Bài thi chọn học sinh năng khiếu môn Địa Lý Lớp 8 năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Phù Ninh

doc 4 trang Người đăng hapt7398 Lượt xem 1064Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thi chọn học sinh năng khiếu môn Địa Lý Lớp 8 năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Phù Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thi chọn học sinh năng khiếu môn Địa Lý Lớp 8 năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Phù Ninh
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2015-2016
MÔN THI: ĐỊA LÍ 8 
Thời gian làm bài 120 phút
Câu 1. (3,0 điểm) 
Đông Nam Á có cảnh quan tự nhiên đa dạng và tài nguyên thiên nhiên giàu có, phong phú. Em hãy so sánh đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi của Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo. 
Câu 2. (4,0 điểm) 
Trình bày đặc điểm sông ngòi Châu Á? Giải thích vì sao sông ngòi Châu Á phân bố không đồng đều và có chế độ nước khá phức tạp?
Câu 3. (5,0 điểm)
Trình bày các đặc điểm địa hình Việt Nam? Địa hình nước ta có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu?
Câu 4. (5,0 điểm). 
Dựa vào bảng số liệu sau:
 Lượng mưa và lưu lượng theo các tháng trong năm của lưu vực sông Hồng 
(Trạm Sơn Tây)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Lượng mưa (mm)
19,5
25,6
34,5
104,2
222,0
262,8
315,7
335,2
271,9
170,1
59,9
17,8
Lưu lượng (m3/s)
1318
1100
914
1071
1893
4692
7986
9246
6690
4122
2813
1746
a). Trên một hệ trục tọa độ, hãy vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy của lưu vực sông Hồng.
b). Nhận xét về mùa mưa và mùa lũ của lưu vực sông Hồng và mối quan hệ giữa chúng.
 Câu 5. (3,0 điểm) 
Nêu các thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi đến việc phát triển kinh tế, xã hội nước ta. 
-------------------- Hết -------------------
(Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam tái bản năm 2009 đến nay trong phòng thi)
Họ và tên thí sinh................................................ Số báo danh:..................
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
HD CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2015-2016
M«n: ĐỊA LÍ 8
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1. (3,0đ)
Đặc điểm 
Đông Nam Á lục địa 
Đông Nam Á hải đảo
Địa hình
- Chủ yếu là đồi núi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và Bắc – Nam, xen kẽ là các đồng bằng và thung lũng rộng 
( 0,5 đ)
- Nhiều đảo, nhiều đồi núi, ít đồng bằng, có nhiều núi lửa (tập trung nhiều đảo nhất thế giới, hiều núi lửa đang hoạt động) (0,5đ)
Khí hậu
- Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, có gió mùa đông lạnh ở phần bắc Mianma, bắc Việt Nam ( 0,5đ)
- Xích đạo và nhiệt đới gió mùa ẩm 
( 0,5 đ).
Sông ngòi
- Dày đặc, nhiều sông lớn: Sông Hồng, Mê Kông ( 0,5đ)
- Ít sông, sông ngắn và dốc 
( 0,5 đ)
3.0đ
Câu 2.
(4,0đ)
* Đặc điểm sông ngòi Châu Á
- Sông ngòi Châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.Dẫn chứng
- Các sông ở Châu Á phân bố không đồng đều và có chế độ nước khá phức tạp.
+ Ở Bắc Á: Mạng lưới sông dày đặc. Các sông lớn đề chảy theo hướng từ nam lên bắc. Mùa đông sông bị đóng băng. Mùa xuân băng tuyết tan, nước sông lên cao.
+ Ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á: Mưa nhiều nên mạng lưới sông dày đặc, nhiều sông lớn. Khí hậu gió mùa nên chế độ nuwóc theo mùa: Lũ cao nhất làcuối hạ, đầu thu;nước cạn nhất vào cuối đông đầu xuân
+ Ở Tây Nam Á và Tung Á: Khí hậu khô hạn nên sông ngòi kém phát triển. Có một số sông lớn nhờ nước do băng, tuyết tan từ núi cao. Lượng nước sông càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ chết trong hoang mạc.
- Sông Bắc Á có giá trị giao thông, thủy điện. Các nơi khác sông có giá trị cung cấp nước, thủy điện, giao thông, du lịch, nghề cá.
* Vì sao sông ngòi Châu Á phân bố không đồng đều và có chề độ nước khá phức tạp
- Do khí hậu châu Á phân hóa đa dạng thành nhiều đới, nhiều kiểu khác nhau: Khu vực có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, có nhiều sông, sông lớn( Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Bắc á). Khu vực khí hậu khô hạn sông ngòi kém phát triển.
- Ngoài nước mưa các sông Châu Á còn được cung cấp bởi các nguồn nước do băng, tuyết tan nên chế độ nước khá phức tạp.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 3. (5,0đ)
a. Đặc điểm địa hình Việt Nam
* Đồi núi là bộ phận qua trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp(chiếm 85%),núi cao chiếm 1%.
- Đồi núi tạo thành một cánh cung hướng ra biển Đông chạy dài 1400 km từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ, nhiều nhánh núi ăn ra sát biển.
- Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ đất liền bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực.
* Địa hình nước ta được Tân Kiến tạo nâng lên và tào thành nhiều bậc kế tiếp nhau:
- Vận động tạo núi Hi ma lay a đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa . . .
- Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, trùng với hướng tây bắc đông nam và được thể hiện qua hướng chảy của các dòng sông.
- Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu tây bắc- đong nam và vòng cung.
* Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người:
- Địa hình bị phong hóa mạnh mẽ, bị xói mòn,cắt xẻ, xâm thực
- Nước mưa hòa tan đá vôi tạo nên địa hình cacsxto độc đáo,những hanh động lớn,kì vĩ phổ biến ở Việt Nam
- Xuất hiện nhiều địa hình nhân tạo . . .
b. Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu
- Địa hình làm khí hậu phân hóa mạnh mẽ theo không(Phân hóa theo đai cao, phân hóa theo chiều bắc nam, chiều đông- tây) gian tạo ra các miền khí hậu khác nhâu trên toàn quốc (Ví dụ)
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
2
Câu 4
(5.0đ)
a). Vẽ biểu đồ:
- Dạng biểu đồ: Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường (biểu đồ hai trục tung).
 + Biểu đồ lượng mưa: hình cột. 
 + Biểu đồ lưu lượng: đường biểu diễn.
- Yêu cầu:
 + Đầy đủ: tên biểu đồ, đơn vị ở mỗi trục tung, chú thích.
 + Chính xác: chính xác số liệu các tháng, cân đối, đẹp.
Nếu thiếu một trong những yêu cầu trên trừ 0,25 điểm mỗi yêu cầu còn thiếu.
Biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy của lưu vực sông Hồng
3,0
b). Nhận xét:
2,0
- Mùa mưa kéo dài 6 tháng: từ tháng 5 đến tháng 10, vì có lượng mưa tháng lớn hơn 1/12 lượng mưa cả năm.
0,75
- Mùa lũ kéo dài 5 tháng: từ tháng 6 đến tháng 10, vì có lưu lượng dòng chảy lớn hơn 1/12 lưu lượng dòng chảy cả năm.
0,75
- Mùa mưa và mùa lũ của lưu vực sông Hồng trùng nhau, tuy nhiên mùa lũ chậm hơn 1 tháng.
0,5
Câu 5 (3,0đ)
Nêu các thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên các khu vực đồi núi đến việc phát triển kinh tế, xã hội nước ta. 
* Các thế mạnh:
2,0 
- Là khu vực tập trung nhiều tài nguyên khoáng sản, thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp đa ngành (dẫn chứng)
0,5
- Rừng và đất trồng tạo cơ sở phát triển nền nông – lâm nghiệp nhiệt đới (dẫn chứng)
0,5
- Các con sông có tiềm năng thủy điện lớn (dẫn chứng)
0,5
- Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch (dẫn chứng)
0,5
* Các hạn chế:
1,0 
- Địa hình bị chia cắt, nhiều sông suối, sườn dốc... gây khó khăn cho việc phát triển giao thông, khai thác tài nguyên, giao lưu kinh tế giữa các vùng.
0,25
- Mưa nhiều, độ dốc lớn nên hay xảy ra các thiên tai như lũ quét, xói mòn, lũ nguồn, trượt lở đất...).
0,25
- Có nguy cơ động đất cao tại các đứt gãy sâu.
0,25
- Nhiều thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại.... gây ảnh hưởng đến đời sống dân cư.
0,25
Điểm toàn bài
20,0
Lưu ý khi chấm bài:
- Tổng điểm toàn bài là 20 điểm (không làm tròn số).
- Bài làm thiếu, sai kiến thức cơ bản, vận dụng các kỹ năng địa lí và phương pháp làm bài hạn chếthì tuỳ mức độ trừ điểm thích hợp.
- Học sinh có thể trình bày theo cách khác nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu cơ bản thì vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HSNK Dia 8 NH 2015-2016.doc