Bài tập trắc nghiệm chương 2 – âm thanh

doc 11 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 4581Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm chương 2 – âm thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập trắc nghiệm chương 2 – âm thanh
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2 – ÂM THANH
Câu 1: Khi gảy vào dây đàn ghi-ta thì người ta nghe được âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là:
A. Hộp đàn.	B. Dây đàn dao động.
C. Không khí xung quanh dây đàn.	D. Ngón tay gảy đàn.
Câu 2: Khi đánh trống tại sao người ta thường gõ dùi trống vào mặt trống một cách dứt khoát sao cho thời gian dùi trống chạm vào mặt trống là rất ngắn.
A. Để mặt trống rung mạnh hơn.
B. Để mặt trống không bị hỏng.
C. Để mặt trống có thể dao động ngay và tạo ra âm thanh.
D. Để mặt trống ít bị rung.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây có thể phát ra âm thanh?
A. Một vật đang dao động.
B. Một vật đang chuyển động thẳng đều.
C. Một vật đang chuyển động trên đường tròn.
D. Một vật đang đứng yên.
Câu 4: Khi bầu trời xung quanh ta có dông, ta thường nghe tiếng sấm.
Nguồn âm phát ra là: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Lớp không khí ở đó dao động mạnh.
B. Do nhiều hơi nước trong không khí va chạm nhau.
C. Các lớp không khí va chạm nhau.
D. Lớp không khí ở đó bị nén mạnh.
Câu 5:Khi luồng gió thổi qua rừng cây, ta nghe âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh là:
Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Luồng gió và lá cây đều dao động.	B. Luồng gió.
C. Lá cây.	D. Thân cây.
Câu 6: Trong các vật sau đây, vật nào được coi là nguồn âm.
A. Chiếc sáo mà người nghệ sĩ đang thổi trên sân khấu.
B. Cái trống để trong sân trường.
C. Chiếc âm thoa đặt trên bàn.
D. Cái còi của trọng tài bóng đá đang cầm.
Câu 7: Hãy giải thích sự phát âm của cái sáo khi thổi vào nó bằng cách chọn phương án giải thích đúng nhất trong các phương án sau:
A. Do thân sáo dao động và phát ra âm thanh.
B. Do thân sáo chuyển động và phát ra âm thanh.
C. Do cột không khí trong sáo chuyển động và phát ra âm thanh.
D. Do cột không khí trong sáo dao động mạnh và phát ra âm thanh.
Câu 8: Một người dùng âm thoa gõ vào mặt trống thì nghe được âm thanh. Đó là do:
A. Không khí.	B. Âm thoa dao động.
C. Mặt trống.	D. Âm thoa và mặt trống.
Câu 9: Khi ngồi xem ti vi thì mẹ Lan hỏi: "Âm thanh phát ra từ ti vi là ở bộ phận nào?" Bé Lan trả lời như sau:
A. Màn hình của ti vi.	C. Màng loa.
B. Người ở trong ti vi.	D. Từ núm điều chỉnh âm thanh của chiếc ti vi.
Câu 10: Trong bài hát "Nhạc rừng" của Hoàng Việt, nhạc sĩ viết:
"Róc rách, róc rách
Nước luồn qua khóm trúc".
Âm thanh được phát ra từ:
A. Dòng nước và khóm trúc.	B. Dòng nước dao động.
C. Do lớp không khí ở trên mặt nước.	D. Lá cây dao động.
Câu 11: Người ta thường chọn những kim loại có tính đàn hồi rất tốt để làm âm thoa. Lí do: 
A. Làm cho âm thoa cứng hơn.	B. Làm cho âm thoa có thể dao động lâu hơn.
C. Làm cho âm thoa ít dao động hơn.	D. Làm cho âm thoa đẹp hơn.
Câu 12: Người ta cũng tạo được bộ đàn đá bằng các thanh nước đá. Khi gõ vào các thanh nước đá này thì âm thanh cũng được phát ra. Nguồn phát ra âm thanh ở đây là:
A. Các thanh nước đá ở nhiệt độ thấp.	B. Các thanh nước đá.
C. Các thanh nước đá dao động khi bị gõ.	D. Không khí.
Câu 13: Hãy chọn câu trả lời sai sau đây.
A. Khi gõ dùi vào trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh.
B. Khi dùng búa cao su gõ nhẹ vào âm thoa thì âm thoa dao động phát ra âm thanh.
C. Khi thổi sáo thì nguồn phát ra âm thanh là các lỗ sáo.
D. Nguồn âm là vật phát ra âm thanh.
Câu 14: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào không được coi là dao động?
A. Chuyển động của hai nhánh âm thoa khi ta gõ vào nó.
B. Chuyển động của quả lắc treo trên trần tàu hỏa đang chạy.
C. Xe ô tô đang chạy trên đường.
D. Một người ngồi trên võng đu đưa.
Câu 15: Có một viên đạn bay trong không khí. Hãy chọn kết luận đúng nhất sau đây:
A. Khối lượng của viên đạn càng lớn thì âm phát ra càng cao.
B. Viên đạn càng bay nhanh thì âm phát ra càng thấp.
C. Vận tốc của viên đạn không ảnh hưởng đến độ cao, thấp của âm.
D. Viên đạn càng bay nhanh thì âm phát ra càng cao.
Câu 16: Để biểu diễn các nốt nhạc bằng đàn, người ta thường dùng đàn nhiều dây, nhưng người ta cũng sử dụng loại đàn một dây đó là đàn bầu. Để thay đổi âm phát ra từ dây đàn bầu người ta làm như sau:
A. Vừa đánh đàn, vừa điều chỉnh độ căng của dây đàn bằng một cần đàn.
B. Điều chỉnh độ dài của dây khi đánh.
C. Vặn cho dây đàn căng vừa đủ trước khi đánh.
D. Cả 3 phương án đúng.
Câu 17: Một vật dao động với tần số 18Hz. Thông tin nào dưới đây là sai. 
A. Vật dao động phát ra âm thanh mà tai người có thể nghe rất to.
B. Vật dao động phát ra âm thanh nhưng tai người có thể nghe rất nhỏ.
C. Các thông tin trên đều sai.
D. Vật dao động không thể phát ra âm thanh được vì tần số dao động quá nhỏ.
Câu 18: Theo em kết luận nào sau đây là sai?
A. Một số động vật có thể nghe được những âm thanh mà tai người không nghe được.
B. Máy siêu âm là những máy phát ra âm thanh có tần số lớn hơn 20 000Hz.
C. Tai của người nghe được hạ âm và siêu âm.
D. Hạ âm là những âm thanh có tần số nhỏ hơn 20Hz.
Câu 19: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng khi nói về tần số của dao động?
A. Tần số là số dao động mà vật thực hiện trong 5 giây.
B. Tần số là số dao động mà vật thực hiện trong 1 ngày.
C. Tần số là số dao động mà vật thực hiện trong 1 giây.
D. Tần số là số dao động mà vật thực hiện trong 1 giờ.
Câu 20: Trong các trường hợp sau đây, vật nào đang dao động? Chọn câu trả lời đúng. 
A. Cành cây đu đưa trong gió nhẹ.	 B. Mặt trống rung lên khi người ta gõ vào nó.
C. Quả lắc đồng hồ đang chạy.	 D. Các vật nêu trên đều dao động.
Câu 21: Khi gõ vào mặt trống thì mặt trống rung động phát ra âm thanh. Nhưng khi con lắc dao động thì người ta không nghe được âm thanh. Có người giải thích như sau:
A. Vì dây của con lắc ngắn, nên con lắc không có khả năng phát ra âm thanh (3).
B. Con lắc không phải là nguồn âm (1).
C. Con lắc là nguồn âm phát ra âm thanh nhưng tần số nhỏ (hạ âm) nên tai người không nghe được (2).
D. Cả (1) và (3) đúng.
Câu 22: Sự trầm hay bổng của âm do các nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? 
A. Kích thước của nhạc cụ.	B. Vẻ đẹp nhạc cụ.
C. Tần số của âm phát ra.	D. Hình dạng của nhạc cụ.
 Câu 23: Hãy xác định câu nào sau đây là sai?
A. Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng trầm.
B. Hz là đơn vị tần số.
C. Khi tần số dao động càng cao thì âm phát ra càng to.
D. Khi tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao
Câu 24: Người ta thổi luồng không khí mạnh từ đầu đến cuối một chiếc lược có hai phần răng thưa và dày khác nhau thì âm thanh phát ra khác nhau. Kết luận nào sau đây là đúng: 
A. Âm thanh phát ra ở phần lược thưa cao hơn phần lược dày.
B. Độ cao, thấp của âm phát ra không phụ thuộc vào độ thưa, dày của lược.
C. Lược càng dày thì âm phát ra càng to.
D. Âm thanh phát ra ở phần lược thưa thấp hơn phần lược dày.
Câu 25: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của tần số?
A. Héc (Hz).	B. Mét trên giây (m/s).
C. Giờ .	D. Kilômét (km).
Câu 26: Trong 20 giây một lá thép thực hiện được 4000 dao động. Hỏi tần số dao động của lá thép có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. 20Hz.	B. 80000Hz.
C. 4000Hz.	D. 200Hz.
Câu 27: Trong 4 giây, một lá thép dao động được 1200 lần. Thông tin nào dưới đây là đúng?
A. Tần số dao động của lá thép là 4800Hz.
B. Âm thanh do lá thép phát ra là siêu âm.
C. Âm thanh do lá thép phát ra, tai người có thể nghe được
D. Âm thanh do lá thép phát ra là hạ âm.
Câu 28: Tại sao vào mùa mưa thì trống phát ra âm trầm hơn so với mùa khô. Có 4 bạn học sinh lớp 7 đã giải thích điều này như sau:
A. Trong trường hợp này do tai người ảnh hưởng bởi lượng hơi nước trong không khí do đó âm truyền cũng trầm hơn.
B. Mặt trống và thùng trống đều giãn nở.
C. Về mùa mưa không khí ẩm ướt hơn nên trống phát ra âm thanh trầm hơn.
D. Mùa mưa lượng hơi nước nhiều nên đã làm cho mặt trống giãn nở ra, do đó tần số dao động giảm nên âm phát ra trầm hơn mùa khô.
Câu 29: Cách so sánh vận tốc truyền âm trong ba môi trường rắn, lỏng, khí theo thứ tự từ nhỏ đến lớn nào sau đây là đúng?
A. Vchất khí < Vchất lỏng < Vchất rắn. 	B. Vchất lỏng < Vchất rắn < Vchất khí.
C. Vchất rắn < Vchất lỏng < Vchất khí.	D. Vchất rắn < Vchất khí < Vchất lỏng.
Câu 30: Trong thời gian chiến tranh khi một quả bom nổ trên mặt đất người ta đã ghi nhận như sau: Theo em ghi nhận nào trên đây là sai.
A. Đất dưới chân rung chuyển cùng lúc nghe được tiếng nổ.
B. Nghe được tiếng nổ sau khi đất dưới chân đã rung chuyển.
C. Đất dưới chân đã rung chuyển sau khi nhìn thấy tia chớp.
D. Nghe được tiếng nổ sau khi nhìn thấy tia chớp.
Câu 31: Khi nghiên cứu sự truyền âm thanh người ta có những nhận xét sau:
A. Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém.
B. Để nghe được âm thanh từ vật phát ra thì phải có môi trường truyền âm.
C. Cả 3 phương án đều đúng.
D. Sự truyền âm thanh là sự truyền dao động câu.
Câu 32: Khi đã làm một số thí nghiệm về sự truyền âm thanh ttrong các môi trường có bạn đã đưa ra các kết luận sau: Hãy chọn kết luận đúng nhất.
A. Âm thanh có thể truyền từ chất lỏng sang chất khí.
B. Âm thanh càng to thì truyền đi càng xa.
C. Cả 3 phương án đúng.
D. Cơ thể người cũng có thể truyền được âm thanh.
Câu 33: Người ta nhận thấy rằng chó là loài động vật nghe được các âm thanh rất tốt và rất nhạy. Đặc biệt khi ngủ chó vẫn cảm nhận được các âm thanh lạ và nhỏ rất nhanh. Có người đã giải thích như sau:
A. Bản chất của chó là phát hiện các âm thanh lạ, nhỏ.
B. Chó có thể nghe được các âm thanh như hạ âm, siêu âm mà con người không thể nghe được.
C. Tai chó to hơn nên nghe to hơn.
D. Tai chó rất nhạy với âm, mặt khác khi ngủ chó thường áp tai xuống đất mà đất truyền âm tốt hơn không khí do vậy chó cảm nhận nhanh hơn.
Câu 34: Một người gõ mạnh búa xuống đường ray xe lửa tại điểm M làm âm truyền đến điểm N cách M 1590m. Hỏi thời gian truyền âm trong đường ray từ M đến N là bao lâu? 
A. t = 0,6 giây.	B. t = 0,3 giây.
C. t = 6 giây.	D. t = 3 giây.
Câu 35: Vì sao âm không thể truyền được trong chân không. 
A. Vì chân không là môi trường không có hạt vật chất nào, khi các vật phát âm dao động, không có hạt vật chất nào dao động theo và dó đó âm không được truyền đi.
B. Vì chân không là môi trường không có khối lượng.
C. Không thể đặt nguồn âm trong chân không.
D. Vì chân không là môi trường không có màu sắc.
Câu 36: Đặt một nguồn phát âm (đồng hồ chuông reo) vào trong một cái cốc và bịt kín miệng cốc bằng một miếng nilông, rồi nhúng chìm vào trong một bình nước (không chạm đáy bình). Lắng tai nghe âm phát ra, một nhóm học sinh đã rút ra những kết luận sau:
Hãy chọn nhận xét đúng nhất.
A. Nắp bình đậy càng kín thì âm phát ra càng thấp.
B. Âm đã truyền qua không khí trong cốc, môi trường nước, qua không khí rồi đến tai.
C. Âm đã truyền qua môi trường nước rồi đến tai.
D. Nước trong bình càng nhiều thì âm phát ra càng cao.
Câu 37: Một số nhà leo núi có nhận xét khi lên càng cao thì tiếng gọi nhau càng khó nghe hơn ở dưới chân núi. Họ đã giải thích như sau: Em hãy chọn câu giải thích đúng nhất.
A. Lên càng cao thì không khí càng loãng nên sự truyền âm càng kém.
B. Nhiệt độ không khí ở đỉnh núi thấp hơn chân núi nên sự truyền âm kém hơn.
C. Lên càng cao thì gió thổi càng lớn nên âm thanh bị hấp thụ càng nhiều.
D. Trên cao không có vật phản xạ âm nên âm thanh nghe nhỏ hơn chân núi.
Câu 38: Khi nói về các môi trường truyền âm? Chọn phương án trả lời hợp lí nhất.
A. Trong những điều kiện như nhau, chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng.
B. Trong những điều kiện như nhau, chất khí truyền âm kém nhất (so với chất lỏng và chất rắn).
C. Khi truyền âm trong không khí, nếu không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém.
D. Cả 3 ý kiến đều đúng.
Câu 39: Trong khi tham quan động Phong Nha ở Quảng Bình, bạn Trà có nhận xét như sau:
Theo em thì nhận xét nào không đúng?
A. Nói càng to thì nghe tiếng vang càng lớn.
B. Tiếng vang nhận được là một chuỗi âm thanh tách biệt, kéo dài (vang rền).
C. Khi đã vào trong hang động, đứng bất kì chỗ nào cứ nói to thì sẽ nghe được tiếng vang.
D. Hang càng sâu thì tiếng vang càng lớn.
Câu 40: Trong các bề mặt sau đây, bề mặt vật nào có thể phản xạ âm tốt?
A. Bề mặt gồ ghề của một tấm gỗ mềm.	B. Bề mặt của một tấm vải.
C. Bề mặt của một miếng xốp.	D. Bề mặt của một tấm kính.
Câu 41: Có một em học sinh lớp 7 có những nhận xét như sau: 
Hãy xác định nhận xét nào trên đây là sai?
A. Siêu âm có năng lượng lớn hơn các loại âm khác nên sự truyền của siêu âm trong môi trường là ít bị hấp thụ hơn các loại âm khác.
B. Loài người đã ứng dụng siêu âm trong chuẩn đoán bệnh, đo độ sâu của biển, đo vết nứt của mối hàn ...
C. Con người có thể dùng phản xạ của siêu âm để đo khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất.
D. Cá heo, rơi và một số lời động vật khác phát được siêu âm.
Câu 42: Những câu sau đây theo em câu nào là không đúng?
A. Âm thanh truyền đi gặp vật chắn thì dội ngược lại thì gọi là âm phản xạ.
B. Trong hang động, nếu có nguồn âm thì sẽ có tiếng vang.
C. Vật làm cho âm rội ngược lại gọi là vật phản xạ âm.
D. Để có được tiếng vang, thì âm phản xạ phải đến sau 1/5 giây so với âm phát ra.
Câu 43: Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Để có được tiếng vang thì khoảng cách từ nguồn phát âm đến vật phản xạ phải là. Hỏi kết quả nào là không đúng?
A. 12m.	B. Nhỏ hơn 11m.
C. Lớn hơn 13m.	D. 13m.
Câu 44: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điều kiện để nghe được tiếng vang?
A. Khi ta nghe thấy âm phản xạ cách biệt với âm nghe trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.
B. Khi ta nghe thấy âm phản xạ cách biệt với âm nghe trực tiếp ít nhất là 15 giây.
C. Khi ta nghe thấy âm phản xạ cách biệt với âm nghe trực tiếp ít nhất là 1 giây.
D. Khi ta nghe thấy âm phản xạ cách biệt với âm nghe trực tiếp ít nhất là 1,5 giây.
Câu 45: Để đo độ sâu của một cái giếng sâu các em học sinh lớp 7 đã có những phương pháp đo như sau: 
A. Buộc một hòn đá vào đầu một sợi dây và thả xuống giếng, khi đá chạm đáy thì đo chiều dài của dây suy ra độ sâu của giếng.
B. Dùng ròng rọc đưa người xuống đáy giếng để đo độ sâu từ dưới đáy giếng lên bề mặt.
C. Thả một hòn đá xuống giếng, khi nghe âm thanh phát ra từ đáy giếng truyền đến mặt giếng và suy ra độ sâu h theo công thức h = vt/2. Với v = 340m/s và t là khoảng thời gian từ lúc thả đá đến lúc nghe được âm thanh.
D. Nói to vào giếng, đo thời gian từ lúc nói đến lúc nghe được âm phản xạ và dùng công thức h = 170t để suy ra độ sâu.
Câu 46: Hiện tượng phản xạ âm được dùng trong các trường hợp nào sau đây? 
A. Xác định độ sâu của biển.
B. Trồng nhiều cây xanh trong sân trường.
C. Làm đường dây điện thoại để liên lạc từ xa.
D. Nói chuyện trong hội trường thông qua hệ thống loa.
Câu 47: Một người đứng cách vách đá 15m và kêu to. Thông tin nào sau đây là đúng?
A. Người ấy không nghe được tiếng vang.	B. Người ấy nghe được tiếng vang rất nhỏ.
C. Hoàn toàn không có phản xạ âm.	D. Người ấy nghe được tiếng vang rất lớn.
Câu 48: Tại sao trong các phòng ghi âm của Đài phát thanh người ta thường làm tường xù xì và treo nhiều rèm bằng nhung. Câu trả lời nào sau đây làsai 
A. Để cho nhiệt độ trong phòng luông giữ ở mức độ ổn định.
B. Để cho đẹp.	C. Để người phát thanh viên không bị chói mắt.
D. Các câu trả lời trên đều sai.
Câu 49: Hãy chọn câu trả lời không đúng sau đây:
A. Hơi nước có trong không khí không hấp thụ âm thanh.
B. Cây xanh vừa hấp thụ vừa phản xạ âm thanh.
C. Sử dụng động cơ chạy bằng điện ít gây ô nhiễm tiếng ồn.
D. Đường cao tốc phải được xây dựng xa trường học, bệnh viện và khu dân cư.
Câu 50: Theo em câu trả lời sau đây là sai?
A. Để chống ô nhiễm tiếng ồn người ta phải giảm độ to của âm thanh đến tai người nghe.
B. Tiếng ồn to, kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người thì gọi là ô nhiễm 
tiếng ồn.
C. Những âm thanh có tần số lớn thường gây ô nhiễm tiếng ồn.
D. Để chống ô nhiễm tiếng ồn thì phải dùng vật liệu cách âm để không cho tiếng ồn lọt vào tai. 

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong_Am_hoc.doc