Bộ 8 đề luyện kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

 

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:

 

Cha ơi con nhớ những ngày

 

Gian lao cực khổ cha cày đồng sâu

 

Dù cha tóc đã bạc màu

 

Sức cha đã yếu có đâu sờn lòng

Mong sao hạt lúa đươm bông

 

Cho con êm ấm no lòng cha vui

 

Nhìn cha con ước một ngày

 

Công thành danh toại đáp đền công ơn

Giờ đây con đã lớn khôn

 

Công ơn trời biển còn hơn non bồng

 

Con ơi ! Con hãy làm người

 

Sống sao cho tốt cha cười cha vui

- Cha là vầng sáng thải dương

 

Dõi theo từng bước đoạn đường con đi

 

Mỗi lần vấp ngã hay khi

 

Con đau đớn nhất cha thì động viên

Tình cho trời rộng thiêng liêng

 

Có cha con có trời riêng tâm tình

 

Cha là ông sáng bình mình

 

Cha là non cả ân tình bao la,

 

(Võ Hoàng)

 

Thực hiện các yêu cầu:

 

Câu 1(0,5 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

 

A. Thơ sáu chữ                       B. Thơ song thất lục bát.

 

C. Thơ lục bát .                       D. Thơ tự do.

 

Câu 2(0,5 điểm): Chủ đề của bài thơ là gì?

 

A. Tình cảm gia đình.             B. Tình yêu quê hương đất nước.

 

C. Tình yêu thiên nhiên.         D. Tình yêu đôi lứa

 

Câu 3(0,5 điểm): Những từ nào sau đây không phải tử ghép?

 

A. Đáp đền                              B. Bình minh

 

C. Tâm tình                             D, Đau đớn

docx 13 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 14/08/2024 Lượt xem 166Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 8 đề luyện kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ 8 đề luyện kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024
PHÒNG GD&ĐT HẠ LONG
TRƯỜNG THCS 
ĐỀ LUYỆN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
NĂM HỌC: 2023-2024

ĐỀ 001
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
Cha ơi con nhớ những ngày
Gian lao cực khổ cha cày đồng sâu
Dù cha tóc đã bạc màu
Sức cha đã yếu có đâu sờn lòng
Mong sao hạt lúa đươm bông
Cho con êm ấm no lòng cha vui
Nhìn cha con ước một ngày
Công thành danh toại đáp đền công ơn
Giờ đây con đã lớn khôn
Công ơn trời biển còn hơn non bồng
Con ơi ! Con hãy làm người
Sống sao cho tốt cha cười cha vui
- Cha là vầng sáng thải dương
Dõi theo từng bước đoạn đường con đi
Mỗi lần vấp ngã hay khi
Con đau đớn nhất cha thì động viên
Tình cho trời rộng thiêng liêng
Có cha con có trời riêng tâm tình
Cha là ông sáng bình mình
Cha là non cả ân tình bao la,
(Võ Hoàng)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1(0,5 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ sáu chữ	B. Thơ song thất lục bát.
C. Thơ lục bát .	D. Thơ tự do.
Câu 2(0,5 điểm): Chủ đề của bài thơ là gì?
A. Tình cảm gia đình.	B. Tình yêu quê hương đất nước.
C. Tình yêu thiên nhiên.	D. Tình yêu đôi lứa
Câu 3(0,5 điểm): Những từ nào sau đây không phải tử ghép?
A. Đáp đền	B. Bình minh
C. Tâm tình	D, Đau đớn
Câu 4 (0,5 điểm): Câu thơ; “Giờ đây con đã lớn khônh Công ơn trời biển còn hơn
non bồng” sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh đúng hay sai
A. Đúng	B. Sai
Câu 5(0,5 điểm): Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu tử nổi bật nào?
Cha là áng sáng bình minh
Cha là non cả ân tình bao la.
A. So sánh	B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ 	D. Nhân hóa
Câu 6(0,5 điểm): Từ “gian lao ” trong câu thơ trên có nghĩa là gì?
A. Gian truân.	B. Khó khăn.
C. Gian nan.	D. Khó khăn, gian khổ.
Câu 7(0,5 điểm): Bài thơ trên gửi đến chúng ta thông điệp gì?
A. Người cha mong muốn con sống tốt, dành hết tình yêu thương cho đứa con của mình, ca ngợi, đề cao tình cảm bao la của người cha dành cho con.
B. Người cha có công lao rất lớn, luôn yêu thương, hi sinh, mong con được sống thật tốt nên người con phải biết kính trọng, yêu quý, báo đáp lại công lao của người
cha.
C. Người cha mong con luôn sống ngoan, vui khỏe, sẵn sàng gánh hết những khó khăn cho con, thể hiện tình yêu thương cha-con trong cuộc đời của mỗi người.
D. Người cha luôn quan tâm con, luôn yêu thương và mong con sống tốt, nên người, lên án những người con bất hiếu với cha mình.
Câu 8( 0,5 điểm): Trong câu thơ: Con ơi ! Con hãy làm người Sống sao cho tốt cha cười cha vui. Người cha mong muốn điều gì ở con mình?
A. Mong cho con khỏe
B. Mong cho con ngoan
C. Mong cho con khỏe, con ngoan
D. Mong cho con làm người tốt, sống tử tế
Câu 9 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ trong trong 2 khổ thơ cuối bài thơ và nêu tác dụng?
Câu 10 (1,0 điểm): Từ nội dung bài thơ, em hãy viết 1 đoạn văn ( Từ 3 – 5 câu) về ý nghĩa của tình cảm gia đình.
II. VIẾT VĂN (4.0 điểm)
Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh người thân hoặc gia đình em.
PHÒNG GD&ĐT HẠ LONG
TRƯỜNG THCS 
ĐỀ LUYỆN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
NĂM HỌC: 2023-2024

ĐỀ 002
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
Theo năm tháng long đong khắp chốn
Có một nơi luôn thổn thức chờ
Gia Đình thêu dệt giấc mơ
Bình yên điểm tựa rạng bờ yêu thương
Giúp đi hết đoạn đường trần thế
Phận mỏng manh giọt lệ ngắn dài
Ủi an tìm tới tương lai
Vượt qua lo lắng miệt mài bước xa
Tiếng con trẻ vui nhà hạnh phúc
Đưa ta về những lúc tuổi thơ
Tinh thần thoải mái, hững hờ
Lợi danh xem nhẹ chớ mờ tâm can
Nhìn bọt sóng vỡ tan chóng vánh
Nghĩ đời mình ớn lạnh sẽ qua
Gia Đình không nét gìa nua
Tình yêu trẻ mãi mặc mùa đổi nhanh
Dòng suối ngọt trong xanh dịu mát
Hoa ân tình thơm ngát tỏa hương
Từ nguồn ân sủng Chúa thương
Người người lãnh nhận cùng nương bóng Ngài.
(Hoàng Hôn)
Câu 1(0,5 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? 
A. Thể lục bát 	B. Thể tứ tuyệt 	C. Thể sông thất lục bát 	D. Thể song thất lục bát
Câu 2(0,5 điểm): Chủ đề của bài thơ là gì? 
A. Tình yêu vợ chồng 	B. Tình yêu quê hương 
C. Tình yêu gia đình 	D. Tình yêu thiên nhiên
Câu 3(0,5 điểm): Những từ nào sau đây không phải tử láy? 
A. Long đong 	B. Lâng lâng 	C. Lùa vào 	D. Lưng lưng
Câu 4 (0,5 điểm): Câu thơ “Gia Đình không nét gìa nua” sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh đúng hay sai? 
A. Đúng 	B. Sai
Câu 5(0,5 điểm): Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nổi bật nào? 
“Tiếng con trẻ vui nhà hạnh phúc
Đưa ta về những lúc tuổi thơ”
A. Ẩn dụ 	B. Hoán dụ 	C. Nói quá 	D. Nói trái
Câu 6(0,5 điểm): Từ “miệt mài” trong câu thơ “Vượt qua lo lắng miệt mài bước xa” có nghĩa là gì? 
A. Không ngừng nghỉ B. Không ngừng mong C. Không ngừng lo 	D. Không ngừng đi
Câu 7(0,5 điểm): Bài thơ trên gửi đến chúng ta thông điệp gì?
A. Gia đình là nguồn an ủi và động lực cho cuộc sống. 
B. Gia đình là nguồn khổ đau và phiền muộn cho cuộc sống. 
C. Gia đình là nguồn cảm hứng và sáng tạo cho cuộc sống. 
D. Gia đình là nguồn hạnh phúc và niềm vui cho cuộc sống.
Câu 8(0,5 điểm): Trong câu thơ “Giúp đi hết đoạn đường trần thế”, tác giả mong muốn điều gì ở mình? 
A. Mong muốn được sống trọn vẹn cuộc đời. 
B. Mong muốn được giúp đỡ người khác trong cuộc sống. 
C. Mong muốn được thoát khỏi những khó khăn trong cuộc sống. 
D. Mong muốn được tận hưởng những niềm vui trong cuộc sống.
Câu 9 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ trong trong 2 khổ thơ cuối bài thơ và nêu tác dụng?
Câu 10 (1,0 điểm): Từ nội dung bài thơ, em hãy viết 1 đoạn văn ( Từ 3 – 5 câu) về sự chia sẻ trong gia đình.
II. VIẾT VĂN (4.0 điểm)
Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh người thân hoặc gia đình em.
PHÒNG GD&ĐT HẠ LONG
TRƯỜNG THCS 
ĐỀ LUYỆN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
NĂM HỌC: 2023-2024

ĐỀ 003
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
Bốn hai cùng cõi đời trân,
Bốn hai năm đã, ân cần có nhau
Bốn hai có trước ,có sau
Bốn hai chồng vợ , khổ đau chịa cùng.
Cám ơn Cha Mẹ của chung
Cám ơn Giòng họ đã cùng dựng xây,
Cám ơn bạn hữu vơi đầy.
Cám ơn con cháu chất dầy yêu thương.
Nhìn lại trong suốt đoạn đường.
Nhìn lại thấy được tình thương chất đầy,
Nhìn lại công sức dựng xây.
Nhìn lại hạnh phúc vui vầy cháu con.
Kìa trông tình nghĩa sắt son,
Kià trông hạnh phúc cháu con xun vầy.
Kìa trông thương mến quanh đây
Gia đình xum hợp ,chất đầy tin yêu.!
Gia đình hạnh phúc
Xuân qua én cũng đi qua
Niềm vui ở lại với ta suốt đời
Công thành danh toại rạng ngời
Gia đình êm ấm ơn trời riêng ban.
Đâu là hạnh phúc thế gian
Có cha có mẹ muôn vàn yêu thương
Con cái hiếu thảo bốn phương
Vui lòng cha mẹ vượt tường khổ đau.
Hạnh phúc ơi đến mau mau
Và luôn ở lại cho nhau tiếng cười
Gia đình là lộc bởi trời
Con cái là lộc trong người mẹ cha.
(Trích tác phẩm “Gia đình”- Công Chinh)
Câu 1(0,5 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? 
A. Thất ngôn tứ tuyệt 	B. Lục bát 	C. Tự do	 	D. Đường luật 
Câu 2(0,5 điểm): Tác giả của bài thơ là ai? 
A. Công Chinh 	B. Hồ Xuân Hương 	C. Nguyễn Du 	D. Nguyễn Trãi 
Câu 3(0,5 điểm): Những từ nào sau đây là tử ghép? 
A. Bốn hai 	B. Xun vầy 	C. Vơi đầy 	D. Cả ba đáp án trên 
Câu 4 (0,5 điểm): Câu thơ “Gia đình xum hợp ,chất đầy tin yêu” sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ đúng hay sai? 
A. Đúng 	B. Sai 
Câu 5(0,5 điểm): Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nổi bật nào? 
“Kìa trông tình nghĩa sắt son, 
Kià trông hạnh phúc cháu con xun vầy.” 
A. Từ láy 	B. So sánh 	C. Điệp ngữ 	D. Đồng âm 
Câu 6(0,5 điểm): Từ “sắt son” trong câu thơ trên có nghĩa là gì? 
A. Chắc chắn, bền vững 	B. Sắc sảo, rực rỡ 
C. Sắc nét, rõ ràng 	D. Sắc màu, đa dạng 
Câu 7(0,5 điểm): Bài thơ trên gửi đến chúng ta thông điệp gì? 
A. Gia đình là nguồn hạnh phúc lớn nhất của con người. 
B. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và giáo dục con người. 
C. Gia đình là nơi có sự hi sinh và yêu thương vô điều kiện. 
D. Cả ba thông điệp trên. 
Câu 8( 0,5 điểm): Trong câu thơ: “Gia đình hạnh phúc vẹn toàn gia”. Tác giả mong muốn điều gì ở mình? 
A. Mong muốn có một gia đình hạnh phúc và viên mãn. 
B. Mong muốn có một gia đình giàu sang và quyền lực. 
C. Mong muốn có một gia đình an khang và thịnh vượng. 
D. Mong muốn có một gia đình khỏe mạnh và bình an. 
Câu 9 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ trong trong 2 khổ thơ cuối bài thơ và nêu tác dụng? Biện pháp tu từ trong hai khổ thơ cuối bài thơ là so sánh và từ láy.
Câu 10 (1,0 điểm): Từ nội dung bài thơ, em hãy viết 1 đoạn văn ( Từ 3 – 5 câu) về ý nghĩa của sự cảm thông.
II. VIẾT VĂN (4.0 điểm)
Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh người thân hoặc gia đình em.
PHÒNG GD&ĐT HẠ LONG
TRƯỜNG THCS 
ĐỀ LUYỆN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
NĂM HỌC: 2023-2024

ĐỀ 004
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
NHỮNG ĐIỀU BỐ YÊU
Ngày con khóc tiếng chào đời
Bố thành vụng dại trước lời hát ru
Cứ “À ơi, gió mùa thu”
"Con ong làm mật”, “Mù u! bướm vàng”...
Sau yêu cái chỗ con nằm
Thơm mùi sữa với chiếu thâm mấy quầng
Yêu sao ngang dọc, dọc ngang
Những hàng tã chéo mẹ giăng đầy nhà.
Thêm yêu dìu địu nước hoa
Khi con muỗi đốt, bà xoa nhẹ nhàng
Và yêu một góc mặt bàn
Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi.
Yêu ngày con gọi “Mẹ ơi”
Bước đi chập chững, mặt trời nhòm coi
Bao ngày, bao tháng dần trôi
Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con.
Để khi con vắng một hôm
Bố ngơ ngần nhớ, quên cơm bữa chiều.
Con ơi có biết bao điều
Sinh cùng con để bố yêu một đời.
(NGUYỄN CHÍ THUẬT, Báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 35, 1999)
Ghi lại chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 9):
Câu 1. Bài thơ “Những điều bố yêu” được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ tự do	B. Thể thơ lục bát
C. Thể thơ năm chữ	D. Thể thơ bốn chữ
Câu 2. Bài thơ là lời bày tỏ cảm xúc của ai?
A. Người bố	B. Người con
C. Người mẹ	D. Người bà
Câu 3. Cách ngắt nhịp nào thể hiện đúng nghĩa của khổ thơ?
A. Ngày con khóc tiếng chào đời /
Bố thành vụng dại / trước lời hát ru
Cứ "À ơi, / gió mùa thu”
“Con ong làm mật”, / “Mù u bướm vàng”...
B. Ngày con / khóc tiếng / chào đời
Bố thành / vụng đại / trước lời / hát ru
Cứ “À /ơi, gió / mùa thu”
“Con ong /làm mật”, / “Mù u /bướm vàng”...
C. Ngày con / khóc tiếng chào đời
Bố thành / vụng dại trước lời hát ru
Cứ "À /ơi, gió mùa thu”
“Con ong làm mật, / “Mù u bướm vàng”...
D. Ngày con khóc tiếng / chào đời
Bố thành vụng dại trước lời / hát ru
Cứ “À ơi, gió mùa thu” /
“Con ong làm mật, / “Mù u bướm vàng”...
Câu 4. Điệp từ nào được sử dụng trong bài thơ để thể hiện trực tiếp tình cảm mà tác giả muốn bộc lộ?
A. Con	B. Bao	C. Bố	D. Yêu
Câu 5. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong dòng thơ “Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con”?
A. So sánh	B. Nhân hoá	C. Ấn dụ	D. Liệt kê
Câu 6. Hai dòng thơ nào nói được tất cả những điều mà người bố yêu?
A. Ngày con khóc tiếng chào đời
Bố thành vụng dại trước lời hát ru.
B. Và yêu một góc mặt bàn
Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi.
C. Yêu ngày con gọi “Mẹ ơi”
Bước đi chập chững, mặt trời nhòm coi.
D. Con ơi có biết bao điều
Sinh cùng con để bố yêu một đời.
Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những tiếng nào được gieo vần với nhau?
A. Đời - lời; ru - thu - u
B. Đời - ru; thu - u - vàng
C. Chào - hát; ru - thu - u
D. Đời - lời; hát - thu - u
Câu 8. Bài thơ “Những điều bố yêu” có điểm gì khác với bài thơ “À ơi tay mẹ” (Bình Nguyên) và “Về thăm mẹ” (Đinh Nam Khương)?
A. Viết về tình cảm gia đình
B. Viết theo thể thơ lục bát
C. Diễn tả tâm trạng của người cha
D. Thể hiện tình cảm sâu nặng
Câu 9. Bài “Những điều bố yêu” giống các bài thơ và ca dao (Bài 2) ở điểm nào?
A. Đều là ca dao	B. Đều là thể thơ lục bát
C. Đều thể hiện tình cảm cha con	D. Đều là thơ hiện đại
Câu 10. Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ: “Những điều bố yêu”.
II. VIẾT VĂN (4.0 điểm)
Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh người thân hoặc gia đình em.
-----------------HẾT-----------------
PHÒNG GD&ĐT HẠ LONG
TRƯỜNG THCS HỒNG HẢI
ĐỀ LUYỆN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
NĂM HỌC: 2023-2024

ĐỀ 005
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
Cánh cò cõng nắng qua sông
Chở luôn nước mắt cay nồng của cha
Cha là một dải ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.
Quê nghèo mưa nắng trào tuôn
Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm
Thương con cha ráng sức ngâm
Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa.
Lúa xanh, xanh mướt đồng xa
Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy
Cánh diều con lướt trời mây
Chở câu lục bát hao gầy tình cha.​
( "Lục bát về cha" - Thích Nhuận Hạnh)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1(0,5 điểm): Bài thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? 
A. Tự sự 	B. biểu cảm 	C. Thuyết minh 	D. miêu tả
Câu 2(0,5 điểm): Chủ đề của bài thơ là gì? 
A. Tình cảm cha con 	B. Cuộc sống quê hương 	C. Sự hi sinh của cha 	D. Tình yêu quê hương
Câu 3(0,5 điểm): Những từ nào sau đây không phải tử ghép? 
A. trào tuôn	B. đườm đượm	C. xanh mướt	D. giọt nước
Câu 4 (0,5 điểm): Câu thơ; “Cha là một dải ngân hà” sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ đúng hay sai. 
A. Đúng 	B. Sai
Câu 5(0,5 điểm): Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nổi bật nào? 
“Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa. 
 Lúa xanh, xanh mướt đồng xa”
A. Liệt kê	B. So sánh	C. Nhân hóa	D. Ẩn dụ
Câu 6(0,5 điểm): Từ “hao gầy” trong câu thơ “Chở câu lục bát hao gầy tình cha.” có nghĩa là gì? 
A. Gian truân. 	B. Khó khăn. 	C. Gian nan. 	D. Khó khăn, gian khổ.
Câu 7(0,5 điểm): Bài thơ trên gửi đến chúng ta thông điệp gì? 
A. Tình yêu cha con vô bờ 	B. Sự hi sinh vì con cái 
C. Sự cần cù, chăm chỉ của cha 	D. Tất cả các ý trên
Câu 8( 0,5 điểm): Trong câu thơ: “Thương con cha ráng sức ngâm”. Cha mong muốn điều gì ở mình? 
A. Cha muốn con hiểu được tình yêu của cha dành cho con. 
B. Cha muốn con trở thành người tốt. 
C. Cha muốn con hiểu được cuộc sống khó khăn của cha. 
D. Tất cả các ý trên.
Câu 9 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ trong trong 4 câu thơ đầu bài thơ và nêu tác dụng?
Câu 10 (1,0 điểm): Từ nội dung bài thơ “Lục bát về cha” của Thích Nhuận Hạnh, em hãy viết một đoạn văn (từ 3 – 5 câu) về tình yêu và sự hy sinh của cha dành cho gia đình.
II. VIẾT VĂN (4.0 điểm)
Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh người thân hoặc gia đình em.
PHÒNG GD&ĐT HẠ LONG
TRƯỜNG THCS HỒNG HẢI
ĐỀ LUYỆN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
NĂM HỌC: 2023-2024

ĐỀ 006
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
Bảy mươi có phải già chưa nhỉ
Móm mém nhưng mà lại rất tươi
Mẹ hãy an nhiên vui sống khoẻ
Yêu sao mỗi lúc mẹ vui cười
Cuộc sống tuy còn nhiều vất vả
Khó khăn lam lũ mẹ lo tròn
Vì con không quản nhiều buồn tủi
Mẹ sống cả đời với các con
Lắm lúc quay sang thấy mẹ buồn
Nhìn dòng nước mắt mẹ rơi tuôn
Giựt mình chợt thấy vô tâm quá
Đời mẹ vì con cạn suối nguồn
Bây giờ con muốn mẹ an vui
Gánh nặng ngày xưa đã đẩy lùi
Mẹ là người con yêu quý nhất
Gắng ngoan để mẹ hết bùi ngùi.
(Người con yêu nhất – Thanh Hùng)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1(0,5 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? 
A. Thơ 9 chữ 	B. Lục bát 	C. Thơ 8 chữ	 	D. Thơ 7 chữ 	
Câu 2(0,5 điểm): Chủ đề của bài thơ là gì? 
A. Tình yêu gia đình 	B. Tình yêu đất nước 
C. Tình yêu tuổi trẻ 	D. Tình yêu cuộc sống
Câu 3(0,5 điểm): Những từ nào sau đây là từ láy trong bài? 
A. Móm mém 	B. An nhiên 	C. Vui cười 	D. An vui
Câu 4 (0,5 điểm): Câu thơ; “Mẹ là người con yêu quý nhất” sử dụng biện pháp so sánh, đúng hay sai? 
A. Đúng 	B. Sai
Câu 5(0,5 điểm): Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nổi bật nào? 
Mẹ hãy an nhiên vui sống khoẻ
Mẹ sống cả đời với các con
Mẹ là người con yêu quý nhất
A. Phép điệp từ 	B. Phép điệp ngữ 	C. Phép lặp 	D. Phép đồng âm
Câu 6(0,5 điểm): Từ “vất vả” trong câu thơ trên có nghĩa là gì? 
A. Gian truân. 	B. Khó khăn. 	C. Gian nan. 	D. Khó khăn, gian khổ.
Câu 7(0,5 điểm): Bài thơ trên gửi đến chúng ta thông điệp gì? 
A. Yêu thương gia đình 	B. Sống vui vẻ 
C. Sống lạc quan 	D. Yêu thương cuộc sống
Câu 8( 0,5 điểm): Trong câu thơ: “Bây giờ con muốn mẹ an vui”. Con mong muốn điều gì ở mình? 
A. Sống vui vẻ 	B. Sống lạc quan 	C. Sống an lành 	D. Sống yên bình
Câu 9 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ trong trong khổ cuối bài thơ và nêu tác dụng?
Câu 10 (1,0 điểm): Từ nội dung bài thơ, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3-5 câu) để diễn tả tình cảm của con đối với mẹ. 
II. VIẾT VĂN (4.0 điểm)
Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh người thân hoặc gia đình em.
PHÒNG GD&ĐT HẠ LONG
TRƯỜNG THCS HỒNG HẢI
ĐỀ LUYỆN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
NĂM HỌC: 2023-2024

ĐỀ 007
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
Nắng tắt dần trên con đường nhỏ
Dáng mẹ gầy giẹo giọ liêu xiêu
Mẹ về để nấu cơm chiều
Bữa cơm đạm bạc thương yêu ấm lòng.
Cả đời mẹ long đong vất vả
Cho chồng con quên cả thân mình
Một đời mẹ đã hy sinh
Tuổi xuân phai nhạt nghĩa tình đượm sâu.
Mưa và nắng nhuộm màu tóc trắng
Bụi gian nan đọng lắng nếp nhăn
Rụng rồi thương lắm hàm răng
Lưng còng chân yếu ánh trăng cuối đời.

Tình của mẹ sáng ngời dương thế
Lo cho con tấm bé đến già
Nghĩa tình son sắt cùng cha
Giản đơn dung dị mẹ là mẹ thôi.
Con đi khắp chân trời góc bể
Ân tình nào sánh xuể mẹ yêu
Nghĩa dày độ lượng bao nhiêu
Có trong lòng mẹ sớm chiều bao dung.

(Chỉ có thể là mẹ - Đặng Minh Mai)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1(0,5 điểm): Bài thơ trên được viết theo hình thức nào? 
A. thuyết minh 	B. tự sự 	C. biểu cảm 	D. miêu tả
Câu 2(0,5 điểm): Chủ đề của bài thơ là gì? 
A. Tình yêu gia đình 	B. Tình yêu đất nước 	C. Tình yêu tuổi trẻ 	D. Tình yêu cuộc sống
Câu 3(0,5 điểm): Những từ nào sau đây không phải từ ghép? 
A. Long đong 	B. Dung dị	 C. Lấp lánh 	D. Bao dung
Câu 4 (0,5 điểm): Câu thơ; “Mẹ về để nấu cơm chiều” sử dụng biện pháp nhân hóa, đúng hay sai? 
A. Đúng 	B. Sai
Câu 5(0,5 điểm): Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nổi bật nào? 
Nghĩa tình son sắt cùng cha
Giản đơn dung dị mẹ là mẹ thôi.
A. Phép so sánh 	B. Phép đối chứng 	C. Phép lặp 	D. Phép đồng âm
Câu 6(0,5 điểm): Từ “long đong” trong câu thơ trên có nghĩa là gì?
 	A. Gian truân. 	B. Khó khăn. 	C. Gian nan. 	D. Khó khăn, gian khổ.
Câu 7(0,5 điểm): Bài thơ trên gửi đến chúng ta thông điệp gì? 
A. Yêu thương gia đình 	B. Sống vui vẻ 	C. Sống lạc quan 	D. Yêu thương cuộc sống
Câu 8( 0,5 điểm): Trong câu thơ: “Tình của mẹ sáng ngời dương thế”. Mẹ mong muốn điều gì ở mình? 
A. Sống vui vẻ 	B. Sống lạc quan 	C. Sống an lành 	D. Sống yên bình
Câu 9 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ trong trong 2 khổ thơ cuối bài thơ và nêu tác dụng?
Câu 10 (1,0 điểm): Từ nội dung bài thơ, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3-5 câu) để diễn tả tình cảm của con đối với mẹ.
II. VIẾT VĂN (4.0 điểm)
Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh người thân hoặc gia đình em.
PHÒNG GD&ĐT HẠ LONG
TRƯỜNG THCS HỒNG HẢI
ĐỀ LUYỆN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
NĂM HỌC: 2023-2024

ĐỀ 008
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:
Hôn ba miếng sau một ngày ăn học
Méc ba nè! Các bạn lớp chọc con
Cô nói là, bé ăn khoẻ cho tròn
Ba sẽ quý và yêu con hơn nữa
Ngồi bên ba líu lo như cơm bữa
Chim chích choè hứa hẹn thật ngây ngô!
Ba im lặng, ngồi đó mà đợi chờ
Con đọc tặng bài thơ cô vừa dạy
Ôi con gái! Lên năm mà giỏi vậy
Rất dịu dàng nhún nhẩy điệu bài ca
Ôi con gái! ngoan lắm, ngoan lắm à!
Ba hạnh phúc! Bởi là ba con gái!
(Con gái của ba – Đoàn Minh Hợp)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1(0,5 điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? 
A. Thể thơ tự do 	B. Thể thơ lục bát 
C. Thể thơ sơn thất lục bát 	D. Thể thơ song thất lục bát
Câu 2(0,5 điểm): Chủ đề của bài thơ là gì? 
A. Tình yêu cha con 	B. Tình yêu mẹ con 
C. Tình yêu bạn bè 	D. Tình yêu đất nước
Câu 3(0,5 điểm): Những từ nào sau đây là từ láy trong bài? 
A. Ngây ngô 	B. Ngoan lắm 	C. Ba sẽ 	D. Im lặng 
Câu 4 (0,5 điểm): Câu thơ; “Méc ba nè! Các bạn lớp chọc con” sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa đúng hay sai. 
A. Đúng 	B. Sai
Câu 5(0,5 điểm): Hai câu thơ sau sử dụng loại câu nổi bật nào? 
“Ôi con gái! Lên năm mà giỏi vậy
Rất dịu dàng nhún nhẩy điệu bài ca”
A.Câu so sánh 	B. Câu cảm thán 	C. Câu trần thuật 	D. Câu đồng âm
Câu 6(0,5 điểm): Từ “líu lo” trong câu thơ trên có nghĩa là gì? 
A. Nói chuyện vui vẻ 	B. Nói chuyện buồn bã 
C. Nói chuyện phiếm 	D. Nói chuyện trầm lặng
Câu 7(0,5 điểm): Bài thơ trên gửi đến chúng ta thông điệp gì? 
A. Tình yêu cha dành cho con gái 	B. Sự quan tâm của cha dành cho con gái 
C. Niềm tự hào của cha khi có con gái 	D. Tất cả các ý trên
Câu 8( 0,5 điểm): Trong câu thơ: “Ba im lặng, ngồi đó mà đợi chờ”. Ba mong muốn điều gì ở mình? 
A. Mong con học giỏi 	B. Mong con khỏe mạnh 
C. Mong con nghe lời 	D. Mong con biết yêu thương người khác
Câu 9 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ trong trong khổ thơ cuối bài thơ và nêu tác dụng?
Câu 10 (1,0 điểm): Từ nội dung bài thơ, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3-5 câu) để diễn tả tình cảm của con đối với cha.
II. VIẾT VĂN (4.0 điểm) 
Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh người thân hoặc gia đình em.

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_8_de_luyen_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_6_ket_noi_t.docx