BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 CẢ NĂM Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương Phần 1. Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương Câu 1. “Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Nét đẹp bản địa. B. Phong tục tập quán. C. Truyền thống gia đình. D. Truyền thống quê hương. Đáp án: D Giải thích: Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu 2. Làm gốm (ở Chu Đậu) là nghề truyền thống của tỉnh/ thành phố nào sau đây? A. Hải Dương. B. Ninh Bình. C. Hà Nội. D. Hưng Yên. Đáp án: A Giải thích: Làm gốm (ở Chu Đậu) là nghề truyền thống của cư dân thôn Chu Đậu, thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Câu 3. Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của một nhóm thanh niên trong làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất? A. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp xử lí kịp thời. B. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi lại nhóm thanh niên. C. Hô hào mọi người xung quanh cùng tham gia đập phá. D. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân. Đáp án: A Giải thích: Trong trường hợp này, em nên báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp xử lí, ngăn chặn ngay hành vi sai trái. Câu 4. Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào khó khăn do tác động của dịch Covid-19 là xuất phát từ truyền thống nào sau đây? A. Cần cù lao động. B. Tương thân, tương ái. C. Đoàn kết, dũng cảm. D. Yêu nước chống ngoại xâm. Đáp án: B Giải thích: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống tương thân, tương ái, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Câu 5. Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương? A. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất. B. Cần cù lao động, hà tiện, ích kỉ. C. Yêu nước, đoàn kết, kiên cường. D. Lười biếng, kiên cường, vị tha. Đáp án: C Giải thích: Những truyền thống tốt đẹp của quê hương như: yêu nước, đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trong lao động; tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo,... Câu 6. Anh T sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm gốm của quê hương, sau nhiều năm cơ sở sản xuất gốm của anh T đã được mở rộng, sản phẩm gốm của gia đình anh đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân địa phương. Trường hợp này cho thấy anh T là người A. không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới. B. chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh. C. biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. D. không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. Đáp án: C Giải thích: Trường hợp này cho thấy anh T là người biết giữ gìn và phát huy truyền thống làm nước mắm của quê hương. Câu 7. Phương án nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp quê hương? A. Làm đồ thủ công mĩ nghệ. B. Keo kiệt, bủn xỉn. C. Cần cù lao động. D. Yêu nước. Đáp án: B Giải thích: - Truyền thống quê hương được thể hiện ở: văn hóa, yêu nước, cần cù lao động, làm nghề truyền thống.. - Hà tiện, ích kỉ không phải là truyền thống tốt đẹp của quê hương. Câu 8. Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ A. địa phương này sang địa phương khác. B. người vùng này sang người vùng khác. C. đất nước này sang đất nước khác. D. thế hệ này sang thế hệ khác. Đáp án: D Giải thích: Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu 9. “Lễ hội Đền Hùng” là là lễ hội truyền thống ở tỉnh nào của Việt Nam? A. Thừa Thiên Huế. B. Quảng Nam. C. Phú Thọ. D. Hà Nam. Đáp án: C Giải thích: “Lễ hội Đền Hùng” là là lễ hội truyền thống ở tỉnh Phú Thọ của Việt Nam. Câu 10. Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình? A. Đoàn kết. B. Tôn sư trọng đạo. C. Uống nước nhớ nguồn. D. Yêu nước chống ngoại xâm. Đáp án: B Giải thích: Tôn sư trọng đạo là truyền thống thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình. Câu 11. Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống hiếu học? A. Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao. B. Anh T vận động bà con phát triển truyền thống làm gốm của quê hương. C. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông P đạt sản lượng cao. D. Chị H thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện. Đáp án: D Giải thích: Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao là biểu hiện của truyền thống hiếu học. Câu 12. Ông A muốn truyền lại bí quyết làm bánh bao ngon cho anh B (là cháu mình) để mai sau có cơ hội phát huy, phát triển. Anh B rất hào hứng và mong muốn được học nghề làm bánh từ ông A. Tuy nhiên bố mẹ của anh B lại ngăn cản vì muốn con sau này học ngành nghề tốt hơn thay vì phát huy nghề truyền thống. Trong trường hợp này những nhân vật nào đã không có ý thức phát huy nghề truyền thống? A. Ông A. B. Bố mẹ anh B. C. Anh B và bố mẹ mình. D. Ông A và anh B. Đáp án: B Giải thích: Trong trường hợp này việc làm của bố mẹ anh B thể hiện không có ý thức phát huy nghề truyền thống khi có hành vi ngăn cản con theo nghề truyền thống. Câu 13. Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ? A. Dũng cảm. B. Hiếu thảo. C. Yêu nước. D. Trung thực. Đáp án: B Giải thích: Hiếu thảo là truyền thống thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ. Câu 14. Anh Q rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên ông S và bà K là bố mẹ của anh Q lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ. Vì vậy, ông S và bà K đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M (là xã đội trưởng ở địa phương), với mục đích nhờ: anh M loại tên anh Q ra khỏi danh sách nhập ngũ. Tuy nhiên, anh M không chấp nhận. Trong trường hợp này những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc? A. Anh Q và bố mẹ mình. B. Anh M và anh Q. C. Ông S và bà K. D. Anh Q. Đáp án: C Giải thích: Trong trường hợp này ông S và bà K vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc khi có hành vi dùng tiền để hối lộ anh M, với hi vọng anh M loại tên con trai mình (anh Q) ra khỏi danh sách nhập ngũ. Câu 15. Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động? A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh X thường bỏ cuộc. B. Chị P được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc vì sự chăm chỉ và sáng tạo. C. Anh Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ 18 tuổi. D. Bạn A luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân. Đáp án: B Giải thích: Chị P được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc vì sự chăm chỉ và sáng tạo là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động. Phần 2. Lý thuyết GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương 1. Thế nào là truyền thống quê hương? - Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 2. Biểu hiện của truyền thống quê hương - Truyền thống quê hương được thể hiện ở truyền thống văn hoá, yêu nước, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, cần cù lao động,... Truyền thống yêu nước Truyền thống yêu thương con người 3. Biện pháp để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương: - Để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương, chúng ta cần: + Tìm hiểu về giá trị của truyền thống; bảo vệ và phát huy giá trị tốt đẹp từ truyền thống; + Tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước,... + Phê phán việc làm, hành động thiếu ý thức trách nhiệm, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của quê hương, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của cộng đồng. Quảng bá văn hóa Việt Nam tới quốc tế Tham gia quét dọn nghĩa trang liệt sĩ Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ Phần 1. Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ Câu 1. Sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Đồng cảm. B. Quan tâm. C. Chia sẻ. D. Cảm thông. Đáp án: C Giải thích: Chia sẻ là sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình. Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về sự cảm thông? A. Tất cả mọi lỗi lầm đều có thể bỏ qua nếu biết cảm thông. B. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông. C. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi. D. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp. Đáp án: D Giải thích: Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp là nhận định đúng, bởi người biết cảm thông sẽ nhìn nhận mọi vấn đề theo hướng chung, toàn diện từ phía người khác. Câu 3. Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây? A. Quan sát, lắng nghe, đặt mình vò vị trí của người khác, sẵn sàng giúp đỡ họ. B. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác. C. Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. D. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người. Đáp án: B Giải thích: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác. Câu 4. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ? A. Lá lành đùm lá rách. B. Uống nước nhớ nguồn. C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. Đáp án: A Giải thích: “Lá lành đùm lá rách” là câu tục ngữ nói về sự chia sẻ, giúp đỡ giữa người với người trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Câu 5. Đặt mình vào vị trí người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Cảm thông. B. Chia sẻ. C. Kiên trì. D. Quan tâm. Đáp án: A Giải thích: Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ Câu 6. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ? A. Người biết chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác. B. Chia sẻ là đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ. C. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người. D. Chỉ những người giàu có mới có thể chia sẻ. Đáp án: C Giải thích: Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người là nhận định đúng, bởi có sự chia sẻ con người mới càng thấu hiểu, giúp đỡ nhau cùng vượt qua khó khăn. Câu 7. Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để A. biết và hiểu được cảm xúc của người đó. N. đồng hành với việc làm của người đó. C. chế nhạo những việc làm của người đó. D. chứng tỏ bản thân mình trước người đó. Đáp án: A Giải thích: Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó. Câu 8. Quan tâm là thường xuyên chú ý đến A. các vấn đề thời sự của đất nước. B. những việc có lợi ích của bản thân. C. những người thân trong gia đình. D. mọi người và sự việc xung quanh. Đáp án: D Giải thích: Quan tâm là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh Câu 9. Gia đình P có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ P phải một mình làm lụng nuôi hai con. Gần đây, mẹ của P bị ốm nên P thường xuyên phải nghỉ học để chăm mẹ. Nếu là bạn cùng lớp, biết được hoàn cảnh của P em nên chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Kêu gọi các bạn trong lớp xa lánh P vì nhà P nghèo. B. Kêu gọi các bạn cùng lớp quyên góp, hỗ trợ P. C. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân mình. D. Khuyên P nên nghỉ học để ở nhà làm việc giúp mẹ. Đáp án: B Giải thích: Trong trường hợp này, nếu là bạn cùng lớp, biết được hoàn cảnh của P em nên kêu gọi các bạn cùng lớp quyên góp, hỗ trợ P. Câu 10. Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo A. lợi ích mà mình sẽ đạt được. B. nguyện vọng của bản thân. C. chủ trương của nhà nước. D. khả năng của mình. Đáp án: D Giải thích: Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình. Câu 11. Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Kiên trì. B. Đồng cảm. C. Quan tâm. D. Cảm thông. Đáp án: C Giải thích: Quan tâm là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh Câu 12. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ? A. Hỏi thăm. B. Yêu nước. C. An ủi. D. Động viên. Đáp án: B Giải thích: - Quan tâm, cảm thông, chia sẻ được biểu hiện thông qua các hành vi, việc làm cụ thể như an ủi, động viên, hỏi thăm, lắng nghe; giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn; tham gia các hoạt động thiện nguyện trong nhà trường và ngoài xã hội; ... Câu 13. Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là những người A. thường xuyên động viên, an ủi người khác khi họ gặp khó khăn. B. bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích của bản thân. C. luôn đặt lợi ích của bản thân lên vị trí hàng đầu. D. thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người. Đáp án: A Giải thích: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là những người thường xuyên động viên, an ủi người khác khi họ gặp khó khăn. Câu 14. Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ A. phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống. B. được mọi người yêu mến, kính trọng. C. luôn phải chịu thiệt thòi về mình. D. bị mọi người xa lánh, khinh rẻ. Đáp án: B Giải thích: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ được mọi người yêu mến, kính trọng. Câu 15. Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta nên có biểu hiện nào sau đây? A. Sống khép mình, không quan tâm đến mối quan hệ xung quanh. B. Có lối sống ích kỷ, nhỏ nhen, chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân. C. Chỉ quan tâm, giúp đỡ người khác khi bản thân thấy có lợi. D. Sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn, mất mát. Đáp án: D Giải thích: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta nên sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn, mất mát. Phần 2. Lý thuyết GDCD 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ 1. Khái niệm - Quan tâm là thường xuyên chú ý đến người khác. - Cảm thông là đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ. - Chia sẻ là sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình. 2. Biểu hiện - Quan tâm, cảm thông, chia sẻ được thể hiện qua lời nói, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ,... hay những hành động hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau. Giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt Tặng áo ấm cho trẻ em vùng cao 3. Ý nghĩa và cách rèn luyện - Quan tâm, cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa trong đời sống xã hội hiện nay. Qua đó, chúng ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau. - Để rèn luyện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ cần: + Quan sát, lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người khác và luôn sẵn sàng giúp đỡ họ. + Chủ động quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác khích lệ bạn bè cùng thực hiện + Góp ý, phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. Tặng sách cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Phê phán thói vô cảm Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực Phần 1. Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực Câu 1. Biểu hiện của nhân vật nào dưới đây không thể hiện đức tính tự giác, tích cực trong học tập? A. Trong giờ học T luôn tích cực xây dựng bài và làm bài cô giao. B. Mỗi khi làm bài kiểm tra, A thường chép bài của các bạn khác. C. Mỗi ngày S đều dành 1 giờ để đọc sách, mở mang tri thức. D. Mỗi khi có bài tập khó, Q sẽ nhờ cô giáo hướng dẫn, giảng giải. Đáp án: B Giải thích: Bạn A không tự giác, tích cực học tập khi thường xuyên chép bài của các bạn khác. Câu 2. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập? A. Người tích cực trong công việc thường bị lợi dụng và chịu thiệt thòi. B. Tự giác là lối sống vốn có của mỗi người, không cần rèn luyện. C. Chỉ những bạn học kém mới càn tự giác, tích cực học tập. D. Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công. Đáp án: D Giải thích: Tự giác, tích cực góp phần tạo nên những thành công là nhận định đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập. Câu 3. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? A. Không chuẩn bị bài trước khi đến lớp. B. Thường xuyên nghỉ học để đi chơi. C. Xác định đúng mục đích học tập. D. Không làm bài tập về nhà. Đáp án: C Giải thích: Học tập tích cực, tự giác được biểu hiện qua việc: xác định đúng mục đích học tập; lập thời gian biểu khoa học, hợp lí; quyết tâm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đề ra. Câu 4. Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh không nên A. chủ động học tập trên nhiều kênh thông tin. B. thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra. C. thụ động trong việc tiếp thu tri thức. D. lên kế hoạch học tập cụ thể. Đáp án: C Giải thích: Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh không nên thụ động trong việc tiếp thu tri thức. Câu 5. Việc học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta A. thu được nhiều tiền. B. đạt được mọi mục đích. C. có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết. D. nắm giữ những chức vụ cao trong cộng đồng. Đáp án: C Giải thích: Việc học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết, gặt hái nhiều thành công và được mọi người tôn trọng. Câu 6. Ngoài việc hoàn thành những bài tập cô giáo giao trên lớp, khi về nhà P thường dành thêm thời gian mỗi tối để ôn lại bài và tìm những bài khó trên mạng để ôn luyện thêm. Việc làm đó thể hiện P là người A. lười biếng, không tự giác học tập. B. tự giác, tích cực trong học tập. C. luôn tự tin trong cuộc sống. D. thiếu kĩ năng học tập. Đáp án: B Giải thích: Việc làm đó thể hiện P là người tự giác, tích cực trong học tập bởi bạn đã biết chủ động học tập và trau dồi thêm tri thức mà không cần ai nhắc nhở. Câu 7. Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập? A. Người tự giác, tích cực thường sẽ thành công trong cuộc sống. B. Chỉ những người yếu kém mới cần tích cực, tự giác trong công việc. C. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta chủ động, sáng tạo. D. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta không ngừng tiến bộ. Đáp án: B Giải thích: Chỉ những người yếu kém mới cần tích cực, tự giác trong công việc là nhận định không đúng khi bàn về tự giác, tích cực trong học tập. Câu 8. Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên A. làm việc riêng trong giờ học. B. lập thời gian biểu khoa học, hợp lí. C. thụ động trong việc tiếp thu tri thức. D. chép bài của bạn trong giờ kiểm tra. Đáp án: B Giải thích: Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên lập thời gian biểu khoa học, hợp lí. Câu 9. Biểu hiện của nhân vật nào dưới đây thể hiện tự giác, tích cực trong học tập? A. Bạn P thường tìm các các bài toán hay trên mạng để tự giải. B. Mỗi khi làm bài kiểm tra, A thường xuyên chép bài của bạn. C. Trong giờ học X luôn mất tập trung và nói chuyện riêng. D. Bạn Q thường xuyên trốn học để đi chơi. Đáp án: A Giải thích: P thường tìm các các bài toán hay trên mạng để tự giải là một biểu hiện của tự giác, tích cực trong học tập. Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực? A. Người học tập tự giác, tích cực sẽ nhận được sự tôn trọng từ người khác. B. Giúp chúng có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết. C. Nâng cao đời sống vật chất cho mỗi người. D. Giúp chúng ta gặt hái nhiều thành công. Đáp án: C Giải thích: Nâng cao đời sống vật chất cho mỗi người không thuộc nội dung ý nghĩa của tự giác, tích cực trong học tập. Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta: có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết, gặt hái nhiều thành công và được mọi người tôn trọng. Câu 11. Khi bài tập về nhà có một bài toán khó, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp? A. Ôn lại nội dung kiến thức phần đó để suy nghĩ lại cách giải bài toán. B. Bỏ qua để chờ ngày hôm sau cô giáo chữa bài rồi chép vào vở. C. Lên các trang mạng tìm đáp án để chép vào vở cho có. D. Hỏi bạn bè xem ai đã làm thì mượn vở để chép bài. Đáp án: A Giải thích: Trong trường hợp này, em nên ôn lại nội dung kiến thức phần đó để suy nghĩ lại cách giải bài toán. Câu 12. Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên A. bỏ bê công việc học để đi chơi. B. luôn mong sự giúp đỡ từ người khác. C. dễ dàng từ bỏ khi gặp một vấn đề khó. D. tích cực học hỏi từ những người xung quanh. Đáp án: D Giải thích: Để rèn luyện tính tự giác, chủ động trong học tập, mỗi học sinh nên tích cực học hỏi qua những người xung quanh. Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? A. Xác định đúng mục tiêu học tập. B. Luôn luôn chờ đợi vào sự giúp đỡ. C. Lập thời gian biểu khoa học, hợp lí. D. Quyết tâm thực hiện các mục tiêu học tập. Đáp án: B Giải thích: Học tập tích cực, tự giác được biểu hiện qua việc: xác định đúng mục đích học tập; lập thời gian biểu khoa học, hợp lí; quyết tâm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đề ra. Câu 14. Là một học sinh, chúng ta cần có biểu hiện nào sau đây để rèn luyện tính tự giác, tích cực? A. Lười làm bài tập về nhà. B. Thường xuyên đi học muộn. C. Chủ động lập thời gian biểu. D. Bỏ cuộc khi gặp bài tập khó. Đáp án: C Giải thích: Là một học sinh, chúng ta nên chủ động lập thời gian biểu để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập. Câu 15. Bạn T đến rủ C đi chơi trong khi ngày hôm sau có giờ kiểm tra Toán. Nếu em là C, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Đi chơi cùng T và rủ thêm một số bạn khác cùng đi. B. Từ chối và hẹn bạn lúc khác đi chơi để ở nhà học bài. C. Mắng cho T một trận vì làm phiền trong lúc học bài. D. Đồng ý ngay, bỏ việc học để đi chơi với T. Đáp án: B Giải thích: Nếu em là C, em nên từ chối và hẹn bạn lúc khác đi chơi để ở nhà học bài. Phần 2. Lý thuyết GDCD 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực 1. Khái niệm - Học tập tích cực, tự giác là chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra. 2. Biểu hiện - Học tập tích cực, tự giác được thể hiện qua việc: + Xác định đúng mục đích học tập; + Lập thời gian biểu khoa học, hợp lý; + Quyết tâm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Lập thời gian biểu hợp lý Quyết tâm học tập 3. Ý nghĩa và cách rèn luyện - Ý nghĩa: Học tập tích cực, tự giác giúp ta có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết, gặt hái nhiều thành công và được mọi người thừa nhận, tôn trọng. - Cách rèn luyện: + Học sinh phải rèn luyện tính tích cực, tự giác trong học tập; + Cầân nhắc nhở và giúp đỡ những bạn chưa tích cực, tự giác trong học tập để cùng nhau tiến bộ. Chủ động, tự giác trong học tập Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 4: Giữ chữ tín Phần 1. Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 4: Giữ chữ tín Câu 1. Sự tin tưởng, niềm tin giữa người với người là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Lòng biết ơn. B. Niềm tự hào. C. Chữ tín. D. Tự chủ. Đáp án: C Giải thích: Chữ tín là sự tin tưởng, niềm tin giữa người với người Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề giữ chữ tín? A. Chỉ những người yếu kém mới cần tạo dựng chữ tín. B. Giữ chữ tín là lối sống gây gò bó, khó chịu cho mọi người. C. Người biết giữ chữ tín luôn được mọi người yêu quý, kính nể. D. Người giữ chữ tín luôn luôn phải chịu thiệt thòi trong công việc. Đáp án: C Giải thích: Người biết giữ chữ tín luôn được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau (SGK - trang 24). Câu 3. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín? A. Không hoàn thành nhiệm vụ. B. Đến trễ so với thời gian đã hẹn. C. Thực hiện đúng như lời hứa. D. Hứa nhưng không thực hiện. Đáp án: C Giải thích: Thực hiện đúng như lời hứa là biểu hiện của giữ chữ tín. Câu 4. Người giữ chữ tín sẽ không có hành động nào sau đây? A. Đổ lỗi cho người khác khi phạm sai lầm. B. Đến điểm hẹn đúng giờ như đã hứa. C. Thực hiện đúng như lời đã hứa. D. Lời nói đi đôi với việc làm. Đáp án: A Giải thích: Người giữ chữ tín sẽ không có hành động: đổ lỗi cho người khác khi phạm sai lầm. Câu 5. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây chỉ người giữ chữ tín? A. Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy. B. Rao mật gấu, bán mật heo. C. Treo đầu dê, bán thịt chó. D. Rao ngọc, bán đá. Đáp án: A Giải thích: "Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy" đây là một câu thành ngữ để chỉ rằng: Đối với người quân tử là những người có hành vi khoáng đạt, nói là làm, thường giúp những người khó khăn, người yếu thế hơn mình. ... Khi lời nói của người quân tử đã phát ra thì cho dù có dùng tới 4 con ngựa cũng khó truy đuổi là thế. Câu 6. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về chữ tín? A. Uống nước ngớ nguồn. B. Ăng quả nhớ kẻ trồng cây. C. Lời nói như đinh đóng cột. D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. Đáp án: C Giải thích: Lời nói như đinh đóng cột là câu tục ngữ nói về chữ tín. Câu 7. Chị P rao bán mặt hàng mĩ phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc, tuy nhiên thực chất mặt hàng hoa quả chị P nhập về bán lại là mĩ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Trường hợp này cho thấy chị P là người A. không giữ chữ tín. B. liêm khiết. C. giữ chữ tín. D. trung thực. Đáp án: A Giải thích: Trường hợp này cho thấy chị P là người không giữ chữ tín, bán mặt hàng không đúng như đã quảng cáo. Câu 8. Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình được gọi là A. kiên nhẫn. B. giữ chữ tín. C. tự chủ cảm xúc. D. giữ lòng tự trọng. Đáp án: B Giải thích: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình được gọi là giữ chữ tín. Câu 9. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây bàn về vấn đề giữ chữ tín? A. Thương người như thể thương thân. B. Chữ tín quý hơn vàng mười. C. Miệng nhà sang có gang có thép. D. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. Đáp án: B Giải thích: “Chữ tín quý hơn vàng mười” bàn về vấn đề giữ chữ tín, muốn nhắc nhở chúng ta tầm quan trọng của chữ tín. Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của giữ chữ tín? A. Đến hẹn đúng giờ, không để người khác chờ. B. Hứa nhưng không thực hiện lời hứa. C. Hoàn thành nhiệm vụ được giao. D. Lời nói đi đôi với việc làm. Đáp án: B Giải thích: Hứa nhưng không thực hiện lời hứa là biểu hiện trái với giữ chữ tín. Câu 11. Người giữ chữ tín sẽ có hành động nào sau đây? A. Đổ lỗi cho người khác khi phạm sai lầm. B. Thực hiện đúng những gì đã hứa. C. Hứa nhưng không thực hiện. D. Tới trễ so với giờ đã hẹn. Đáp án: B Giải thích: Thực hiện đúng những gì đã hứa là biểu hiện có ở người biết giữ chữ tín. Câu 12. Phương án nào dưới đây không phải là ý nghĩa của giữ chữ tín? A. Giúp chúng ta hoàn thiện bản thân. B. Được mọi người quý mến, kính nể. C. Nâng cao đời sống vật chất của mỗi người. D. Mang đến niềm tin và hi vọng cho mọi người. Đáp án: C Giải thích: - Nâng cao đời sống vật chất của mỗi người không thuộc nội dung ý nghĩa của giữ chữ tín. - Trong cuộc sống, người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân (SGK - trang 24). Câu 13. Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” khuyên chúng ta nên A. đoàn kết. B. dũng cảm. C. giữ chữ tín. D. tự giác học tập. Đáp án: C Giải thích: Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” khuyên chúng ta nên giữ chữ tín. Câu 14. Một nhóm bạn hẹn nhau đi chơi cuối tuần và hẹn nhau 7 giờ sáng chủ nhật xuất phát. Vì ngủ quên nên 7 giờ bạn P mới chuẩn bị đến điểm hẹn, bạn T xuất phát từ 6 giờ 30 phút và 6 giờ 50 phút đã có mặt tại điểm hẹn, bạn M xuất phát từ 6 giờ 40 phút nhưng do qua đón A đi cùng nên 7 giờ 15 phút mới có mặt tại điểm hẹn. Trong trường hợp này, bạn học sinh nào đã giữ chữ tín? A. Bạn M. B. Bạn T. C. Bạn P. D. Bạn A. Đáp án: B Giải thích: Trong trường hợp này, chỉ có bạn T là đến điểm hẹn đúng giờ (hẹn 7 giờ nhưng 6 giờ 50 bạn T đã có mặt) nên chỉ có bạn H được coi là giữ chữ tín, còn các bạn khác đến muộn hơn so với kế hoạch ban đầu. Câu 15. Bạn K thường xuyên không làm bài tập nên bị cô nhắc nhở và kỉ luật. Mỗi khi bị kỉ luật, K thường hứa sẽ không tái phạm nhưng sau đó bạn vẫn mắc lỗi như thường. Trường hợp này cho thấy K là người như thế nào sau đây? A. Không giữ chữ tín. B. Tôn trọng sự thật. C. Tôn trọng lẽ phải. D. Giữ chữ tín. Đáp án: A Giải thích: Trường hợp này cho thấy bạn K là người không giữ chữ tín, không thực hiện đúng như đã hứa. Phần 2. Lý thuyết GDCD 7 Bài 4: Giữ chữ tín 1. Khái niệm - Chữ tín là sự tin tưởng, niềm tin giữa người với người. Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình. 2. Biểu hiện - Biểu hiện của việc giữ chữ tín là: + Biết giữ lời hứa; + Đúng hẹn, đúng giờ + Hoàn thành nhiệm vụ,... 3. Ý nghĩa - Chữ tín trong cuộc sống vô cùng quan trọng: + Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau,... + Người không giữ chữ tín sẽ không được mọi người tin tưởng và khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực. + Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân. Giữ chữ tín sẽ được bạn bè, đối tác nể trọng 4. Cách rèn luyện - Để rèn luyện việc giữ chữ tín, chúng ta phải: + Giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm; + Phê phán những người không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín. Phải có trách nhiệm với lời hứa Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa Phần 1. Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa Câu 1. Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội, Việt Nam) được xếp vào loại hình di sản văn hóa nào dưới đây? A. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa phi vật thể. C. Di sản văn hóa tinh thần. D. Di sản thiên nhiên. Đáp án: A Giải thích: Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội, Việt Nam) được xếp vào loại hình di sản văn hóa vật thể. Câu 2. Sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể
Tài liệu đính kèm: