ĐỀ 1 Câu 1: (1đ) Hãy chỉ ra đâu là vật thể, là chất (những từ in nghiêng đậm) trong các câu sau: Khoai lang chứa nhiều tinh bột. Lốp xe được làm bằng cao su. Câu 2: (2đ) a) Diễn đạt cách viết sau: 2 C; 3 Al; 2 CO2; N2 b) Diễn đạt các cách viết sau bằng chữ số và KHHH, CTHH: Năm nguyên tử Photpho; ba phân tử khí Clo Câu 3: (1đ) Đặt mẩu giấy quỳ tím tẩm nước vào đáy ống nghiệm. Sau đó, đặt một miếng bông tẩm dung dịch amoniac ở miệng ống nghiệm. Nhận xét hiện tượng và giải thích. Câu 4: (2đ) Lập CTHH và tính PTK của các hợp chất gồm a) Fe (III) và Cl. b) Ca và CO3 (II) (Cho: Fe = 56; Cl = 35,5; Ca = 40; C = 12; O = 16) Câu 5: (2 đ) 1/ So sánh 2 phân tử ở câu 4 nặng hay nhẹ bao nhiêu lần? 2/ Tính hóa trị của N trong NO2 3/ Cho biết ý nghĩa của CTHH Al(OH)3 (Al = 27; O = 16; H = 1) 4/ CTHH sau đúng hay sai, nếu sai thì sửa lại: MgO2; Na3PO4 Câu 6: (2 đ) Một hợp chất A có phân tử gồm 1 nguyên tử Na liên kết 1 nguyên tử X và nặng gấp 2,25 lần phân tử axetilen (gồm 2C;2H) a) Tính PTK của axetilen (0,5đ) b) Tính PTK của hợp chất A (0,5đ) c) Tính NTK của X, tìm tên nguyên tố và KHHH của X. (1đ) (Na = 23; C = 12; O = 16; Cl = 35,5; H = 1) ĐÁP ÁN ĐỀ 1 Câu 1: Vật thể: Khoai lang, lốp xe. Chất: tinh bột, cao su. Sai một ý trừ 0,25đ Câu 2: (2đ) Mỗi ý câu a) đúng: 0,25đ Mỗi ý câu b) đúng: 0,5 đ a) 2 C; 3 Al; 2 CO2; N2 2 C: 2 nguyên tử Cacbon 3 Al: 3 nguyên tử Nhôm 2 CO2: 2 phân tử cacbonic hoặc 2 phân tử CO2 N2: 1 phân tử Nitơ b) Năm nguyên tử Photpho: 5 P Ba phân tử khí Clo: 3 Cl2 Câu 3: Giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh. Giải thích: Khí amoniac đã khuếch tán (lan tỏa) từ miếng bông ở miệng ống nghiệm sang đáy ống nghiệm. 3/ Al(OH)3 (0,5đ) - Do nguyên tố Al, O, H tạo nên - Gồm 1 Al; 3 O và 3 H - PTK = 27 + 3 x 16 + 3 x 1 = 78 4/ Al2O : CTHH sai (do 2 x III ¹ 1 x II). Sửa lại: Al2O3 (0,25đ) K2CO3: CTHH đúng (do 2 x I = 1 x II) (0,25đ) Câu 6: CTHH của A ( 1 Na, 1 X) : NaX CTHH của axetilen (2 C; 2 H) : C2H2 Theo đề bài: NaX = 2,25. C2H2 a) C2H2 = 12 . 2 + 2 = 26 (0,5đ) b) A = NaX = 26 x 2,25 = 58,5 (0,5đ) c) NaX = 23 + X = 58,5 Þ X = 58,5 – 23 = 35,5 Vậy X là Clo, KHHH là Cl (Tính được NTK : 0,5đ; Xác định tên 0,25đ; KHHH 0,25đ) ĐỀ 2 Câu 1: (1đ) Hãy chỉ ra đâu là vật thể, là chất (những từ in nghiêng đậm) trong các câu sau: Bàn được làm bằng đá. Lõi dây điện được làm bằng đồng. Câu 2: (2đ) a) Diễn đạt cách viết sau: 2 S; 3 Zn; 2 CuSO4; H2 b) Diễn đạt các cách viết sau bằng chữ số và KHHH, CTHH: Năm nguyên tử Canxi; ba phân tử khí Nitơ Câu 3: (1đ) Tách riêng muối ra khỏi hỗn hợp muối và cát. Câu 4: (2đ) Lập CTHH và tính PTK của các hợp chất gồm a) Cu (II) và Cl. b) Al và PO4 (III) (Cho: Cu = 64; Cl = 35,5; Al = 27; P = 31; O = 16) Câu 5: (2 đ) 1/ So sánh 2 phân tử ở câu 4 nặng hay nhẹ bao nhiêu lần? 2/ Tính hóa trị của N trong N2O 3/ Cho biết ý nghĩa của CTHH Mg(OH)2 (Mg = 24; O = 16; H = 1) 4/ CTHH sau đúng hay sai, nếu sai thì sửa lại: Al2O; K2CO3 Câu 6: (2 đ) Một hợp chất A có phân tử gồm 2 nguyên tử X liên kết 1 nguyên tử S và nặng gấp 2,6 lần phân tử etan (gồm 2 C; 6 H) a) Tính PTK của etan (0,5đ) b) Tính PTK của hợp chất A (0,5đ) c) Tính NTK của X, tìm tên nguyên tố và KHHH của X. (1đ) (Na = 23; C = 12; O = 16; S = 32; H = 1) ĐÁP ÁN ĐỀ 2 Câu 1: Vật thể: Bàn, lõi dây điện. Chất: đá, đồng. Sai một ý trừ 0,25đ Câu 2: (2đ) Mỗi ý câu a) đúng: 0,25đ Mỗi ý câu b) đúng: 0,5 đ a) 2 S; 3 Zn; 2 CuSO4; H2 2 S: 2 nguyên tử lưu huỳnh 3 Zn: 3 nguyên tử Kẽm 2 CuSO4: 2 phân tử CuSO4 H2: 1 phân tử Hidro b) Năm nguyên tử Canxi: 5 Ca Ba phân tử khí Nitơ: 3 N2 Câu 3: (1đ) Cho hỗn hợp muối cát vào nước khuấy cho tan muối. Lọc cát bằng phễu lọc, nước muối thu được đem cô cạn (hoặc đun bay hơi hết nước) thu được muối. Câu 4: (2đ) CTHH đúng: 0,5đ; PTK đúng: 0,5đ 3/ Mg(OH)2 (0,5đ) - Do nguyên tố Mg, O, H tạo nên - Gồm 1 Mg; 2 O và 2 H - PTK = 24 + (16 + 1) x 2 = 58 4/ MgO2 : CTHH sai (do 1 x II ¹ 2 x II). Sửa lại: MgO (0,25đ) MgSO4: CTHH đúng (do 1 x II = 1 x II) (0,25đ) Câu 6: CTHH của A (2 X; 1 S): X2S CTHH của etan (2 C; 6 H): C2H6 Theo đề bài: X2S = 2,6. C2H6 a) C2H6 = 12 x 2 + 1 x 6 = 30 (0,5đ) b) A = X2S = 30 x 2,6 = 78 (0,5đ) c) X2S = 2 X + 32 = 78 Þ 2 X = 78 – 32 = 46 Þ X = 23 Vậy X là Natri, KHHH là Na (Tính được NTK : 0,5đ; Xác định tên 0,25đ; KHHH 0,25đ) ĐỀ 3 Câu 1: (1đ) Hãy chỉ ra đâu là vật thể, là chất (những từ in nghiêng đậm) trong các câu sau: Cam chứa nhiều vitamin C. Bình được làm bằng thủy tinh. Câu 2: (2đ) a) Diễn đạt cách viết sau: 2 Ca; 3 Fe; 2 HCl; 3 Cl2 b) Diễn đạt các cách viết sau: Bảy nguyên tử Photpho Năm phân tử khí Hidro Câu 3: (1đ) Làm thế nào tách sắt ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt và lưu huỳnh. Câu 4: (2đ) Lập CTHH và tính PTK của các hợp chất có phân tử gồm: a) Mg và S (II). b) Ca và OH (I) Câu 5: (2 đ) 1/ Tính hóa trị của C trong CH4 2/ Cho biết ý nghĩa của CTHH: H2SO4 Câu 6: (2 đ) Một hợp chất A (gồm 1 X; 1 O) nặng gấp 1,8 lần nguyên tử Canxi. a) Tính PTK của hợp chất A (1đ) b) Tính NTK của X, tìm tên nguyên tố và KHHH của X. (1đ) (Cho: Mg = 24; S = 32; Ca = 40; H = 1; O = 16; Fe = 56) ĐÁP ÁN ĐỀ 3 Câu 1: (1đ) Vật thể: Cam, bình. Chất: vitamin C, thủy tinh. Sai một ý trừ 0,25đ Câu 2: (2đ) Mỗi ý câu a) đúng: 0,25đ Mỗi ý câu b) đúng: 0,5 đ a) Diễn đạt cách viết sau: 2 Ca; 3 Fe; 2 HCl; 3 Cl2 2 Ca: Hai nguyên tử Canxi 3 Fe: Ba nguyên tử sắt 2 HCl: Hai phân tử HCl 3 Cl2: Ba phân tử Cl2 b) Diễn đạt các cách viết sau: Bảy nguyên tử Photpho : 7 P Năm phân tử khí Hidro: 5 H2 Câu 3: (1đ) Dùng nam châm hút sắt, ta tách được sắt ra khỏi hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh Câu 4: (2đ) CTHH đúng: 0,5đ; PTK đúng: 0,5đ 2/ Cho biết ý nghĩa của CTHH: H2SO4 - Do các nguyên tố H, S, O tạo nên - Gồm 2 H, 1 S; 4 O - PTK = 2 x 1+ 32 + 16 x 4 = 98 Câu 6: (2 đ) Mỗi câu 1 đ CTHH của A (1 X; 1 O): XO Nguyên tử Canxi: Ca Theo đề bài: XO = 1,8 . Ca a) PTK của XO = 1,8 x 40 = 72 b) XO = X + 16 = 72 Þ X = 72 – 16 = 56 Vậy X là nguyên tố Sắt, Fe
Tài liệu đính kèm: