Các dạng bài tập Amin

docx 8 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3460Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Các dạng bài tập Amin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các dạng bài tập Amin
CÁC DẠNG BÀI TẬP AMIN
Dạng 1: Đốt cháy Amin
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 10,125g H2O; 8,4 lít CO2 và 1,4 lít N2 ở đktc. Amin X có bao nhiêu đồng phân bậc một?
A. 2 . 	B. 3. 	C. 4. 	D. 5.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m g một amin A bằng lượng không khí vừa đủ, thu được 17,6 g CO2, 12,6 g H2O và 69,44 lít
N2 (đktc). CTPT của amin là (giả sử không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó N2 chiếm 80% thể tích.)
a)Công thức phân tử của amin là:
A. CH5N. 	B. C2H7N. 	C. C3H9N. 	D. C4H11N. b) Khối lượng của amin là:
A. 9,2 gam 	B. 9 gam 	C. 11 gam 	D. 9,5 gam
Câu 3: Có hai amin bậc 1: X (đồng đẳng của anilin) và Y (đồng đẳng của metylamin). Đốt cháy hoàn toàn 3,21 g amin
X được 336 ml N2 (đktc). Khi đốt cháy amin Y thấy V 	:V 	= 2 : 3. CTPT của X, Y lần lượt là
CO2
H2O
A. C6H5NH2 và C2H5NH2. 	B. CH3C6H4NH2 và C3H7NH2. C. CH3C6H4NH2 và C2H5NH2. 	D. C6H5NH2 và C3H7NH2.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn mg hh 3 amin X, y, Z bằng một lượng không khí vừa đủ (chứa 1/5 thể tích là oxi, còn lại là nitơ) thu được 26,4g CO2, 18,9g H2O và 104,16 lít N2 (đktc). Giá trị của m?
A. 12g 	B. 13,5g 	C. 16g 	D. 14,72g
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn các amin no đơn chức với tỉ lệ số mol CO2 và hơi H2O (T) nằm trong khoảng nào sau đây: A. 0,5 ≤ T < 1 	B. 0,4 ≤ T ≤ 1 	C. 0,4 ≤ T < 1 	D. 0,5 ≤ T ≤ 1
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 1 đồng đẳng X của amin thì tỉ lệ n CO2 : n H2O = 1,4545. CTPT của X là: A. C7H7NH2	 B. C8H9NH2	 C. C9H11 NH2	 D. C10 H13NH2
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn amin no đơn chức,bậc 1, mạch hở thu được tỉ lệ mol CO2 và H2O là 4: 7.Tên gọi của amin là:
A. etyl amin 	B. đimetyl amin 	C. etyl metyl amin 	D. propyl amin
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn a mol amin no đơn chức thu được 13,2g CO2 và 8,1g H2O. Giá trị của a là: A. 0,05 	B. 0,1 	C. 0,07 	D. 0,2
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm 3 amin thu được 3,36 lít CO2 (đkct), 5,4 gam H2O và 11,2 lít N2
(đktc). Giá trị của m là:
A. 3,6 	B. 3,8 	C. 4 	D. 3,1
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin đơn chức no mạch hở đồng đẳng kế tiếp bằng oxi, thu được 16,72 gam
CO2 và 2,8 lít khí nitơ (đktc). Công thức hai amin đó là:
A. C2H5NH2, C3H7N 	B. CH3NH2, C2H5NH2	 C. C3H9N, C4H11N 	D. C4H11N, C5H13N
Câu 13: Nicotin có trong thuốc lá là một chất rất độc, có thể gây ung thu phổi. Đốt cháy 16,2 gam nicotin bằng oxi vừa
đủ thu được 44g CO2, 12,6g H2O và 2,24 lít N2 (đktc). Biết 85 < Mnicotin < 230. Công thức phân tử đúng của nicotin là: A. C5H7NO 	B. C5H7NO2	 C. C10H14N2	 D.C10H13N3
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 2,79 g hợp chất hữu cơ Y rồi cho các sản phẩm cháy đi qua các bình đựng CaCl2 khan và
KOH, thấy bình CaCl2 tăng thêm 1,89 gam Y thì thu được 224 ml khí N2 (đktc). Biết Y chỉ chứa một nguyên tử nitơ.
Công thức phân tử của Y là:
A. C3H9N 	B. C6H7N 	C. C5H9N 	D.C5H7N
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 1,18 g amin đơn chức B bằng một lượng không khí vừa đủ. Rồi cho các sản phẩm cháy đi qua các bình đựng Ca(OH)2 lấy dư thì thu được 6 gam kết tủa, và có 9,632 lít khí (đktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Công thức phân tử của Y là:
A. C3H7N 	B. C6H7N 	C. C3H9N 	D.C5H7N
Câu 16 (ĐH -10): Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng một lượng oxi vừa đủ tạo ra 8V lít hỗn hợp gồm khí
cacbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện). Amin X tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, giải phóng khí nitơ. Chất X là
A. CH2=CH-NH-CH3. 	B. CH3-CH2-NH-CH3. C. CH3-CH2-CH2-NH2. 	D. CH2=CH-CH2-NH2.
Câu 17 :(ĐH-10) Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml
hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là
A. C2H6 và C3H8	 B. C3H6 và C4H8	 C. CH4 và C2H6	 D. C2H4 và C3H6
Câu 18 :Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng 300ml oxi dư, thu được 435 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 185 ml khí ,tiếp tục cho qua KOH đặc, khí còn lại 45 ml(các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là
A. C2H6 và C3H8	 B. C3H6 và C4H8	 C. CH4 và C2H6	 D. C2H4 và C3H6
Câu 19: Hỗn hợp khí X gồm etylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp
X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là
A. CH4 và C2H6. 	B. C2H4 và C3H6. 	C. C2H6 và C3H8. 	D. C3H6 và C4H8.
Câu 20: Hỗn hợp khí X gồm trimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 750 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 350 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là
A. C3H8 và C4H10	 B. C2H4 và C3H6	 C. C3H6 và C4H8	 D. C2H6 và C3H8
Câu 21: Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 480 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 180 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là
A. CH4 và C2H6.	B. C2H4 và C3H6.	C. C2H6 và C3H8.	D. C3H6 và C4H8.
Câu 22: Hỗn hợp Q gồm hai amin X và Y. Hợp chất X có công thức phân tử CH5N, công thức phân tử của Y hơn X một số nhóm CH2 và tỷ lệ mol của X và Y tương ứng là 5:1. Đốt cháy hết 4,28 gam hỗn hợp Q thì thu được 0,16 mol CO2. Cho biết Y có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 2. 	B. 4. 	C. 6. 	D. 8.
Câu 23: Chia 42,8 gam một hỗn hợp M gồm 2 amin no X, Y đơn chức đồng đẳng kế tiếp làm 2 phần bằng nhau. Phần 1: tác dụng vừa đủ với 0,3 lít dung dịch H2SO4 1 M. Phần 2: đốt cháy hoàn toàn trong oxi tạo ra V lít N2 (ở đktc). Xác định công thức phân tử, số mol mỗi amin và V
A. 0,8 mol C2H5-NH2, 0,4 mol C3H7- NH2, 11,2 lít N2	 B. 0,6 mol C2H5-NH2, 0,3 mol C3H7-NH2, 8,96 lít N2
C. 0,4 mol CH3-NH2, 0,2 mol C2H5-NH2, 3,36 lít N2	 D. 0,8 mol CH3-NH2, 0,4 mol C2H5-NH2, 6,72 lít N2
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 5,4g một amin X đơn chức trong lượng vừa đủ không khí. Dẫn sản phẩm khí qua bình đựng nước vôi trong dư thu được 24g kết tủa và có 41,664 lít (đktc) một chất khí duy nhất thoát ra. X tác dụng với HNO2 tạo ra khí N2. X là: 	A. đimetylamin 	B. metylamin 	C. anilin 	D. Etylamin Câu 25: Một hỗn hợp X gồm 2 amin no A, B có cùng số nguyên tử C. Phân tử B có nhiều hơn A một nguyên tử N. Lấy
13,44 lít hỗn hợp X (ở 273oC, 1atm) đem đốt cháy hoàn toàn thu được 26,4 gam CO2 và 4,48 lit N2 (đktc). Biết rằng cả hai đều là amin bậc 1. CTCT của A và B và số mol của chúng là:
A. 0,2 mol CH3NH2 và 0,1 mol NH2CH2NH2. 	B. 0,2 mol CH3CH2NH2 và 0,1 mol NH2CH2CH2NH2. C. 0,1 mol CH3CH2NH2 và 0,2 mol NH2CH2CH2NH2. 	D. 0,2 mol CH3CH2NH2 và 0,1 mol NH2CH2NHCH3.
Câu 26. Đốt cháy hoàn toàn 1,37g một amin thơm A thu được 3,08g CO2, 0,99g H2O và 336 ml N2 ở đktc. Mặt khác 0,1 mol A
tác dụng vừa đủ 300 ml dd HCl 1M. Biết A được điều chế từ toluen. Tên gọi của A là:
A. Phenyl amin 	B. Benzyl amin 	C. o-amino toluen 	D. 2,4,6-triamino toluen
Câu 27. 42,8g một hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp là A và B. Chia hỗn hợp X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1: tác dụng vừa đủ với 0,3 lit dung dịch H2SO4 1M. Phần 2: đốt cháy hoàn toàn tạo ra V lít N2 (đktc). Số mol mỗi amin trong hỗn hợp ban đầu, công thức phân tử của các amin và giá trị của V lần lượt là:
A. 0,8 mol CH3NH2; 0,4 mol C2H5NH2; 6,72 lit N2	 B. 0,8 mol C2H5NH2; 0,4 mol C3H7NH2; 11,2 lit N2
C. 0,4 mol CH3NH2; 0,2 mol C2H5NH2; 6,72 lit N2	 D. 0,6 mol C2H5NH2; 0,3 mol C3H7NH2; 8,96 lit N2
Câu 28: Hỗn hợp khí X gồm 2 amin no, đơn chức , mạch hở , thuộc cùng dãy đồng đẳng và một anken. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 1,65 mol CO2 , 2,775 mol H2O và V lít N2 (đktc). Giá trị của V là :
A. 2,8 	B. 8,4 	C. 3,36 	D. 5,6
Câu 29: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là (cho H = 1, O = 16)
A. C3H7N. 	B. C2H7N. 	C. C3H9N. 	D. C4H9N
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6g X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl phản ứng là
A. 0,1 	B. 0,4 	C. 0,3 	D. 0,2
Câu 31: Hỗn hợp X gồm amoniac và amin Y no, đơn chức, mạch hở có tỉ lệ mol 1:1. Đốt cháy hoàn toàn V lit X bằng oxi (không có xúc tác) thu được CO2 , H2O và 0,1 mol N2 trong đó khối lượng CO2 và H2O chênh lệch nhau 0,2 gam. Số CTCT thoả mãn Y là: 	A. 2 	B. 1 	C. 3 	D. 4
Câu 32: Một hỗn hợp A gồm CH4, C2H4, C3H4 và CH3NH2. Đốt cháy hoàn toàn A bằng 1 lượng oxi vừa đủ. Cho toàn bộ sản phẩm qua bình 1 đựng P2O5 (dư), bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 nhận thấy khối lượng bình 1 tăng 16,2 gam; ở bình 2 xuất hiện 40 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi đun kĩ dung dịch ở bình 2 thấy xuất hiện thêm 7,5 gam kết tủa nữa. Thể tích khí oxi (ở đktc) đã tham gia phản ứng là:
A. 44,8 lít. 	B. 15,68 lít. 	C. 22,40 lít. 	D. 11,20 lít.
Câu 33. Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và một hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 750 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại
360 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của hiđrocacbon là
A. C2H4. 	B. C3H8	 C. C4H8. 	D. C4H4
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn một amin X bằng một lượng không khí (chứa 80% thể tích N2 còn lại là O2) vừa đủ thu được 35,2 gam CO2 ; 19,8 gam H2O và 5,5 mol N2. X tác dụng với HNO2 cho ancol bậc 1. Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là
A. 3. 	B. 1. 	C. 8. 	D. 2.
Câu 35: Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22 . Hỗn hợp khí Y gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,833. Để đốt cháy hoàn toàn V1 lít Y cần vừa đủ V2 lít X (biết sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2, các chất khí khi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ V1 : V2 là:
A. 3 : 5 	B. 5 : 3 	C. 2 : 1 	D. 1 : 2
Dạng 2: Amin tác dụng với axit
Trên nguyên tắc các amin bậc 1,2,3 là đồng phân của nhau nên để tìm ra CTPT và CTCT ta giả sử amin là bậc 1.
v 	Công thức tổng quát của amin bậc 1 là: CnH2n + 2 - 2k - x (NH2)x
v 	R(NH2)n + n HCl ¾¾® R(NH3Cl)n
v 	R(NH2)n + n HNO3 ¾¾® R(NH3NO3)n
v 	R(NH2)n + n H2SO4 ¾¾® R(NH3HSO4)n
v 	2R(NH2)n + n H2SO4 ¾¾® [R(NH3)n]2 (SO4)n
v 	R'NH2	 + RCOOH ¾¾® RCOONH3R'
Số nhóm chức amin = n =
nHCl
nA min
Câu 1: Dd A gồm HCl, H2SO4 có pH = 2. Để trung hòa hoàn toàn 1 lít dd A cần 0,59 g hỗn hợp 2 amin đơn chức no bậc
1 (có số C không quá 4). CTPT của 2 amin đã dùng là
A. CH3NH2 và C4H9NH2. 	B. CH3NH2 và C2H5NH2. C. C4H9NH2 và CH3NH2 hoặc C2H5NH2. 	D. C3H7NH2 và C2H5NH2.
Câu 2: Phân tích 6 g chất hữu cơ A thu được 8,8g CO2; 7,2g H2O và 2,24lít N2 (đktc). Mặt khác 0,1 mol A phản ứng vừa
đủ với 0,2 mol HCl. CTPT của A và số đồng phân là
A. C2H8N2, 3 đồng phân. 	B. C2H8N2, 4 đồng phân. 	C. C2H6N2, 3 đồng phân. 	D. C2H8N2, 5 đồng phân.
Câu 3: Cho hh M gồm 2 amin no đơn chức bậc 1 X và Y. lấy 2,28g hh trên tác dụng với 300ml dung dịch HCl thì thu được 4,47g muối. Số mol của hai amin trong hh bằng nhau. Nồng độ mol của dung dịch HCl và tên của X, Y lần lượt là:
A. 0,2M; metylamin; etylamin 	B. 0,06M; metylamin; etylamin
C. 0,2M; etylamin; propylamin 	D. 0,03M; etylamin; propylamin
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một amin thơm X thu được 3,08g CO2, 0,99g H2O và 336ml N2 (đktc). Để trung hoà 0,1mol
X cần 600ml dd HCl 0,5M. Công thức phân tử của X là công thức nào?
A. C7H11N 	B. C7H10N 	C. C7H11N3	 D. C7H10N
Câu 5: Cho 3 hchc X, Y, Z đều chứa các nguyên tố C, H, N. Thành phần phần trăm khối lượng của N trong phân tử X, Y , Z lần lượt là: 45,16%; 23,73%; 15,05%. Biết cả X, Y, Z khi tác dụng với axit clohiđric đều cho muối amoni có dạng công thức R – NH3Cl. Công thức X, Y (mạch thẳng), Z lần lượt là:
A. CH3 – NH2, C2H5 – NH2, C6H5 – NH2	 B. C2H5 – NH2, CH3 – CH2 – CH2 – NH2, C6H5 – NH2
C. CH3 – NH2, CH3 – CH2 – CH2 – NH2, C6H5 – NH2	 D. CH3 – NH2, CH3 – CH2 – CH2 – NH2, C6H5 –CH2 – NH2
Câu 6: Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dd HCl sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dd Y. Làm bay hơi dd Y được 9,55 gam muối khan. Số CTCT ứng với CTPT của X là:
A. 5 	B.4 	C. 2 	D. 3
Câu 7: Để trung hoà 25 gam dd của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dd HCl 1M. CTPT của X là: A. C3H5N 	B. C2H7N 	C. CH5N 	D. C3H7N
Câu 8: Cho 2,6 gam hỗn hợp 2 amin no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với dd HCl loảng dư. Sau phản
ứng cô cạn dd thu được 4,425 gam muối. CTPT của 2 amin là:
A. CH3NH2 và C2H5NH2	 B. C2H5NH2 và C3H7NH2
C. C3H7NH2 và C4H9NH2	 D. C4H9NH2 và C5H11NH2
Câu 9: Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 10 : 5, tác dụng vừa
đủ với dd HCl thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. CTPT của amin nhỏ nhất là:
A. CH3NH2	 B. C2H5NH2	 C. C3H7NH2	 D. C4H9NH2
Câu 10: Cho 0,01 mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M.Cô cạn dung dịch thu được
1,835g muối.Khối lượng phân tử của A là:
A. 97 	B. 120 	C. 147 	D. 157
Câu 11: Cho 0,4 mol 1 amin no đơn chức tác dụng với dung dịch HCl (vừa đủ) thu được 32,6g muối.CTPT của amin là: A. CH3NH2	 B. C2H5NH2	 C. C3H7NH2	 D. C4H9NH2
Câu 12: Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là: 	A. 4. 	B. 8. 	C. 5. 	D. 7.
Câu 13: Cho 29.8 gam hổn hợp 2 amin đơn chức kế tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl, làm khô dung dịch thu được
51.7 gam muối khan. Công thức phân tử 2 amin là
A. CH5N và C2H7N 	B. C2H7N và 	C. C3H9N và C4H11N 	D. C3H7N và C4H9N
Câu 14: Cho 0,76 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức dãy đồng đẳng liên tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được 2,02 gam hỗn hợp muối khan. Hai amin đó là:
A. etyl amin và propyl amin 	B. metyl amin và etyl amin
C. anilin và benzyl amin 	D. anilin và metyl amin
Câu 15(ĐH -10): Trung hòa hòan tòan 8,88 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 17,64 gam muối. Amin có công thức là
A. H2NCH2CH2CH2CH2NH2. 	B. CH3CH2CH2NH2.
C. H2NCH2CH2NH2	D. H2NCH2CH2CH2NH2.
Câu 16:(CĐ-10) Cho 2,1 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 3,925 gam hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong hỗn hợp X là
A. C2H5NH2 và C3H7NH2. 	B. CH3NH2 và C2H5NH2.
C. CH3NH2 và (CH3)3N. 	D. C3H7NH2 và C4H9NH2.
Câu 17: Muối C6H5N2+Cl- (phenylđiazoni clorua) được sinh ra khi cho C6H5-NH2 (anilin) tác dụng với NaNO2 trong dung dịch HCl ở nhiệt độ thấp (0-5oC). Để điều chế được 14,05 gam C6H5N2+Cl- (với hiệu suất 100%), lượng C6H5-NH2
và NaNO2 cần dùng vừa đủ là:
A. 0,1 mol và 0,4 mol. 	B. 0,1 mol và 0,2 mol. 	C. 0,1 mol và 0,1 mol. 	D. 0,1 mol và 0,3 mol.
Câu 17 (ĐH A- 10): Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu được 0,5 mol hỗn hợp Y
gồm khí và hơi. Cho 4,6g X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl phản ứng là
A. 0,1 	B. 0,4 	C. 0,3 	D. 0,2
Câu 18: Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 10 : 5, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 31.68 gam hỗn hợp muối. Tổng số đồng phân của 3 amin trên là
A. 7 	B. 14 	C. 28 	D. 16
Câu 19: Từ Canxi cacbua có thể điều chế anilin theo sơ đố phản ứng :
Từ 1 tấn Canxi cacbua chứa 80% CaC2 có thể điều chế được bao nhiêu kg anilin theo sơ đồ trên ?
A. 101,78 kg 	B. 162,85 kg 	C. 106,02 kg 	D. 130,28 kg
Câu 20: Người ta điều chế anilin bằng sơ đồ sau:
Biết hiệu suất giai đoạn tạo thành nitrobenzen đạt 60% và hiệu suất giai đoạn tạo thành anilin đạt 50%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là
A. 111,6 gam. 	B. 55,8 gam. 	C. 186,0 gam. 	D. 93,0 gam.
Câu 21. X là amin no đơn chức mạch hở và Y là amin no 2 lần amin mạch hở.có cùng số cacbon.
–Trung hòa hỗn hợp gồm a mol X và b mol Y cần dung dịch chứa 0,5 mol HCl và tạo ra 43,15 gam hỗn hợp muối.
–Trung hòa hỗn hợp gồm b mol X và a mol Y cần dung dịch chứa 0,4 mol HCl và tạo ra p gam hỗn hợp muối. p có giá trị là :
A. 40,9 gam 	B. 38 gam 	C. 48,95 gam 	D. 32,525 gam
Dạng 3: Muối được tạo ra từ axit vô cơ hoặc hữu cơ với NH3 hoặc amin
Tổng quát :
R NH
+ R'COOH ¾¾®R'COONH R
2 	3
' 	'
R COONH3 R + NaOH ¾¾®R NH2 + R COONa + H2O
-Bảo toàn khối lượng : m muối + m NaOH = m rắn + m khí + mH2O
-Chú ý: trong chất rắn ngoài muối đôi khi có NaOH dư
' 	'
R COONH3 R + HCl ¾¾® R NH3Cl + R COOH
Lưu ý - Nếu muối được tạo từ axit và amin no, đơn chức mạch hở thì muối có công thức CnH2n + 3 NO2
- Độ bất bão hòa CxHyOzClvNtNah ;

D = p + v =
2x + 2 + t - (y + v + h) .
2
- Công thức này không phụ thuộc vào (z) số lượng các nguyên tố hóa trị 2 như O. Chỉ đúng trong các hợp chất
có tất cả các liên kết đều là cộng hóa trị, hợp chất ion là không đúng ví dụ muối CH3COO-NH4+ hoặc HCOONH3 CH3
- C3H9NO2 có 4 đồng phân muối (hợp chất ion) CH3COONH3CH3 ; HCOONH3C2H5 ;HCOONH2(CH3)2 ; C2H5COONH4
Câu 1: a)Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng CTPT C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dd NaOH và đun nóng, thu được dd Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng
13,75. Cô cạn dd Y thu được khối lượng muối khan là
A. 8,9 g. 	B. 14,3 g. 	C. 16,5 g. 	D. 15,7 g.
b) Cho 15,4 gam hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng CTPT C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với 150ml dd NaOH 2 M và đun nóng, thu được dd Y và hỗn hợp Z gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với He bằng a . Cô cạn dd Y thu được 18,3 g chất rắn khan . Giá trị của a là
A. 6,875 	B. 13,75 	C. 8,6 	D. 8,825
Câu 2: Hợp chất hữu cơ X có CTPT là C3H10O4N2. X phản ứng với NaOH vừa đủ, đun nóng cho sản phẩm gồm hai chất khí đều làm xanh quỳ ẩm có tổng thể tích là 2,24 lít (đktc) và một dd chứa m g muối của một axit hữu cơ. Giá trị m là
A. 6,7. 	B. 13,4. 	C. 6,9. 	D. 13,8. (Gợi ý X: H4NOOC-COONH3CH3)
Câu 3: Cho 0,1 mol chất hữu cơ X có CTPT C2H8O3N2 tác dụng với 0,3 mol NaOH, đun nóng thu được chất khí làm
xanh quỳ tím ẩm và dd Y. Cô cạn dd Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 5,7 	B. 12,5 	C. 15 	D. 21,8
Câu 4:Một hợp chất hữu cơ A có công thức C3H9O2N.Cho A phản ứng với dd NaOH, đun nhẹ,thu được muối B và khí C
làm xanh quỳ ẩm.Nung B với NaOH rắn thu được một hidrocacbon đơn giản nhất.Xác định CTCT của A.
A. CH3COONH3CH3. 	B. CH3CH2COONH4. 	C. HCOONH3CH2CH3. D. HCOONH2(CH3)2.
Câu 5: Một muối X có công thức C3H10O3N2. lấy 14,64g X cho phản ứng hết với 120ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được phần hơi và chất rắn. Trong phần hơi có một chất hữu cơ Y (bậc 1). Trong phần rắn chỉ là một chất vô cơ. Công thức phân tử của Y là:
A. C2H5NH2	 B. C3H7OH 	C. C3H7NH2	 D. CH3NH2
Câu 6: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn
chức Y và các chất vô cơ.Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là:
A. 85 	B. 68 	C. 45 	D. 46
Câu 7: Cho 0,1 mol chất X (CH6O3N2) tác dụng với dd chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và dd Y. Cô cạn dd Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 5,7 	B. 12,5 	C. 15 	D. 21,8
Câu 8: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 10,8. 	B. 9,4. 	C. 8,2. 	D. 9,6.
Câu 9: a) Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOONH3CH2CH3. 	B. CH3COONH3CH3. 	C. CH3CH2COONH4. 	D. HCOONH2(CH3)2.
b) Cho 9,1 gam hỗn hợp X gồm bốn chất hữu cơ có cùng CTPT C3H9NO2 tác dụng hoàn toàn với 200 dd NaOH 40% và đun nóng, thu được dd Y và hỗn hợp Z (đktc) gồm bốn khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 19 . Cô cạn dd Y thu được khối lượng chất rắn là :
A. 8,9 g. 	B. 83,5 g. 	C. 16,5 g. 	D. 15,7 g.
Câu 10: Cho hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được 2,24 lít (đkc) khí Y làm xanh quỳ ẩm .Đốt cháy hết ½ lượng khí Y nói trên thu được 4,4 gam CO2. Công thức cấu tạo của A,B là:
A. HCOONH3CH2CH3 và C2H5NH2	 B. CH3COONH3CH3 và CH3NH2
C. CH3CH2COONH4 và NH3	 D. HCOONH2(CH3)2 và (CH3)2 NH
Câu 11: Hợp chất hữu cơ A chứa 9,09 % H; 18,18% N , còn lại là C và O. Khi đốt cháy 3,85 gam A thu được 2,464 lít
CO2 (27,30C, 760mm Hg). Biết MA < 78. a) Công thức phân tử của A là:
A. C2H7O2N 	B. C3H7O2N 	C.C3H9O2N 	D. C4H9NO2
b) Cho 7,7 gam A tác dụng hết với 200ml dd NaOH sau đó cô cạn được 12,2 g chất rắn. Nồng độ của NaOH là: A. 1M và 1,175M 	B. 2M và 1,175M 	C. 1M 	D. 1,175M
Câu 12: Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C3H9O2N có pư tráng gương.Cho X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y bậc 1 nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Công thức cấu tạo đúng của X:
A. HCOONH3CH2CH3. 	B. CH3COONH3CH3.
C. CH3CH2COONH4. 	D. HCOONH2(CH3)2.
Câu 13: Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, O lần lượt bằng 39,56%; 9,89% và 35,16%; còn lại là Nitơ . Khi cho 4,55 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,1 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOONH3CH2CH3. 	B. CH3COONH3CH3.
C. CH3CH2COONH4. 	D. HCOONH2(CH3)2.
Câu 14:Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,7 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2N-COO-CH2CH3. 	B. CH2=CHCOONH4. 	C. H2NC2H4COOH. 	D. H2NCH2COO-CH3
Câu 15 (ĐH -10): Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện
thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X và Y lần
lượt là:
A.amoni acrylat và axit 2-aminopropionic.
B. vinylamoni fomat và amoni acrylat.
C. axit 2-aminopropionic và amoni acrylat.
D. axit 2-aminopropionic và axit 3-aminopropionic.
Câu 16: Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản
ứng được với dung dịch HCl?
A. 1. 	B. 3. 	C. 4. 	D. 2.
Câu 17: Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là A. metyl aminoaxetat. 	B. axit β-aminopropionic. C. axit α-aminopropionic. 	D. amoni acrylat.
Câu 18 : Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH
1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 8,8 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X
là: A. HCOOH3NCH=CH2. 	B. H2NCH2CH2COOH. 	C. CH2=CHCOONH4. 	D. H2NCH2COOCH3
Câu 19: Một hợp chất hữu cơ A có công thức C3H9O2N. Cho A phản ứng với dd NaOH, đun nhẹ, thu được muối B và khí C làm xanh quỳ ẩm. Nung B với NaOH rắn thu được một hidrocacbon đơn giản nhất. Xác định CTCT của A.
A. CH3COONH3CH3. 	B. CH3CH2COONH4. 	C. HCOONH3CH2CH3. 	D. HCOONH2(CH3)2. Câu 20: Mét chÊt h÷u c¬ X cã CTPT C3H9O2N. Cho t¸c dông víi dung dÞch NaOH ®un nhÑ, thu ®­îc muèi Y vµ khÝ lµm xanh giÊy quú tÈm ­ít. Nung Y víi v«i t«i xót thu ®­îc khÝ etan. Cho biÕt CTCT phï hîp cña X ?
A. CH3COOCH2NH2 	B. C2H5COONH4. 	C. CH3COONH3CH3 	D. C¶ A, B, C
Câu 21: Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH
1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của
X là: A. H2NCH2COOCH3	 B. HCOOH3NCH=CH2 C. CH2=CHCOONH4	 D. H2NCH2CH2COOH
Câu 22: Hợp chất hữu cơ X có công thức C2H8N2O4. Khi cho 12,4g X tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 4,48 lít( đktc) khí X làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 	A. 16,2 	B. 17,4 	C. 17,2 	D. 13,4
Câu 23 : Một muối X có CTPT C3H10O3N2. Lấy 19,52 gam X cho phản ứng với 200 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn và phần hơi. Trong phần hơi có chất hữu cơ Y đơn chức bậc I và phần rắn chỉ là hỗn hợp các chất vô cơ có khối lượng m gam. Giá trị của m là:
A. 18,4 gam 	B. 13,28 gam 	C. 21,8 gam 	D. 19,8 gam
Câu 32: Có bao nhiêu chất hữu cơ đơn chức mạch hở có CTPT C3H9O2N tác dụng được với dd KOH (đun nóng) thu được khí hữu cơ làm xanh giấy quỳ tím ẩm? 	A. 2 	B. 3 	C. 1 	D. 4
Câu 33: X có công thức phân tử C3H9O2N. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH thu được hợp chất hữu cơ Y và khí Z. Z có khả năng làm quì tím tẩm ướt chuyển màu xanh. Nung Y với vôi tôi xút tạo ra khí T có tỉ khối hơi so với H2 bằng 8. Cấu tạo của X là:
A. HCOONH3C2H5 B. CH3COONH3CH3	 C. HCOONH2(CH3)2	 D. C2H5COONH4
Câu 34: Hợp chất X có công thức C2H7NO2 có phản ứng tráng gương, khi phản ứng với dung dịch NaOH loãng tạo ra dung dịch Y và khí Z, khi cho Z tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO2 và HCl tạo ra khí P. Cho 11,55 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch thu được số gam chất rắn khan là:
A. 14,32 g 	B. 9,52 g 	C. 8,75 g 	D. 10,2 g
Câu 35: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là
A. 85. 	B. 68. 	C. 45. 	D. 46.
Câu 36. Hợp chất X có công thức C2H7NO2 có phản ứng tráng gương, khi phản ứng với dung dịch NaOH loãng tạo ra dung dịch Y và khí Z, khi cho Z tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO2 và HCl tạo ra khí T. Cho 11,55 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch thu được số gam chất rắn khan là
A. 9,52 g. 	B. 8,75 g. 	C. 10,2 g. 	D. 14,32 g.
Câu 37:. Cho 0,1 mol hợp chất hữu cơ X tác dụng với NaOH vừa đủ, đun nóng thu được dung dịch chỉ chứa muối nitrat và khí Y là một amin no đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 8,4 lít O2 (ở đktc). Số đồng phân của X thoả mãn
là: 	A. 3 	B. 1 	C. 4 	D. 2
Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất hữu cơ X thu được sản phẩm gồm 2 mol CO2, 11,2 lít N2 (ở đktc) và 63 gam H2O. Tỉ khối hơi của X so với He = 19,25. Biết X dễ phản ứng với dung dịch HCl và NaOH. Cho X tác dụng với NaOH thu được khí Y. Đốt cháy Y thu được sản phẩm làm đục nước vôi trong. X có công thức cấu tạo là
A. CH2(NH2)COOH. 	B. HCOONH3CH3. 	C. CH3CH2COONH4. 	D. CH3COONH4.
Câu 39: Cho 12,4 gam chất A có CTPT C3H12N2O3 đun nóng với 2 lít dung dịch NaOH 0,15 M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được chất khí B làm xanh quỳ ẩm và dung dịch C . Cô cạn C rồi nung đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn ?
A. 14,6 	B. 17,4 	C. 24,4 	D. 16,2
Câu 40: Một hợp chất hữu cơ X có CTPT C3H10O3N. Cho X phản ứng với NaOH dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y (chỉ có các hợp chất vô cơ) và phần hơi Z (chỉ có một hợp chất hữu cơ no, đơn chức mạch không phân nhánh). Công thức cấu tạo của X là
A. HCOONH3CH2CH2NO2	 B. HO-CH2-CH2-COONH4
C. CH3-CH2-CH2-NH3NO3	 D. H2N-CH(OH)CH(NH2)COOH
Câu 41: X có công thức C4H14O3N2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Số CTCT phù hợp của X là:
A. 3 	B. 2 	C. 4 	D. 5
Câu 42: Lấy 9,1 gam hợp chất X có công thức phân tử là C3H9O2N tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 2,24 lít (đktc) khí Y (làm xanh giấy quì tím ẩm). Đốt cháy hoàn toàn lượng khí Y nói trên, thu được 8,8 gam CO2. X, Y lần lượt là:
A. HCOONH3C2H3; C2H3NH2	 B. CH3COONH3CH3; CH3NH2
C. HCOONH3C2H5; C2H5NH2	 D. CH2=CHCOONH4; NH3
Câu 43: Cho 6,23 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 210 ml dung dịch KOH
0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 9,87 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của
X là
A. H2NCH2COOCH3
B. CH2=CHCOONH4
C. HCOOH3NCH=CH2
D. H2NCH2CH2COOH
Câu 44: Muối A có công thức là C3H10O3N2, lấy 7,32 gam A phản ứng hết với 150ml dd KOH 0,5M. Cô cạn dd sau
phản ứng thì được phần hơi và phần chất rắn, trong phần hơi có 1 chất hữu cơ bậc 3, trong phần rắn chỉ là chất vô cơ.
Khối lượng chất rắn là:
A. 11,52 g. 	B. 6,06 g. 	C. 6,90 g. 	D. 9,42 g.
Câu 45: X là một dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C7H9NO2. Cho 1 mol X tác dụng vừa đủ với NaOH, cô cạn dung dịch thu được một muối khan có khối lượng là 144 gam. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C6H5COONH4. 	B. HCOOH3NC6H5. 	C. HCOOC6H4NO2. 	D. HCOOC6H4NH2.
Câu 46: Cho hợp chất hữu cơ đơn chức X có công thức là C3H10O3N2. Cho m gam X tác dụng với NaOH vừa đủ thu
được 2,55 gam muối vô cơ. Giá trị của m là:
A. 3,705 gam 	B. 3,66 gam 	C. 3,795 gam 	D. 3,84 gam
Câu 47: Hợp chất X chứa các nguyên tố C, H, O, N và có phân tử khối là 89 đvC . Khi đốt cháy 1 mol X thu được hơi nước, 3 mol CO2 và 0,5 mol N2. Biết X là hợp chất lưỡng tính và tác dụng với nước brom. Công thức phân tử X là
A. CH2=CH(NH2)COOH. 	B. H2NCH2CH2COOH.
C. CH2=CHCOONH4. 	D. CH3COONH3CH3.
Câu 48: Hợp chất thơm X có công thức phân tử C6H8N2O3. Cho 28,08 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch KOH 2M
sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 21,5 gam 	B. 38,8 gam 	C. 30,5 gam 	D. 18,1 gam
Câu 49: C

Tài liệu đính kèm:

  • docxBAI_TAP_AMIN_HAY.docx