Bài tập môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 -Tuần thứ 11

docx 5 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 -Tuần thứ 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3 -Tuần thứ 11
Đọc bài và trả lời các câu hỏi sau:
Bếp
Khói lam chiều bay trên mái bếp. Ngọn lửa bập bùng. Nồi cơm gạo mới đang sôi tỏa hương thơm sực. Mẹ vén nắm rơm, trở cho cơm chín. Ba ông đầu rau bếp lưng gù gù, chụm đầu vào nhau.
Củi gộc tre cháy đợm, tỏa hơi ấm trong chiều đông giá buốt. Mùi cá kho riềng tỏa ra trong sương lạnh.
Có nơi nào ấm cúng hơn căn bếp. Chim sẻ rét mướt bay về chíu chít sưởi lửa. Nó làm tổ ngay trên mái rạ, đẻ trứng, ấp con, lứa này, lứa khác, xập xòe bay ra bay vào. 
Cột kèo, mái rạ căn bếp đen bóng màu bồ hóng năm này qua năm khác. Đen rưng rức như màu răng đen.
Con gà mái cũng suốt ngày lích rích dẫn con quanh quẩn trong bếp. Chỉ bếp mới có thóc lép còn sót trong rơm.
Đàn gà con và tuổi thơ tôi có gì giống nhau trong ảnh hình căn bếp quê hương.
Theo Nguyễn Phan Hách
Khoanh tròn trước câu trả lời đúng :
1.Bếp được tả trong bài văn là loại bếp:
A.Bếp ga
B.Bếp than
C.Bếp rơm củi
2.Theo em, ba ông đầu rau bếp được đặt chụm lại để:
A.Bếp được đẹp hơn
B.Đặt được nồi chắc chắn
C.Lửa không bị tắt khi nấu
3.Với tác giả, không có nơi nào ấm cúng hơn căn bếp vì:
A.Có chim sẻ bay về sưởi lửa, làm tổ
B.Có lửa ấm, thức ăn, gia đình quây quần
C.Có cột kèo, mái rạ đen màu bồ hóng quanh năm
4.Tác giả cảm nhận: đàn gà con và tuổi thơ của mình giống nhau trong “hình ảnh căn bếp quê hương” vì:
A.Bếp là nơi đàn gà con suốt ngày quanh quẩn
B.Bếp là nơi có cơm ăn, thóc lép còn sót trong rơm
C.Bếp là nơi được ở bên mẹ, được sưởi ấm,ăn ngon
5.Trong đoạn văn, những sự vật được so sánh với “răng đen” là:
A.Cột kèo, mái rạ
B.Mái rạ, bồ hóng
C.Cột kèo, bồ hóng
6. Nối câu với kiểu tương ứng:
Câu
Kiểu câu
Mẹ vén nắm rơm, trở cho cơm chín.
Ai là gì?
Cột kèo, mái rạ đen bóng màu bồ hóng.
Ai làm gì?
Bếp là nơi chim sẻ bay về sưởi lửa.
Ai thế nào?
7. Gạch dưới những âm thanh được só sánh với nhau trong câu 
Tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ đồng tiền.
8. Đặt câu theo yêu cầu sau 
Mẫu câu Ai làm gì ? nói về tình cảm gia đình.
Mẫu câu Ai thế nào ? có từ “đồng bào”
9.Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân:
a.Chim sẻ làm tổ ngay trên mái rạ.
b. Khói lam chiều bay trên mái bếp.
c. Cột kèo, mái rạ căn bếp đen bóng màu bồ hóng.
Họ và tên :	
NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG
Ông Lương Định Của một nhà khoa học nổi tiếng ở nước ta và thế giới.
Viện nghiên cứu của ông có lần nhận được món quà mười hạt thóc giống do một người bạn nước ngoài gửi tặng. Lúc ấy, trời đang rét đậm kéo dài. Để cứu mấy hạt thóc giống, ông đem chia ra làm hai, một nửa gieo trong phòng thí nghiệm, một nửa ông ngâm nước ấm rồi lấy khăn gói cẩn thận. Tối đi ngủ, ông đem theo mình, trùm chăn kín để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm. Sau đợt rét ấy, chỉ có nắm hạt giống ông luôn đem theo trong mình là nảy mầm xanh tốt.
 Theo Minh Chuyên
 Khoanh tròn trước câu trả lời đúng :
1.Vì sao ông Của không gieo tất cả mười thóc giống?
A.Vì ông muốn để dành 5 hạt ,chỉ gieo 5 hạt
B.Vì ông sợ gieo tất cả những hạt giống quý này nảy mầm sẽ chết hết vì rét.
C.Vì phòng thí nghiệm của ông chỉ đủ chỗ cho 5 hạt giống nảy mầm và lớn lên.
2.Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì về ông Lương Định Của:
A.Ông rất say mê nghiên cứu khoa học và rất quý những hạt thóc giống ,nâng niu ,ấp ủ chúng trong người ,bảo vệ chúng.
B.Ông say mê khoa học và thích nghiên cứu cây trồng
C.Ông say mê khoa học và rất tiết kiệm
3.Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ chỉ hoạt động .
A.cứu ,gieo trồng
B.nhà khoa học ,hạt giống
C.ấm áp ,nổi tiếng.
4. “Lúc ấy, trời đang rét đậm kéo dài.” Thuộc mẫu câu gì ?
 A.Ai làm gì ? B.Ai là gì ? C.Ai thế nào ?
5. it hay uyt
Hè đến, nắng trong vườn chói chang. Mùi m chín thơm lừng. Chim chóc hót ríu ran. Nghe chúng hót, Bi h sáo nhại theo. Lũ chim nghe tiếng h sáo thì ngỡ ngàng, nghênh đầu nhìn phải, nhìn trái. Chẳng thấy gì, chúng lại bay nhảy tíu t, hót ríu ran.
6. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống:
Tết sắp đến, bố mẹ Lan đi chợ hoa Lát sau, bố chở về trên xe 
một cây bích đào, cánh hoa đỏ thẫm. Còn mẹ đem về một chậu mai vàng lộng lẫy. Lan reo lên:
Ôi, hoa đẹp quá 
Bố nhìn hai chậu hoa, trầm trồ:
Tuyệt vời Có Tết của cả hai miền ở trong nhà rồi đấy.
Lan ngạc nhiên:
Sao lại có Tết của cả hai miền ở trong nhà hở bố 
7.Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân :
Ông Lương Định Của là một nhà khoa học nổi tiếng ở nước ta và thế giới.
Để cứu mấy hạt thóc giống, ông đem chia ra làm hai.
8.Đặt 1 câu có hình ảnh so sánh :
9.Viết 1 đoạn văn 3-4 câu nói về một cảnh đẹp mà em thích nhất
1.Đặt tính rồi tính :
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời chính xác 
1. Chữ số 6 trong số 461 có giá trị là:
A. 6                B. 60              C. 600
2. Tìm số dư trong phép tính 39 : 4 
A. 1            B. 2               C. 3
3. Điền số thích hợp điền vào chỗ chấm: 3 m 8 cm = .... cm.
A. 38          B. 380              C. 308
4. Hình bên có bao nhiêu góc vuông ?
A. 1 góc vuông 
B. 2 góc vuông
C . 3 góc vuông
5. Tìm thương của 32 và 8
A. 256 B. 4 C. 40
Bài 6. Gấp số 9 lên 7 lần ta được số......?
A. 45 B. 54 C. 63
7.Đặt tính rồi tính :
125 + 68 34 x 8 358 – 39 65 : 4
8.Tìm y :
y x 6 = 78 y : 5 = 29 64 : y = 2
9.Tính 
56 x 3 – 39 = 	 65 : 5 + 168=	
 =	 =	
10. Mẹ Nam nuôi 48 con gà. Sau đó đã bán đi số gà. Hỏi mẹ Nam còn lại bao nhiêu con gà?
11.Lớp 3B có 4 tổ .Tổ 1 có 8 học sinh .Ba tổ còn lại mỗi tổ có 9 học sinh .Hỏi lớp 3B có tất cả bao nhiêu học sinh ?
12. Bao nếp có 7 kg .Bao gạo gấp 7 lần bao nếp .Hỏi cả hai bao có bao nhiêu ki-lô- gam?
13. Trong một phép chia có số chia là 7, thương bằng 24 và số dư là 7 . Số bị chia làp	
Đọc câu chuyện sau:
Hạt muối
Nhà ông nội Tuấn ở vùng biển miền Trung. Giống như những người dân trong làng, ông nội chủ yếu sống bằng nghề làm muối.
Nhiều người tưởng rằng chỉ cần đưa nước biển vào ruộng là có muối. Họ đâu có thấu hiểu sự vất vả, cơ cực của nghề muối. Từ khi làm nền, đắp bờ chứa nước biển cho tới khi thu hoạch từng váng muối đóng kết, ông nội phải dang mình trong cái nắng cháy da cháy thịt của vùng muối. Không có nắng có gió thì không có muối. Càng đổ mồ hôi, càng bỏng xót vì hơi mặn, vì nắng thì càng hi vọng được mùa. Rồi những khi trời mưa dông bất chợt, công lao của ông nội mất trọn bởi muối tan theo nước mưa trở về với biển.
Hạt muối Tuấn ăn hôm nay không đơn giản chỉ là nước biển kết tinh mà còn có lẫn mồ hôi, nước mắt và công sức của bao người, trong đó có cả mồ hôi, nước mắt của ông nội.
Theo Kim Hải
.Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
2.1.Ông nội Tuấn sống chủ yếu bằng nghề: 
A.Làm ruộng B.Làm muối C.Làm nương
2.2.Nghề làm muối là nghề: 
A.Nhẹ nhàng, chỉ cần dẫn nước biển vào ruộng
B.Giống như nghề làm ruộng, chỉ cần làm đất, đắp bờ
C.Vất vả, cơ cực, phải dang mình trong nắng cháy da cháy thịt
2.3.Để có muối, người ta phải làm những việc:
A.Chỉ cần dẫn nước biển vào ruộng
B.Chỉ cần làm nền, đắp bờ, che cho muối khi mưa
C.Làm nền, đắp bờ, dẫn nước, dang mình trong nắng gió
2.4.Trong nghề làm muối “Càng đổ mồ hôi, càng bỏng xót vì hơi mặn, vì nắng thì càng hi vọng được mùa.” vì:
A.Nắng càng to, bỏ nhiều công, muối càng mau kết tinh
B.Hơi mặn làm muối nhanh kết tinh
C.Mồ hôi làm muối nhanh kết tinh
2.5.Bạn nhỏ hiểu: Trong hạt muối mình ăn chứa đựng những gì? 
A.Nước biển kết tinh
B.Vị mặn của nước biển
C.Mồ hôi, nước mắt và công sức của người làm muối
2.6.Câu “Ông nội phải dang mình trong cái nắng cháy da cháy thịt” thuộc kiểu câu gì ?
A.Ai là gì? B.Ai làm gì ? C.Ai thế nào?
3 Viết thư cho bạn ở một tỉnh miền Nam ( hoặc các miền khác ) để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
Bố cục 1 lá thư
 Đầu thư 
Thành phố, ngày tháng năm
Lời chào hỏi
Lí do viết
Phần thân:
Điều muốn nói hay kể lại câu chuyện, tình cảm của mình, dành cho lá thư phải chân thật và đầy đủ.
Cuối thư: 
Tạm biệt người đó , lí do tạm biệt, lời chúc may mắn
 Kí tên,
Viết vào vở

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_toan_tieng_viet_lop_3_tuan_thu_11.docx