SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN II NĂM 2020 - 2021 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 120 phút; không kể thời gian phát đề I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới Tài sản quý giá nhất của cuộc sống này chính là thời gian. “Vậy chính xác thì chiếc đồng hồ bấm giờ bằng vàng sáng loáng ấy đại diện cho điều gì?” “Nó tượng trưng cho tài sản quan trọng nhất của chúng ta – thời gian.” “Thế còn suy nghĩ tích cực, việc thiết lập mục tiêu và làm chủ bản thân thì sao?” “Tất cả những điều đó đều vô nghĩa nếu không có thời gian. Khoảng sáu tháng sau khi tĩnh tâm trong khu rừng ở Sivana – ngôi nhà tạm trú của tôi – một trong những nhà hiền triết đã đến thăm căn lều hoa hồng trong lúc tôi đang học. Tên cô ấy là Divea.“Divea lấy ra một vật từ trong chiếc túi bằng vải thô của cô và đưa nó cho tôi. Món quà được gói trong một loại giấy thơm mà tôi không bao giờ nghĩ mình có thể thấy ở nơi xa xôi hẻo lánh ấy. Đó là một chiếc đồng hồ cát cỡ nhỏ được làm từ thủy tinh và một mảnh gỗ đàn hương. Divea còn nói rằng mỗi nhà hiền triết đều từng được nhận dụng cụ này khi còn nhỏ. ‘Mặc dù chúng tôi chẳng có tài sản gì và sống hết sức giản dị, thuần khiết, chúng tôi vẫn rất trân trọng thời gian và ý thức rằng nó đang trôi qua. Những chiếc đồng hồ cát bé nhỏ này là lời nhắc nhở về sự chết, cũng như tầm quan trọng của việc sống những ngày trọn vẹn và hiệu quả trên con đường tiến đến mục đích đời mình’.” “Tất cả họ đều hiểu tầm quan trọng của thời gian. Mỗi người trong số họ đã phát triển được thứ mà tôi gọi là ‘ý thức về thời gian”. Anh thấy đó, tôi đã học được rằng thời gian trôi qua kẽ tay chúng ta như những hạt cát, không bao giờ quay trở lại. Những ai sử dụng thời gian một cách khôn ngoan ngay từ khi còn trẻ sẽ được hưởng cuộc sống giàu có, phong phú và mãn nguyện. Những người chưa biết về nguyên tắc “làm chủ thời gian là làm chủ được cuộc đời” sẽ không bao giờ nhận ra tiềm năng to lớn trong con người họ. Thời gian chính là vị thần công lý vĩ đại. Bất luận chúng ta thuộc tầng lớp nào trong xã hội, dù sống ở Texas hay Tokyo, chúng ta cũng đều có hai mươi bốn giờ trong một ngày như nhau. Điều tạo nên sự khác biệt giữa những người có cuộc sống phi thường và những người có cuộc sống bình thường chính là cách họ sử dụng khoảng thời gian ấy.” Trích" Vị tu sĩ bán chiếc Ferrari – Hành trình tìm về sức mạnh vô biên" (Theo First News) Câu 1. Thông hiểu Theo tác giả, cái gì là tài sản quý giá nhất cuộc sống này? Câu 2. Thông hiểu Món quà mà Divea mang đến cho tác giả là gì? Theo Divea món quà ấy có ý nghĩa như thế nào? Câu 3. Thông hiểu Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn văn sau: “Tất cả họ đều hiểu tầm quan trọng của thời gian. Mỗi người trong số họ đã phát triển được thứ mà tôi gọi là ‘ý thức về thời gian’. Anh thấy đó, tôi đã học được rằng thời gian trôi qua kẽ tay chúng ta như những hạt cát, không bao giờ quay trở lại”. Câu 4. Thông hiểu Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Những ai sử dụng thời gian một cách khôn ngoan ngay từ khi còn trẻ sẽ được hưởng cuộc sống giàu có, phong phú và mãn nguyện” không? Vì sao? II. Làm văn (7,0 điểm) Vận dụng cao Câu 1. Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “Tài sản quý giá nhất của cuộc sống này chính là thời gian”. Câu 2. “Mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đong âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của thác đá. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay, nghỉ mắt phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này, tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghi cương lái bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải, nước bên bờ trái liền xô ra níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu ngỉu cái mặt xanh lè, thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, Bên phải, bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá, cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được”. (Trích Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn lớp 12, tập 1, NXB Giáo Dục) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng ông lái đò trong đoạn văn trên. Từ đó, anh/chị hãy nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân. LỜI GIẢI CHI TIẾT Phần Nội dung I 1. Phương pháp: Đọc, tìm ý. Cách giải: Theo tác giả tài sản quý giá nhất của cuộc sống này là: Thời gian. 2. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp. Cách giải: - Món quà mà Dieva mang đến cho tác giả là: chiếc đồng hồ cát. - Ý nghĩa món quà: Giúp con người biết trân trọng thời gian và ý thức rằng nó đang trôi qua. Những chiếc đồng hồ cát bé nhỏ này là lời nhắc nhở về sự chết, cũng như tầm quan trọng của việc sống những ngày trọn vẹn và hiệu quả trên con đường tiến đến mục đích đời mình. 3. Phương pháp: Đọc kỹ nỗi dung đoạn trích, vận dụng các biện pháp tu từ đã học. Cách giải: - Biện pháp tu từ: so sánh (Thời gian trôi qua kẽ tay chúng ta như những hát cát, không bao giờ trở lại) - Tác dụng: + Giúp câu văn giàu hình ảnh, dễ hình dung. + Sử dụng biện pháp so sánh tác giả nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của thời gian. Nó đã trôi qua thì sẽ không bao giờ trở lại, từ đó nhắc nhở chúng ta phải biết sử dụng thời gian hợp lí, hiệu quả. 4. Phương pháp: Phân tích, lí giải. Cách giải: - Đồng tình với quan điểm: Những ai sử dụng thời gian một cách khôn ngoan ngay từ khi còn trẻ sẽ được hưởng cuộc sống giàu có, phong phú và mãn nguyện. - Vì: Sử dụng thời gian một cách khôn ngoan là khi con người đã biết cách sắp xếp một cách hợp lí các khoảng thời gian để đạt được mục tiêu của đời mình. Họ biết tận dụng, phát huy tối đa khả năng của bản thân để từ đó đạt được thành công, có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc. II Câu 1 Phương pháp: Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận Tài sản quý giá nhất của cuộc sống này chính là thời gian. Phân tích, lí giải, tổng hợp. Cách giải: a. Giới thiệu vấn đề: Tài sản quý giá nhất của cuộc sống này chính là thời gian. b. Giải thích: - Tài sản là hiểu chung là tiền bạc, của cải mà mỗi cá nhân sở hữu. - Thời gian là một thứ trừu tượng, trôi qua từng ngày, ta không cảm nhận thời gian một cách trực quan như nhìn hay chạm vào, ta cảm sự trôi chảy của thời gian qua sự thay đổi của sự vật tồn tại xung quanh mình. => Câu nói đã khẳng định ý nghĩa, giá trị quan trọng của thời gian đối với cuộc đời mỗi người. c. Bàn luận - Vì sao thời gian là tài sản quan trọng nhất? + Thời gian là thứ duy nhất không lấy lại được trong cuộc sống, một đi sẽ không quay trở lại. + Thời gian sẽ mang đến những cơ hội nhưng cũng mang đến những thách thức, khó khăn nhưng hãy sống tích cực, mạnh mẽ vươn lên hoàn cảnh, tận dụng thời gian để khẳng định giá trị bản thân, tạo ra thành quả. + - Đừng lãng phí thời gian cho những thứ vô bổ, không ý nghĩa, sống phải có mục đích, có mong muốn cụ thể, từ đó cố gắng để thực hiện. - Phê phán những người không biết quý thời gian, những người lười biếng trong công việc học tập, lao động, - Cuộc đời con người so với mỗi ngày là dài nhưng cuộc đời là hữu hạn. Ta phải biết quý trọng, tận dụng thời gian để làm những việc có ích, không nên để thời gian trôi qua một cách lãng phí. - Bản thân tận dụng thời gian để học tập, lao động, cương quyết “việc hôm nay chớ để ngày mai”. d. Tổng kết vấn đề Câu 2: Phương pháp: Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về hình tượng ông lái đò trong đoạn văn. Từ đó, nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân. Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp. Cách giải: I. Mở bài - Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Tuân: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ. - Nêu khái quát chung về tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. - Khái quát nội dung của đoạn trích: Đoạn trích miêu tả cảnh vượt thác của ông lái đò. Qua đó thể hiện vẻ đẹp phẩm chất người lái đò và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. II. Thân bài a. Giới thiệu hình ảnh, ngoại hình ông lái đò: - Bước vào cái tuổi 70, đầu tóc bạc trắng, thân hình ông lái đò vẫn đẹp như một pho tượng tạc bằng đá cẩm thạch. - Nước da ánh lên chất sừng chất mun. Cánh tay rắn chắc trẻ tráng “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng”. Cặp mắt tinh anh, nhãn lực nhìn xa vời vợi. - Trên ngực của ông nổi lên một số “củ nâu” thương tích trên “chiến trường Sông Đà” mà Nguyễn Tuân ngưỡng mộ gọi là “thứ Huân chương lao động siêu hạng”. - Ông lái đò sông Đà này có “tay lái ra hoa” đã từng vượt qua bao trùng vây thạch trận, giao phong sinh tử với “lũ đá nơi ải nước”. - Sau hơn mười năm chèo đò và chỉ huy một con thuyền có 6 mái chèo đã ngược xuôi sông Đà trăm chuyến, chở da trâu, xương hổ, chè, cánh kiến về xuôi, ông nắm vững từng con thác, cái ghềnh, nắm chắc binh pháp thần Sông. b. Hình tượng ông lái đò được thể hiện qua đoạn trích. * Sự từng trải, giàu kinh nghiệm, có sự hiểu biết sâu sắc về luồng lạch trên sông Đà.. - Ông lái đò thể hiện sự hình thành “tính cách” của mình qua “trí nhớ ông được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở. - Sông Đà, đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những cái chấm than chấm câu và những đọan xuống dòng”. Chính vì vậy “ông lái đã nắm chắc được binh pháp của thần sông, thần đá. - Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá”. Đó chính là hình ảnh của một con người gắn bó với lao động, yêu nghề sông nước, từng và giàu kinh nghiệm. * Sự thông minh linh hoạt, dũng cảm như một viên tướng tài ba, như một nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác sông Đà. - Cuộc sống của người lái đò sông Đà là một cuộc chiến đấu hằng ngày. Và ngày nào cũng phải giành những cái sống từ tay nhưng con thác. Vẻ đẹp này được ngòi bút Nguyễn Tuân thể hiện qua hình ảnh ông lái đò vượt thác: Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò là sự tài ba dũng mãnh của một vị thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm thủy chiến. Chất tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò là ở bản lĩnh chiến đấu và tinh thần dũng cảm phi thường. Cảnh vượt thác của ông lái đò đã thể hiện rõ vẻ đẹp và cốt cách ấy. + Ở trùng vây thứ nhất, ông lái đò xung trận với khí thế nghênh chiến quyết thắng: “Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới”. Cảnh hỗn chiến ác liệt diễn ra. Những hòn đá “bệ vệ oai phong lẫm liệt” được nước thác “reo hò làm thanh viện” chúng liều mạng xông vào mà “đá trái” mà “ thúc gối vào bụng và hông thuyền Có lúc chúng đội cả thuyền lên”. Nguy hiểm là vậy nhưng ông lái đò vẫn bình tĩnh “hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng”. Ngay cả lúc bị con thủy quái này đánh miếng đòn hiểm nhất “bóp chặt lấy hạ bộ” đau điếng nhưng vị thuyền trưởng vẫn “ hai chân vẫn kẹp lấy cuống lái” dù mặt méo bệch vì đau đớn nhưng tiếng chỉ huy của ông vẫn sắc lạnh, tỉnh táo, đưa con thuyền thoát khỏi nguy hiểm.Thật là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. + Trùng vây thứ hai lại vô cùng hiểm trở, bố trí nhiều cửa tử hơn: “Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá”. Ông lái đò bắt đầu cuộc tấn công bằng cách “nắm chặt được cái bờm sóng đúng luồng rồi” ông cho con thuyền “phóng nhanh vào cửa sinh mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy”. Bọn tướng đá, đứa thì “ông tránh mà rảo bơi chèo lên”, đứa thì bị “ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”. Cuối cùng ông thắng còn bọn đá tướng thất bại thảm hại đưa cái mặt “tiu nghỉu, xanh lè thất vọng”. + Trùng vây thứ ba, bên phải bên trái đều là “luồng chết cả”. Đã vậy, còn bố trí “bọn đá hậu vệ” canh cửa hòng “bắt chết” cái thuyền. Ông lái đò mưu trí “phóng thẳng con thuyền”, “chọc thủng” trùng vây rồi “vút qua cổng đá cánh mở cánh khép”. Chiếc thuyền như một mũi tên tre “vút, vút” xuyên nhanh qua hơi nước. Thế là hết thác. Sông nước lại thanh bình. c. Nhận xét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện ở sự độc đáo, tài hoa, uyên bác. - Nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ: Ông lái đò được miêu tả như một dũng tướng tài năng nhưng có phong thái của một nghệ sĩ tài hoa.Tô đậm những nét phi thường, tuyệt vời của con người: ông lái đò tài hoa. - Biện pháp tu từ linh hoạt: Những ẩn dụ, so sánh, nhân hóa được tác giả sử dụng sáng tạo gợi lên cảm giác mãnh liệt đầy ấn tượng. Cảnh vượt thác là bài ca chiến trận hào hùng. - Ngôn ngữ giàu tính uyên bác: Nguyễn Tuân đã tung ra một đội quân ngôn ngữ thật hùng hậu, đa dạng, biến ảo thần kì với liên tục những phép tu từ vô cùng sinh động : so sánh ngầm , nhân hóa , cường điệu Câu chữ tuôn chảy ào ạt , điệp điệp trùng trùng tạo ra một bức tranh hòanh tráng . - Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau về đối tượng sáng tác đẽ tạo hình tượng: Con Sông Đà hung bạo và những trận thủy chiến của ông lái đò được ghi lại bằng kiến thức của văn chương, hội họa, điện ảnh, địa lí, lịch sử, quân sự, võ thuật. III. Kết bài: - Vẻ đẹp hình tượng người lái đò. - Phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa và uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN I NĂM 2020 - 2021 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 120 phút; không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Câu chuyện của hai hạt mầm Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: - Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trênTôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. (Theo Hạt giống tâm hồn) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong lời nói của hạt mầm thứ nhất. Câu 3: Vì sao hạt mầm thứ hai lại nằm im và chờ đợi? Câu 4: Bài học được rút ra cho chúng ta qua câu chuyện trên? II. LÀM VĂN Câu 1: Dựa vào những nội dung trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về bản lĩnh của con người trong cuộc sống. Câu 2: Cảm nhận tinh thần bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến được nhà thơ Quang Dũng thể hiện trong những đoạn thơ sau: Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.88-89) LỜI GIẢI CHI TIẾT Phần Nội dung I Câu 1 (NB) Phương pháp: Vận dụng những kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. Cách giải: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. Câu 2 (TH) Phương pháp: Vận dụng kiến thức về câu hỏi tu từ. Cách giải: - Biện pháp điệp - điệp từ và điệp cấu trúc câu, ẩn dụ, nhân hóa. - Tác dụng: nhấn mạnh diễn tả những khát khao, ước mơ của hạt mầm thứ nhất, gợi lối sống mạnh mẽ, đam mê hành động, cống hiến và tận hưởng; khiến câu văn gợi hình ảnh, biểu cảm và giàu nhịp điệu. Câu 3 (TH) Phương pháp: Đọc kỹ, tìm ý. Cách giải: Hạt mầm nằm im và chờ đợi vì: hạt mầm sợ nơi tối tăm, sợ đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay, sợ bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch nên nằm im cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Câu 4 (TH) Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. Cách giải: Bài học rút ra: + Cuộc sống luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận thử thách. + Dám thực hiện ước mơ vì cuộc sống đích thực có ý nghĩa với chính mình và cuộc đời. II Câu 1 (VDC) Phương pháp: - Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận Bản lĩnh của con người trong cuộc sống. - Phân tích, lí giải, tổng hợp. Cách giải: * Yêu cầu: - Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. - Xác định đúng vấn đề cần nghị luận a. Nêu vấn đề: b. Bàn luận: - Bản lĩnh là khả năng, đức tính tự quyết định một cách độc lập thái độ, hành động của mình, không vì áp lực bên ngoài mà thay đổi quan điểm. - Cuộc sống con người cần có bản lĩnh vì đó là quá trình quyết tâm kiên cường không ngại khó khăn gian khổ. - Người bản lĩnh luôn có sự can đảm, tự tin, ý chí nghị lực mạnh mẽnhững phẩm chất cần thiết để dám nghĩ, dám làm, dám thành công, dám là chính mình là chỗ dựa đáng tin cho những người xung quanh. - Phân biệt bản lĩnh với liều lĩnh, phê phán lối sống hèn nhát, adua c. Đánh giá, mở rộng: Câu 2 (VDC) Phương pháp: - Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận tinh thần bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến được nhà thơ Quang Dũng thể hiện trong đoạn thơ. - Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp. Cách giải: I. Mở bài - Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Quang Dũng: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ. - Nêu khái quát chung về tác phẩm “Tây Tiến”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. - Khái quát nội dung của đoạn trích: tinh thần bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến II. Thân bài * Cảm nhận về tinh thần bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ - Tinh thần bi tráng (mang hai yếu tố bi và tráng) là những mất mát đau thương nhưng vẫn mang màu sắc hào hùng, là đặc điểm của hình tượng người lính Tây Tiến được Quang Dũng tái hiện trong hai đoạn thơ khi nhà thơ nhìn thẳng vào hiện thực gian khó, thiếu thốn nhưng không phải để bi lụy mà nhằm ngợi ca tinh thần chiến đấu, xả thân của anh bộ đội cụ Hồ. - Tinh thần bi tráng được thể hiện qua sự khẳng định những hiện thực trên chặng đường hành quân, nơi khốc liệt chiến trường nhưng người lính Tây Tiến vẫn giữ vững lí tưởng cao đẹp, làm nên vẻ đẹp bi tráng hào hùng. + Hai câu thơ ở đoạn 1 bài thơ: Bi thương bởi hiện thực nghiệt ngã về giây phút nghỉ chân hiếm hoi, nỗi nhọc mệt, sự hi sinh giữa cuộc hành quân: dãi dầu không bước nữagục lên súng mũ Hùng tráng bởi sự ra đi thầm lặng, thanh thản với khí phách bỏ quên đời, hiến dâng đời xanh làm nên mùa xuân cho đất nước. + Bốn câu thơ tiếp ở đoạn 3 bài thơ: Bi thương với hiện thực tàn khốc chiến tranh: thiếu thốn, bệnh tật, mất mát hi sinh rải rác biên cương mồ viễn xứáo bào thay chiếu anh về đất Hùng tráng với lí tưởng cao đẹp vì độc lập tự do Tổ quốc- Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, với âm vang vừa đau thương vừa dữ dội oai hùng Sông Mã gầm lên khúc độc hành tiễn đưa, tôn vinh tầm vóc sử thi của người lính trong hi sinh - Tinh thần bi tráng được thể hiện bằng giọng điệu trầm hùng; thể thất ngôn rắn rỏỉ, cách nói giảm nói tránh, bút pháp lãng mạn với sự tương phản, cường điệu, ngôn ngữ vừa quen thuộc vừa mới lạ giàu tính tạo hình, biểu cảm, giàu chất họa, chất nhạc, chất thơ... với lượng từ Hán Việt tôn nghiêm, bất tử hóa sự ra đi của người lính Tây Tiến. * Đánh giá - Tinh thần bi tráng cùng cảm hứng lãng mạn làm nên nét đặc sắc của hình tượng người lính Tây Tiến và sức sống thi phẩm. - Nhà thơ đã sáng tạo được bức tượng đài tập thể những người lính với vẻ đẹp tinh thần tiêu biểu cho vẻ đẹp của dân tộc những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp - vừa gian khổ hi sinh vừa hào hùng oanh liệt III. Kết bài: - Vẻ đẹp hình tượng người lái đò. - Phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa và uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN I NĂM 2020 - 2021 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 120 phút; không kể thời gian phát đề Mục tiêu: Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau: - Kiến thức làm văn, tiếng Việt - Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm. - Kiến thức đời sống. Kĩ năng: - Kĩ năng đọc hiểu văn bản. - Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học). I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết. Mỗi khi con thấy một kẻ sắp bị xe húc phải, nếu là một người lớn thì con phải thét lên báo cho người ta tránh, nếu là một em bé thì con hãy chạy đến cứu ngay. Thấy một đứa bé đứng khóc một mình, hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó, nếu con có thể làm được. Người già rơi cái gậy, con hãy nhặt lên cho người ta. Nếu hai đứa trẻ đánh nhau, con hãy can ngay chúng ra. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh xa ra, để khỏi phải chứng kiến cảnh hung dữ thô bạo, làm cho tấm lòng thành ra sắt đá. () Con không được nhạo báng ai hết, đừng chen lấn ai hết, đừng la hét, phải tôn trọng trật tự của đường phố! Trình độ giáo dục của một dân tộc có thể đánh giá qua thái độ của con người trên đường phố. Ở đâu mà con thấy cảnh thô lỗ diễn ra ngoài đường phố thì con chắc chắn sẽ thấy cảnh thô lỗ diễn ra trong các gia đình vậy. (Theo Edmondo De Amicis, Những tấm lòng cao cả, NXB Văn học, Hà Nội, 2002) Câu 1. Nhận biết Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản? Câu 2. Thông hiểu Qua đoạn văn bản, hãy cho biết ý nghĩa của những tấm lòng trong cuộc sống? Câu 3. Thông hiểu Tại sao người cha lại khuyên con rằng: Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết. Câu 4. Vận dụng Trong xã hội hiện nay, chúng ta phải làm như thế nào để tấm lòng không thành ra sắt đá? II. Làm văn (7,0 điểm) Vận dụng cao Câu 1. Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về sự tử tế trong cuộc sống. Câu 2. Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau. Từ đó, hãy nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng. “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục tr.89) LỜI GIẢI CHI TIẾT Phần Nội dung I 1. Phương pháp: Căn cứ các phương thức biểu đạt đã học. Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 2. Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp. Cách giải: - Tấm lòng là tình cảm yêu thương, quan tâm, chia sẻ, động lòng trước những cảnh ngộ khó khăn, éo le, bất hạnh. - Ý nghĩa: cuộc sống trở nên hạnh phúc, tươi đẹp khi mang đến sự ấm áp của tình người, động viên, nâng đỡ, cứu vớt con người và làm cho sự sống của mình ý nghĩa hơn 3. Phương pháp: Đọc kỹ nỗi dung câu nói, phân tích, lý giải. Cách giải: Người cha khuyên con: Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết. Bởi vì: - Tuổi già (mỗi khi con gặp một cụ già): lớp người đi trước, tuổi cao mà sức yếu, cần được nâng đỡ, nhường bước cung kính. - Tình mẹ con (một người đàn bà đang bế con): tình cảm thiêng liêng, vĩ đại. Nếu không biết kính trọng, ta chỉ là kẻ vô nhân, không xứng đáng được gọi tiếng mẹ. - Kẻ tật nguyền (một người què chống nạng): những người không được lành lặn, yếu ớt, gặp khó khăn, cần được giúp đỡ, tôn trọng và đối xử bình đẳng. - Nỗi khổ (một kẻ khó) và Sự vất vả (một người đang còng lưng gánh nặng): nghèo khó và vất vả là cảnh sống đáng thương, cần được quan tâm, nâng đỡ. Người nghèo khó và vất vả phải nỗ lực gồng mình trong cuộc mưu sinh mỗi ngày. Họ xứng đáng được tôn trọng và nâng đỡ để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. - Cái chết (một gia đình đang tang tóc): sự mất mát không thể bù đắp. Thái độ đúng đắn trước nỗi đau thương, mất mát là thái độ phải có, thể hiện lòng thương cảm, tình người. => Đều đáng được kính trọng, đều phải nhường bước cung kính, Biết kính trọng những điều đó, ta sẽ làm cho cuộc sống quanh mình tốt đẹp hơn, ấm áp hơn, sự sống ý nghĩa hơn, 4. Phương pháp: Phân tích, lí giải. Cách giải: Trong xã hội hiện nay, để tấm lòng không thành ra sắt đá, mỗi người cần: - Biết yêu thương, quan tâm, nâng đỡ những cảnh đời bất hạnh, không vô cảm trước con người - Không làm ra những chuyện hung bạo, những hành xử thiếu văn hóa và tình người, những hành động vô nhân tính, II Câu 1 Phương pháp: Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận Sự tử tế trong cuộc sống. Phân tích, lí giải, tổng hợp. Cách giải: 1. Giải thích. - Tử tế: Tử là chuyện nhỏ bé, tế là chuyện bình thường. -> Tử tế là tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ bé, bình thường. - Người tử tế với việc làm tử tế là con người lương thiện, có việc làm đúng đắn, tốt đẹp ngay từ việc nhỏ bé, đời thường. => Tử tế là giá trị đẹp đẽ, là chuẩn mực đạo đức quan trọng. 2. Bàn luận. - Ý nghĩa của sự tử tế: + Giúp ta sống hạnh phúc, ý nghĩa, trở thành người có giá trị, hoàn thiện nhân cách. + Quan hệ người với người tốt đẹp hơn, xã hội văn minh, lành mạnh hơn, giảm đi bạo lực, chiến tranh, + Đời sống xã hội vốn phức tạp, ở đó, cái đẹp yà cái xấu, cái thiện và cái ác luôn đan xen, đấu tranh với nhau. Những việc tử tế giúp con người nhận thức lại bản thân, biết xử thế đúng đắn. + Đối xử tử tế với mọi người, ta sẽ nhận được sự tử tế từ xã hội. - Biểu hiện của sự tử tế: + Biết yêu thương, giúp đỡ, cho đi mà không cần đền đáp. + Không gian dối, vụ lợi, sống đúng lương tâm. 3. Bàn luận mở rộng. - Tử tế phải xuất phát từ lòng tốt chân thành, không phải hình thức bề ngoài. - Tử tế phù hợp hoàn cảnh, không để kẻ xấu lợi dụng trục lợi. - Phê phán người sống thiếu tử tế, ích kỉ, giả dối. 4. Bài học nhận thức và hành động. - Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của sự tử tế. Việc tử tế bắt đầu từ sự giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội, từ ý thức cá nhân. - Sống tử tế mỗi ngày, trong mỗi lời nói, hành động, ứng xử. Câu 2: Phương pháp: Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận đoạn trích trong bài thơ Tây Tiến”. Nhận xét bút pháp hiện thực, lãng mạn trong thơ Quang Dũng. Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp. Cách giải: I. Mở bài - Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Quang Dũng: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ. - Nêu khái quát chung về tác phẩm “Tây Tiến”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. - Khái quát nội dung của đoạn thơ: Đoạn thơ là đoạn thứ ba của bài thơ, khắc họa hình tượng đoàn binh Tây Tiến. Đoạn thơ vừa đậm chất hiện thực, vừa điển hình cho bút pháp lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng. II. Thân bài 1. Khái quát chung: - Đoạn thơ nằm trong mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ - nỗi nhớ, khắc họa vẻ đẹp người lính Tây Tiến vừa lãng mạn, vừa bi tráng, hào hùng với sức mạnh và lí tưởng và sự hi sinh cao cả mà cội nguồn là lòng yêu nước. - Hình tượng người lính Tây Tiến tiêu biểu cho vẻ đẹp người lính chống Pháp. 2. Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến. a. Vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn. - Người lính xuất hiện trực tiếp trên cái nền hoang vu hiểm trở và thơ mộng của Tây Bắc với một vẻ đẹp độc đáo, kì lạ. Lính Tây Tiến hiện ra oai phong và dữ dội khác thường. Nhưng ẩn sau cái vẻ oai hùng, dữ dằn bề ngoài của người lính Tây Tiến là những tâm hồn còn rất trẻ, một tâm hồn đầy mộng mơ: mộng lập công, mơ về Hà Nội với trái tim rạo rực, khao khát yêu đương (Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm) b. Vẻ đẹp bi tráng gắn với lí tưởng và sự hi sinh cao đẹp - Thực tế gian khổ thiếu thốn làm cho người lính da dẻ xanh xao, sốt rét làm họ trụi tóc (vệ trọc). Quang Dũng không hề che giấu sự thực tàn khốc đó. Song, họ ốm mà không yếu, bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường, lẫm liệt, hùng tráng. Sau vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính vẫn toát lên cái oai phong của những con hổ nơi rừng
Tài liệu đính kèm: