Bài tập Chương I môn Hóa học Lớp 8

docx 2 trang Người đăng daohongloan2k Lượt xem 357Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Chương I môn Hóa học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập Chương I môn Hóa học Lớp 8
BÀI TẬP CHUONG I – HÓA HỌC 8
I. NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Câu 1: Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau đây:
	- Trong quả chanh có nước, axit xitric và một số chất khác.
	- Cốc bằng thủy tinh dễ vỡ hơn so với cốc bằng chất dẻo.
	- Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh.
	- Quặng apatit ở Lào Cai có chứa canxi photphat với hàm lượng cao.
	- Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng và vonfam.
Câu 2: Hãy so sánh xem nguyên tử Magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với:
a. Nguyên tử cacbon
b. Nguyên tử lưu huỳnh
Nguyên tư Fe.
Câu 3 : Tìm nguyên tố X (tên và ký hiệu), biết:
Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử nguyên tố Oxi.
Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của Oxi.
4 nguyên tử Magie nặng bằng 3 nguyên tử nguyên tố X.
19 nguyên tử X nặng bằng 11 nguyên tử Flo.
3 nguyên tử X nặng gấp 8 nguyên tử C.
3 nguyên tử X nặng gấp 16 nguyên tử C.
Nguyên tử X nặng bằng tổng khối lượng của 2 nguyên tử Magie và 1lưu huỳnh. 
Câu 4: 1. Nguyên tử Cacbon có khối lượng bằng 1,9926.10-23 g. Hãy tính khối lượng bằng gam của các nguyên tử sau: Na, Cu, Mg, O. Biết nguyên tử khối của chúng lần lượt là: 23, 64, 24, 16.
2. Biết 1đvC = 1,6605.10-24g. Tính khối lượng bằng gam của các nguyên tử Ba, Al, Fe, Ca
Câu 5: Nguyên tử R nặng 5,31 .10-23g em hãy cho biết R là nguyên tố hóa học nào ?
Câu 6: Biết nguyên tử nhôm có 13 proton, 14 nơtron. Tính khối lượng bằng gam của nguyên tử nhôm?
Câu 7: Tìm nguyên tử khối của nhôm biết khối lượng bằng gam của nguyên tử nhôm là 4,882.10-23 g.
Câu8: Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt từng loại.
Câu 9: Nguyên tử B có tổng số hạt là 28. Số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Tính số p, n , e.
Câu 10: Nguyên tử M có số nơtron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định nguyên tố M? 
Câu 11: Tổng số hạt trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35 %. Tính số hạt mỗi loại. 
Câu 12: Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 48, trong đó số hạt mang điện gấp hai lần số hạt không mang điện. Tính số hạt mỗi loại.
Câu 13: Nguyên tử X có tổng số proton, nơtron, electron là 116 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định số hạt từng loại.
Câu 14:: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42, số hạt mang điện của B nhiều hơn A là 12. Tính số proton mỗi loại.
Câu 15: Tổng số hạt p,n,e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Tính số proton mỗi loại.
II. ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT- PHÂN TỬ KHỐI- CÔNG THỨC HÓA HỌC
Câu 1: Bài tập 3 trang 26 (SGK)
Câu 2: Phân biệt các chất sau, đâu là đơn chất , đâu là hợp chất:
Fe, H2O, K2SO4, NaCl, H3PO4., HBr, Fe, KNO3, H2, Ca(OH)2, CH4 , Cl2, P, H2SO4, Na2 CO3, CuO, Mg, N2O3, Br2, HCl.
Câu 3: Tính phân tử khối của các chất sau: O2, Cl2, ZnCl2,H2SO4, CuSO4, CO2, HNO3, Al2O3, Al2(SO4)3, Ca3(PO4)2, CuSO4. 5H2O.
Câu 4: Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các chất sau:
Cacbon dioxit, biết trong phân tử có 1C và 2O.
Bạc nitrat, biết trong phân tử có 1Ag, 1N, 3O.
Sắt (III) clorua, biết trong phân tử có 1Fe, 3Cl.
Đường glucozơ biết phân tử gồm 6C,12H,6O.
 III. HÓA TRỊ
 Câu 1: Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của các chất sau :
Si (IV) và H
P (V) và O
Fe (III) và Br (I)
Ca và N (III)
Ba và O
Ag và O
H và F (I)
Ba và nhóm (OH)
Al và nhóm (NO3)
Cu (II) và nhóm (CO3)
Na và nhóm (PO4) 
Mg và nhóm (SO4)
Câu 2: Tìm hóa trị của các nguyên tố sau, biết:
S hóa trị II, K2S, MgS, Cr2S3, CS2
Cl hóa trị I: KCl, HCl, BaCl2, AlCl3.	
Fe2O3, CuO, N2O3, SO4.
NH3, C2H2, HBr, H2S.
Nhóm CO3 và SO4 hóa trị II : ZnCO3, BaSO4, Li2CO3, Cr2(SO4)3.
Nhóm NO3 và OH hóa trị I : NaOH, Zn(OH)2, AgNO3, Al(NO3)3.
Câu 3: Tìm CTHH sai, nếu sai sửa lại, trong các chất sau:AlCl4, Al2O3, Al(OH)2, Al3(SO4)2, FeCl3, CaOH, KSO4, S2O6, ZnOH, Ag2O, NH4, N2O5, MgO, CaNO3, Al2(CO3)3, BaO, Na2SO4, C2H4, H3PO4.( Dựa vào bảng trang 42 SGK)
Câu 4: Hợp chất của nguyên tố X có hóa trị III với nguyên tố oxi, trong đó X chiếm 53% về khối lượng.
	a, Tìm nguyên tử khối, viết kí hiệu hóa học và tên nguyên tố X.
	b, Viết CTHH và tính phân tử khối của hợp chất.

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_chuong_i_mon_hoa_hoc_lop_8.docx