Bộ đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2016-2017

doc 42 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 973Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2016-2017
ĐỀ 1
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KỲ II LỚP 3 
Năm học 2016-2017 
Kiểm tra đọc( 10 điểm):
Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
 a) Bài : Ở lại với chiến khu.	SGK- TV3- tập II- trang 13.
- Đọc đoạn 1: 
 +Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì? 
b) Bài : Đối đáp với vua	SGK- TV3- tập II- trang 49.
- Đọc đoạn 2: + Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì?
	c) Cuộc chạy đua trong rừng
	- Đọc đoạn 1: + Ngựa con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?
Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
 Thả diều
 Cánh diều no gió Trời như cánh đồng
 Sáo nó thổi vang Xong mùa gặt hái
 Sao trời trôi qua Diều em lưỡi liềm
 Diều thành trăng vàng. Ai quên bỏ lại.
 Cánh diều no gió Cánh diều no gió
 Tiếng nó trong ngần Nhạc trời reo vang
 Diều hay chiếc thuyền Tiếng diều xanh lúa
 Trôi trên sông Ngân. Uốn cong tre làng.
 TRẦN ĐĂNG KHOA
 Cánh diều no gió
 Tiếng nó chơi vơi
 Diều là hạt cau
 Phơi trên nong trời.
 1: Câu thơ “Cánh diều no gió” trong bài thơ được tác giả lặp lại mấy lần?( M1)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
 A.3 lần 
B.4 lần 
C.5 lần 
D. 6 lần 
2:Câu thơ“Sao trời trôi qua- Diều thành trăng vàng” tả cảnh diều vào lúc nào?
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
 A. Vào ban ngày B. Vào ban đêm 
 C. Vào lúc hoàng hôn D. Vào ban trưa
 3: Em hiểu “Sao trời trôi qua- Diều thành trăng vàng” là thế nào? (Mức 2) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Diều bay cao ngang sao trời và biến thành mặt trăng.
Ở giữa những ngôi sao, cánh diều giống mặt trăng.
Khi không có sao, cánh diều giống mặt trăng.
Diều và sao giống như trăng vàng.
 4: Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ đặc điểm của sự vật? ( Mức 2)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Thả diều, phơi, gặt hái
Trong ngần, chơi vơi, xanh
Cánh diều, chiếc thuyền, lưỡi liềm
Thổi vang, phơi, hạt cau
 5: Tìm những hình ảnh so sánh trong khổ thơ 4? (Mức 3)
 6: Trong bài thơ, tác giả thấy cánh diều giống những sự vật nào? ( Mức 3)
 7: Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu thơ sau: 
 “Tiếng diều xanh lúa- Uốn cong tre làng.” ( Mức 1)
 8: Câu nào trong các câu dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai thế nào? ( Mức 2)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Tiếng sáo diều trong ngần.
Bạn nhỏ thả diều trên cánh đồng.
Diều là chiếc thuyền trôi trên sông Ngân.
Diều như là một lưỡi liềm.
 9: Đặt một câu nói về cánh diều có hình ảnh so sánh.(Mức 4)
 B- Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn:
 B.1- Chính tả nghe- viết (4,0 điểm) – Thời gian 15 phút
Cảng Cam Ranh
 Cam Ranh của chúng ta được xếp ngang hàng với những cảng thiên nhiên lớn nhất thế giới. Cảng Cam Ranh nằm bên quốc lộ số 1. Dãy núi Bình Ba cùng những hòn đảo nhỏ nhấp nhô tạo thành bức bình phong chắn sóng Biển Đông. Vì thế, quanh năm lúc nào Cam Ranh cũng bình yên êm ả ...
 ĐẮC TRUNG
 B.2- Viết văn (6,0 điểm) – Thời gian 35 phút
 Đề bài: Viết một đoạn văn (từ 7 – 10 câu) Kể về một vùng quê nơi em đang ở hoặc nơi em yêu thích.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
 A.2- Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm):
 - Chọn và khoanh tròn đúng các câu 1, 2, 3, 4. Mỗi câu được 0,5 điểm
 Câu 1: Chọn B Câu 2: Chọn A Câu 3: Chọn C Câu 4: Chọn B
 Câu 5: Trời – cánh đồng; Diều – lưỡi liềm - được 1,0 điểm
 (hoặc: Trời như cánh đồng; Diều em lưỡi liềm) - được 1,0 điểm
 Câu 6: trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm - được 1,0 điểm
 Câu 7: Uốn (Uốn cong) - được 0,5 điểm
 Câu 8: Chọn A - được 0,5 điểm
 - Ghi nội dung trả lời, bài làm:
 Câu 9: Cánh diều như một chiếc thuyền bồng bềnh trôi. – được 1,0 điểm
 --------------------------------------------- Hết -----------------------------------------
ĐỀ 2
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KỲ II LỚP 3
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho học sinh đọc những đoạn văn trong các bài tập đọc sau và trả lời câu hỏi.
1, HS đọc đoạn 2 “ Từ Cao Bá Quát..tới hỏi”
Bài: Đối đáp với vua (tr.49)
Câu hỏi: Cao Bá Quát đã làm gì để nhìn rõ mặt vua.
2, Đoạn 1 “ từ thủy nhận đàn. tới gian phòng”
Bài: Tiếng đàn (tr.54)
câu hỏi: Để chuẩn bị vào phòng thi thủy đã làm gì?
3, Đoạn 1 ‘từ tết Trung Thu . rất vui mắt’
Bài: Rước đèn ông sao (tr.71)
Câu hỏi: Tết trung thu mâm cỗ của tâm được bày như thế nào?
II. Đọc hiểu: Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)
(Thời gian: 35 phút)
Đọc thầm mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
BÀI HỌC CỦA GÀ CON
 Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu.
 Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi.
Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè “tùm” một tiếng,
Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu:
 - “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!”
Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bò. Rũ bộ
lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói:
 - Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa.
 Theo Những câu chuyện về tình bạn
1. Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì? ( M1)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Gà con sợ quá khóc ầm lên.
B. Gà con vội vàng nằm giả vờ chết.
C. Gà con bay lên cành cây để trốn, bỏ mặc Vịt con.
D. Gà con đến ngay bên vịt
2. Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân? (M1)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Vịt con hoảng hốt kêu cứu.
B. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết.
C. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh.
D. Vịt con bay lên cành cây trốn
3. Theo em, cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học gì? (M2)
4. Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ? (M2)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Vì Gà con ân hận trót đối xử không tốt với Vịt con.
B. Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi.
C. Vì Vịt con tốt bụng, đã cứu giúp Gà con khi Gà con gặp nạn.
D. Vì gà con không biết bơi.
5. Em có suy nghĩ gì về hành động và việc làm của Vịt con? (M3)
Hãy viết 1- 2 câu nêu suy nghĩ của em.
6. Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? (M4
7. Hãy viết lại 1câu trong bài nói về Vịt con có sử dụng hình ảnh nhân hóa 
8. Tìm và gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn sau:(M2)
 Gà con đậu trên cây thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống.
9. Đặt dấu hai chấm, dấu phẩy và dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (M3)
Vịt con đáp:
- Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
I. Chính tả (nghe- viết)(4 điểm) – Thời gian 15 phút
Ong thợ.
       Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong hốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay, các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang.
Theo Võ Quảng
II. Tập làm văn ( 6điểm) – Thời gian 25 phút: 
 Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.	
HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN CHẤM
Môn: Tiếng Việt lớp 3
II, Đọc hiểu: (6 điểm)
	Đáp án: HS khoanh đúng các chữ cái sau:
Câu 1: (0.5 điểm)- Ý C
câu 2: (0.5 điểm) -Ý B
Câu 3: (0.5 điểm)
 Bạn bè cần phải quan tâm giúp đỡ nhau lúc khó khăn
Câu 4: (0.5 điểm) -	Ý A
Câu 5: (1 điểm) 
Vịt con rất nhanh trí, thông minh, dũng cảm biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn nguy hiểm.
Câu 6:(1 điểm)
HS nêu : Bạn bè cần phải biết yêu thương đoàn kết giúp đỡ nhau trong lúc gặp khó khăn,hoạn nạn.
Câu 7: (0.5 điểm)
	Vịt con sợ quá khóc ầm lên.
câu 8: (0.5 điểm)
	 Gà con đậu trên cây thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống.
 	 Họat động
Câu 9: (1điểm)
Vịt con đáp:
- Cậu đừng nói thế, chúng mình là bạn mà.
ĐỀ 3
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KỲ II LỚP 3
(Thời gian: 90 phút)
A. KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) GV kiểm tra lồng vào các tiết ôn tập cuối học kì II (Tuần 35)
II. Đọc thầm (6 điểm) ( Sách ôn tập hè lớp 3 Trang 48, nhà xuất bản giáo dục)
 Đối thoại trên biển
 Có một nhà văn đi du lịch trên tầu biển. Mặt trời sắp lặn, gió biển thổi lồng lộng, nhà văn đứng trên bong tầu ngắm biển .
 Có một thủy thủ đi qua, nhà văn bắt chuyện:
Này anh bạn, anh đã đọc kịch bản của Sếch- xpia chưa?
Dạ,chưa ạ.
Ồ thế thì anh đã mất một phần ba cuộc đời rồi. Còn tiểu thuyết của Huy- gô ?
Thưa ngài, Cũng chưa ạ.
Nếu thế cũng mất một phần ba cuộc đời nữa.
Vừa lúc ấy sóng biển nổi lên, con tàu tròng trành, nghiêng ngả, thủy thủ hỏi nhà văn:
Thưa ngài, ngài có biết bơi không ạ?
Không, tôi không biết bơi,- Nhà văn trả lời.
Thế thì nếu chẳng may sóng biển đánh chìm tàu thì ngài mất ba phàn ba cuộc đời.
 (Theo Truyện vui về các nhà văn)
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Trong truyện vui trên, có những nhân vật nào? (M1)
A. Sếch-xpia, Huy-gô, ông nhà văn, anh thủy thủ.
B. Ông nhà văn, anh thủy thủ.
C. Ông nhà văn, anh thủy thủ, thuyền trưởng.
2. Mỗi lần anh thủy thủ nói chưa đọc kịch banrcuar Sếch-xpia hoặc chưa đọc tiểu thuyết của Huy-gô, nhà văn đã nói gì? (M1)
A. Thế thì anh thủy thủ đã mất một phần ba cuộc đời.
B. Thế thì anh thủy thủ đã mất cả cuộc đời.
C. Thế thì anh thủy thủ nên tìm sách để đọc.
3. Khi nào nhà văn cho biết mình không biết bơi, anh thủy thủ đã nói gì? (M2)
A.Thế thì nhà văn nên tập bơi.
B. Thế thì nhà văn đã mất một phần ba cuộc đời.
C. Nếu sóng biển đánh chìm tàu thì nhà văn sẽ mất ba phần ba cuộc đời.
4. Câu chuyện này nói về điều gì? (M3)
A. Anh thủy thủ muốn trêu chọc nhà văn vì nhà văn đã quá cường điệu về ý nghĩa của việc đọc các tác phẩm văn chương.
B, Người ta cần phải biết bơi khi đi tàu biển.
C. Người ta cần phải đọc các phẩm của nhà văn nổi tiếng.
5. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy? (M2)
A. Để cơ thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục.
B. Để cơ thể, khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục.
C. Để cơ thể khỏe mạnh, em phải năng tập, thể dục.
6. (M3) Điền dấu phẩy, dấu hai chấm hoặc dấu chấm than thích hợp vào đoạn văn sau:
Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu trượt tay ngã xuống đất vừa luôn miệng khuyến khích "Cố lên Cố lên"
7. (M4) Đặt một câu có sử dụng phép nhân hóa để nói về việc tập thể dục.
III: Chính tả + Tập làm văn
Chính tả ( nghe viết ) ( 4điểm )
Bài : “Con cò” ( TV 3/ Tập 2/ Tr.111 )
Từ : “Một con cò trắng đang bayđi trên doi đất”
 B.Tập làm văn ( 6 điểm )
Viết một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường ( chăm sóc cây hoa, quét dọn rác ở lớp, dọn vệ sinh đường làng, đường phố,)
 Gợi ý :
	 a/ Tên việc tốt đã làm
 b/ Diễn biến công việc
 c/ Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó
ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 3
 A- KIỂM TRA ĐỌC:
Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm):
Câu 1, câu2, mỗi câu được 0,5 điểm câu 3,câu 4, câu 5, câu 6, câu 7 mỗi câu được 1,0 điểm.
Đáp án:
Câu 1: b
Câu 2: a
Câu 3: c
Câu 4: a
Câu 5: a
Câu 6: Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu trượt tay ngã xuống đất, vừa luôn miệng khuyến khích: "Cố lên! Cố lên!"
Câu 7: VD: Em rất thích rèn luyện với anh cầu lông vào buổi sáng.
ĐỀ 4
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KỲ II LỚP 3
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Độc thành tiếng: (6 điểm) GV chọn các bài tập đọc đã học trong sách Tiếng việt lớp 3 tập 2 cho học sinh đọc và trả lời các câu hỏi rồi cho điểm. 
II. Đọc thầm : (4 điểm)
 Đọc thầm bài: ”Hũ bạc của người cha” và làm bài tập sau:
Hũ bạc của người cha
 1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng.
	Một hôm, ông bảo con:
	- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây !
2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng :
	- Đây không phải tiền con làm ra.
3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành dụm được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.
4. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiên về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt :
	- Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.
	5. Ông đào hũ bạc lên, đưa cho con và bảo :
	- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con. 
TRUYỆN CỔ TÍCH CHĂM
 * Dựa vào nội dung bài, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất câu 1, 2, 3 và 5, 6, 7:
Câu 1: Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì ?( 1đ) (M1)
 A. Ông lão buồn vì gia đình nghèo túng thiếu
Ông lão buồn vì anh con trai lười biếng
Ông lão buồn vì bà mẹ sợ con vất vả
Câu 2: Ông lão muốn con trai trờ thành người như thế nào ? (1đ) (M1)
 A. Ông lão muốn con trai mình trở thành người giàu có
Ông lão muốn con trai mình phải cực khổ, vất vả 
Ông lão muốn con trai mình trở thành người siêng năng, chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm
Câu 3: Trong các câu dưới đây, câu nào chỉ hoạt động ? (1đ) (M1)
 A. Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm.
Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra
 C. Ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng
Câu 4: Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện (2 đ) (M4)
Câu 5: Câu: Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra thuộc kiểu câu gì?(1đ) (M3)
 A. Ai là gì ? 
B. Ai làm gì ? 
C. Ai thế nào ?
Câu 6: Tìm từ nào dưới đây là cặp từ trái nghĩa ? (1đ) (M2)
 A. Cần cù – siêng năng.
 B. Siêng năng – lười biếng.
 C. Hiền lành – ngoan ngoãn.
Câu 7: Trong câu “Ông đào hũ bạc lên.” từ đào là từ(1đ) (M2)
A. chỉ đặc điểm
B. chỉ trạng thái
C. chỉ hoạt động Câu 8: (2 đ) (M3) Em hãy ghi lại từ chỉ trạng thái trong câu sau: “Ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng.
ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT
 I- TIẾNG VIỆT ( Đọc hiểu): 4 điểm
 PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ) 
Câu 1: B ( 1 điểm). 
Câu 5: B ( 1 điểm). 
Câu 2: C ( 1 điểm). 
Câu 6: B ( 1 điểm). 
Câu 3: B ( 1 điểm)
Câu 7 : C (1 điểm)
Câu 4: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải
 ( 2 điểm). 
Câu 8: buồn ( 2 điểm). 
ĐỀ 5
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KỲ II LỚP 3
(Thời gian: 90 phút)
Kiểm tra đọc ( 10 đ) 
1 . Kiểm tra đọc thành tiếng ( 4 đ) 
2 .Kiểm tra đọc hiều ( 6 đ)
 Đọc bài sau và trả lời câu hỏi : 
CHIẾC GỐI
Ngày ấy , gia đình tôi còn khó khăn nên ngoài hai buổi đi làm , mẹ tôi còn nhận thên vải để may mong tăng thêm thu nhập cho gia đình . 
Một hôm , trong lúc dọn dẹp nhà cửa , tôi thấy mẹ nhìn cái hộp chứa đầy vải vụn và lẩm nhẩm :
Cái này làm gì được nhỉ ?
Lúc sau ,mẹ quay sang tôi , nói :
A , phải rồi ! Mẹ sẽ làm cho Cún một cái gối .
Nghe mẹ nói vậy , tôi hớn hở cùng mẹ bắt tay vào để làm gối . Đầu tiên mẹ lựa các mảnh vải xanh thật đẹp để riêng cùng với một vài mảnh vải khác . Còn bao nhiêu vải vụn mẹ cắt nhỏ ra để làm ruột gối . 
Sao mẹ không để cả miếng vải cho đỡ mất công cắt ạ ?
Bởi vì như thế nó sẽ không mềm . Mẹ sợ con không ngủ được .
Cứ thế , tôi thức cùng mẹ để hoàn thành chiếc gối . Rồi đêm khuya tôi ngủ lúc nào không hay , chỉ biết rằng đôi lúc đôi lúc chập chờn , tôi vẫn cảm thấy có ánh điện . Chắc mẹ vẫn chưa ngủ .
Ba ngày sau , chiếc gối hoàn thành , một chiếc gối bằng vải màu xanh xen lẫn một vài miếng vải đỏ và vàng . Nhưng đối với tôi nó không chỉ có vậy . Bởi vì Khi mẹ may cho tôi chiếc gối , mẹ đã như cho tôi một bầu trời xanh trong đầy mơ ước , nơi đó có vầng thái dương chói lọi dẫn bước tôi đi tới nhiều chân trời mới mang một hành trang đặc biệt . Đó là tình yêu bao la của mẹ .
( Phan Thu Hương )
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng : 
1 . Ngoài hai buổi đi làm , mẹ Cún làm công việc gì để tăng thu thêm nhập cho gia đình ? (M1)
A . Thêu khăn , gối B . May quần áo C . Đan len
2. Khi thấy hộp vải vụn , mẹ quyết định làm gì ? (M2)
A . Làm cho con một cái gối .
B . Khâu cho con một cái vỏ chăn .
C. May cho búp bê một bộ quần áo .
ĐỀ 6
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIẾT CUỐI HỌC KỲ II LỚP 2
 ĐỀ1
 A. Kiểm tra đọc :(10điểm)
 I.Đọc thành tiếng : (4 điểm)
1. HS đọc đoạn: “Từ Đặc biệt, gấu trắng rất tò mò .đến anh ném lại cái mũ.” Bài: Gấu trắng là chúa tò mò , trang53 . TV lớp2 tập 2
Câu hỏi:-Tính nết của gấu trắng có gì đặc biệt?
2. HS đọc đoạn: “ Từ: Cây to nhất .đến hết thân của nó” Bài: Bạn có biết?, Trang85 ,TV2 tập 2
Câu hỏi : Cây Bao –báp to nhất ở đâu?
3. HS đọc đoạn:” Từ: Đã sang tháng ba.quẩn ở bên anh”Bài: Đàn bê của anh Hồ Giáo. Trang140, TV 2 tập 2
Câu hỏi: Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vìđẹp như thế nào?
 II. Đọc hiểu: ( 6 điểm); ( 35 phút)
Chuyện trên đường
 Sáng nay, trên đường đi học về, Nam gặp bà cụ đã già ,mái tóc bạc phơ, đứng trên hè phố, Có lẽ cụ muốn qua đường nhưng không sang được. Dưới lòng đường, xe cộ đi lại nườm nượp. 
 Nam nhẹ nhàng đến bên cụ và nói: 
 - Bà cầm tay cháu. Cháu sẽ dắt bà qua đường .
 Bà cụ mừng quá, run run cầm lấy tay Nam. Hai bà cháu qua đường. Người, xe bỗng như đi chậm lại để nhường đường cho hai bà cháu .
Câu 1: ( M1- 0,5 điểm)
 Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng. 
 Trên đường đi Nam gặp: 
 A. Bà ngoại B. Một bà cụ già C. Nhiều xe trên đường D.Chú cảnh sát .Câu 2: ( M1-0,5 điểm)
 Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng. 
 Bạn Nam có điểm đáng khen là :
 A. Biết giúp đỡ người già yếu . B Dũng cảm C.Chăm chỉ D.Siêng năng.
Câu 3: ( M2 -0,5 điểm)
 Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng. 
 Bà cụ muốn:
 A. Đón xe về quê B.Tìm người nhà C. Lên ô tô D. Sang bên kia đường.
Câu 4: ( M2 -0,5điểm)
 Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng. 
 Trong câu : “ Bà cụ không qua đường được vì xe cộ đi lại nườm nượp” Bộ phận in đậm trong câu trả lời cho câu hỏi nào ?
 A Vì sao ? B.Thế nào ? C Làm gì? D. Ở đâu?
Câu 5: ( M3 - 1điểm)
 Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của Nam ?
 Viết 1-2 câu nêu suy nghĩ của em :
Câu 6: (M4 - 1điểm)
 Nếu em gặp một bà cụ già giống như trong câu truyện em sẽ làm gì?
 Viết 1-2 câu nêu suy nghĩ của em :
Câu 7: (M1- 0,5 điểm)
 Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau:
 “ Bà cầm tay Nam”
Câu 8 : ( M2 - 0,5 điểm)
 Nói lời đáp của em .
 Khi một cụ già cảm ơn em vì em đã chỉ đường cho cụ.
 Lời đáp của em:
Câu 9 : ( M3 -1điểm)
 Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp dưới đây.
 Trên đường đi học Nam giúp bà cụ qua đường.
B. Kiểm tra viết: ( 10 điểm); ( 50 phút)
 I.Chính tả ( nghe viết)-(4 điểm);( 20 phút) 
 Xem truyền hình 
 Chưa đến 7 giờ, nhà chú Na đã chật ních người. Ai cũng háo hức chờ xem cái máy phát hình xã mình thế nào. Đây rồi ! Giọng cô phát thanh viên trong trẻo: “Vừa qua, xã Hoa Ban đã tổ chức lễ kỉ niệm sinh nhật Bác và phát động trồng 1000 gốc thông phủ kín đồi trọc.” 
 II.Tập làm văn : ( 6 điểm);(30 phút)
 Viết một đoạn văn ngắn kể về một loài cây mà em thích 
ĐÁP ÁN : TIẾNG VIỆT ĐỀ 1
1. Gấu trắng là chúa tò mò.
 Câu hỏi: Tính nết của gấu có gì đặc biệt?
 Trả lời: Gấu có tính tò mò.
2. Bạn có biết?
 Câu hỏi : Cây Bao –báp ở đâu?
 Trả lời :Cây bao- páp ở châu Phi .
3. Đàn bê của anh Hồ Giáo
 Câu hỏi: Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì đẹp như thế 
nào ?
 Trả lời: Không khí trong lành , bầu trời cao vút
II. Đọc hiểu: (6điểm)
Câu1 : 0,5 điểm Khoanh vào B
Câu2 : Khoanh vào A
Câu 3: Khoanh vào D
Câu 4 Khoanh vào A
Câu 5 : 1 điểm: Suy nghĩ giêng của từng HS
 ( VD: Nam đã hành động đúng và việc làm tốt.
 Hoặc: Hành động và việc làm của Nam thật đáng khen. ) 
Câu 6 : 1 điểm : Suy nghĩ giêng của từng HS
 VD: Em sẽ giúp bà cụ qua đường.
 Hoặc: Em sẽ gọi người giúp cụ qua đường.
Câu 7: Bà làm gì?
Câu 8 : ( VD: Dạ việc nhỏ cháu nên làm ạ 
 Hoặc: Dạ không có gì a. )
Câu 9 : 1 điểm Trên đường đi học , Nam giúp bà cụ qua đường.
3. Những chi tiết nào cho thấy sự quan tâm , lòng yêu thương con người mẹ khi làm cho em chiếc gối ? (M1)
A. Nhận may them ngoài giờ để tăng them thu nhập cho gia đình .
B. Thấy nhiều miếng vải vụn nghĩ ngay đến việc làm cho con một chiếc gối .
Cắt nhỏ những miếng vải vụn để gối êm , con ngủ ngon giấc .
D. Thức rất khuya để may gối cho con .
4 . Vì sao với Cún , chiếc gối lại chứa cả một bầu trời xanh trong đầy ước mơ , là một hành trang đặc biệt ? (M2)
A. Vì chiếc gối rất đẹp .
B . Vì chiếc gối rất êm .
C. Vì mẹ Cún đã cảm nhận được tình yêu bao la của mẹ trong chiếc gối mẹ đã may cho bạn .
5. Đặt mình vào vai cún trong chuyện , em hày viết 5 đến 6 câu nói lên cảm nghĩ của mình khi nhận được chiếc gối từ tay mẹ .(M4)
6. Những từ nào có thể nói về tình cảm của mẹ đối với Cún ? (M2)
A. yêu thương B. chăm sóc C. quan tâm D. chăm chỉ 
E .chụi khó 
7 . Hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về : (M3)
A. Người mẹ trong câu chuyện .
B. Nhân vật Cún . 
C. Chiếc gối .
8 . Viết một câu theo mẫu Ai là gì ? (M3)
9.Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (M2)
 Lúc nào ở đâu quanh chúng con cũng mang dấu tay mẹ . 
 A . Kiểm tra viết ( 10đ)
1 Chính tả nghe -viết ( 4 đ)
2 .Tập làm văn ( 6đ ) 
Háy viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu ) trong đó có sủ dụng phép nhân háo để tả bầu trời buổi sớm hoặc một vườn cây .
ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT
A . kiểm tra đọc ( 6đ)
câu :B ( 0,5đ)
câu : A ( 0,5đ)
câu : B , C , D ( 0,5đ)
câu : C ( 0,5đ)
 5. ( 1đ)
 6. câu : A ,B ,C ( 0,5đ)
 7. ( 1đ)
 8. ( 1đ)
 9. ( 0,5đ)
 B . Kiểm tra viết ( 10 đ)
 Quê hương
Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú . Thảo rất yêu quê hương mình . Thảo yêu mái nhà tranh của bà , yêu dàn hoa thiên lý tỏa mùi hương thơm ngát , yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đua , yêu cả những đứa trẻ thơ hồn nhiên mà tinh nghịch . Thảo lớn lên ở nơi đây .Nơi thơm hương cáh đồng lúa chín ngày mùa , thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy , nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao cao , cao mãi .
Đề số 7
A.Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) 
Đoạn: Bài :Nhà bác học và bà cụ. “Ê-đi-xơn.....thùm thụp.”
(SGK TV 3, tập 2 trang 31)
Câu hỏi 1 : SGK TV 3, tập 2 trang 32
Đoạn: Bài :Nhà ảo thuật.“Ở nhiều nơi ... rất cần tiền”.
(SGK TV 3, tập 2 trang 40)
Câu hỏi 1 : SGK TV 3, tập 2 trang 41
Đoạn: Bài: Rước đèn ông sao. “Tết Trung thu ... nom rất vui mắt”.
(SGK TV 3 tập 2 trang71)
Câu hỏi 1: SGK TV 3, tập 2 trang 71
II. Đọc hiểu (6 điểm) (Thời gian: 35 phút)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Mùa hát bội (1)
Khi đoàn hát dựng rạp xong, mặt trời vừa xuống núi, bò chưa về kịp đến chuồng, dải ruộng cấy chưa hết luống, đã nghe thùng... thùng... Mọi người đều vội vàng bữa cơm chiều. Rồi trẻ già trai gái hối hả đến sân hát. Đám trẻ con chen chúc như nêm cối sau rạp để xem kép hát hóa trang : Quan Công mặt đỏ râu dài, cầm thanh đao chống cao tới mũ ; Trương Phi thì mặt rắn râu xoắn, bước đi rung reng tiếng lục lạc, mắt sáng quắc, hét lên một tiếng là cả bọn chết điếng, dạt ra ngoài.
Dứt hồi trống, tiếng kèn, tiếng nhị rộ lên. Lũ con nít chui quanh chân người lớn, chen chân đến cạnh người cầm chầu, rồi ngồi ngay ngắn xem hát. Có những vở dài diễn 3, 4 đêm liền từ 8 – 9 giờ đêm cho tới sáng mà khán giả vẫn chật sân. Đám trẻ con thì mơ mơ tỉnh tỉnh, có đứa nằm lăn dưới cỏ cạnh người cầm chầu đánh một giấc dài rồi bừng thức dậy khi nghe tiếng Trương Phi thúc lính hạ thành.
 (MAI THÌ)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau:
Câu 1: (0,5đ-M1) Mọi người trong làng đều "vội vàng bữa cơm chiều" để làm gì?
a. Đi xem hát bội.
b. Giúp đoàn hát dựng rạp.
c. Cho đám trẻ con đi xem hát bội.
d. Cho trẻ con đi xem hội.
Câu 2: (0,5đ-M1) Những từ ngữ nào trong đoạn 1 cho thấy ai cũng háo hức xem hát bội?
a. Vội vàng bữa cơm chiều.
b. Hối hả đến sân hát, chen chúc sau rạp.
c. a và b đúng.
d. Mọi người dửng dưng.
Câu 3: (0,5đ-M2) Những hình ảnh nào trong đoạn 2 cho thấy các bạn nhỏ rất thích xem hát bội?
a. Chen nhau đến gần, dậy xem tiếp.
b. Người xem chật sân, bừng thức dậy.
c. Chui quan chân người lớn, chen đến gần, ngồi ngay ngắn xem.
d. Xô đẩy nhau vào xem.
Câu 4: (0,5đ-M1) Dòng nào sau đây gồm các từ chỉ đối tượng, hoạt động của hát bội?
a. Đoàn hát, kép hát, dựng rạp, hóa trang.
b. Đoàn hát, dựng rạp, kèn, nhị, trống, trẻ con.
c. Hát, dựng rạp, kép hát, Trương Phi, Quan Công.
d. Dựng rạp ,hát.
Câu 5: (1đ-M3) Bài văn trên có những từ nào là từ địa phương?	
a. Đoàn hát, nhị, hát bội.
b. Hát bội, kép hát, con nít.
c. Sân hát, đoàn hát, dựng rạp, kép hát.
d. Dựng rạp, hát kép.
Câu 6: (0,5đ-M2) Bài văn trên có hình ảnh so sánh nào?
a. Chen chúc như nêm cối.
b. Cả bọn chết điếng, dạt ra ngoài.
c. Bước đi rung rung tiếng lục lạc, mắt sáng quắc.
d. Đứa trẻ nhỏ nằm lăn dưới đất.
Câu 7: (1đ-M4) Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
a. Một hình ảnh so sánh.Đó là:
b. Hai hình ảnh so sánh. Đó là:
c. Ba hình ảnh so sánh. Đó là:
d. Bốn hình ảnh so sánh. Đó là:
Câu 8: (0,5đ-M2) Thay thế từ rộ lên bằng từ ngữ nào?
a. nổi lên b. vọng lên c. vang lên d. kêu lên
Câu 9: (1đ-M3) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây :
Dứt hồi trống tiếng kèn tiếng nhị rộ lên.
B.Kiểm tra viết(10 điểm)
I. Chính tả (Nghe - viết ) (4 điểm) (15 phút)
NGHỆ NHÂN BÁT TRÀNG
Em cầm bút vẽ lên tay
Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa:
Cánh cò bay lả bay la
Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng.
Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh quả bong đung đưa
Bút nghiêng, lất phất hạt mưa
Bút chao,gợn nước Tây Hồ lăn tăn.
Hài hòa đường nét hoa văn
Dáng em, dáng của nghệ Bát Tràng.
 (Hồ Minh Hà)
II. Tập làm văn: (6 điểm)(25 phút)
Em đã xem biểu diễn nghệ thuật (xem trực tiếp hoặc xem qua màn ảnh nhỏ). Hãy viết một đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) kể về một diễn viên hay một ca sĩ mà em yêu thích
BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
2/ Đọc hiểu: ( 6 điểm) 
Câu 1.0,5 điểmkhoanh vào a
Câu2. 0,5 điểm khoanh vào c
Câu 3. 0,5 điểmkhoanh vào c
Câu 4. 0,5 điểmkhoanh vào a
Câu 5. 1 điểmkhoanh vào b
Câu 6. 0,5 điểmkhoanh vào a
Câu 7. 1 điểm khoanh vào a : Đám trẻ con chen chúc như nêm cối .... dạt ra ngoài.
Câu 8. cho 0,5 điểmkhoanh vào a
- Câu 9.cho 1 điểm - Dứt hồi trống, tiếng kèn , tiếng nhị rộ lên
Đề số 8:	
A.Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) 
- Đoạn: bài: Đối đáp với vua. “Một lần ... không cho ai đến gần”.
(SGK TV 3, tập 2 trang 49)
 Câu hỏi 1 : SGK TV 3, tập 2 trang 50
- Đoạn: bài: Tiếng đàn. “Thủy nhận được cây đàn ... khẽ rung động”.
 (SGK TV 3, tập 2 trang 54)
 Câu hỏi 1 : SGK TV 3, tập 2 trang 55
- Đoạn: bài: Gặp gỡ ở Lúc–xăm-bua. “Hôm ấy ... Hồ Chí Minh”.
(SGK TV 3 tập 2 trang 98)
Câu hỏi 1: SGK TV 3, tập 2 trang 99.
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu : ( 6 điểm )
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi : 
 Một thành phố của Nam tư
 Đu – brốp – nic là thành phố tuyệt vời nằm bên bờ biển A – đri – a – tíc . 
 Nhà cửa , phố xã ở đây trông như những tảng đá lớn có nhiều bậc thang . Lỗi vào các ngôi nhà đôi khi giống như lỗi vào hang động xẻ ra trong vách đã . Nhưng gần đấy không ít những ngôi nhà tầng hiện đại vươn cao , đứng bên cạnh những kiến trúc cổ uy nghi đậm màu lichi sử .
 Theo những đường phố nhỏ dốc dần lên như những cầu thang bằng đá , tôi leo lên bức tường thành bao quanh thành phố . Dọc theo bức tường thành , cứ một quãng lại có cái tháp canh nhỏ bằng đã nhô cao trông như những vệ sĩ suốt đời tận tụy trung thành bảo vệ thành phố . Ghẽ mắt vào lỗ châu mai thì ơ kìa biển mênh mông trải rộng một màu xanh vời vợi . Sóng biển trào lên đập ầm ầm vào những vách đã rồi lại lui ra ra . Ngoài khơi là những con tàu lớn , mỗi con tàu bằng cả làng tôi . 
 Ngắm nhìn thành phố , tôi lại càng nhớ về Đa – ghe – Xtan quê hương . 
 ( Theo Ra – xun Gam – Za – top )
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng :
Câu 1 (0,5đ- M1) Nhà cửa , phố xá của thành phố Đu – brốp – nic có gì đặc biệt ?
a . Những tòa nhà cổ kính .
b .Những tòa nhà tầng hiện đại uy nghi vươn cao .
c . Như những tảng đã lớn nhiều bậc thang , lỗi vào như vào hang động . 
d. Đu – brốp – nic là thành phố tuyệt đẹp.
Câu 2 (0,5đ- M1) Nhà văn thấy những gì khi nhìn qua lỗ châu mai của tường thành ? 
a . Biển xanh vời vợi , sóng dội vào vách đã , những con tàu lớn .
b . Mặt biển mênh mông trải rộng với nhiều màu sắc khác nhau .
c . Những con sóng lớn dội vào vách đã và những tàu lớn ngoài khơi xa . 
d.Sóng biển trào lên đập ầm ầm.
Câu 3 (0,5đ- M2) Đứng bên cạnh những kiến trúc cổ uy nghi đậm màu lịch sử có gì đặc biệt ?
a . Những ngôi nhà cao tầng hiện đại vươn cao .
b . Những hàng cây xanh mượt . 
c . Con tàu bằng cả làng tôi . 
 d.Tôi còn nghĩ về Đa- ghe-Xtan quê hương.
Câu 4 (0,5đ- M1) Dọc theo bức tường thành cữ mỗi quãng chúng ta lại nhìn thấy những gì ? 
a . Bờ biển .
b . Những cái tháp canh nhỏ bằng đá . 
c. Màu xanh vời vợi .
d.Những con tàu lớn.
Câu 5 (1đ- M3) Nhà văn có cảm nghĩ gì khi ngắm nhìn phố Đu – brốp – nic ?
a . Rất yêu thích .
b . Nhớ về quê hương . 
c . Rất tự hào về quê hương . 
d.Rất xúc động về quê hương.
Câu 6 (1đ- M4)
 Đoạn văn “ Nhà cửa  màu lịch sử” có những hình ảnh so sánh nào ?
a . Trông như những tảng đã lớn có nhiều bậc thang .
b . Giống như lỗi vào hang động xẻ ra trong vách đã . 
c . a và b đúng .
d.Mỗi con tàu bằng cả làng tôi.
Câu 7 (0,5đ- M2) Trong câu “ Sóng biển trào lên đập ầm ầm vào những vách đã rồi lại lùi ra ra ” , sóng biển được nhân hóa bằng cách nào ? 
a . Dùng từ ngữ chỉ hoạt động của người .
b . Dùng từ ngữ xưng hô của người gắn cho vật . 
c . Dùng từ ngữ chỉ đạc điểm , tính cách của người . 
d.Dùng từ chỉ tình cảm con người.
Câu 8 (0,5đ- M2) Câu “ Ngắm nhìn thành phố , tôi lại càng nhớ về Đa – ghe – Xtan quê hương ” thuộc kiểu câu nào ? 
a . Ai là gì ? 
b . Ai làm gì ? 
c. Ai thế nào ?
d.Như thế nào ?
Câu 9 (1đ- M3) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây .
 Ngắm nhìn thành phố tôi lại càng nhớ về Đa – ghe – Xtan quê hương 
B . Kiểm 

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2.doc