Bộ đề 15 câu trắc nghiệm môn Tiếng Việt Lớp 5

docx 4 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 1418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề 15 câu trắc nghiệm môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề 15 câu trắc nghiệm môn Tiếng Việt Lớp 5
ĐỀ SỐ 1. TRẮC NGHIỆM TIẾNG VIỆT
Câu 1: Từ nào dưới đâycó tiếng bảo không mang nghĩa “giữ, chịu trách nhiệm”
	a, bảo vệ	b, bảo kiếm	
	c, bảo hành	d, bảo quản
Câu 2: Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại:	 	
a, 	cầm 	b, nắm	c, cõng	d, xách
Câu 3: Từ nào dưới đây không phải là danh từ?
a, niềm vui 	b, màu xanh	 	c, nụ cười 	d, lầy lội
Câu 4: Câu “Ăn xôi đậu để thi đậu.” từ đậu thuộc:
a,	Từ nhiều nghĩa. 	b, Từ trái nghĩa.	
c,	Từ đồng nghĩa.	d, Từ đồng âm.
Câu 5: Hãy nhận xét cách sắp xếp vị trí trạng ngữ trong các câu dưới đây và khoanh tròn vào những chữ cái có cách sắp xếp đúng:
	a, Lúc tảng sáng, ở quãng đường này, lúc chập tối, xe cộ đi lại tấp nập. 
	b, Lúc tảng sáng và lúc chập tối, ở quãng đường này, xe cộ đi lại tấp nập. 
	c, Ở quãng đường này, lúc tảng sáng và lúc chập tối, xe cộ đi lại tấp nập. 
	d, Lúc chập tối ở quãng đường này, lúc tảng sáng và lúc chập tối, xe cộ đi lại tấp nập. 
Câu 6: Câu: “Bạn có thể đưa cho tôi lọ mực được không?”
a,	Câu cầu khiến	b, câu hỏi
c, Câu hỏi có mục đích cầu khiến	d, câu cảm
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
a,	Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ.
b,	Sau nhiều năm xa quê, giờ trở về, nhìn thấy dòng sông đầu làng, tôi muốn giang tay ôm dòng nước để trở về với tuổi thơ.	
c,	Mùa xuân, hoa đào, hoa cúc, hoa lan đua nhau khoe sắc.
d,	Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu âu yếm.
Câu 8: Câu nào sau đây không phải là câu ghép ?
a,	 Cánh đồng lúa quê em đang chín rộ.
b,	Mây đen kéo kín bầu trời, cón mưa ập tới.	
c,	Bố đi xa về, cả nhà vui mừng.
d,	Bầu trời đầy sao nhưng lặng gió.
Câu 9: Dòng nào dưới đây gồm toàn các từ láy?
a,	Bằng bằng, mới mẻ, đầy đủ, êm ả.
b,	Bằng bằng, cũ kĩ, đầy đủ, êm ái.	
c,	Bằng phẳng, mới mẻ, đầy đặn, êm ấm.
d,	Bằng bằng, mơi mới, đầy đặn, êm đềm.
Câu 10: Cho các câu tục ngữ sau:
	- Cáo chết ba năm quay đầu về núi.
	- Lá rụng về cội.
	- Trâu bảy năm còn nhớ chuồng.
Dòng nào dưới đây giải nghĩa chung của các câu tục ngữ đó?
a,	Làm người phải thủy chung.
b,	Gắn bó quê hương là tình cảm tự nhiên.	
c,	Loài vật thường nhớ nơi ở cũ.
d,	Lá cây thường rụng xuống gốc.
Câu 11: Thành ngữ nào dưới đây nói về lòng dũng cảm?
a,	 Chân lấm tay bùn.	b, Đi sớm về khuya.	
c,	Vào sinh ra tử.	d, Chết đứng còn hơn sống quỳ.
Câu 12: Cuối bài thơ “Hành trình của bầy ong” tác giả có viết:
	“ Bầy ong giữ hộ cho người
	Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.”
Hai dòng thơ trên ý nói gì?
a,	Bầy ong đã làm cho những mùa hoa tàn phai nhanh.
b,	Bầy ong đã làm cho những mùa hoa không bao giờ hết. 	
c,	Bầy ong đã giữ những giọt mật cho đời.
d,	Bầy ong giữ được những hương vị của mật hoa cho con người sau khi các mùa hoa đã hết.
Câu 13: Cặp quan hệ từ trong câu sau biểu thị quan hệ gì?
	“ Không chỉ sáng tác nhạc, Văn Cao còn viết văn và làm thơ” 
a,	 Quan hệ nguyên nhân – kết quả.	b, Quan hệ tương phản.
c,	Quan hệ điều kiện – kết quả.	d, Quan hệ tăng tiến.
Câu 14: Từ ngữ nào dưới đây viết đúng chính tả
a,	xuất xắc 	b, suất sắc	
c,	xuất sắc	d, suất xắc
Câu 15: Đoạn thơ sau có mấy tính từ:
	“ Bao nhiêu công việc lặng thầm
	 Bàn tay của bé đỡ đần mẹ cha
	Bé học giỏi, bé nết na
	 Bé là cô Tấm, bé là bé ngoan."
a,	2 tính từ 	 b, 3 tính từ 	 c,	 4 tính từ 	d,	5 tính từ 
ĐỀ SỐ 2. TRẮC NGHIỆM TIẾNG VIỆT
Câu 1: Từ nào là từ trái nghĩa với từ “ thắng lợi”?
a, thua cuộc	 b, chiến bại	 c, 	 tổn thất	d, thất bại
Câu 2: Từ nào sau đây gần nghĩa với từ hòa bình?
a,	bình yên 	 b, hòa thuận 	c, thái bình	 d, hiền hòa
Câu 3: Dòng nào dưới đây chỉ gồm toàn động từ?
a,	Niềm vui, tình yêu, tình thương, niềm tâm sự. 
b,	Vui chơi, đáng yêu, đáng thương, sự thân thương.	
c,	Vui chơi, yêu thương, thương yêu, tâm sự
d,	Vui chơi, niềm vui, đáng yêu, tâm sự.
Câu 4: Từ nào sau đây viết đúng chính tả?
a, chăm lo	 b, Chăm no	 c, Trăm no	 	d, Trăm lo
Câu 5. Từ điền vào chỗ chấm trong câu: “ Hẹp nhà . bụng” là:
a,	nhỏ 	 b, rộng	 c, to 	d, tốt
Câu 6: Dòng nào toàn từ láy?
a,	 xa xôi, mải miết, mong mỏi, mơ mộng.
b,	xa xôi, mải miết, mong mỏi, mơ màng.	
c,	xa xôi, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng.
d,	xa xôi, xa lạ, mải miết, mong mỏi.
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào có từ ăn được dùng theo nghĩa gốc?
a,	Làm không cẩn thận thì ăn đòn như chơi. 
b,	Chúng tôi là những người làm công ăn lương	
c,	Cá không ăn muối cá ươn.
d,	Bạn Hà thích ăn cơm với cá.
Câu 8: Câu tục ngữ: “ Đói cho sạch, rách cho thơm” có ý khuyên chúng ta điều gì?
a,	 Đói rách cũng phải ăn ở sạch sẽ, hợp vệ sinh.
b,	 Dù có nghèo đói, thiếu thốn cũng phải sống trong sạch, giữ gìn phẩm chất tốt đẹp. 	
c,	Dù nghèo đói cũng không được làm điều gì xấu.
d,	Tuy nghèo đói nhưng lúc nào cũng phải sạch sẽ thơm tho.
Câu 9: Cho câu văn: “ Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.”
Chủ ngữ trong câu trên là?
a,	 trên nền cát trắng tinh 
b,	nơi ngực cô mai tì xuống 	
c,	nơi ngực cô mai tì xuống đón đường bay của giặc
d,	những bông hoa tím
Câu 10: Thành ngữ, tục ngữ nào nói về tính chăm chỉ?
a,	 Chín bỏ làm mười.	b, Dầm mưa dãi nắng.
c,	Thức khuya dậy sớm.	d, Đứng mũi chịu sào.
Câu 11: Trạng ngữ trong câu: “Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ vẫn còn rõ nét.” là:
a,	Cái hình ảnh trong tôi về cô	 	b, đến bây giờ 	
c,	vẫn còn rõ nét	d, Cái hình ảnh 
Câu 12: Câu nào dưới đây là câu ghép? 
a,	 Mặt biển sáng trong và dịu êm.
b,	 Mặt trời lên, tỏa ánh nắng chói chang.	
c,	Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, tung bọt trắng xóa.
d,	Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt tung trắng xóa.
Câu 13: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm:
	 chúng tôi có cánh  chúng tôi sẽ bay lên mặt trăng để cắm trại.
a,	 Hễ, thì	 b, Giá, thì	c, Nếu, thì	 d,Tuy, nhưng
Câu 14: Từ xanh trong câu “ Đầu xanh tuổi trẻ sẵn sàng xông pha” và từ xanh trong câu “ Bốn mùa cây lá xanh tươi tốt” có quan hệ với nhau như thế nào?
a,	Đó là từ nhiều nghĩa	 	b, Đó là hai từ đồng âm	
c,	Đó là hai từ đồng nghĩa	d, Đó là từ nhiều nghĩa và từ đồng âm
Câu 15: Cho câu sau: 
	Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân giặc.
	Là câu sai, vì sao ?
a,	 Thiếu chủ ngữ.	b,	Thiếu vị ngữ.	
c,	Thiếu trạng ngữ.	d,	Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_15_cau_trac_nghiem_mon_tieng_viet_lop_5.docx