Bài tập Hóa 8 học kì II

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1537Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hóa 8 học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập Hóa 8 học kì II
BÀI TẬP HÓA 8 HỌC KÌ II
Bài 1: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ bằng cách dùng oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.
 1. Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để điều chế 4,64 gam oxit sắt từ.
 2. Tính số gam kali permanganate KMnO4 cần dùng để được lượng oxi dùng trong phản ứng trên.
Bài 2: Cho 19,5 gam kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric.
 1. Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc).
 2. Nếu dùng thể tích hiđro trên để khử 19,2 gam sắt (III) oxit thì thu được bao nhiêu gam sắt.
Bài 3: Cho 0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch có chứa 49 gam axit sunfuric.
 1. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
 2. Sau phản ứng chất nào còn dư? Dư bao nhiêu mol?
 3. Tính thể tích khí hiđro thu được sau phản ứng.
Bài 4: Cho 4,48 lít khí hiđro (đktc) đi qua ống nghiệm chứa 23,3 gam oxit sắt từ.
 1. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
 2. Sau phản ứng, chất nào còn dư? Dư bao nhiêu gam?
 3. Tính khối lượng hơi nước thu được sau phản ứng.
Bài 5: Hòa tan 19,5 gam Zn vào dung dịch HCl thu được muối kẽm clorua ZnCl2 và khí H2.
 1. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
 2. Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc).
 3. Tính khối lượng muối kẽm clorua sinh ra.
Bài 6: Hòa tan Mg vào dung dịch có chứa 18,25 gam axit clohiđric HCl.
 1. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
 2. Tính thể tích khí hiđro thu được.
 3. Tính khối lượng muối sinh ra.
 4. Dùng lượng khí hiđro sinh ra trong phản ứng trên dẫn ra CuO, nung nóng. Tính khối lượng Cu thu được.
Bài 7: Cho 13 gam kẽm tác dụng với axit clohiđric thu được muối ZnCl2 và khí hiđro.
 1. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
 2. Tính khối lượng muối ZnCl2 tạo thành.
 3. Lấy toàn bộ thể tích khí hiđro trên tác dụng với 23,2 gam Fe3O4. Hỏi chất nào dư và dư bao nhiêu gam?
Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn 1,24 gam photpho trong khí oxi tạo thành điphotpho pentaoxit P2O5.
 1. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
 2. Tính khối lượng điphotpho pentaoxit P2O5 tạo thành.
 3. Tính thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng.
Bài 9: Cho 19,5 gam kẽm tác dụng với 18,25 gam dung dịch axit clohiđric. 
 1. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
 2. Trong phản ứng trên, chất nào dư và dư bao nhiêu mol?
 3. Tính thể tích chất khí sinh ra sau phản ứng (đktc)
Bài 10: Cho 9,2 gam hỗn hợp Zn và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 thoát ra 5,6 lít khí H2 (đktc).
 1. Viết các phương trình phản ứng.
 2. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp bạn đầu.
 3. Tính khối lượng ZnSO4 và Al2 (SO4)3 tạo thành sau phản ứng.
Bài 11: Cho 17,7 gam hỗn hợp Zn và Fe tác dụng với dung dịch axit sunfuric H2SO4 thoát ra 6,72 lít H2
 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
 2. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 12: Đốt cháy 6 gam cacbon trong bình chứa 22,4 lít oxi (đktc).
 1. Sau phản ứng, chất nào dư và dư bao nhiêu gam?
 2. Tính khối lượng của chất sản phẩm.
Bài 13: Để điều chế oxit sắt từ, một học sinh đã dùng 22,4 gam sắt đốt trong 4,48 lít khí oxi (đktc).
 1. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
 2. Sau khi cháy, sắt hay oxi dư? Dư bao nhiêu gam?
 3. Tính lượng oxit sắt từ điều chế được.
 4. Tính khối lượng KClO3 cần dùng để điều chế một thể tích khí oxi bằng thể tích oxi đã sử dụng trong phản ứng trên.
Bài 14: Hòa tan 32,5 gam Zn bằng dung dịch HCl, sau phản ứng tạo ra muối kẽm clorua ZnCl2 và H2.
 1. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
 2. Tính khối lượng muối ZnCl2 và thể tích khí H2 (đktc) sau phản ứng.
Bài 15: Cho 8,1 gam Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl.
 1. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
 2. Tính thể tích khí hiđro (đktc) tạo thành.
 3. Tính khối lượng AlCl3 tạo thành.
Bài 16: Cho 13 gam Zn tác dụng với dung dịch có chứa 18,25 gam HCl.
 1. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
 2. Sau phản ứng, chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam?
 3. Tính khối lượng ZnCl2 tạo thành sau phản ứng.
 4. Tính thể tích khí H2 thu được (đktc).
Bài 17: Người ta dẫn luồng khí H2 đi qua ống đựng 4,8 gam bột CuO được nung nóng trên ngọn lửa đèn cồn, cho đến khi toàn bộ lượng CuO từ màu đen chuyển sang Cu màu đỏ thì dừng lại.
 1. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
 2. Tính số gam Cu sinh ra?
 3. Tính thể tích khí hiđro (đktc) vừa đủ dùng cho phản ứng trên.
 4. Để có lượng H2 đó phải lấy bao nhiêu gam Fe tác dụng với bao nhiêu gam axit HCl.
Bài 18: Hòa tan hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp Al và Fe trong dung dịch axit H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí hiđro (đktc) và hai muối có công thức hóa học là Al2(SO4)3 và FeSO4.
 1. Viết các phương trình phản ứng.
 2. Tính số gam từng kim loại trên và số gam hỗn hợp muối tạo thành sau phản ứng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBÀI TẬP HÓA 8 HỌC KÌ II.doc