Bộ Đề kiểm tra 45’ môn Sinh học 9

doc 8 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1239Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ Đề kiểm tra 45’ môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Đề kiểm tra 45’ môn Sinh học 9
ĐỀ KIỂM TRA 45’ MÔN SINH HỌC 9
Họ và tên GV: Nguyễn Thị Hương Nhu
Trường: THCS Lộc Hòa.
NỘI DUNG ĐỀ
A.Trắc nghiệm: (5 điểm)
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Kết quả của quy luật đồng tính của Menđen là:
A. Con lai ở thế hệ thứ nhất đồng tính trội. B. Con lai ở thế hệ thứ nhất đồng tính lặn
C. Con lai ở thế hệ thứ hai đồng tính trội. D. Con lai ở thế hệ thứ hai đồng tính lặn
 Câu 2: Kết quả của quy luật phân li của Menđen là:
A. F2 đồng tính trội B. F2 có tỉ lệ 3 trội 1 lặn
C. F2 có tỉ lệ 1 trội, 2 trung gian, 1 lặn D. F2 có tỉ lệ 1 trội, 1 lặn
 Câu 3: Ý nghĩa của cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?
A. Giúp cơ thể lớn lên. B. Thay thế các tế bào già đã chết.
C.Truyền đạt ổn định bộ NST đặc trưng của loài D. Cả A, B và C
 Câu 4: Theo NTBS của ADN trường hợp nào sau đây không đúng.
A. A+ G = T+X B. A= T ; G=X
C. A+ T+ G = A+ X +T D. A + X +T = G + X+ T
 Câu 5: Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền.
A. tARN B. mARN
C. rARN D. Cả a, b, c
 Câu 6: Các đơn phân của protein là:
A. A, U, G, X B. A, T, G, X
C. Các axit amin D. Cả a, b, và c 
Câu 7: Phép lai cho F2 có tỉ lệ 3 thân cao: 1 thân thấp là:
A. P: Aa x aa	B. P: Aa x Aa	C. P: Aa x aa	D. P: AA x AA
Câu 8: Hiện tượng trội không hoàn toàn là do:
A. Gen trội át không hoàn toàn gen lặn.	B. Hai gen không át nhau.
C. Tùy môi trường.	D. Tính trội át không hoàn toàn tính lặn.
Câu 9: Ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Một tế bào đang ở kỳ sau của giảm phân II sẽ có bao nhiêu NST đơn?
A. 2	B. 8.	C. 16.	D. 4
Câu 10: Số lượng NST của người là:
A. 2n = 46.	B. 2n = 24.	C. 2n = 10.	D. 2n = 48.
B. Tự luận: (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Nêu diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.
Câu 3: (3 điểm) Bài tập 
 Cho 2 giống lúa thân cao thuần chủng và thân thấp thuần chủng lai với nhau được F1 toàn lúa thân cao. Khi cho các cây lúa F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào ? Cho biết tính trạng thân cây chỉ do một nhân tố di truyền quy định
ĐÁP ÁN
Câu
 Trả lời 
 Điểm
1
A
0,5đ
2
B
0,5đ
3
D
0,5đ
4
D
0,5đ
5
B
0,5đ
6
C
0,5đ
7
 Các diễn biến cơ bản của quá trình nguyên phân.
a. Kì đầu : Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn. Các NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
b. Kì giữa : Các NST kép đóng xoắn cực đại các NST kép xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
c. Kì sau : Từng cặp NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
d. Kì cuối : Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng dợi mảnh dần thành chất nhiễm sắc.
2đ
8
 Mối quan hệ giữa gen và tính trạng :
Gen (Một đoạn ADN ) 1-> mARN 2-> Prôtêin 3-> Tính trạng
- Trình tự các Nu trong mạch khuân của ADN qui định trình tự các Nu của mạch mARN sau đó trình tự này qui định trình tự các aa trong cấu trúc bậc 1 của Pr. Protein tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng. Vậy gen qui định tính trạng .
2đ
9
 Bài tập.
Lập luận : Vì F1 toàn lúa thân cao, cho nên lúa thân cao là tính trạng trội,còn lúa thân thấp là tính trạng lặn.
- Quy ước kiểu gen : AA Lúa thân cao
 aa Lúa thân thấp
- Ta có sơ đồ lai : P : Lúa thân cao x Lúa thân thấp
 AA aa
 GP A a
 F1 : Aa ( 100% thân cao)
 Cho F1 x F1 : A a x A a
  : A, a A,a
 F2 : AA, Aa, Aa, aa
 3 thân cao : 1 thân thấp
3đ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 9
Họ và tên GV: Nguyễn Thị Hương Nhu
Trường: THCS Lộc Hòa.
NỘI DUNG ĐỀ
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Nguyên nhân gây đột biến gen là gì? 
A. Đột biến gen phát sinh do sự rối loạn trong quá trình tự sao chép ADN dưới tác dụng của các yếu tố tự nhiên.
B. Con người gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí và hoá học.
C. Do quá trình giao phối giữa các cá thể khác loài
D. Cả a và b.
2. Sự biến đổi số lượng NST thường thấy ở những dạng nào? 
A. Thể tam nhiễm B. Thể 1 nhiễm 
C. Thể không nhiễm D. Cả a, b và c 
3. Mức phản ứng là gì? 
A. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của 1 kiểu gen (hoặc chỉ 1 gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.
B. Mức phản ứng do kiểu gen qui định và được biểu hiện ra kiểu hình trong những môi trường nhất định.
C. Kiểu gen qui định mức phản ứng, môi trường qui định sự biểu hiện tính trạng.
D. Cả a & b 
4. Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống?
A. Do con cái sinh ra mang cặp gen dị hợp với tỉ lệ cao.
B. Do làm cho các đột biến lặn có hại được biểu hiện trên thể đồng hợp ở đời con.
C. Do làm tăng tỉ lệ đồng hợp trội ở đời con.
D. Do bố mẹ không thích ứng với điều kiện sống.
Câu 2: Chọn những cụm từ: Độ ô nhiễm, chống vũ khí, môi trường, hoá chất, tật di truyền. Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau: 
 Các chất phóng xạ, các...................có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tăng ......................môi trường và làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh, ...................... nên cần phải đấu tranh.....................hạt nhân, vũ khí hoá học và chống ô nhiễm
Câu 3: Cho sơ đồ phả hệ với sự di truyền màu mắt ở người như: 
- Với qui ước: + Mắt nâu: 	ở nam + Mắt đen: ở nam ¢	 ở nữ 	 ở nữ ˜ 
 - Đời P: 	˜ 
 F1: 
 ˜ ¢ 
 F2: ¢ ˜ 
 Dựa vào sơ đồ phả hệ trên cho biết: 
 a. Màu mắt đen và nâu, màu mắt nào là trội? 
 b. Sự di truyền của màu mắt này có liên quan đến giới tính hay không? Tính trạng màu mắt do bao nhiêu kiểu gen qui định? 
Câu 4: Thế nào là trẻ đồng sinh cùng trứng? Đặc điểm di truyền của trẻ đồng sinh cùng trứng?
ĐÁP ÁN
- Câu 1: 1d; 2d; 3a; 4b; ( 0,5 x 4 = 2 điểm) 
- Câu 2: Trình tự là: Hoá chất, độ ô nhiễm, tật di truyền, chống vũ khí, môi trường, 
( 0,5x5=2,5)
- Câu 3: a. Qua sơ đồ phả hệ ta thấy: ở đời con: F1 chỉ có màu mắt nâu được biểu hiện. Như vậy màu mắt nâu là tính trạng trội so với màu mắt đen ( 1,5 điểm) 
b. ở đời F2, màu mắt nâu và màu mắt đen đều xuất hiện ở cả nam lẫn nữ với tỉ lệ 1: 1 chứng tỏ Sự di truyền màu mắt không liên quan đến giới tính và sự di truyền màu mắt này chỉ di 1 cặp gen kiểm soát. ( 1,5 điểm) 
- Câu 4: Trẻ đồng sinh cùng trứng là: Từ 1 trứng thụ tinh cùng với 1 tinh trùng tạo thành 1 hợp tử, trong các lần nguyên phân từ thứ 1 đến thứ 3 của hợp tử, các TB con tách riêng, có thể phát triển thành các trẻ đồng sinh cùng trứng ( 0,5 điểm) 
- Đặc điểm di truyền của trẻ đồng sinh cùng trứng: ( 2 điểm)
 + Có kiểu gen giống nhau ¦ cùng giới tính.
 + Nếu được nuôi dưỡng trong cùng điều kiện giống nhau thì các tính trạng biểu hiện thường giống nhau.
 + Khi nuôi dưỡng trong những điều kiện khác nhau thì kiểu hình biểu hiện cũng có thể khác nhau.
 + Trong quá trình phát triển cá thể, kiểu gen có thể đột biến khác nhau dẫn đến kiểu hình biểu hiện khác nhau.
ĐỀ KIỂM TRA 45’ HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 9
Họ và tên GV: Nguyễn Thị Hương Nhu
Trường: THCS Lộc Hòa.
ĐỀ BÀI
I.Trắc nghiệm(3đ)
Khoanh tròn chữ cái A,B,C,D đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1 : Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống :
A. Giao phấn sảy ra ở thực vật B. Giao phối ngẫu nhiên ở động vật
C. Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật
D. Lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau
Câu 2. Giao phối cận huyết là :
A. Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ B. Lai giữa các cây có cùng kiểu gen
C. Giao phối giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau
D. Giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.
Câu 3. Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định là:
A. Quần xã sinh vật B. Quần thể sinh vật C. Hệ sinh thái D. Quan hệ hỗ trợ
Câu 4. Tảo quang hợp và nấm hút nước hợp lại thành địa y. Tảo cung cấp chất dinh dưỡng còn nấm cung cấp nước là ví dụ về:
 A. Ký sinh B. Cạnh tranh C. Hội sinh D. Cộng sinh
Câu 5. Nhóm ĐV hằng nhiệt là:
 A. Cá, chim, thú B.Chim, thú, bò sát C. Bò sát lưỡng cư D. Chim, thú.
Câu 6. Đặc điểm có ở quần xã và không có ở quần thể.
 A.Có số cá thể cùng 1 loài B. Cùng sống trong 1 không gian xác định
 C Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài D. Có hiện tượng sinh sản
 II. Tự luận ( 7 điểm )
Câu 1.( 2đ) Ưu thế lai là gì? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống ?
Câu 2:( 2đ) Môi trường là gì ? Kể tên 5 nhân tố vô sinh và 5 nhân tố hữu có trong môi trường trường học. (2đ)
Câu 3.(3đ ) Lưới thức ăn là gì ? Cho 1 sơ đồ lưới thức ăn sau:
	 3 4
 2	 6	5
 1
 Hãy xác định tên các sinh vật cho mỗi mắt xích trong lưới thức ăn. 
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH HỌC 9
Câu
Các ý trong câu
Điểm
I TNKQ
1C: 2D; 3B: 4D: 5D: 6C ( Mỗi ý đúng 0,5đ)
3đ
II.Tự luận
1đ
1(2Đ)
- Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sinh trưởng, phát triển, chống chịu, năng suất.
- Ưu thế lai biểu hiện rõ khi lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1 giảm dần ở các thế hệ tiếp theo
Nếu nhân giống thì sang thế hệ sau các gen lặn gây hại ở trạng thái đồng hợp sẽ biểu hiện tính trạng.
1đ
1đ
2(2Đ)
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.
- VD 5 nhân tố vô sinh
 Nước, đất,không khí,lớp học, bàn ghế
- VD 5 nhân tố vô sinh
 Cây xanh,các bạn, thầy cô giáo, giun, chim
1đ
1,đ
3(3Đ)
Lưới thức ăn: Chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn 
- Một lưới thức ăn:
	 chim mèo
 Sâu bọ ngựa	 vi sinh vật
 Rau
1đ
2đ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 9
Họ và tên GV: Nguyễn Thị Hương Nhu
Trường: THCS Lộc Hòa.
NỘI DUNG ĐỀ
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) 
 Khoanh tròn chữ cái A,B,C,D đầu câu trả lời đúng nhất ?
Câu 1: Nhóm nào thuộc toàn tài nguyên không tái sinh.
 A. Đất, dầu lửa, than đá B. Dầu lửa, than đá, khí đốt
 C. Đất, nước, rừng D. Khí đốt, rừng, than đá
Câu 2: Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài sống trong một khu vực nhất định, vào cùng một thời điểm, có khả năng sinh sản là: 
A . Hệ sinh thái .	 B. Quần xã sinh vật. 	
C. Quần thể sinh vật .	D. Cả A và B.
Câu 3: Cỏ dại thường mọc lẫn với lúa trên cánh đồng làm cho năng suất lúa giảm. Giữa cỏ dại và lúa có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây. 
 A . Hội sinh	 B. Cộng sinh 	 C. Kí sinh 	D. Cạnh tranh. 
Câu 4: Sự khác nhau cơ bản giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác là do nguyên nhân nào? 
 A. Xã hội con người có lao động và tư duy. B. Xã hội con người có pháp luật. 
 C. Xã hội con người có giáo dục.	 D. Xã hội con người có kinh tế. 
Câu 5: Sinh vật phân giải là.
 A. Thực vật B. Động vật C. Vi khuẩn, nấm D. Đất, nước
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây về giới hạn sinh thái là đúng? 
 A. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật với một nhân tố sinh thái nhất định. 
 B. Giới hạn sinh thái là khoảng giao động của một nhân tố sinh thái. 
C. Giới hạn sinh thái là khoảng giao động của một nhân tố sinh thái trong đó sinh vật có thể sống. 
 D. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật với các nhân tố sinh thái. 
II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu 1 Tại sao khi lai giữa hai dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất? (2đ)
Câu 2 Trình bày những nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái MT do hoạt động của con người ? Nêu các biện pháp khắc phục. (3đ)
Câu 3 Vẽ sơ đồ về giới hạn sinh thái của loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 00c đến + 560c, trong đó điểm cực thuận là + 320c ? (1đ)
Câu 4: Hãy vẽ một lưới thức ăn từ các sinh vật sau: Cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái,rắn, châu chấu, diều hâu, vi khuẩn, cáo, gà rừng,dê, hổ? (1đ)
ĐÁP ÁN 
Câu
Các ý trong câu
Điểm
TNKQ
1B, 2C, 3D, 4A, 5C, 6ª (Mỗi ý đúng 0,5đ)
3
TLuận
Câu1
Vì ở 2 dạng bố mẹ thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu hiện một số đặc điểm xấu. Khi lai chúng với nhau chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện ở F1
2
Câu 2
+) Có rất nhiều hoạt động của con người trở thành tác nhân làm suy thoái MT:
- Đốt phá rừng để trồng trọt, săn bắt thú bừa bãi
- Khai thác khoáng bừa bãi, thiếu quy hoạch
- Hoạt động công nghiệp
- Chiến tranh
- Sự tăng nhanh dân số. 
+) Biện pháp khắc phục:
- Hạn chế phát triển dân số quá nhanh
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
- Bảo vệ các loài sinh vật
- Phục hồi rừng và trồng mới
- Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
- Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi có năng xuất cao.
1,5
1,5
Câu 3
 Mức
 độ 
 sinh 
 trưởng
 00 320 560 Nhiệt độ
1
Câu 4
Cây cỏ bọ rùa 
 châu chấu ếch nhái rắn diều hâu vi 
 gà rừng cáo khuẩn
 dê hổ 
1
Ngày 10/3/2016
Ký duyệt của TTCM
Ký duyệt của Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docBo_de_kiem_tra_sinh_hoc_9.doc