Ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại Câu 1. Hãy cho biết kết luận nào sau đây đúng? ăn mòn hoá học là một quá trình oxi hóa-khử trong đó kim loại là chất bị ăn mòn. ăn mòn hoá học xảy ra tại bề mặt của kim loại. ăn mòn hoá học càng mạnh khi nồng độ chất ăn mòn càng lớn và nhiệt độ càng cao. Cả A, B, C đều đúng. Câu 2. Một chiếc nồi nhôm có quai làm bằng sắt dễ hỏng hơn chiếc nồi có quai làm bằng nhôm. Điều này được giải thích là do : Chiếc nồi nhôm quai sắt tạo thành một pin điện và xảy ra quá trình ăn mòn điện hoá ở phần làm bằng nhôm Chiếc nồi nhôm quai sắt tạo thành một pin điện và xảy ra quá trình ăn mòn điện hoá ở phần làm bằng sắt. Chiếc nồi nhôm quai sắt tạo thành một pin điện và xảy ra quá trình ăn mòn điện hoá ở cả 2 phần Chiếc nồi nhôm quai sắt bị ăn mòn theo kiểu hoá học. Câu 3. Khi ngâm thanh hợp kim Fe - Cu vào dung dịch HCl dư. Hãy cho biết cơ chế ăn mòn xảy ra ở trên là : A. điện hoá B. hoá học C. Cả 2 loại trên D. không xác định. Câu 4. Khi ngâm thanh hợp kim Fe - Zn vào dung dịch HCl dư. Hãy cho biết cơ chế ăn mòn xảy ra ở trên là : A. điện hoá B. hoá học C. Cả 2 loại trên D. không xác định. Câu 5. Khi cho vài giọt dung dịch CuCl2 vào dung dịch HCl đã nhúng sẵn một thanh Zn. Hãy cho biết hiện tượng nào sẽ xảy ra sau đó : A. Khí H2 ngừng thoát ra. B. Khí H2 thoát ra chậm dần. C. Khí H2 thoát ra nhanh dần. D. Khí H2 thoát ra với tốc độ không đổi. Câu 6. Khi cho thanh Zn nhúng vào dung dịch HCl. Hãy cho biết hiện tượng nào xảy ra tương ứng với thí nghiệm trên ? Thanh Zn bị bào mòn với tốc độ nhanh dần. khí H2 thoát ra mạnh. Thanh Zn bị bào mòn với tốc độ cố định và H2thoát ra với tốc độ không đổi. Thanh Zn bị bào mòn với tốc độ chậm dần và H2 tạo thành bọt trên thanh Zn thoát ra với tốc độ chậm dần. Thanh Zn tan ngay, H2 với tốc độ rất nhanh. Câu 7. Khi để miếng gang (hợp kim Fe-C) ngoài không khí ẩm. Hãy cho biết chất ăn mòn trong quá trình trên là gì? A. H+ B. O2 (kk) C. H2O D. cacbon. Câu 8. Để bảo vệ thép, người ta tiến hành tráng lên bề mặt thép một lớp mỏng thiếc. Hãy cho biết phản ứng chống ăn mòn kim loại trên thuộc vào phương pháp nào sau đây? A. phương pháp điện hóa B. phương pháp tạo hợp kim không gỉ. C. phương pháp cách ly D. phương pháp dùng chất kìm hãm. Câu 9. Ngâm miếng Fe tráng Sn trong dung dịch HCl, hãy cho biết ở thời điểm ban đầu xảy ra cơ chế ăn mòn kiểu gì? A. Điện hóa B. hóa học C. Cả 2 loại D. Không xảy ra. Câu 10. Hãy cho biết điều kiện của ăn mòn điện hoá là? A. phải có 2 điện cực trong đó kim loại đóng vai trò cực âm. B. 2 điện cực cùng tiếp xúc với dd điện ly. C. 2 điện cực phải tiếp xúc với nhau. D. cả A, B, C. Câu 11.Một sợi dây đồng nối với một sợi dây nhôm và để ngoài không khí ẩm. Hãy cho biết hiện tượng nào sau đây đúng. sợi dây sẽ bị đứt ở phía sợi dây nhôm do nhôm bị ăn mòn điện hoá. Sợi dây sẽ bị đứt phía sợi dây đồng do Cu bị ăn mòn điện hoá. sợi dây sẽ bị đứt ở phía sợi dây nhôm do nhôm bị ăn mòn hoá học. Sợi dây sẽ bị đứt phía sợi dây đồng do Cu bị ăn mòn hóa học Câu 12.Cho một hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe3O4 và 0,25 mol Fe vào 400 ml dung dịch HCl , sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và còn lại 2,8 gam Fe chưa tan. a/ Xác định nồng độ mol/l của dung dịch HCl. A. 2M B. 2,5 M C. 3 M D. 3,5M b/ Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, thu được kết tủa . Lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi. Xác định khối lượng chất rắn sau khi nung. A. 24 gam B. 32 gam C. 40 gam D. 48 gam Câu 13. Hãy cho biết, khi cho FeO và Fe cùng vao dung dịch HCl, chất rắn nào bị bào mòn nhanh hơn? A. FeO B. Fe C. bằng nhau D. không xác định. Câu 14. Khi nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl sau đó nhỏ vài giọt dung dịch ZnCl2 vào, hiện tượng xảy ra như thế nào? A. thanh Fe bị bào mòn nhanh hơn B. thanh Fe bị bào mòn chậm dần C. thanh Fe bị bào mòn với tốc độ không đổi. D. không xác định. Câu 15. Đốt thanh hợp kim Fe -C trong khí clo, hãy cho biết quá trình ăn mòn nào đã xảy ra? A. Điện hóa B. hóa học C. Cả 2 loại D. Không xảy ra. Câu 16.Nhúng 1 thanh Al vào cốc X chứa 100 ml dung dịch HCl 1M và CuCl2 0,1M và thanh Al khác vào cốc Y chứa 100 ml dung dịch HCl 1M và CuCl2 1M . Hãy cho biết thanh Al ở cốc nào bị ăn mòn mạnh hơn. A. cốc X B. cốc Y C. bằng nhau D. không xác định. Câu 17. Khi để miếng gang (hợp kim Fe-C) ngoài không khí ẩm. Hãy cho biết chất ăn mòn trong quá trình trên là gì? A. H+ B. O2 (kk) C. H2O D. cacbon. Câu 18. Các vỏ tầu (làm bằng thép) bị ăn mòn trong nước biển tạo thành gỉ sắt Fe(OH)3. Hãy cho biết quá trình ăn mòn nào đã xảy ra và chất ăn mòn là gì? A. ăn mòn điện hoá và chất ăn mòn là O2 B. ăn mòn hoá học và chất ăn mòn là O2 . C. ăn mòn điện hoá và chất ăn mòn là H+ D. cả A, C đều đúng. Câu 19. Một chiếc chậu làm bằng sắt tây (sắt được tráng bằng thiếc) bị thủng rất nhanh khi bị một vết sước sâu tới lớp sắt phía trong. Hãy cho biết quá trình nào đã xảy ra và Fe đóng vai trò gì? A. ăn mòn điện hoá và Fe đóng vai trò cực âm. B. ăn mòn hóa học C. ăn mòn điện hoá và Fe đóng vai trò cực dương. D. cả ăn mòn điện hoá và hóa học. Câu 20. Hãy so sánh tốc độ ăn mòn khi nhúng một thanh sắt tây (sắt được tráng bằng thiếc) và một thanh hợp kim Fe-Sn (thu được khi nung chảy Fe, Sn ) cùng vào các dung dịch HCl cùng nồng độ. A. sắt tây ăn mòn mạnh hơn B. thanh hợp kim bị ăn mòn nhanh hơn. C. 2 thanh bị ăn mòn với tốc độ bằng nhau D. không xác định được Câu 21. Để bảo vệ thép các bon trong thực tế người ta thường phủ lên thép những những kim loại: A Zn B. Cu C. Sn D. Pb. Hỏi trường hợp nào kim loại được bảo vệ tốt nhất (khi sử dụng). Câu 22. Để bảo vệ kim loại, người ta nhúng kim loại vào dung dịch H3PO4 để tạo muối photphat it tan bám trên bề mặt. Hãy cho biết cở sở của phương pháp bảo vệ kim loại trên ? A. cách ly kim loại với môi trường B. tạo hợp kim không gỉ. C. dùng chất kìm hãm C. phương pháp sử dụng anot hi sinh. Câu 23. Để bảo vệ vỏ tàu bằng thép, người ta gắn vào vỏ tàu các tấm Zn. Hãy cho biết cơ sở của phương pháp bảo vệ kim loại trên ? A. cách ly kim loại với môi trường B. tạo hợp kim không gỉ. C. dùng chất kìm hãm C. phương pháp sử dụng anot hi sinh. Câu 24. Để bảo vệ cácvật liêu kim loại, người ta thường tiến hành mạ crom lên bề mặt kim loại. Hãy cho biết cơ sở của phương pháp bảo vệ kim loại tên ? A. cách ly kim loại với môi trường B. tạo hợp kim không gỉ. C. dùng chất kìm hãm C. phương pháp sử dụng anot hi sinh. Câu 25. Khi một đồng tiền bằng Cu kim loại rơi xuống một sàn tàu biển làm bằng thép, một thời gian sau, tàu đó bị thủng tại chính nơi có đồng xu đó. Hãy cho biết, kết luận nào sau đây đúng? A. vì đồng nặng hơn sắt do đó làm thủng tàu. B. do Cu tạo với Fe một pin điện trong đó Cu là cực âm. C. do Cu tạo với Fe một pin điện trong đó Cu là cực dương D. cả A và C đều đúng. Câu 26. Hoà tan 6,12g kim loại M trong dung dịch HNO3 2M loãng (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) thu được 0,04 mol N2 và 0,035 mol N2O. Xác định kim loại M A. Be B. Mg C. Al D. Ca Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng. A. 415 ml B. 498 ml C. 332 ml D. đáp án khác. Câu 27: Để dựng đồ hộp người ta thường dùng sắt tây, sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt một lớp: A. Zn, B. Ni, C. Sn, D. Ag Câu 28. Hãy nêu hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau : a/ Cho miếng nhôm vào dung dịch HCl. b/ Cho miếng nhôm vào dung dịch HCl sau đó cho thêm vài giọt dung dịch CuCl2 . c/ Để thanh sắt có lẫn tạp chất là C ngoài không khí. d/ Để thanh sắt có lẫn tạp chất là C trong nước sau đó đưa ra ngoài không khí. Câu 29. Giải thích hiện tượng sau : 2/ Một chiếc nồi nhôm có quai làm bằng nhôm thường lâu hỏng hơn một chiếc nồi nhôm có quai làm bằng sắt. 3/ Một sợi dây đồng nối với một sợi dây nhôm khi nhúng vào dung dịch NaOH thì chỗ bị đứt đầu tiên lại chính là chỗ nối. Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch HCl thì hiệ tượng sẽ như thế nào? Hãy giải thích các hiện tượng trên và cho biết cơ chế ăn mòn kim loại của các hiện tượng đó. Câu 30. Hãy so sánh tốc độ ăn mòn khi nhúng một thanh sắt tây (sắt được tráng bằng thiếc) và một thanh hợp kim Fe-Sn (thu được khi nung chảy Fe, Sn ) cùng vào các dung dịch HCl cùng nồng độ. Giải thích . Câu 31. Để bảo vệ các đường ống làm bằng thép nằm trong lòng đất người ta thường nối đường ống đó với một cực của dòng điện một chiều. Hãy cho biết cực cần nối và giải thích . Câu 32. Phân biệt sự khác nhau giữa phản ứng diễn ra trong quá trình ăn mòn điện hóa và quá trình ăn mòn hóa học. phản ứng trong quá trình ăn mòn điện hóa và quá trình điện phân dung dịch để điều chế kim loại. Câu 33. Cho phản ứng: kim loại A + dung dịch muối B ® sản phẩm. Hãy cho biết với đặc điểm nào của A, B thì có phản ứng xảy ra. Mỗi trường hợp lấy 1 ví dụ minh họa. Câu 34. Giải thích hiện tượng sau: a/ Các vỏ tầu ( làm bằng thép ) bị ăn mòn trong nước biển tạo thành gỉ sắt ( Fe(OH)3). b/ Các tấm tôm (sắt trang Sn) rất ít bị ăn mòn song nếu bị sước mọt vết sâu vào tới sắt thì bị ăn mòn rất nhanh khi để trong môi trường không khí ẩm. c/ Thanh Fe nhúng vào dung dịch HCl thì bị ăn mòn chậm song nếu nhỏ thêm vài giọt CuCl2 vào thì tốc độ ăn mòn tăng mạnh. Cho biết cơ chế của các quá trình ăn mòn đó.
Tài liệu đính kèm: