Các dạng bài tập Hóa thường gặp trong đề thi đại học

doc 9 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1445Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Các dạng bài tập Hóa thường gặp trong đề thi đại học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các dạng bài tập Hóa thường gặp trong đề thi đại học
CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC 
6/3/2014 HÀ ĐỘ 
I. P/ư oxi hóa – khử
Dạng 1. Xác định p/ư oxh – khử hay không phải p/ư oxh – khử ?(phân loại p/ư hóa học)
Câu 1. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho NaCl ( rắn ) + H2SO4 đặc, nóng	(2) Cho O3 vào dd KI.
(3) Cho khí H2S qua dd FeCl3.	(4) Cho NH3 qua ống đựng CuO nung nóng. 
(5) Cho SO2 qua dd Ba(OH)2 dư.	(6) Cho NO2 qua dd NaOH dư.
 Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là:
	A. 6.	B.3.	C. 4.	D.5.
Câu 2: Cho từng chất Fe, FeS, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeBr2, FeBr3, FeCl2, FeCl3 lần lượt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa-khử là:
A. 9	B. 10	C. 8	D. 7
Câu 3: Cho sơ đồ sau: 
	SCuS SO2 SO3H2SO4H2HClCl2
Hãy cho biết phản ứng nào trong các phản ứng trên không phải là phản ứng oxi hóa-khử ?
A. 1,3,4,5.	B. 1, 7.	C. 4, 6.	D. 4.
Dạng 2. Xác định loại p/ư oxh – khử, chất bị oxi hóa hoặc bị khử
Câu 1: Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau:
	(a) 2C + Ca CaC2	(b) C + 2H2 CH4
	(c) C + CO2 2CO	(d) 3C + 4Al Al4C3
Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng
	A. (c)	B. (b)	C. (a)	D. (d)
Câu 2: Cho các phản ứng:
t0
t0
	(a) Sn + HCl (loãng) 	(b) FeS + H2SO4 (loãng) 
	(c) MnO2 + HCl (đặc)	(d) Cu + H2SO4 (đặc)
	(e) Al + H2SO4 (loãng) 	(g) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 
Số phản ứng mà H+ của axit đóng vai trò oxi hóa là:
	A. 3	B. 6	C. 2	D. 5
Câu 3: Cho các chất : KBr, S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất trên, số chất có thể bị oxi hoá bởi dung dịch axit H2SO4 đặc nóng là:
	A. 4	B. 5	C. 7	D. 6
Dạng 3. Cân bằng phương trình hóa học
Câu 1: Cho phản ứng: Fe2+ + MnO4- + H+ ® Fe3+ + Mn2+ + H2O, sau khi cân bằng, tổng các hệ số (số nguyên, tối giản) là
	A. 22. 	B. 24. 	C. 18. 	D. 16.
Câu 2: Cho phản ứng: Fe(NO3)2 + KHSO4 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + NO + H2O
Tổng hệ số (số nguyên, tối giản) của các chất tham gia phản ứng trong phương trình trên là:
A. 43	B. 21	C. 27	D. 9
Câu 3: Cho phản ứng : C6H5-CH=CH2 + KMnO4 à C6H5-COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O
	Tổng hệ số (số nguyên, tối giản) tất cả các chất trong phương trình hóa học của phản ứng trên là:
	A. 21	B. 31	C. 24	D. 34
II. Xác định p/ư có xảy ra hay không xảy ra ? 
Dạng 1: TỔNG HỢP
Câu 1. Phản ứng nào dưới đây không xảy ra ?
	A. KMnO4 + SO2 + H2O → 	B. Cu + HCl + NaNO3 →
 C. Ag + HCl + Na2SO4 →	 	D. FeCl2 + Br2 →
Câu 2. Cho một luồng khí H2 dư lần lượt đi qua các ống mắc nối tiếp, đựng các oxit nung nóng như sau:
	MgO (1) CuO (2) Al2O3 (3) Fe2O3 (4) Na2O (5) 
Ở những ống có phản ứng xẩy ra là:
 	A. (2), (3), (4).	 B. (2), (4), (5)	C. (1), (2), (3).	D. (2), (4).
Câu 3: Cho các cặp chất sau:
(a) Khí F2 và khí O2.	(b) Khí H2S và khí SO2.
(c) Khí H2S và dung dịch CuSO4.	(d) PbS và dung dịch HCl.
(e) Khí Cl2 và dung dịch NaOH.	
Số cặp chất xảy ra phản ứng hoá học ở nhiệt độ thường là
A. 1.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
DẠNG 2. Lựa chọn chất p/ư CỤ THỂ chất nào hay những chất nào p/ư được với chất cho trước.
I. Làm mất màu dung dịch Brom (nước brom) ,( dd Br2/CCl4 chỉ xét p/ư cộng)
Chọn chất p/ư với Brom ! Ta xem chất nào có p/ư với nước Brom trong điều kiện đề cho.
+ p/ư CỘNG vào h/c không no C=C, C=C-C=C, CC, xiclo propan 
+ p/ư THẾ vào nhân thơm (phenol, anilin, metylphenyl ete )
+ p/ư OXH chức –CHO, SO2, H2S, NH3 
Câu 1: Cho dãy các chất: axetilen, stiren, cumen, toluen, etanal, hexan, axit fomic, anilin, phenol, metylxiclopropan. Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là
A. 5.	B. 6.	C. 4.	D. 7.
Câu 2: Cho các chất: axetilen, vinylaxetilen, metylxiclopropan, cumen, stiren, xiclohexan, xiclopropan và xiclopentan. Trong các chất trên, số chất phản ứng được với dung dịch brom là
A. 5	B. 3	C. 4	D. 6
Câu 3: Cho dãy chất sau: isopren, anilin, anđehit axetic, toluen, pentan, axit metacrylic và stiren.
 Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là
	A. 7	B. 6	C. 5	D. 4
II. Làm mất màu dd thuốc tím KMnO4. (KMnO4 là chất oxh mạnh, sẽ oxh các chất KHỬ và bị khử thành Mn2+(mt axit H+), MnO42-(mt kiềm OH-), MnO2 (mt trung tính)
+ P/ư OXH liên kết C=C ở nhiệt độ thường tạo điol (CH2=CH2, C6H5CH=CH2, ), lk ba CC
+ p/ư OXH chức –CHO (RCHO, H-COOH, HCOONa, HCOO-R, Glucozơ, Mantozơ)
+ p/ư OXH các chất vô cơ SO2, HCl(đ), HBr(đ), HI(đ), H2O2, H2S 
+ p/ư OXH đồng đẳng của benzen (to) tạo axit (hoặc muối) của axit Benzoic, 
Câu 1: Dãy các chất đều làm mất màu dung dịch thuốc tím là
A. Etilen, axetilen, anđehit fomic, toluen	B. Axeton, etilen, anđehit axetic, cumen
C. Benzen, but-1-en, axit fomic, p-xilen	D. Xiclobutan, but-1-in, m-xilen, axit axetic
Câu 2: Cho các chất sau: toluen, etilen, xiclopropan, stiren, vinylaxetilen,etanal, đimetyl xeton, propilen.
Số chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là:
 A. 4 B.5 C. 7 D. 6
Câu 3: Cho các chất sau: CO2, SO2, H2O2, benzen, toluen, stiren, phenyl axetilen. Số chất không làm mất màu dung dịch KMnO4 ngay cả khi đun nóng là:
 A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
III. Tác dụng được với dd H2SO4 loãng
+ Ngoài các p/ư axit – bazơ thông thường, cần chú ý p/ư CỘNG H2O/H+ (to) vào anken, p/ư Thủy phân Este/H+ (to) Thủy phân saccarozơ, matozơ, tinh bột, Thủy phân peptit- protein, amid
Câu 1: Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau
	(a) 2H2SO4 + C 2SO2 + CO2 + 2H2O
	(b) H2SO4 + Fe(OH)2 FeSO4 + 2H2O
	(c) 4H2SO4 + 2FeO Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
	(d) 6H2SO4 + 2Fe Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là
A. (a)	B. (c)	C. (b)	D. (d)
Câu 2: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là:
	A. fructozơ, saccarozơ và tinh bột	B. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ	
	C. glucozơ, saccarozơ và fructozơ	D. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ
IV. Tác dụng được với dd NaOH
+ Các oxit axit: CO2, SO2, NO2, SO3, P2O5, Cl2O7, CrO3, Mn2O7, (CH3CO)2O, C6H4(CO)2O
+ Các oxit bazơ Na2O, K2O, CaO, BaO (T/d với H2O trong dung dịch Na OH)
+ Các axit VÔ CƠ, HỮU CƠ (axetic, phenic, picric)
+ Các muối axit HCO3-, H2PO4- , muối amoni NH4+, R-NH3+ 
+ Các dẫn xuất Halogen, Este (của ancol, của phenol, chất béo)- đ/k p/ư ( to)
Câu 1: Các chất đều bị thủy phân trong dung dịch NaOH loãng, nóng là
A. nilon-6, tinh bột, saccarozơ, tơ visco, anlyl clorua, poliacrilonitrin, phenyl bromua
B. nilon-6, protein, nilon-7, anlyl clorua, vinyl axetat.
C. vinyl clorua, glyxylalanin, poli(etylen-terephtalat), poli(vinyl axetat), nilon-6,6.
D. mantozơ, protein, poli(etylen-terephtalat), poli(vinyl axetat), tinh bột.
Câu 2 : Cho dãy các dung dịch: axit axetic, phenylamoni clorua, natri axetat, metylamin, glyxin, phenol (C6H5OH). Số dung dịch trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là
	A. 6.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 3: Cho dãy các chất: phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua, m-crezol, ancol benzylic, natri phenolat, anlyl clorua. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là
	A. 4.	B. 3. 	C. 6.	D. 5.
V. Tác dụng được với cả dd HCl và dd NaOH
+ Các oxit-hiđroxit: Al2O3, Al(OH)3, Cr2O3, Cr(OH)3, ZnO, Zn(OH)2, 
+ Các kim loại Al, Zn.
+ Các muối axit của các axit yếu: NaHCO3, NáHSO3, NaH2PO4, Na2HPO4, NaH2PO3, NaHS
+ Muối amoni của axit yếu: (NH4)2CO3, (NH4)2SO3, CH3COONH4, CH3COOH3NCH3, 
+ Các amino axit, 
+ Các Este bị thủy phân trong môi trường H+ và OH-.
Câu 1: Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là :
	A. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2	B. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2
	C. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2	D. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3
Câu 2: Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 3: Tập hợp các chất và ion nào sau đây, vừa có thể tác dụng được với HCl vừa có thể tác dụng được với NaOH?
A. NH4HCO3 , HCO3-, Al(OH)3, NH4Cl.	B. HSO4-, HCO3-, CH3COONa, Zn(OH)2.
C. Ca(HCO3)2, HCO3-, Al2(SO4)3, Al2O3.	D. NH4H2PO4, HS-, ZnO, Sn(OH)2.
VI. Tác dụng với Cu(OH)2 
+ Các axit H+. 
+ Các poli ancol (có ít nhất 2 nhóm OH kề nhau) tạo phức Đồng(II) xanh lam
+ Các peptit (trừ đipeptit) tạo phức Đồng(II) xanh tím
+ Các anđehit –CH=O bị OXH bởi Cu(OH)2/OH- (to) tạo Cu2O đỏ gạch và muối R-COO-
Câu 1: Cho các dung dịch chứa các chất tan: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, axit fomic, glixerol, vinyl axetat, anđehit fomic. Số dung dịch hoà tan được Cu(OH)2 là
A. 4 B. 5	 C. 6	 D. 8
Câu 2: Cho các dung dịch chứa các chất tan: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, axit fomic, glixerol, vinyl axetat, anđehit fomic. Những dung dịch vừa hoà tan Cu(OH)2 vừa làm mất màu nước brom là
A. glucozơ, mantozơ, axit fomic, vinyl axetat.
B. glucozơ, mantozơ, axit fomic.
C. glucozơ, mantozơ, fructozơ, saccarozơ, axit fomic.
D. fructozơ, vinyl axetat, anđehit fomic, glixerol, glucozơ, saccarozơ.
VII. Tác dụng được với một số chất khác...
Câu 1: Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
	A. HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4.	B. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3.
	C. HNO3, NaCl và Na2SO4.	D. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2.
Câu 2: Dãy gồm các chất (hoặc dung dịch) đều phản ứng được với dung dịch FeCl2 là:
	A. Bột Mg, dung dịch NaNO3, dung dịch HCl	B. Bột Mg, dung dịch BaCl2, dung dịch HNO3
	C. Khí Cl2, dung dịch Na2CO3, dung dịch HCl	D. Khí Cl2, dung dịch Na2S, dung dịch HNO3
III. Xác định chất theo sơ đồ phản ứng
Câu 1: Cho sơ đồ các phản ứng:
t0, xt
t0, CaO
15000C
t0
X + NaOH (dung dịch) 	 Y + Z; Y + NaOH (rắn) T + P;
T 	 Q + H2;	 Q + H2O Z.
	Trong sơ đồ trên, X và Z lần lượt là
	A. HCOOCH=CH2 và HCHO	B. CH3COOC2H5 và CH3CHO
	C. CH3COOCH=CH2 và CH3CHO	D. CH3COOCH=CH2 và HCHO
Câu 2: Cho dãy chuyển hóa: CaC2 XY Z. Tên gọi của X và Z lần lượt là 
	A. axetilen và ancol etylic. 	B. axetilen và etylen glicol. 
	C. etan và etanal. 	D. etilen và ancol etylic. 
Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng:	Este X (C4HnO2) Y Z C2H3O2Na.
Công thức cấu tạo của X thỏa mãn sơ đồ đã cho là
	A. CH2=CHCOOCH3.	B. CH3COOCH2CH3.
	C. HCOOCH2CH2CH3.	D. CH3COOCH=CH2.
Câu 4: Cho sơ đồ chuyển hoá: . Các chất X, Y, Z lần lượt là:
	A. K3PO4, K2HPO4, KH2PO4	B. KH2PO4, K2HPO4, K3PO4
	C. K3PO4, KH2PO4, K2HPO4	D. KH2PO4, K3PO4, K2HPO4
IV. P/ư tạo ra đơn chất
+ Nhớ các pp đ/chế đơn chất Phi kim H2, O2, N2, F2, Cl2, Br2, I2, S, Si
+ PP đ/chế Kim loại
Câu 1: Trong các thí nghiệm sau, 
(1) Cho khí O3 tác dụng với dd KI.	(2) Nhiệt phân amoni nitrit.
(3) Cho NaClO3 tác dụng với dd HCl đặc.	(4) Cho khí H2S tác dụng với dd FeCl3.
(5) Cho khí NH3 dư tác dụng với khí Cl2.	(6) Cho axit fomic tác dụng với H2SO4 đặc.
(7) Cho H2SO4 đặc vào dd NaBr.	(8) Cho Al tác dụng với dd NaOH.
(9) Cho CO2 tác dụng với Mg ở nhiệt độ cao. (10) Cho dd Na2S2O3 tác dụng với dd H2SO4 (loãng).
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là:
A. 7	B. 9	C. 8 	D. 6
Câu 2. Thực hiện các thí nghiệm sau:
	(1) Cho dung dịch H2O2 vào dung dịch KI	(2) Cho dung dịch Na2S2O3 vào dd H2SO4 loãng
	(3) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S	(4) Đun nóng hỗn hợp SiO2 và Mg
	(5) Sục khí O3 vào dung dịch KI	(6) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3
	(7) Đốt cháy Ag2S trong O2	 
Số thí nghiệm có thể tạo ra đơn chất là
	A. 5	B. 7	C. 4	D. 2
V. Phản ứng tạo chất KHÍ
Nhớ các khí thông thường đã học pp đ/chế chúng
 + H2, O2, O3, N2, F2, Cl2.+ HF, HCl, HBr, HI, H2S, NH3, PH3. + CO2, CO, N2O, NO, NO2, SO2, OF2.
 + CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N, CH3CH2NH2 + CH4, C2H4, C2H2 (C1 – C4) + CH3F, CH3Cl, CH3Br.
+ HCHO (tos: - 19oC), CH3CHO (tos: 21oC).
VD: P/ư tạo khí N2:
+ Nhiệt phân NaNO2 + NH4Cl (NH4NO2) N2+ NaCl + 2H2O
+ Oxh NH3 bằng CuO(to), CrO3, Cl2,  2NH3 + CuO 3Cu + N2 + 3H2O
+ Oxh amin bậc 1 bằng HNO2 (đ/k thường): R-NH2 + HNO2 R-OH + N2 + H2O
Câu 1: Cho các thí nghiệm sau đây:
(1) Nung hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl	(2) Điện phân dung dịch CuSO4
(3) Dẫn khí NH3 qua CuO nung nóng	(4) Nhiệt phân Ba(NO3)2
(5) Cho khí F2 tác dụng với H2O	(6) H2O2 tác dụng với KNO2
(7) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI	(8) Điện phân NaOH nóng chảy
(9) Dẫn hơi nước qua than nóng đỏ	(10) Nhiệt phân KMnO4
Số thí nghiệm thu được khí oxi là
A. 5	B. 7	C. 4 	D. 6
Câu 2. Tiến hành các thí nghiệm sau:
	(1) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl	(2) Cho CuS + dung dịch HCl
	(3) Cho FeS + dung dịch HCl	(4) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch Na2CO3
	(5) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch NaOH	(6) Cho dung dịch NH4NO3 vào dung dịch NaOH
	(7) Cho Zn vào dung dịch NaHSO4
Số thí nghiệm có tạo ra chất khí là:
A. 4	B. 5	C. 6	D. 3
VI. Phản ứng tạo chất KẾT TỦA.
	 Là các p/ư xảy ra trong DUNG DỊCH
Chất kết tủa là chất không tan trong dung môi (thường là nước)
+ Nhớ bảng tính tan, nhớ liên tưởng, suy luận 
BAZƠ: Trừ 8 chất Kiềm, các Bazơ còn lại KHÔNG TAN
MUỐI: Đa số muối clorua TAN 
( riêng AgCl, PbCl2, CuCl không tan liên tưởng đến AgBr, AgI, PbI2 không tan)
- Tất cả muối Nitrat đều TAN
- Đa số muối sunfat TAN (trừ BaSO4, PbSO4), CaSO4 ít tan
- M2CO3 (M là KL Kiềm và Amoni) TAN (trừ Li2CO3), Muối Hiđrocacbonat TAN (trừ NaHCO3 hơi ít tan.
Suy ra các muối còn lại KHÔNG TAN
- Tất cả muối đihiđrophotphat đều tan, Muối Na+, K+, NH4+ đều TAN suy ra còn lại không tan.
- P/ư tráng bạc Ag, p/ư tạo Cu2O đỏ gạch
HỢP CHẤT HỮU CƠ:
R-CC-Ag (vàng nhạt), C6H2Br3(OH), C6H2Br3(NH2) (trắng), Nhóm -C6H4-OH trong gốc Tyrosin p/ư với HNO3 đặc tạo ra sp C6H2(NO2)2OH màu vàng, đồng thời protein bị đông tụ bởi HNO3 tạo kết tủa màu vàng.
Câu 1. Cho các thí nghiệm sau:
(1) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào dung dịch AlCl3 .
(2) Sục từ từ khí CO2 cho đến dư vào dung dịch NaAl(OH)4 (hay NaAlO2) .
(3) Sục từ từ khí CO2 cho đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 .
(4) Sục từ từ khí CO2 cho đến dư vào dung dịch C6H5ONa .
(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào dung dịch ZnCl2 .
(6) Nhỏ từ từ dung dịch HCl cho đến dư vào dung dịch NaAl(OH)4 (hay NaAlO2) .
Số thí nghiệm cuối cùng thu được kết tủa là
A. 4	B. 2	C. 1	D. 3
Câu 2: Tiến hành các thí nghiệm sau:
	(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
	(2) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
	(3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
	(4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.
	(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).
	(6) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
	A. 3.	B. 4.	C. 6.	D. 5.
	P/Ư AXIT – BAZƠ
Là pưhh trong đó có sự CHO – NHẬN proton H+
Câu 1: Cho bốn phản ứng:
	(1) Fe + 2HCl FeCl2 + H2
	(2) 2NaOH + (NH4)2SO4 Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
	(3) BaCl2 + Na2CO3 BaCO3 + 2NaCl
	(4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4 Fe(OH)2 + (NH4)2SO4
Số phản ứng thuộc loại phản ứng axit-bazơ là
	A. (1), (2)	B. (2), (3)	C. (2), (4)	D. (3), (4)
	P/Ư THẾ
Câu 60: Khả năng phản ứng thế nguyên tử clo bằng nhóm –OH của các chất được xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là:
	A. anlyl clorua, phenyl clorua, propyl clorua	B. anlyl clorua, propyl clorua, phenyl clorua
	C. phenyl clorua, anlyl clorua, propyl clorua	D. phenyl clorua, propyl clorua, anlyl clorua
	P/Ư CỘNG
	P/Ư TRÙNG HỢP
Đk monome phải có: liên kết đôi C=C hoặc vòng kém bền caprolactam, etilenoxit
 Kích thước phân tử không quá lớn
(Trường hợp HCH=O để lâu có kết tủa trắng là do ... –[CH2-O-]-n ) 
Câu 1: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:
	A. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.
	B. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.
	C. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.
	D. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.
Câu 2: Cho các monome sau: stiren, toluen, metylaxetat, vinylaxetat, metylmetacrylat, metylacrylat, propilen, benzen, axit etanoic, axít ε-aminocaproic, caprolactam, etilenoxit. Số monome tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. 6	B. 5	C. 8	D. 7 
P/Ư TRÙNG NGƯNG
Câu 1: Dãy polime nào sau đây có 4 polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng?
A. Thủy tinh hữu cơ, cao su buna-S, PVA, PVC, tơ lapsan, tơ nitron, PPF, PE, nilon-7, cao su clopren.
B. Thủy tinh hữu cơ, cao su buna, PVA, PVC, cao su buna-S, tơ nitron, PPF, PE, nilon-7, tơ capron.
C. PVA, cao su buna, PE, nilon-6,6, PVC, thủy tinh hữu cơ, tơ nitron, tơ lapsan, nilon-7, cao su clopren.
D. PVA, PE, PPF, nilon-6,6, PVC, thủy tinh hữu cơ, tơ nitron, tơ lapsan, nilon-7, cao su buna.
Câu 2: Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen-terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli (vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:
	A. (1), (3), (6).	B. (3), (4), (5).	C. (1), (2), (3).	D. (1), (3), (5).
P/Ư giữ nguyên mạch, phân cắt mạch, khâu mạch polime
Câu 1. Cho các phản ứng sau: 
 (1) Amilozơ + H2O ( H+, t0) → (7) Poli( metylacrylat) + NaOH (t0) → 
 (2) Policaproamit + H2O ( H+, t0) → (8) Poli(Vinylclorua) + Cl2 (askt) →
 (3) Polienantamit + H2O ( H+, t0) → (9) Amilopectin + H2O ( H+, t0) → 
 (4) Poliacrylonitrin + Cl2 (askt) → (10) Nhiệt phân Cao su thiên nhiên ở 2500C ( chân không)
 (5) Poliisopren + nS( lưu hóa cao su) → (11) Rezol ( đun nóng ở 1500C)
 (6) Caosubuna-S + Br2 ( CCl4) → (12) Nilon-6,6 + H2O ( H+, t0) → 
Có bao nhiêu phản ứng thuộc loại phân cắt mạch polime ?
A. 4	B. 5	C. 6	D. 3
Câu 2: Trong các phản ứng giữa các cặp chất sau, phản ứng nào làm giảm mạch polime 
 A. poli(vinyl clorua) + Cl2 	B. cao su thiên nhiên + HCl 
 C. poli(vinyl axetat) + H2O 	D. amilozơ + H2O 
BÀI TẬP SO SÁNH
BÁN KÍNH HẠT (nguyên tử, ion)
+ nguyên tử, ion có cùng cấu hình electron hoặc cùng số lớp electron nếu Z càng lớn, R càng nhỏ và ngược lại.
Câu 1: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:
	A. N, Si, Mg, K.	B. Mg, K, Si, N.	C. K, Mg, N, Si.	D. K, Mg, Si, N.
Câu 2: Dãy các hạt được xếp theo chiều giảm dần bán kính hạt là:
 A. Na , Mg, O2-, F-, Na+, Mg2+ 	 B. F-, Na+ , Mg2+ , Na , Mg , O2-.
 C. Mg, Na, O2 - , F- ,Mg2+ , Na+	 D. Na , O2- , F- , Mg , Na+ , Mg2+.
NHIỆT ĐỘ SÔI
 Nhiệt độ sôi của một chất lỏng phụ thuộc vào
	+ Lực liên kết giữa các phân tử bao gồm
	 - Lực liên kết Hiđro liên phân tử: liên kết Hiđro càng bền, nhiệt độ sôi càng cao.
 Vd: H-F, H-O-H, R-OH, R-COOH 
	 - Lực cảm ứng : Phụ thuộc vào độ phân cực của phân tử, phân tử càng phân cực, nhiệt độ sôi càng cao. mà độ phân cực của phân tử phụ thuộc vào sự phân cực của liên kết và cấu trúc phân tử.
Vd: Phân tử O=C=O cấu trúc đường thẳng, không phân cực, rất khó hóa lỏng, phải nén ở P = 60atm. 
 S
 O O cấu trúc góc, phân cực sôi ở - 10oC
	 CH3CH2CH2CH3 sôi – 0,5oC > (CH3)3CH sôi ở -10oC
 CH3CH2CH2CH2CH3 (36,1 oC) > (CH3)2CHCH2CH3 (27,8 oC) > CH3)4C (9,4 oC)
	+ Khối lượng phân tử: Khi cấu tạo hóa học tương tự nhau, PTKcàng lớn, nhiệt độ sôi càng cao.
 CH3OH (64,7 oC) < CH3CH2OH (78,3 oC) < CH3CH2CH2OH (97,2 oC)
Câu 1: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là:
	A. CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.	B. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, CH3CHO.
	C. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO	D. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Khi đun C2H5Br với dung dịch KOH chỉ thu đươc etilen
	B. Dung dịch phenol làm phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng
	C. Dãy các chất : C2H5Cl, C2H5Br, C2H5I có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải
	D. Đun ancol etylic ở 1400C (xúc tác H2SO4 đặc) thu được đimetyl ete
LỰC AXIT – BAZƠ
Câu 1: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là
	A. Etylamin, amoniac, phenylamin	B. Phenylamin, amoniac, etylamin.
	C. Etylamin, phenylamin, amoniac	D. Phenylamin, etylamin, amoniac
Câu 2: Xét các axit có công thức cho sau:
	1) CH3-CHCl-CHCl-COOH 2) CH2Cl -CH2-CHCl-COOH 
	3) CHCl2-CH2-CH2-COOH 	4) CH3-CH2-CCl2-COOH
Thứ tự tăng dần tính axit là:
A. (2), (3), (4), (1)	B. (4), (2), (1), (3).	C. (1), (2), (3), (4)	D. (3), (2), (1), (4)
Câu 3: Cho các chất: amoniac (1); anilin (2); p-nitroanilin (3); p-metylanilin (4); metylamin (5); đimetylamin (6). Thứ tự tăng dần lực bazơ của các chất là:
A. (3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)	B. (2) < (3) < (4) < (1) < (5) < (6)
C. (2) > (3) > (4) > (1) > (5) > (6)	D. (3) < (1) < (4) < (2) < (5) < (6)
pH CỦA DUNG DỊCH.
Câu 1: Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol : (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là:
	A. (3), (1), (2)	B. (1), (2), (3)	C. (2) , (3) , (1) 	D. (2), (1), (3)
Câu 2: Cho các dd có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dd được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là:
	A. (3), (2), (4), (1)	B. (4), (1), (2), (3)	C. (1), (2), (3), (4)	D. (2), (3), (4), (1)
Câu 3: Cho các dung dịch sau: NaHCO3, FeCl3, NaNO3, Al2(SO4)3, NH4Cl, CuSO4, Na2CO3. Số dung dịch có Ph < 7 là:
A.2 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 4: Có các bình khí sau: Clo; hiđro sunfua; sunfurơ; cacbonic; amoniac; hiđro clorua; nitơ; oxi. Số bình khí làm quỳ tím ẩm đổi màu là
A. 6	B. 8	C. 5	D. 4
LIÊN KẾT HÓA HỌC, ĐỘ PHÂN CỰC LIÊN KẾT, PHÂN TỬ
Câu 1: Mức độ phân cực của liên kết hoá học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là:
	A. HBr, HI, HCl	B. HI, HBr, HCl	C. HCl, HBr, HI	D. HI, HCl, HBr 
Câu 2: Cho các hợp chất có công thức: (1) C6H10O2, (2) C5H10O2, (3) C2H2O4, (4) C4H8O, (5) C3H4O2, (6) C4H10O2, (7) C3H8O2, (8) C6H12O4. Dãy hợp chất có thể tồn tại hai liên kết pi trong phân tử gồm.
A. (2), (4), (6), (8)	 B. (1), (2), (3), (4), (5) C. (1), (3), (5)	 D. (4), (8)
GIỐNG NHAU (ĐIỂM CHUNG)
Câu 1: Cho các hợp chất hữu cơ :
	(1) ankan;	(2) ancol no, đơn chức, mạch hở;
	(3) xicloankan;	(4) ete no, đơn chức, mạch hở;
	(5) anken;	(6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở
	(7) ankin;	(8) anđehit no, đơn chức, mạch hở;
	(9) axit no, đơn chức, mạch hở	(10) axit không no (có một liên kết đôi C=C), đơn chức
Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O là :
	A. (3), (5), (6), (8), (9)	B. (3), (4), (6), (7), (10)	C. (2), (3), (5), (7), (9)	D. (1), (3), (5), (6), (8)
Câu 2: Cho các phản ứng hóa học sau:
	(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 ®	(2) CuSO4 + Ba(NO3)2 ®
	(3) Na2SO4 + BaCl2 ®	(4) H2SO4 + BaSO3 ®
	(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 ®	(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 ®
Các phản ứng đều có cùng phương trình ion rút gọn là
	A. (1), (2), (3), (6).	B. (3), (4), (5), (6).	C. (2), (3), (4), (6).	D. (1), (3), (5), (6).
Câu 3: Cho các phản ứng sau:
FeS + 2HCl FeCl2 + H2S
Na2S + 2HCl 2NaCl + H2S
2AlCl3 + 3Na2S + 6H2O 2Al(OH)3 + 3H2S + 6NaCl
KHSO4 + KHS K2SO4 + H2S
BaS + H2SO4 (loãng) BaSO4 + H2S
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn S2- + 2H+ H2S là
	A. 4	B. 3	C. 2	D. 1
Câu 4 : Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là
	A. O2, H2O, NH3	B. H2O, HF, H2S	C. HCl, O3, H2S	D. HF, Cl2, H2O
Câu 5: Các chất mà phân tử không phân cực là:
 	A. HBr, CO2, CH4.	B. Cl2, CO2, C2H2.	C. NH3, Br2, C2H4.	D. HCl, C2H2, Br2.
Câu 6: Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là:
	A. Na, K, Ba	B. Mg, Ca, Ba	C. Na, K , Ca	D. Li , Na, Mg
Câu 7: Dãy gồm các kim loại đều có cấu tạo mang tinh thể lập phương tâm khối là:
	A. Na, K, Ca, Ba	B. Li, Na, K, Rb	C. Li, Na, K, Mg	D. Na, K, Ca, Be
Câu 8: Cho các chất sau: axit axetic, axetandehit, ancol anlylic, axeton, glixerol, xiclohexanol,vinyl axetat, etylaxetat, etylvinyl ete. Có bao nhiêu chất thỏa mãn công thức chung CnH2nO.
A. 4	B. 3	C. 5	D. 6
LỚN NHẤT hoặc BÉ NHẤT
Câu 1 : Trong số các chất : C3H8, C3H7Cl, C3H8O và C3H9N; chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là 	
	A. C3H7Cl	B. C3H8O	C. C3H8	D. C3H9N
Câu 4: Trong số các axit: HCOOH, CH3CH2COOH, H2CO3, CH3COOH, Chất có tính axit mạnh nhất là:
 A. CH3COOH B. H2CO3 C. HCOOH D. CH3CH2COOH

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap.doc