Bài tập Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch

doc 8 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 5345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
BÀI TOÁN
Câu1: Lấy 100 ml dung dịch A chứa KCl 1,5M và HCl 3M trộn với V lít dung dịch B chứa AgNO3 1M và Pb(NO3)2 1M. Biết các phản ứng vừa đủ. Giá trị của V và khối lượng kết tủa thu được là
A.V = 0,015 lít; m= 6,3225 gam.	B.V = 0,015 lít; m= 63, 225 gam.
C.V = 0,25 lít; m= 66, 2 gam. 	D.V = 0,15 lít; m= 63, 225 gam.
Câu2: lấy 50 ml dd A chứa Na2CO3 1M và (NH4)2CO3 1,5M trộn với V lít dd B chứa Mg(NO3)2 2M và BaCl2 0,5M. Biết các phản ứng vừa đủ. Giá trị của V và khối lượng kết tủa thu được là:
Câu3: Trộn 100 ml dd X chứa CuSO4 0,1M và MgCl2 0,3M tác dụng với 400 ml dd Y gồm Ba(OH)2 0,05M và KOH 0,2M. Kết tủa thu được sau phản ứng có khối lượng là:
Câu 4. Cho dd Ba(OH)2 đến dư vào 50 ml dd X có chứa các ion NH4+, SO42-, NO3- thấy có 11,65g kết tủa được tạo ra và đun nóng thì thu được 4,48 lit (đktc) một chất khí . Nồng độ mol của mỗi muối trong X là :
Câu 5:Một ddX có chứa 3 ion Ca2+ , Al3+ , Cl- , để làm kết tủa hết ion Cl- trong ddX (10ml) phải dùng hết 70ml ddAgNO3 1M , khi cô cạn 100ml ddX thu được 35,55 gam hh 2 muối khan , tính nồng độ mol/l mỗi muối trong ddX 
Câu6: Cho 200ml dung dịch A chứa 0,01 mol Mg2+, 0,02 mol NH4+ ; a mol SO42-,0,02 mol Cl- vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M
a)Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng
b)Tính thể tích khí thu được sau phản ứng
Câu7: dd A chứa các ion , Fe3+, . Cho KOH dư vào 200 ml dd A thu được 1,12 lít khí ở đktc và 10,7g kết tủa nâu đỏ. Khối lượng kêt tủa tạo thành khi cho BaCl2 dư vào 400 ml dd A là:
Câu8: một dd Y chứa các ion Cl-, , . Khi cho 100 ml dd Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dd Ba(OH)2 thu được 6,99g kết tủa và thoát ra 2,24 lít khí ở đktc.
a)Nồng độ mol của các ion trong dd Y lần lượt là:
b)Tính nồng độ mol của dd Ba(OH)2 đã dùng
Câu9: Một dd A chứa các ion : Na+, ,,. Chia dd A thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1: phản ứng với dd Ba(OH)2 dư đun nóng thu được 4,66g kết tủa và 470,4 ml khí Y ở 13,50C và 1atm.
Phần 2: tác dụng với HCl dư thu được 235,2ml khí ở 13,50C và 1atm.
Tính tổng khối lượng muối trong ½ dd A.
Câu10: Cho dung dịch G chứa các ion Mg2+, , , Cl-. Chia dung dịch G thành 2 phần bằng nhau. Phần thứ nhất tác dụng với dd NaOH dư, đun nóng, được 0,58g kết tủa và 0,672 lít khí ở đktc. Phần 2 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được 4,66g kết tủa . tổng khối lượng của chất tan trong dd G là:	
Câu11: Cho 50ml dung dịch A gồm Na+, SO42- , CO32-, NH4+. . Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch A và đun nóng thu được 0,34 (g) khí có thể làm xanh giấy quỳ tím ẩm và có 4,3 (g) kết tủa. Còn khi cho A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 0,224(l) khí ở đktc.
 a. Tính nồng độ mol của mỗi ion trong A
 b. Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch A
Câu12:Dung dịch A chứa các ion Cu2+; Fe3+ ; Cl-. Để kết tủa hết ion Cl- trong 10ml dung dịch A phải dùng hết 70ml dung dịch AgNO3 1M. Cô cạn 100ml dung dịch A thu được 43,25g hỗn hợp muối khan.Tính nồng độ mol các ion Cu2+; Fe3+ ; Cl-. 
Câu13: Cho dd Ba(OH)2 đến dư vào 50 ml dd X có chứa các ion SO42- , NO3-, NH4+,thấy có 11,65g kết tủa được tạo ra và đun nóng thì thu được 4,48 lit (đktc) một chất khí .Nồng độ mol của mỗi muối trong X là :
Câu14: Cho 200 ml dung dịch BaCl2 0,2M vào 200 ml dung dịch Na2SO4 0,3M. 
a)Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng
b)Tính nồng độ mol các ion thu được trong dung dịch sau phản ứng. biết V dung dịch sau phản ứng coi như không đổi.
Câu15: Trộn dd chứa Ba2+, 0,06 mol OH-, 0,02 mol Na+, với dd chứa Na+, 0,04 mol HCO3-, 0,03 mol CO32-. Tính khối lượng kết tủa thu thu được.
Câu16: Cho dung dịch A có chứa 5 ion: Mg2+; Ba2+; Ca2+, và 0,1 mol Cl-; 0,2 mol NO3-. Thêm dần V lit dung dịch gồm K2CO3 0,5 M và Na2CO3 0,5 M cho đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V là: 
A.0,2	B.0,25	C.	0,35	D.	0,15
Câu17NC: Dung dịch A chứa x mol Al3+, y mol Cu2+, z mol Cl-, 0,2 mol SO42-. Cô cạn dd A thu được 45,2g muối. Cho dd A tác dụng với dd NH3 lấy dư thu được 15,6g kết tủa . Tìm x, y, z
Câu18: Dung dịch X chứa các ion Ba2+, K+, HSO3- , NO3-. Cho ½ dd X phản ứng với dd NaOH dư thu được 1,6275g kết tủa. Cho ½ dd X còn lại phản ứng với dd HCl dư sinh ra 0,28 lít SO2 (đktc). Mặt khác, nếu cho dd X tác dụng với 300 ml dd ba(OH)2 có pH =13 thì thu được 500 ml dd có pH bằng bao nhiêu. 
Câu19: Hỗn hợp A gồm CuSO4 và Fe2(SO4)3. Hòa tan m gam A trong nước để được 200 ml dd X. Cho NaOH dư vào 200 ml dd X thu được 20,5g kết tủa. Thêm BaCl2 dư vào 100 ml dd X thu được 34,95g kết tủa . Giá trị của m là:
Câu20: Hòa tan 0,1 mol phèn sắt-amoni (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O vào nước được dd A. Cho đến dư dd Ba(OH)2 vào dd A thì thu được kết tủa B. Khối lượng của B bằng:	
Câu21: Trộn 100 ml dd Fe2(SO4)3 với 100 ml dd Ba(OH)2, thu được kết tủa A và dd B. Lọc A rồi đem nung ở nhiệt độ cao thu được 8,59g rắn. dung dịch B tác dụng hết với BaCl2 tạo ra 13,98g kết tủa.(các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
Nồng độ mol của Fe2(SO4)3 và Ba(OH)2 lần lượt là:
Câu22: Cho 100ml dd X chứa các chất: Fe2(SO4)3 0,12M, Al2(SO4)3 0,15M, H2SO4 0,4M. Thêm 200 ml dd NaOH 0,13M vào dd X.
Tính khối lượng kết tủa thu được.
Tính nồng độ mol các chất trong dd sau phản ứng.
Câu23: Dung dịch X chứa các muối NaHCO3 0,1M, (NH4)2CO3 0,2M, K2SO4 0,3M. Tính thể tích dd Ba(OH)2 0,1M tối thiểu cần cho vào 100 ml dd X để có lượng kết tủa lớn nhất.
 Câu 24 (CĐA-08). Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO24- , NH+4 , Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau:
-Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và 1,07 gam kết tủa; 
-Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa. 
Tính tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi).
Câu 25 (CĐA-2009). Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH4)2CO3 tác dụng với dung dịch chứa 34,2 gam Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa và V lít khí (đktc). Xác định giá trị của V và m.
Câu 26. Dung dịch X chứa 0.01 mol Fe3+, 0.02 mol NH4 , 0.02 mol SO24 và x mol NO3 .
a.Tính x. 
b.Trộn dung dịnh X với 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0.3 M thu được m gam kết tủa và V lít khí (đktc).Tính m và V. 
Câu 27. Trộn 100 ml dung dịch FeCl3 0.1M với 500 ml dung dịch NaOH 0.1 M thu được dung dịch D và m gam kết tủa.
a. Tính nồng độ các ion trong D. b. Tính m.
Câu 28: (Cao đẳng khối A-2008)
Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau:
-Phần một tác dụng với lợng d dung dịch NaOH, đun nóng thu đợc 0,672 lit khí (đktc) và 1,07 gam kết tủa. 
-Phần hai cho tác dụng với lợng d dung dịch BaCl2, thu đợc 4.66 gam kết tủa.
Tổng khối lợng các muối khan thu đợc khi cô cạn dung dịch X là.
Câu 29. Dung dịch A gồm 5 ion: Mg2+, Ca2+, Ba2+, 0,1 mol Cl-và 0,2 mol NO-3 . Thêm từ từ dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A đến khi lượng kết tủa lớn nhất. Tính thể tích dung dịch K2CO3 cần dùng.
Câu 30: (Đại học khối B -2006)
 Cho dung dịch G chứa các ion Mg2+, SO42, NH4+, Cl-. Chia dung dịch G thành hai phần bằng nhau. 
Phần thứ nhất tác dụng với dung dịch NaOH d, dun nóng, đợc 0,58 gam kết tủa và 0,672 lit khí (đktc). 
Phần thứ hai tác dụng với dung dịch BaCl2 d, đợc 4,66 gam kết tủa. Viết các phơng trình hóa học của các phản ứng xảy ra (dới dạng phơng trình ion rút gọn). Tính tổng khối lợng các chất tan có trong dung dịch G.
Câu 31: Dung dịch X chứa hỗn hợp cùng số mol CO32- và SO42-. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 d thu đợc 43 gam kết tủa. Số mol mỗi ion có trong dung dịch X là. 
Câu 32: (Cao đẳng khối A-2009)
Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH4)2CO3 tác dụng với dung dịch chứa 34,2 gam Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Câu 33. Dung dịch A gồm 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO3-. Thêm từ từ dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A đến khi lượng kết tủa lớn nhất thì thể tích dung dịch K2CO3 cho vào là:
BÀI TẬP MUỐI NHÔM, KẼM TÁC DỤNG VỚI DD KIỀM
Câu 1: Cho 300 ml dung dịch NaOH 2,5M tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M . Tính khối lượng kết tủa tạo thành. 
Câu2: Cho 320 ml dung dịch Ba(OH)2 1M tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M . Tính khối lượng kết tủa tạo thành. 
Câu 3:Trộn 200ml dd AlCl3 0,2M với 300ml dd Al2(SO4)3 0,3M thu được ddA , Cho 88 gam dung dịch NaOH 20% vào dd A. Tính khối lượng kết tủa thu được. 
Câu4: Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M tác dụng với 50 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M . Tính khối lượng kết tủa tạo thành. 
Câu 5: Có một dung dịch chứa 16,8 g NaOH tác dụng với dung dịch có hòa tan 8 gam Fe2(SO4)3. Sau đó lại thêm vào 13,68 gam Al2(SO4)3. Từ các phản ứng ta thu được dung dịch A có thể tích 500ml và kết tủa. 
-Tính khối lượng kết tủa sau phản ứng.
-Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch A là.
Câu 6:Cho 100ml ddAl2(SO4)3 1M tác dụng với 350ml ddNaOH2M , tính khối lượng kết tủa thu được và nồng độ mol/l của các chất trong dd sau pư .
Câu7: Cho 2,7 gam Al phản ứng với 450 ml dd HCl 1M tạo dd A. Cho A tác dụng với 500 ml dd NaOH 1M thu được kết tủa. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Câu8: Cho 4,05 gam Al phản ứng với 450 ml dd HCl 1M tạo dd A. Cho A tác dụng với 500 ml dd NaOH 1M thu được kết tủa. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Câu 9: Cho 3,42gam Al2(SO4)3 tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M tạo ra được 0,78 gam kết tủa. Giá trị của V lớn nhất để thu được kết tủa trên.
Câu 10: Trong một cốc đựng 200ml dung dịch AlCl3 2M. Rót vào cốc Vml dung dịch NaOH có nồng độ 0,5M, ta được một kết tủa; đem sấy khô và nung đến khối lượng không đổi được 5,1g chất rắn. Giá trị lớn nhất của V là:
Câu 11: Cho 0,1 mol AlCl3 vào 200ml dung dịch NaOH aM thu được 3,9g kết tủa. Giá trị của a là: 
Câu 13: Hòa tan 21 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 bằng HCl được dung dịch A và 13,44 lít H2(đktc). Thể tích dung dịch (lít) NaOH 0,5M cần cho vào dung dịch A để thu được 31,2 gam kết tủa là? 
Câu 14: Hòa tan 3,9 gam Al(OH)3 bằng 50ml NaOH 3M được dung dịch A. Thể tích dung dịch(lít) HCl 2M cần cho vào dung dịch A để xuất hiện trở lại 1,56 gam kết tủa là? 
Câu 15: Cho 200ml dung dịch H2SO4 0,5M vào một dung dịch có chứa a mol NaAlO2 được 7,8g kết tủa. Giá trị của a là
Câu 16:.Cho 1,3 gam Zn vào 0,5 lít dd HCl có pH=1 , thu được dd A, cho 700 ml dd NaOH 1M vào dd A. Tính khối lượng kết tủa tạo thành sau phản ứng. 
Câu 12: Cho 18,6 gam hỗn hợp gồm Zn và Fe tác dụng vừa đủ với 7,84 lít Cl2(đktc). Lấy sản phẩm thu được hòa tan vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch NaOH 1M. Thể tích NaOH cần dùng để lượng kết tủa thu được là lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là.
Câu 18:
Một ddY có chứa các ion Zn2+ ,Fe3+ , SO42- , biết rằng dùng hết 350ml ddNaOH 2M thì làm kết tủa hết ion Zn2+ ,Fe3+ trong 100ml ddY , nếu đổ tiếp 200ml ddNaOH trên thì một chất kết tủa vừa tan hết còn lại một chất kết tủa màu nâu đỏ , tính nồng độ mol/l mỗi ion trong ddY .
Câu 19:
Một ddA có các ion : Al3+ , Fe3+, SO42- , Cl- 
-Trộn lẫn 200mlddA với ddAgNO3 dư thu 43,05gam kết tủa 
-Trộn lẫn 200mlddA với ddKOH dư thu được kết tủa B , nung nóng B đến khối lượng không đổi thu được 16g chất rắn, nếu trộn 200mlddA vào ddBa(NO3)2 dư thì thu 69,9gam kết tủa .Tính nồng độ mol/l các ion trong ddA .
Câu: Cho 200 ml dd A (chứa FeSO4 1M và ZnSO4 2M) tác dụng với dd KOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được x (gam) chất rắn. Tính x.	
Câu: Cho 400 ml dd NaOH a (mol/lít) vào 300 ml dd AlCl3 1M thu được 15,6 gam kết tủa keo. Tính a?
Câu11: dd A chứa Al3+, Mg2+, Cl-. Để kết tủa hết ion Cl- trong 100 ml dd A cần 200 ml dd AgNO3 0,3M. Nếu thêm NaOH dư vào 100 ml dd A thì thu được 0,87g kết tủa. Số mol Al3+ trong 100 ml dd A là:
A.0,01	B.0,015	C.0,005	D.0,012
Câu1. Cho 10,2g hỗn hợp A gồm Mg và Al tác dụng với dd HCl dư ta thấy có 11,2 lít khí H2 (đkc) thoát ra và dd B. Thêm từ từ V lít dd NaOH 0,5M thì thu được lượng kết tủa lớn nhất có giá trị m g.
	1. Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối clorua?
	2. Tính giá trị của V và m?
DẠNG KHÁC
Câu: Cho 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm (NH4)2SO4 0,01 M và Na2SO4 0,02 M tác dụng với 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,02 M.Đun nóng dung dịch sau phản ứng để khí thoát ra hết khỏi dung dịch. Khối lượng dung dịch giảm sau phản ứng là: 	
Câu1: Trộn lẫn 100 ml dd NaHSO41M với 100 ml dd NaOH 2M được dd D. Cô cạn dd D thu được m gam rắn. Tính m
Câu2:dd X chứa 0,1 mol KHCO3 và 0,2 mol K2CO3. Tính khối lượng kết tủa tạo thành khi lần lượt cho 0,3 mol BaCl2 và 150 ml dd Ba(OH)2 2M vào dd X.
Câu: Cho 24,4g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dd BaCl2, thu được 39,4g kết tủa. Lọc kết tủa, cô cạn dd thu được m gam muối clorua khan. Giá trị của m là:
Câu2:. Một dd X chứa 0,15 mol Na+, 0,10 mol Mg2+, 0,05 mol Cl-, 0,10 mol HCO3- và a mol SO42-. Cần thêm V lít dd Ba(OH)2 1M để thu được lượng kết tủa lớn nhất.
	1. Giá trị của V là bao nhiêu?
	2. Nếu thể tích dd thu được sau phản ứng là 1,0 lít thì pH của dd là bao nhiêu?
Câu3: dd A chứa NaHCO3 và Na2CO3. Cho HCl dư vào 250 ml dd A thu được 5,6 lít khí ở đktc, còn khi cho BaCl2 dư vào thì thu được 19,7g kết tủa. khối lượng kết tủa thu được khi cho Ba(OH)2 dư vào 500 ml dd A là:
Câu4: dd B chứa BaCl2 và MgCl2. Cho 200 ml dd B tác dụng với Na2SO4 dư thu được 4,66g kết tủa. Nếu thay Na2SO4 bằng NaOH dư thì thu được 2,9g kết tủa. Nếu cho 500 ml dd B tác dụng với AgNO3 dư thì khối lượng kết tủa thu được là:
Câu7: Trộn 100g dd Na2CO3 5,3% với 100g dd Ba(NO3)2 26,1%, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa A và dd B. Tính nồng độ % của chất tan trong dd B.
Câu8: Để phản ứng vừa đủ với dd NaHSO3 10,4% phải dùng dd H2SO4 19,6%, sau phản ứng thu được dd X. Xác định nồng độ % của chất tan trong dd X.
Câu14: Trộn 150 ml dd KOH vào 50ml dd H2SO4 1M, dung dịch thu được có môi trường bazo(ddA). Cô cạn dd A thu được 11,5g chất rắn. Tính nồng độ mol của dd KOH.
Câu16: có 1 lít dd hỗn hợp Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,25M. Cho 43g hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào dd đó . Sau khi kết thúc phản ứng thu được 39,7g kết tủa A và dd B. Thành phần % theo khối lượng của các chất trong Câu 17 : Cho 115,0 g hỗn hợp gồm ACO3, B2CO3, R2CO3 tác dụng hết với dd HCl thấy thoát ra 22,4 lít CO2 (đktc). Khối lượng muối clorua tạo ra trong dd là:
Câu 18: cho 9,1 g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng hết với dd HCl thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Hai kim loại đó là: 
Câu 1: dd A chứa a mol Na+, b mol NH4-, c mol HCO3-, d mol CO32-, e mol SO42-. Thêm (c+d+e) mol Ba(OH)2 vào dd A, đun nóng thu được kết tủa B, dd X và khí Y duy nhất có mùi khai. Tính số mol của mỗi chất trong kết tủa B, khí Y và mỗi ion trong dd X theo a, b, c, d, e. Nếu cô cạn dd thu được, làm khan được mg chất rắn, tính m theo a, b, c, d, e?
Câu2 :Cho 500ml dd A chứa các ion Na+ 001 mol, OH- 0,25 mol, Cl- 0,15 mol và a mol Ba2+. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 ở đktc vào dd A thì thu được bao nhiêu gam muối không tan, tách ra thành kết tủa?
Câu: Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp gồm Mg và Fe trong dd HCl 4M lấy dư thu được 5,6 lít khí H2 ở đktc và dd D. Để phản ứng hoàn toàn vơi các ion trong dd D cần 300 ml dd NaOH 2M. Thể tích dd HCl đã dùng là:
Câu 20. Chia 19,8 gam Zn(OH)2 thành hai phần bằng nhau:
a.Cho 150 ml dung dịch H2SO4 1M vào phần một. Tính khối lượng muối tạo thành. 
b.Cho 150 ml dung dịch NaOH 1M vào phần hai. Tính khối lượng muối tạo thành. 
Câu 24. Cho 200 ml dung dịch gồm MgCl2 0,3M; AlCl3 0,45M; và HCl 0,55M tác dụng hoàn toàn với V lít dung dịch C gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M. Hãy tính thể tích V để được kết tủa lớn nhất và lượng kết tủa nhỏ nhất? Tính lượng kết tủa đó?
Câu 6 (A-2010). Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được V lít khí CO2 (đktc). Tính V.
Câu 28: (Cao đẳng -2007)
	Cho một mẫu kim loại Na-Ba tác dụng với H2O d, thu đợc dung dịch X và 3,36 lit H2 (đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là.
Câu 32: (Cao đẳng khối A-2009)
Hoà tan hoàn toàn 47,4 gam phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nước, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ X tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa.
Giá trị của m là
Câu 32: (Cao đẳng khối A-2009)
Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là
Câu 32: (Cao đẳng khối A-2009)
Cho dung dịch X gồm: 0,007 mol Na+; 0,003 mol Ca2+; 0,006 mol Cl–; 0,006 mol HCO3– và 0,001 mol NO3–. Để loại bỏ hết Ca2+ trong X cần một lượng vừa đủ dung dịch chứa a gam Ca(OH)2. Giá trị của a là
Câu 32: (Cao đẳng khối A-2009)
Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3– và Cl–, trong đó số mol của ion Cl– là 0,1. Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa.
 Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Bài tập 1: Một hổn hợp A gồm Al, Al2O3, CuO cho tan hết trong 2lít dung dịch H2SO4 0,5M được dung dịch B và 6,72 lít H2(đktc). Để trung hoà dung dịch B bắt đầu có kết tủa với dung dịch NaOH 0,5M phải thêm vào dung dịch B là 0,40 lít và để cho kết tủa bắt đầu không thay đổi nữa thì thể tích dung dịch NaOH 0,5M phải dung là 4,8 lít dung dịch thu được khi đó gọi là dung dịch C. Tính % khối lượng các chất trong hổn hợp A.
** Bài tập 2: Cho 2 dung dịch A là: Al2(SO4)3, dung dịch B là: NaOH đều chưa biết nông độ.
- Thí nghiệm 1: (TN 1)Trộn 100ml dd A với 120ml dd B được kết tủa, lọc lấy kết tủa đem nung ta thu được 2,04 (g) chất rắn.
- Thí nghiệm 2: (TN2) Trộn 100ml dd A với 200ml dd B được kết tủa, lọc lấy kết tủa đem nung ta thu được 2,04 (g) chất rắn.
a) Chứng minh (TN1), Al(OH)3 chưa bị hoà tan xác định nồng độ mol/lit của 2 dd A và dd B.
b) Phải thêm vào 100ml dd A v à bao nhiêu ml dd B để cho chất rắn thu được sau khi nung kết tủa có khối lượng là 1,36 (g).
** Bài tập 3: Hoà tan 19,5 (g) FeCl3 và 27,36 (g) Al2(SO4)3 vào 200 (g) dd H2SO4 9,8% được dd A sau đó hoà tiếp 77,6 (g) NaOH nguyên chất vào dd A thấy xuất hiện kết tủa B và được dd C. lọc lấy kết tủa B.
-Nung B đến khối lượng không đổi. Tính khối lượng chất rắn thu được.
b) Thêm nước vào dd C để có được dd D có khối lượng là 400 (g). Tính lượng nước cần thêm vào và nồng độ % các chất tan trong dd D.
c) Cần thêm bao nhiêu ml dd HCl 2M vào dd D để được lượng kết tủa lớn nhất.
Bài tập 4: Hoà tan 3 muối ZnCl2, CuCl2 và AgNO3 vào H2O thu được 2,87(g) kết tủa và dung dịch X trong đó không có ion Ag+. Thêm vào dung dịch X, 0,7 lít dung dịch NaOH 1M, thu được 24,55(g) kết tủa Y và dung dịch Z. cho luồng khí CO2 dư tác dụng với dung dịch Z được kết tủa, đem kết tủa nung đến khối lượng không đổi dược 4,05(g) chất rắn.
-Tính khối lượng 3 muối ZnCl2, CuCl2 và AgNO3.
Tính thể tích tối thiểu dung dịch NaOH 1M phải thêm vào dung dịch X để kết tủa sau khi nung chỉ gồm 1 chất. Tính khối lượng chất đó.
** Bài tập 5: Cho 100 ml dung dịch: X chứa AgNO3 và Pb(NO3)2 tác dụng với dd HCl dư tạo ra 14,17(g) kết tủa. Cũng 100 ml dd: X khi tác dụng với H2SO4 dư tạo ra 6,06 (g) kết tủa.
Tính nồng độ mol/lit của AgNO3 và Pb(NO3)2 trong dd X.
-200 ml dd X tác dụng vừa đủ 100 ml dd Y chứa HCl và NaCl theo tỷ lệ 3:1. Tính nồng độ mol/lít của HCl và NaCl trong dd: Y.
Câu 8: Có 200 ml dung dịch A chứa 4 ion Na+, NH4+, CO32- và SO42-.
Cô cạn dung dịch A thu được 39,7 (g) muối kham.
Cho dung dịch A tác dụng với BaCl2 dư thu được 72,55 (g) kết tủa.
Cho dung dịch A tác dụng với KOH dư thu được 4,48 lít NH3(đkc)
Tìm nồng độ mol/lit các ion trong dung dịch A.
Câu 9: Thêm từ từ 100 ml dung dịch NaOH vào 25 ml dung dịch AlCl3 vừa đủ thu được kết tủa lớn nhất là 1,872(g)
a.Tính nông độ mol 2 dung dịch ban đầu.
b. Nếu thêm V ml dung dịch NaOH nói trên vào 25 ml dung dịch AlCl3 nói trên thì thu được kết tủa bằng 9/10 lượng kết tủa lớn nhất nói trên. Tìm V ml.
Câu10: Hoà tan một oxit kim loại M có hoá trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% được dung dịch muối 11,764%. Tìm kim loại M.
Câu11: Một hổn hợp X gồm FeCl3 và CuCl2 hoà tan vào nước cho dung dịch A. Chia dung dịch A làm 2 phần bằng nhau:
 Phần 1: tác dụng với 0,5 lit dung dịch AgNO3 0,3M cho 17,22(g) kết tủa. 
 Phần 2: tác dụng với 1 lượng NaOH 2M vừa đủ để kết tủa hết 2 hidroxit lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 4(g) chất rắn.
a. Chứng minh Cl- đã kết tủa hết với AgNO3. Tính khối lượng FeCl3 và CuCl2.
b. Tinh thể tích dung dịch NaOH 2M đã dùng.
c. Thêm m (g) AlCl3 vào hổn hợp X ta được hổn hợp Y. Hoà tan hết Y và thêm từ từ dung dịch NaOH 2M. Khi thể tịch là 0,14 lít NaOH 2M thì kết tủa không đổi. Tính khối lượng chất rắn thu được sau nkhi nung và m (g) AlCl3.
Câu 41:Cho hhA (MgO+CaO) và hhB(MgO+Al2O3)đều có khối lượng 9,6gam , Ava2 B đều tác dụng với 100mlddHCl 19,87%(d=1,047g/ml) số gam MgO trong B bằng 1,125 lần số gam MgO trong A 
a. Tính % về khối lượng các chất trong A và nồng độ % các chất trong dd sau khi A tan hết trong ddHCl , biết rằng sau đó cho tác dụng với Na2CO3 thì thể tích khí thu được là 1,904 lít đktc 
b.Hỏi : -B có tan trong ddHCl đó không 
	-Nếu cho thêm 340mlddKOH 2M vào dd thu được khi B tác dụng với ddHCl thì lượng kết tủa thu được là bao nhiêu .

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_phan_ung_trao_doi_ion_trong_dung_dich.doc