Bản đặc tả và đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tiến Xuân (Có đáp án và thang điểm)

docx 9 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 23/12/2022 Lượt xem 848Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bản đặc tả và đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tiến Xuân (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản đặc tả và đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tiến Xuân (Có đáp án và thang điểm)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I LỚP 9
 MÔN: ĐỊA LÝ
Khung ma trận
TT
Chương/ chủ đề
Nội dung/đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
%
điểm
Nhận biết (TNKQ)
Thông hiểu
(TL)
Vận dụng
(TL)
Vận dụng cao
(TL)
TNKQ
TL
TNK
Q
TL
TN
KQ
TL
TNK
Q
TL
Phân môn Địa lí
1
Địa lí dân cư 5 tiết
(30%)
3 điểm
– Lao động và việc làm
1TL*
(2 đ)
1TL
(0,5đ)
1TL (0,5đ)
30
2
– Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản
– Sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
– Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
– Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
– Thương mại, du lịch
 16TN
 1TL( 2đ)
1TL( 0,5đ).
Tỉ lệ
40%
40%
15%
5%
100%
Bảng đặc tả
T T
Chương/ Chủ đề
Nội dung/Đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Phân môn Địa lí
1
Địa lí dân cư 5 tiết
(30%)
3 điểm
Lao động và việc làm 
Nhận biết.
Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam
Vận dụng
– Phân tích được vấn đề việc làm ở địa phương.
Vận dụng cao
Liên hệ các giải pháp , hành động của bản thân.
1TL*
(2 đ)
1TL
(0,5đ)
1TL
(0,5đ)
2
Địa lí kinh tế 10 tiết
( 70%)
7 điểm
– Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản
– Sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản
– Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
– Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
– Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
– Thương mại, du lịch
Nhận biết
– Trình bày được sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản.
Thông hiểu
– Phân tích được vai trò của một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động, chính sách, khoa học-công nghệ, thị trường, vốn đầu tư, lịch sử văn hóa.
Vận dụng
– Phân tích được một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại và du lịch
16TN (4,0đ)
1 TL
(2 đ)
1 TL
( 1đ)
Số câu/ loại câu
8 câu TNKQ
1 câu
TL.
1 câu TL
1 câu TL
Tỉ lệ %
40
40
15
5
Đề kiểm tra
 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
 MÔN: ĐỊA LÍ 9
PHÒNG GD & ĐT THẠCH THẤT
TRƯỜNG THCS TIẾN XUÂN
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Năm học:  2022 - 2023
Môn: Địa lí 9
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Họ và tên:.
Lớp:
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
I.Trắc nghiệm khách quan. ( 4 điểm).Khoanh tròn chỉ 1 chữ cái đầu ý em cho là đúng nhất.
Câu 1: Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là:
A. Các vùng trung du và miền núi. B. Vùng Đồng bằng sông Hồng.
C. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. D. Duyên hải Miền Trung.
Câu 2: Mở rộng thị trường có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp:
A. Thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
B. Thu hẹp sản xuất, chuyên môn hóa sản phẩm nông nghiệp
C. Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.
D. Khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất nông nghiệp.
Câu 3: Nước ta gồm những loại rừng nào?
A. Rừng sản xuất, rừng sinh thái và rừng phòng hộ
B. Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh và rừng đặc dụng
C. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
D. Rừng sản xuất, rừng quốc gia và rừng phòng hộ
Câu 4: Các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay ven biển, thuộc loại rừng nào?
A. Rừng sản xuất. B. Rừng đặc dụng .C. Rừng nguyên sinh. D. Rừng phòng hộ.
Câu 5: Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn là do:
A. Nước ta có nhiều cửa sông rộng lớn C. Có nhiều đảo, vũng, vịnh
 B. Nước ta có những bãi triều, đầm phá D. Có nhiều sông, hồ, suối, ao,
Câu 6: Sản lượng thủy sản nước ta tăng khá mạnh do:
A. Tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu. B. Tăng người lao động có tay nghề.
C. Tăng cường đánh bắt xa bờ. D. Tăng số làng nghề làm tàu, thuyền và dựng cụ bắt cá.
Câu 7: Các nhân tố có vai trò quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp của nước ta :
A. Dân cư và lao động. B. Thị trường, chính sách phát triển công nghiệp
C. Các nhân tố kinh tế - xã hội. D. Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp .
Câu 8: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là:
A. Địa hình. B. Khí hậu. C. Vị trí địa lý. D. Khoáng sản.
Câu 9: Cho biểu đồ: 
BIỂU ĐỒ TỈ TRỌNG CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM TRONG CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP NĂM 2020 (%)
Dựa vào biểu đồ cho biết ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng lớn nhất
A. Công nghiệp dệt may B. Công nghiệp giày dép.
C. Công nghiệp chế biến gỗ. D. Công nghiệp điện thoai và linh kiện.
Câu 10: Trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào của nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác?
A. Công nghiệp điện tử. B. Công nghiệp hoá chất.
C. Công nghiệp thực phẩm. D. Công nghiệp năng lượng.
Câu 11: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất ở nước ta không biểu hiện ở đặc điểm:
A. Là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước
B. Là nơi tập trung nhiều trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước
C. Là nơi tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và bệnh viện lớn.
D. Là hai trung tâm thương mại, tài chính ngân hàng lớn nhất nước ta
Câu 12: Yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến sự phân bố ngành dịch vụ?
A. Sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế.
B. Nền kinh tế phát triển năng động.
C. Giao thông vận tải phát triển.
D. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.
Câu 13: Tuyến đường nào sau đây đi qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta:
A. Đường sắt Thống Nhất và đường 279. B. Quốc lộ 1A và Đường Hồ Chí Minh.
C. Đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 1A. D. Đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 1A.
Câu 14: Tài nguyên nào không phải là tài nguyên du lịch nhân văn:
A. Các bãi biển đẹp B. Các công trình kiến trúc C. Văn hóa dân gian D. Các di tích lịch sử
Câu 15: Vùng có các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước là:
A. Đồng bằng Sông Hồng B. Đồng bằng Sông Cửu Long C. Đông Nam Bộ D.  Bắc Trung Bộ.
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành công nghiệp trọng điểm:
A. Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu công nghiệp. B. Có thế mạnh phát triến lâu dài.
C. Đem lại hiệu quả kinh tế cao. D. Có tác động mạnh đến sự phát triển các ngành kinh tế khác
II. Tự luận.
Câu 3: (3 điểm) 
Tại sao việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay? Nêu biện pháp giải quyết?
Chuẩn bị trở thành lao động góp phần nâng cao đời sống gia đình và phát triển đất nước em có định hướng cho bản thân như thế nào ? 
Câu 2 (2,0 điểm): Phân tích các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp nước ta.
Câu 3 (1,0 điểm): Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng Nông Lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Đáp án- biểu điểm.
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.( mỗi câu đúng 0,25 điểm).
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
C
B
C
D
C
A
B
D
D
D
B
A
B
A
C
A
II. Tự luận.
Câu 1: 
-Việc làm làm vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay:
Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay: nguồn lao động nước ta dồi dào mỗi năm tăng 1 triệu lao động trong khí nền kinh tế chưa phát triển (0,5đ)
Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt thể hiện năm 2003: (05đ)
Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6%
Tỉ lệ thời gian làm việc ở nông thôn là 77,7%
-Hướng giải quyết:
+ Hướng chung: (1,0đ)
Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. Chuyển từ đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung đến Tây Bắc và Tây Nguyên.
Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hoạt động dạy nghề.
Lập các trung tâm giới thiệu việc làm, đẩy mạnh hướng nghiệp ở trường phổ thông.
Xuất khẩu lao động
+ Nông thôn: (0,25đ)
Đẩy mạnh công tác kế hoạch háo gia đình.
Đa dạng hoá các loại hình hoạt động kinh tế ở nông thôn.
+ Thành thị: (0,25đ)
Mở rộng các trung tâm công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp mới.
Phát triển các hoạt động dịch vụ. Chú ý các hoạt động công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút lao động.
Bản thân em có định hướng: 0,5
-Hiểu rõ năng lực của bản thân, hoàn cảnh gia đình để chọn học tiếp lên THPThoặc học nghề.
-Tìm hiều nhu cầu xã hội để lựa chọn nghề phù hợp.
-Rèn luyện sức khỏe, tinh thần kỉ luật, ý thức dạo đức và nâng cao trình độ ngoại ngữ.
Câu 2: Các nhân tố kinh tế xã hội: (2 điểm)
Dân cư và lao động: (0,5đ)
-Nước ta có số dân đông, sức mua đang tăng lên, tạo nên thị trường trong nước rộng lớn.
-Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học – kĩ thuật, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và cả một số ngành công nghệ cao. Đây là một điều kiện hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp. 
Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và hạ tầng cơ sở: (0,5đ)
-Cơ sở vật chất chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng. Trình độ công nghệ của nhiều ngành công nghiệp nước ta còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn.
-Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước,... đang từng bước được cải thiện, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm. 
Chính sách phát triển công nghiệp: (0,5đ)
-Chính sách công nghiệp hoá và chính sách đầu tư phát triển công nghiệp.
-Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế và đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại. 
Thị trường: (0,5đ)
-Hàng công nghiệp nước ta có thị trường trong nước rộng lớn, nhưng đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng ngoại nhập.
-Hàng công nghiệp nước ta có lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang các nước công nghiệp phát triển, nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng,... Sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp nước ta trở nên đa dạng, linh hoạt hơn. 
Câu 3: Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nônglâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (1,0đ)
-Tăng độ che phủ rừng. Hạn chế lũ quét, xói mòn đất. (0,25đ)
-Cải thiện điều kiện sinh thủy cho các dòng sông, điều tiết nước cho các hồ thủy điện và thủy lợi. (0,25đ)
-Là cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy. (0,25đ)
-Góp phần sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc. (0,25đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docxban_dac_ta_va_de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_dia_ly_lop_9_nam.docx