Bài tập trắc nghiệm tổng hợp – Hóa học 10

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3247Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm tổng hợp – Hóa học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập trắc nghiệm tổng hợp – Hóa học 10
BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC – LTĐH
MÙA XUÂN 2016
------------------------------------------------------------
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP
QUÀ TẾT 2016 – HÓA HỌC 10
------------------------------------------------------------------------
Câu 1: X là nguyên tố nhóm halogen, có tổng số electron ở phân lớp p là 11. Cho các phát biểu sau :
(1) X thuộc chu kì 2, nhóm VIIA trong bảng HTTH.
(2) X có tính oxi hóa mạnh nhất trong nhóm halogen.
(3) X có các số oxi hóa -1 ; +1 ; +3; +5; +7 trong hợp chất.
(4) Phân tử X2 là chất khí màu vàng lục, độc.
(5) Dung dịch HX có tính axit mạnh.
(6) Phân tử X2 vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa.
(7) X2 phản ứng mãnh liệt với H2O.
(8) Muối AgX là chất kết tủa màu vàng.
(9) Từ phân tử X2 có thể điều chế nước Javen bằng một phản ứng.
Số phát biểu đúng là :
A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 7.
Câu 2: Anion X- có cấu hình electron 1s22s22p6. Cho các phát biểu sau :
(1) X thuộc chu kì 2, nhóm VIIA trong bảng HTTH.
(2) X là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất
(3) X chỉ có số oxi hóa -1 trong hợp chất.
(4) X2 vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử.
(5) Phân tử X2 phản ứng mãnh liệt với H2O giải phóng khí O2.
(6) Muối AgX là chất kết tủa màu trắng.
(7) X được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(8) X oxi hóa được tất cả các kim loại kể cả vàng và bạch kim.
Số phát biểu đúng là :
A. 7.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 3: Cho các phát biểu sau về Brom :
(a) Brom là chất lỏng màu nâu đỏ, dễ bay hơi.
(b) Br2 có thể phản ứng với dung dịch NaCl tạo muối NaBr
(c) Brom tác dụng với hồ tinh bột tạo hợp chất màu xanh.
(d) Nguyên liệu chính để điều chế brom là nước biển.
(e) Muối AgBr là chất kết tủa màu trắng.
(g) Axit brom hidric HBr có tính khử mạnh và tính axit mạnh.
(h) Có thể điều chế HBr bằng phản ứng : NaBr (tt) + H2SO4 đặc NaHSO4 + HBr ­ 
Số phát biểu không đúng là :
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 2.
Câu 4: Cho các phát biểu sau về Iot :
(a) Iot là nguyên tố có tính oxi hóa yếu nhất trong nhóm Halogen.
(b) Iot là chất rắn tinh thể, màu tím đen ,có tính thăng hoa, iot tan nhiều trong nước, tạo nước iot,tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
(c) Iot chỉ oxi hóa H2 ở nhiệt độ cao, có xúc tác.
(d) Có thể dùng hồ tinh bột để nhận biết iot.
(e) Có thể điều chế iot bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(g) Dung dịch HI có tính axit yếu và tính khử yếu.
(h) I2 có thể phản ứng với dung dịch NaBr tạo muối NaI.
Số phát biểu không đúng là :
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 2.
Câu 5: Cho các phản ứng sau :
(1) Cl2 + 2.NaBr 2NaCl+ Br2 (2) Br2 + 2.NaI 2 NaBr + I2
(3) Br2 + 2.NaCl 2 NaBr + Cl2 (4) 2.F2 + 2.H2O 4.HF + O2 ­ 
(5) H2(k) + Br2(k) 2HBr (k) (6) Fe + Cl2 FeCl2 
(7) AgNO3 + NaF AgF¯ + NaNO3 (8) NaI (tt) + H2SO4 đặc NaHSO4 + HI ­ 
(9) Cl2 + H2O HCl + HClO (10) Cu + 2HCl CuCl2+ H2 
Số phản ứng viết đúng là :
 A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 6: Cho các phát biểu sau :
(1) Hidro clorua là khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, rất độc.
(2) Axit clohidric HCl có tính axit mạnh.
(3) Axit clohidric HCl vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử.
(4) Trong công nghiệp có thể điều chế HCl bằng phản ứng: NaCl (tt) + H2SO4 đặc NaHSO4 + HCl ­ . 
(5) Để nhận biết axit clohidric HCl có thể dùng dung dịch AgNO3 dư.
Số phát biểu đúng là :
 A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 7: Cho các phát biểu sau :
(1) Dãy HF, HCl, HBr, HI : độ bền giảm dần , tính axit và tính khử tăng dần.
(2) HF là axit yếu nhưng có tính chất đặc biệt ăn mòn thủy tinh.
(3) Tất cả các axit halogen hidric HX đều được điều chế bằng phản ứng: NaX (tt) + H2SO4 đặc NaHSO4 + HX ­ 
(4) Các muối AgX đều là chất kết tủa.
(5) Có thể bảo quản axit HF trong chai, lo bằng thủy tinh.
(6) Từ : FClBrI : tính phi kim (tính oxy hóa) giảm dần còn tính khử tăng dần.
(7) Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế clo bằng cách cho HCl đặc tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4, KClO3, K2Cr2O7,
(8) Trong công nghiệp, điều chế clo bằng cách điện phân dung dịch natri clorua NaCl bão hòa (không có màng ngăn) .
Số phát biểu đúng là :
 A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 8: kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và khí Cl2 cho tạo 2 loại muối kim loại khác nhau:
A. Cu	B. Fe	C. Ag	D. Al
Câu 9: Để trung hòa 40 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là :
A. 0,6	B. 0,8	C. 0,4.	D. 0,2.
Câu 10: cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với hỗn hợp gồm 0,1 mol NaF và 0,2 mol NaCl. Khối lượng kết tủa tạo thành là: 
 A. 41,4 gam	 B. 21,6 gam	 C. 27,05 gam	 D. 28,7 gam
Câu 11: Cho 5,1 gam hỗn hợp gồm hai kim loại X và Y tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy thoát ra 5,6 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối khan thu được là:
A. 22,85 gam	B. 13,975 gam	C. 23,35 gam	D. 14,225 gam
Câu 12: Cho khí Cl2 tác tác dụng vừa đủ với 0,3 mol kim loại M, thu được 40,05 gam muối. M là:
A. Mg	B. Al	C. Fe	D. Cu
Câu 13: Cho 0,672 gam Fe và 0,448 lit Cl2 (đkc) tham gia phản ứng hoàn toàn với nhau. Khối lượng muối thu được là:
A. 4,34 gam	B. 1,95 gam	C. 3,90 gam	D. 2,17 gam
Câu 14: Hòa tan 3,65 gam HCl vào 46,35 gam nước thu được dung dịch HCl có nồng độ là:
A. 73%	B. 7,3%	C. 10%	D. 7,87%
Câu 15: Cho 9,6 gam hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HCl dư thu được 2,016 lít khí H2 (đkc). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 72,41 %	B. 57,17 %	C. 47,5 %	D. 52,50 %
Câu 16: Cho 3,36 lít (đktc) halogen X2 tác dụng vừa đủ với đồng kim loại thu được 33,6 gam CuX2.Nguyên tố X là:
A. iot	B. clo	C. brom	D. flo
Câu 17: Hòa tan hết 7,8 gam một kim loại R có hóa trị không đổi cần vừa đủ 48 gam dung dịch HCl 18,25%. Kim loại R:
A. Mg	B. Al	C. Fe	D. Zn
Câu 18. Hoà tan 11,2 lít khí HCl (đktc) vào m gam dung dịch HCl 16% thu được dung dịch HCl 20%. Giá trị của m là
 A. 36,5. 	 B. 182,5. 	 C. 365,0. 	 D. 224,0.
Câu 19. Cho 11,2 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 tác dụng vừa đủ với 16,98 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al thu được 42,34 gam hỗn hợp Z gồm MgCl2; MgO; AlCl3 và Al2O3.
1. Phần trăm thể tích của oxi trong X là A. 52. 	 B. 48. 	 C. 25. 	 D. 75.
2. Phần trăm khối lượng của Mg trong Y là : 
 A. 77,74%. 	 B. 22,26%. 	C. 19,79%	D. 80,21%.

Tài liệu đính kèm:

  • docQua_Tet_2016_Hoa_hoc_10_Halogen.doc