách mạng.
 - Lũ lụt và hạn hán làm cho nông nghiệp đình đốn, một nửa số ruộng không thể cày cấy được.
 - Nạn đói đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu người.
 - Hơn 90% đồng bào ta không biết chữ.
 Nước ta ở trong tình thế "nghìn cân treo sợi tóc".
Câu 10: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện: Tinh thần chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc của nhân dân ta. 
Câu 11: Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu: Hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh.
Câu 12: Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 có ý nghĩa: Chiến thắng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Âm mưu của chúng đã trở thành mồ chôn giặc Pháp.
Câu 13: Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 nhằm mục đích: Giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
Câu 14: Kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950:
 - Kết quả: Qua 29 ngày đêm chiến đấu, ta đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, giải phóng một số thị xã và thị trấn, làm chủ 750 km trên dải Biên giới Việt -Trung. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
 - ý nghĩa: Chiến thắng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.
Câu 15: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam là: Để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân.
Câu hỏi ôn tập
Môn : Địa lý - Lớp 5.
Câu 1: Bán đảo Đông Dương gồm mấy nước và đó là những nước nào?
Câu 2: Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu ki-lô-mét? Nơi hẹp nhất là bao nhiêu ki-lô-mét?
Câu 3: Nêu đặc điểm chính của địa hình nước ta?
Câu 4: Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và cho biết chúng có ở đâu?
Câu 5: Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào?
Câu 6: Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? 
Câu 7: Nêu đặc điểm của vùng biển nước ta?
Câu 8: Biển có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống?
Câu 9: Kể tên các loại đất chính ở nước ta?
Câu 10: Số dân nước ta đứng thứ mấy trong các nước Đông Nam á? Theo em dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả gì?
Câu 11: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất và sống tập trung chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
Câu 12: Kể tên các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp?
Câu 13: Kể tên một số ngành công nghiệp ở nước ta và sản phẩm của các ngành đó?
Câu 14: Nêu những điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?
Câu 15: Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào? Loại hình giao thông vận tải nào là quan trọng nhất ? Vì sao? 
Câu 16: Thương mại gồm các hoạt động nào? Thương mại có vai trò gì?
Phần trả lời câu hỏi
Môn : Địa lý - Lớp 5.
Câu 1: Bán đảo Đông Dương gồm 3 nước, đó là: Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.
Câu 2: Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài khoảng 330 000 km2 Nơi hẹp nhất chưa đầy 50km.
Câu 3: Đặc điểm chính của địa hình nước ta: Phần đất liền của nước ta với diện tích là đồi núi và diện tích là đồng bằng.
Câu 4: Một số loại khoáng sản của nước ta: Than ở Cẩm Phả - Quảng Ninh, sắt ở Thạch Khê - Hà Tĩnh, A-pa-tít ở Cam Đường - Lào Cai, bô - xít ở Tây Nguyên, dầu mỏ ở Biển Đông.
Câu 5: Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau:
 - ở miền Bắc, ứng với hai mùa gió là mùa hạ và mùa đông. Mùa hạ trời nóng và có nhiều mưa. Mùa đông lạnh và ít mưa. Giữa hai mùa là những thời kì chuyển tiếp, quen gọi là mùa xuân và mùa thu. Mùa xuân có mưa phùn ẩm ướt, mùa thu trời se lạnh, khô hanh.
 - ở miền Nam khí hậu nóng quanh năm, chỉ có mùa mưa và mùa khô. Mùa khô hầu như không mưa, ban ngày nắng chói chang, ban đêm dịu mát hơn.
Câu 6: Sông ngòi nước ta có đặc điểm: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng ít sông lớn. Sông của nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa. 
Câu 7: Đặc điểm của vùng biển nước ta:
 - Nước không bao giờ đóng băng.
 - Miền Bắc và miền Trung hay có bão.
 - Hằng ngày nước có lúc lên, có lúc xuống, đó là thủy triều.
Câu 8: Biển có vai trò đối với sản xuất và đời sống:
 - Biển điều hòa khí hậu.
 - Biển là nguồn tài nguyên lớn, cho ta dầu mỏ, khí tự nhiên, muối, cá, tôm,...
 - Biển là đường giao thông quan trọng.
 - Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát hấp dẫn.
Câu 9: Các loại đất chính ở nước ta là đất phe-ra-lít và đất phù sa.
Câu 10: Số dân nước ta đứng thứ 3 trong các nước Đông Nam á. Dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả: 
 - Thiếu ăn, không đủ chất dinh dưỡng, nhà ở chật chội, thiếu tiện nghi,...
 - Không có đất trồng trọt dẫn đến phá rừng bừa bãi.
 - Phá rừng để lấy gỗ làm nhà, bán lấy tiền...
Câu 11: Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất và sống tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, ven biển. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên.
Câu 12: Các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp: 
 - Trồng và bảo vệ rừng.
 - Khai thác gỗ và lâm sản khác.
Câu 13: Một số ngành công nghiệp ở nước ta và sản phẩm của các ngành đó:
 - Khai thác khoáng sản: Than, dầu mỏ, quặng sắt,...
 - Điện (nhiệt điện, thủy điện,...): Điện
 - Luyện kim: Gang, thép, đồng, thiếc,...
 - Cơ khí (sản xuất, lắp ráp, sửa chữa): Các loại máy móc, phương tiện giao thông.
 - Hóa chất: Phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng,...
 - Dệt, may mặc: Các loại vải, quần áo,...
 - Chế biến lương thực, thực phẩm: Gạo, đường, bánh kẹo, rượu bia,...
 - Sản xuất hàng tiêu dùng: Dụng cụ y tế, đồ dùng gia đình,...
Câu 14: Những điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước:
 - ở gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm.
 - Giao thông thuận lợi.
 - Dân cư đông đúc, người lao động có trình độ cao.
 - Đầu tư nước ngoài.
 - Trung tâm văn hóa, khoa học, kĩ thuật.
 Câu 15: Nước ta có những loại hình giao thông vận tải sau:
 - Đường sắt.
 - Đường ô tô (đường bộ).
 - Đường thủy.
 - Đường hàng không. 
 *Đường ô tô là quan trọng nhất vì ô tô đi lại trên nhiều dạng địa hình, len lỏi vào các ngõ nhỏ, nhận và giao hàng ở nhiều địa điểm khác nhau.
 Câu 16: Thương mại gồm các hoạt động: Mua bán hàng hóa ở trong nước và với nước ngoài. 
 *Thương mại có vai trò: Nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến được với người tiêu dùng.
Câu hỏi ôn tập
Môn : Khoa học - Lớp 5
Câu 1: Điền vào chỗ chấm:
Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa .................của mẹ và .........................của bố. Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là .................................. Trứng được thụ tinh gọi là .......................... . Hợp tử phát triển thành .............. rồi thành ........................... .
Câu 2: Nêu đặc điểm nổi bật của tuổi dậy thì?
Câu 3: Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì? Nêu cách phòng bệnh sốt rét?
Câu 4: Nêu nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết? Cách phòng bệnh sốt xuất huyết?
Câu 5: Tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì? Cách phòng bệnh viêm não?
Câu 6: HIV là gì? HIV có thể lây qua những đường nào?
Câu 7: Để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại, em cần phải lưu ý những điều gì?
Câu 8: Nêu những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông? Em sẽ làm gì để thực hiện an toàn giao thông?
Câu 9: Nêu tính chất của đồng? Kể tên một số đồ dùng được làm bằng đồng?
Câu 10: Nhôm có những tính chất gì? Kể tên một số đồ dùng được làm bằng nhôm?
Câu 11: Xi măng có tính chất gì? Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta mà em biết?
Câu 12: Thủy tinh có những tính chất gì? Kể tên một số đồ dùng được làm bằng thủy tinh?
Câu 13: Chất dẻo có sẵn trong tự nhiên không? Nó được làm ra từ gì? Nêu tính chất chung của chất dẻo?
Phần trả lời câu hỏi
Môn : Khoa học - Lớp 5
Câu 1: Điền vào chỗ chấm:
 Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là sự thụ tinh. Trứng được thụ tinh gọi là hợp tử . Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai .
Câu 2: Đặc điểm của tuổi dậy thì: Con gái thường bắt đầu khoảng từ 10 đến 15 tuổi, con trai thường bắt đầu khoảng từ 13 đến 17 tuổi. ở tuổi này cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng. Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh. Đồng thời ở giai đoạn này cũng diễn ra những biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội.
Câu 3: Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là : Bệnh sốt rét là do một loại kí sinh trùng gây ra. 
* Cách phòng bệnh sốt rét: Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt ruồi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt.
Câu 4: Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là: Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút gây ra.
 * Cách phòng bệnh sốt xuất huyết: Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt ruồi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt.
Câu 5: Tác nhân gây ra bệnh viêm não là: Bệnh viêm não là bệnh truền nhiễm do một loại vi-rút có trong máu gia súc, chim, chuột, khỉ,... gây ra.
 * Cách phòng bệnh viêm não: Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh; không để ao tù, nước đọng; diệt muỗi; diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn.
Câu 6: HIV là: Một loại vi rút, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể bị suy giảm. 
 *HIV có thể lây qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.
Câu 7: Để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại, cần phải lưu ý những điều sau đây:
 - Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ,...
 - Không ở trong phòng kín một mình với người lạ.
 - Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.
 - Không đi nhờ xe người lạ.
 - Không đề người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình,...
Câu 8: Những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông:
 - Chơi trò chơi, để xe cộ, đi bộ dưới lòng đường.
 - Lấn chiếm vỉa hè
 - Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
 - Phóng nhanh vượt ẩu.
 - Vượt đèn đỏ.
 - Đi dàn hàng ngang trên đường
 - Chở hàng hóa cồng kềnh.
 - Nghe điện thoại, uống rượu, bia khi tham gia giao thông....
 * Để thực hiện an toàn giao thông, chúng ta phải: Tuân theo các quy tắc của luật giao thông đã quy định.
Câu 9: Tính chất của đồng: Đồng rất bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn thành bất kì hình dạng nào. Đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
 *Một số đồ dùng được làm bằng đồng: Nồi, mâm, chậu, kèn, cồng, chiêng, chuông, tượng, lõi dây điện,...
Câu 10: Nhôm có những tính chất: Là kim loại màu trắng, có ánh kim, nhẹ hơn sắt và đồng, có thể kéo thành sợi, dát mỏng. Nhôm không bị gỉ, tuy nhiên một số a-xít có thể ăn mòn nhôm. Nhôm có tính dẫn nhiệt, dẫn điện.
 *Một số đồ dùng được làm bằng nhôm: ấm đun nước, nồi, chậu, thìa, mâm, cặp lồng, khung cửa sổ, nan hoa xe đạp, hộp xích xe máy,... 
Câu 11: Xi măng có tính chất: Xi măng là dạng bột mịn, có màu xám xanh (hoặc nâu đất, trắng). Khi trộn với một ít nước, xi măng không tan mà trở nên dẻo và rất chóng bị khô, kết thành tảng, cứng như đá. * Một số nhà máy xi măng ở nước ta: Xi măng Yên Bình (Yên Bái), xi măng Hoàng Thạch (Hải Dương), xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa), xi măng Bút Sơn (Hà Nam), xi măng Tam Điệp (Ninh Bình), xi măng Hoàng Mai (Nghệ An), Xi măng Hải Phòng,...
Câu 12: Thủy tinh có những tính chất: Thủy tinh trong suốt, không gỉ, cứng, nhưng dễ vỡ. Thủy tinh không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn. 
 *Một số đồ dùng được làm bằng thủy tinh: Bóng điện, mắt kính, ly, cốc, chai, lọ hoa, bình, kính máy ảnh, ống nhòm,...
Câu 13: Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên. Nó được làm từ dầu mỏ và than đá. 
 *Tính chất chung của chất dẻo là: Cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao.

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_mon_lich_su_lop_5_co_dap_an.doc