Bài tập môn Hóa học 10 - Chương: Oxi lưu huỳnh

docx 3 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 413Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Hóa học 10 - Chương: Oxi lưu huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập môn Hóa học 10 - Chương: Oxi lưu huỳnh
ÔN TẬP SO2 – SO3 – H2SO4 *
Câu 1. Cho phản ứng: SO2 + Cl2 + H2O → HCl + H2SO4 , Trong phản ứng này, vai trò của SO2 là:
A. Chất oxi hoá.	B. vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử.
C. Chất khử.	D. Vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
Câu 2. Chất nào dưới đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa axit?
A. cacbon đioxit 	B. lưu huỳnh đioxit	C. Ozon 	D. CFC
Câu 3. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thường dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?
A. 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2	B. S + O2 → SO2
C. 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O	D. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
Câu 4. Câu nào sau đây không đúng?
A. SO2 vừa có tính chất oxi hoá vừa có tính khử	B. SO3 vừa có tính chất oxi hoá vừa có tính khử
C. H2S thể hiện tính khử, không thể hiện tính oxi hoá	D. SO3 có thể tan trong H2SO4 đặc tạo ra oleum
Câu 5. Magiê cháy trong khí lưu huỳnh đioxit, sản phẩm là magiê oxit và lưu huỳnh. Câu nào diễn tả không đúng bản chất của phản ứng?
A. Lưu huỳnh đioxit oxi hoá magiê thành magiê oxit
B. Magiê khử lưu huỳnh đioxit thành lưu huỳnh
C. Magiê bị oxi hoá thành magiê oxit, lưu huỳnh đioxit bị khử thành lưu huỳnh
D. magiê bị khử thành magiê oxit; lưu huỳnh đioxit bị oxi hoá thành lưu huỳnh
Câu 6. Phản ứng nào không thể xảy ra?
A. SO2 + dung dịch NaOH 	B. SO2 + dung dịch nước clo
C. SO2 + dung dịch H2S 	D. SO2 + dung dịch BaCl2
Câu 7. Chọn câu không đúng trong các câu sau:
A. SO2 làm đỏ quỳ ẩm	B. SO2 làm mất màu nước brom
C. SO2 là chất khí, màu vàng	D. SO2 làm mất màu cánh hoa hồng
Câu 8. SO2 vừa có tính chất oxi hoá vừa có tính chất khử , bởi vì trong phân tử:
A. S có mức oxi hoá trung gian 	B. S có mức oxi hoá cao nhất 
C. S có mức oxi hoá thấp nhất 	D. S có cặp electron chưa liên kết
Câu 9. Để thu được 3,36 lít SO2 đktc từ 0,1 mol H2SO4 đặc, cần cho axit này tác dụng với chất:
A. Đồng.	B. hidrosunfua.	C. Lưu huỳnh.	D. Cacbon.
Câu 10. Cho 2,24 lít đktc SO2 vào 100ml dung dịch NaOH 3M thu được dung dịch X. Chất tan có trong dung dịch X là:
A. Na2SO3.	B. NaHSO3.	
C. Hỗn hợp Na2SO3 và NaHSO3. 	D. Hỗn hợp Na2SO3 và NaOH.
Câu 11. Có 200ml dd H2SO4 98% (D = 1,84 g/ml). Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 40% thì thể tích nước cần pha loãng là bao nhiêu 
 A. 711,28cm3             B. 533,60 cm3                 C. 621,28cm3            D. 731,28cm
Câu 12. Cho 200ml dd chứa H2SO4 1M. Thể tích dd chứa đồng thời NaOH 1M và Ba(OH)2 2M. Cần lấy để trung hoà vừa đủ dd axit đã cho là:
A. 100ml	B. 90ml	C. 120ml	D. 80ml
Câu 13. Một hỗn hợp gồm 13,0 gam Zn và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, dư. Thể tích khí H2 (đktc) được giải phóng sau phản ứng là:
A. 4,48 lít	B. 2,24 lít	C. 6,72 lít	D. 67,2 lít
Câu 14. Hòa tan 3,38 gam oleum X vào nước thu được dung dịch Y. Trung hòa dung dịch Y cần 800 mL dung dịch KOH 0,1 M. Oleum có công thức :
A. H2SO4. SO3.	B. H2SO4.2SO3.	C. H2SO4. 3SO3.	D. H2SO4.4SO3.
Câu 15. Để điều chế axit sunfuric, người ta có thể cho chất nào sau đây tác dụng với nước?
A. Lưu huỳnh đioxit	B. Lưu huỳnh	C. Lưu huỳnh trioxit	D. Natri sunfat.
Câu 16. Số oxi hoá của S trong các chất: SO2, SO3, S, H2S, H2SO4, Na2SO4 lần lượt là:
A. +4, +4, 0, -2, +6, +6.	B. +4, +6, 0, -2, +6, +4.
C. +4, +6, 0, -2, +6, +6.	D. +4, +6, 0, -2, +4, +6.
Câu 17. Trong số những tính chất sau, tính chất nào không là tính chất của axit sunfuric đặc, nguội? 
A. Háo nước	B. Hòa tan được kim loại Al, Fe
C. Tan trong nước, tỏa nhiệt	D. Làm hóa than vải, giấy, đường saccarozo
Câu 18. Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc người ta làm như sau:
A. Rót nhanh axit vào nước	B. Rót nhanh nước vào axit
C. Rót từ từ nước vào axit đồng thời khuấy nhẹ	D. Rót từ từ axit vào nước, đồng thời khuấy nhẹ.
Câu 19. Hòa tan m gam Fe trong dung dịch H2SO4 loãng thì sinh ra 3,36 l khí (đktc). Nếu cho m gam sắt này vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thì lượng khí (đktc) sinh ra bằng:
A. 2,24 L.	B. 3,36 L.	C. 5,04 L.	 D. 10,08 L.
Câu 20. Hòa tan hết 7,68 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 2,688 l khí (đktc). Kim loại M là :
A. Mg.	B. Al.	C. Fe.	D. Cu.
Câu 21. Số mol H2SO4 trong dung dịch H2SO4 (đặc, nóng) dùng trong phản ứng nào dưới đây là nhiều nhất, khi số mol chất khử trong mỗi phản ứng là bằng nhau ?
A. Fe + H2SO4 → 	B. Cu + H2SO4 →
C. Na + H2SO4 →	D. Zn + H2SO4 → I2 + 
Câu 22. Cho 12 gam hỗn hợp Fe và FeO tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 5,6 l khí (đo ở đktc). Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu bằng :
A. 23,33%.	B. 46,67%.	C. 70,00%.	D. 93,33%.
Câu 23. Hoà tan oxit kim loại M (hoá trị 2) bằng lượng dung dịch H2SO4 10% vừa đủ thu được dung dịch muối có nồng độ 11,765%. Xác định công thức của oxit.
MgO 	B. FeO	C. ZnO	D. NiO
Câu 24. Hòa tan kim loại R trong m gam dung dịch H2SO4 đặc nóng. Sau khi SO2 (sản phẩm khí duy nhất) bay ra hết thì dung dịch còn lại vẫn nặng m gam. Vậy kim loại R là.	
A. Mg	B. Cu	C. Ag	D. Fe
Câu 25. Cho 17,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, Al, Mg và Zn vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được m gam muối và 11,2 L SO2 (đktc). Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
A. 65,2 gam	 B. 67,2 gam.	C. 60,2 gam	 D. 50,2 gam

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_hoa_hoc_10_chuong_oxi_luu_huynh.docx