Bài tập Hidro cacbon

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1411Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Hidro cacbon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập Hidro cacbon
Phản ứng cộng và tách
Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol (rượu). Hai anken đó là
A. 2-metylpropen và but-1-en (hoặc buten-1).	B. propen và but-2-en (hoặc buten-2).
C. eten và but-2-en (hoặc buten-2).	D. eten và but-1-en (hoặc buten-1).
Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là
A. C3H6. B. C3H4. C. C2H4. D. C4H8. 
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2007
Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là
A. but-1-en. B. Hex-3-en C. but-2-en. D. propilen. 
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2009
 Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là
A. 1,20 gam. B. 1,04 gam. C. 1,64 gam. D. 1,32 gam. 
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2008
Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là
A. 20%. B. 25%. C. 50%.	D. 40%. 
Đề thi TSCĐ 2009
 Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là
A. CH2=C(CH3)2. B. CH2=CH2. 
C. CH2=CH-CH2-CH3.	 D. CH3-CH=CH-CH3.
Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là 
A. 16,0. B. 3,2. C. 8,0. D. 32,0. 
Đề thi TSCĐ 2009
 Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (biết các thể tích khí đều đo ở đktc)
A. C2H6 và C3H6.	B. CH4 và C3H6.	C. CH4 và C3H4.	D. CH4 và C2H4.
Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa, khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam và không có khí thoát ra . Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là
A. C2H2 và C4H6.	B. C2H2 và C4H8.	C. C3H4 và C4H8.	D. C2H2 và C3H8.
Dẫn V lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) và 4,5 gam nước. Giá trị của V bằng
A. 11,2. B. 13,44. C. 8,96.	D. 5,60. Đề thi TSCĐ 2007
Câu 11: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Giá trị của m là 
A. 0,328. B. 0,205. C. 0,620. D. 0,585. 
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2010
Câu 12: Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là
A. C5H12. B. C3H8. C. C4H10.	D. C6H14. 
Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 0,4mol X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là
A. 20%. B. 50%. C. 25%.	D. 40%. 
 Đề thi TSĐHCĐ khối B 2009
Câu 14: Anken X hợp nước tạo thành 3-etylpentan-3-ol. Tên của X là 
A. 2-etylpent-2-en. B. 3-etylpent-2-en. C. 3-etylpent-3-en. D. 3-etylpent-1-en. 
Câu 15: Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, to), thu được hỗn hợp Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là 
A. C2H2. B. C4H6. C. C5H8. D. C3H4. 
Đề thi TSCĐ 2010
Câu 16: Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là
A. 33,6 lít.	B. 22,4 lít.	C. 44,8 lít.	D. 26,88 lít.
Câu 17: Cho buta-1,3-đien phản ứng cộng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1. Số dẫn xuất đibrom (đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học) thu được là
A. 4.	B. 1. C. 2. D. 3. 
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2011
Câu 18: Số đồng phân cấu tạo của C5H10 phản ứng được với dung dịch brom là 
A. 8. B. 9. C. 5. D. 7. 
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2011
Câu 19: Cho butan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C4H8, C4H6 và H2. Tỉ khối của X so với butan là 0,4. Nếu cho 0,6 mol X vào dung dịch brom (dư) thì số mol brom tối đa phản ứng là 
A. 0,48 mol. B. 0,36 mol. C. 0,60 mol. D. 0,24 mol. 
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2011
Câu 20: Chất X tác dụng với benzen (xt, t°) tạo thành etylbenzen. Chất X là 
A. C2H4. B. C2H2. C. CH4. D. C2H6. 
Đề thi TSCĐ 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docBT_HIDROCACBON.doc