Bài ôn tập môn Ngữ văn lớp 6 - Truyện dân gian Việt Nam

doc 13 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 5303Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài ôn tập môn Ngữ văn lớp 6 - Truyện dân gian Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài ôn tập môn Ngữ văn lớp 6 - Truyện dân gian Việt Nam
TÊN CHỦ ĐỀ: TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM (LỚP 6)
I. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực HS
1. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức:
- Hiểu được đặc trưng của các thể loại truyện dân gian (truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười) qua các tác phẩm cụ thể.
- Nắm vững nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản truyện dân gian Việt Nam và nước ngoài.
b. Kĩ năng:
- Biết cách đọc – hiểu các thể loại truyện dân gian theo đặc trưng của từng thể loại.
- Vận dụng kiến thức tổng hợp viết đoạn văn, bài văn tự sự.
c. Thái độ: 
- Bồi dưỡng niềm tự hào đối với nguồn gốc giống nòi, với truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
- Biết cảm thông với số phận những con người bất hạnh; biết tin vào đạo đức, công lý, lý tưởng nhân đạo, những khả năng kì diệu, siêu việt của con người; sống yêu đời, lạc quan. 
2. Mô tả các mức độ phát triển năng lực cho HS
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Nhận biết các thông tin về tác phẩm thể loại
- Tóm tắt được cốt truyện, chỉ ra được đề tài chủ đề và tác phẩm.
- Nhận diện hệ thống nhân vật ( nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính nghĩa – phi nghĩa)
- Chỉ ra các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật đặc sắc của mỗi truyện và các đặc điểm nghệ thuật của thể loại truyện.
- Hiểu đặc điểm thể loại truyện 
- Lý giải sự phát triển của tình tiết, sự kiện, tình huống
- Chỉ ra được nguồn gốc ra đời đặc điểm tính cách, số phận của nhân vật, ý nghĩa
- Lý giải ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật trong tác phẩm
- Vận dụng hiểu biết về tác phẩm, thể loại để lý giải giá trị nội dung, nghệ thuật của từng tác phẩm
So sánh giữa các tình tiết, sự kiện, tình huống trong cùng một tác phẩm hoặc giữa các tác phẩm cùng thể loại để chỉ ra điểm giống và khác nhau
- Từ cuộc đời, tính cách, số phận của nhân vật khái quát giá trị nội dung của tác phẩm, ý nghĩa tư tưởng mà tác giả gửi đến bạn đọc
- Khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, chỉ ra điểm khác biệt giữa các chi tiết trong cùng tác phẩm hoặc cùng thể loại
- Đọc diễn cảm tác phẩm
- Kể chuyện theo ngôi kể
- Thuyết trình về tác phẩm
- Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản
- Biết tự đọc và khám phá các giá trị của một văn bản mới cùng một thể loại
- Vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân (những bài học rút ra và được vận dụng vào cuộc sống)
- Kể sáng tạo
- Chuyển thể văn bản (thơ, kịch, vẽ tranh ...)
- Nghiên cứu KH, dự án
II. Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực
1. Câu hỏi nhận biết 
Câu 1 Sự thực lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng
A. Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân.
B. Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau khi dẹp tan giặc Ân xâm lược 
C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre giết giặc .
D. Ngay từ buổi đầu dựng nước cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại xâm 
 để bảo vệ non sông đất nước .
Đáp án : 
D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước .
Câu 2: Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?
A. Vũ khí hiện đại để giết giặc.
B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước.
C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng.
D. Tình làng nghĩa xóm.
Đáp án: 
B Người anh hùng đánh giặc cứu nước.
Câu 3 :Truyện Thánh Gióng là thuộc kiểu văn bản gì?
A. Tự sự.
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Đáp án:
 A. Tự sự.
Câu 4 : Nguyên nhân chính nào dẫn đến cuộc đánh nhau giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh?
A. Hùng Vương kén rể.
B. Hùng Vương không công bằng trong việc đặt ra sính lễ.
C. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh.
D. Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ.
Đáp án: 
D Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ.
Câu 5: Truyền thuyết “ Sự tích Hồ Gươm” ra đời vào thời điểm lịch sử nào?
A. Trước khi quân Minh xâm lược nước ta (1407)
B, Trong thời kỳ kháng chiến chống giặc Minh (1407 – 1427)
C. Sau chiến thắng chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn.
D. Sau khi Lê Lợi dời đô về kinh thành Thăng Long.
Đáp án: 
B Trong thời kỳ kháng chiến chống giặc Minh (1407 – 1427)
Câu 6: Truyện ngụ ngôn “ Thầy bói xem voi” đã:
A. Mượn chuyện voi để nói chuyện người.
B. Mượn chuyện voi, chuyện năm ông thầy bói để nói chuyện người
C. Mượn chuyện năm ông thầy bói để nói chuyện người.
D. Mượn chuyện con người để nói con người.
Đáp án: 
C. Mượn chuyện năm ông thầy bói để nói chuyện người.
2. Câu hỏi thông hiểu.
Câu 1: Qua truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Đáp án:
Khuyên con người ta không được kiêu ngạo, chủ quan, phải khiêm tốn học hỏi, nhìn xa trông rộng.
Câu 2: Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh?
Đáp án :
 	- Giải thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt hàng năm xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ
- Thể hiện sức mạnh và ước mơ chiến thắng thiên nhiên của người Việt cổ.
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
- Xây dựng được những hình tượng nghệ thuật kì ảo mang ý nghĩa tượng trưng và khái quát cao.
Câu 3: Việc trả lại gươm cho Long Quân của Lê Lợi có ý nghĩa gì?
Đáp án
 Việc trả lại gươm cho Long Quân của Lê Lợi có ý nghĩa:
- Mong muốn cuộc sống thanh bình cho đất nước.
- Không bao giờ có chiến tranh sảy ra. 
Câu4: Nguồn gốc ra đời của Thạch Sanh có gì đặc biệt? Nêu ý nghĩa của đoạn kể về sự ra đời của nhân vật?
Đáp án
- Sự ra đời của Thạch Sanh có 3 nét khác thường 
+ Do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con
+ Bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh
+ Được các thiên thần dạy đủ các phép thần thông, võ nghệ. Như vậy, nguồn gốc 
của Thach Sanh vừa có những nét bình thường, vừa có những nét khác thường.
- Ý nghĩa của việc kể sự ra đời là: 
+ Thạch Sanh là con của người dân thường, có cuộc đời và số phận rất gần gũi với
nhân dân.
+ Sự ra đơì khác thường của Thạch Sanh có ý nghĩa tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ 
của nhân vật.
Câu 5: Tại sao Em bé thông minh được hưởng vinh quang ?
A. Nhờ may mắn và tinh ranh.
B. Nhờ sự giúp đỡ của thần linh.
C. Nhờ có vua yêu mến.
D. Nhờ thông minh, hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân.
Đáp án: 
D Nhờ thông minh, hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân.
Câu 6 : Học xong truyện “Thầy bói xem voi” em rút ra bài học gì?
Đáp án: 
 - Sự vật hiện tượng rất rộng lớn gồm nhiều khía cạnh, nhiều mặt khác nhau.
 - Ta phải nhìn nhận một cách toàn diện, tổng quát mới đánh giá, nhận xét sự vật ấy một cách chính xác.
Câu 7: Ước mơ nổi bật của nhân dân lao động trong Cây bút thần là gì ?
A. Thay đổi hiện thực.
B. Sống yên lành.
C. Thoát khỏi áp bức bóc lột.
D. Về khả năng kì diệu của con người.
Đáp án: 
D Về khả năng kì diệu của con người.
Câu 8: Nêu ý nghĩa truyện Cây bút thần.
Đáp án:
- Khả năng, sức mạnh kì diệu.
- Quan niệm của nhân dân về công lý xã hội, nghệ thuật.
- Ước mơ về khả năng kì diệu của con người.
3. Câu hỏi vận dụng thấp.
Câu 1: Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của dân tộc?
Đáp án: Hình tượng Thánh Gióng biểu tượng cho lòng yêu nước sức mạnh phi thường và tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc.
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật em thích trong các truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học. 
Đáp án: Học sinh viết đoạn văn nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật dân gian đảm bảo tính lô gic, mạch lạc, lời văn biểu cảm, có sức thuyết phục, chữ viết sạch sẽ, không sai lỗi chính tả. 
Câu 3 : Tóm tắt các sự việc chính trong truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”.
Đáp án:
- Hình thức: Viết đúng hình thức đoạn văn, không sai chính tả, diễn đạt mạch lạc.
- Nội dung: 
+ Vua Hùng kén rể.
 	+ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn.
 	+ Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
+ Sơn Tinh đến trước được vợ.
+ Thuỷ Tinh tức giận đánh Sơn Tinh.
+ Cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
 + Hàng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
4. Câu hỏi vận dụng cao.
Câu 1: Đóng vai nhân vật Em bé thông minh kể lại cuộc thử tài lần thứ nhất và thứ hai?
Đáp án.
Một hôm, tôi và cha tôi đang làm ruộng bỗng có một viên quan hỏi:
- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Tôi liền nhanh miệng hỏi lại:
- Thế ngựa của ông đi một ngày được mấy bước?
Viên quan đành lắc đầu chịu thua.
Thế rồi một ngày nọ, làng tôi nhận được lệnh vua ban cho ba con trâu đực và ba thúng 
gạo nếp hẹn năm sau đẻ thành chín con. Tôi liền ra lệnh cho thịt hai con và đồ xôi ăn mừng sau đó cùng cha vào cung để vua tự nói ra sự vô lý của mình. Vua nghe nói đành chịu trí thông minh của tôi. 
Câu 2: Đóng vai nhân vật Em bé thông minh kể lại cuộc thử tài lần ba ?
Đáp án.
 Một hôm, tôi và cha đang ăn cơm ở công quán thì có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ với lệnh bắt tôi phải làm thành ba mâm cỗ thức ăn. Tôi liền bảo cha lấy cho một chiếc kim may yêu cầu đức vua rèn cho một con dao để xẻ thịt chim. Vua nghe nói từ đó phục hẳn.
Câu 3: Hình ảnh nào là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em về Thánh Gióng “ ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng ”?
 Đáp án :
 Hình ảnh đẹp phải có ý nghĩa về nội dung hay về nghệ thuật (Sự vươn vai của Gióng) ngựa phun lửa tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc Người ngựa bay về trời .
Nêu lí do : + Sự lớn mạnh của Gióng 
 + Sự đoàn kết một lòng chống xân lăng 
- Gióng là hình tượng tiêu biểu cao đẹp của người anh hùng đánh giặc cứu nước đầu 
tiên . 
- Sức mạnh của Gióng cũng chính là sức mạnh của cả dân tộc trong buổi đầu dựng
nước và giữ nước . 
- Thể hiện ước mơ của nhân dân muốn có một người anh hùng phi thường ,đứng ra bảo 
vệ, chống giặc ngoại xâm. 
III. Xây dựng đề kiểm tra (theo định hướng phát triển năng lực)
Ma trận đề
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
Truyện dân gian
Nhận diện được kiểu văn bản
Các chi tiết trong truyện
Nội dung nổi bật trong truyện cổ tích
Giải thích các chi tiết trong truyện
Nắm ý nghĩa của truyện
Tóm tắt văn bản
Đóng vai nhân vật kể lại một sự việc trong truyện
Số câu 11
Số điểm 10
Tống số
Số câu
Số điểm
Số câu 6
Số điểm 3
Số câu 3
Số điểm 2
Số câu 1
Số điểm 3
Số câu 1
Số điểm 2
Số câu 11
Số điểm 10
Đề kiểm tra
Thời gian làm bài : 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất, mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm.
Câu 1 Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng
A: Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân.
B:Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau khi dẹp tan giặc Ân xâm lược 
C: Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre giết giặc .
D: Ngay từ buổi đầu dựng nước cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại xâm 
 để bảo vệ non sông đất nước .
Câu 2: Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?
A.Vũ khí hiện đại để giết giặc.
B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước.
C.Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng.
D. Tình làng nghĩa xóm.
Câu 3 :Truyện Thánh Gióng là thuộc kiểu văn bản gì?
ATự sự.
B Miêu tả
C.Biểu cảm
D Nghị luận
Câu 4 : Nguyên nhân chính nào dẫn đến cuộc đánh nhau giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh?
A.Hùng Vương kén rể.
B.Hùng Vương không công bằng trong việc đặt ra sính lễ.
C.Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh.
D.Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ.
Câu 5: Truyền thuyết “ Sự tích Hồ Gươm” ra đời vào thời điểm lịch sử nào?
A.Trước khi quân Minh xâm lược nước ta (1407)
B.Trong thời kỳ kháng chiến chống giặc Minh(1407 – 1427)
C.Sau chiến thắng chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn.
D.Sau khi Lê lợi dời đô về kinh thành Thăng Long.
Câu 6: Truyện ngụ ngôn “ Thầy bói xem voi” đã:
A. Mượn chuyện voi để nói chuyện người.
B. Mượn chuyện voi, chuyện năm ông thầy bói để nói chuyện người
C. Mượn chuyện năm ông thầy bói để nói chuyện người.
D. Mượn chuyện con người để nói con người.
Câu 7: Ước mơ nổi bật của nhân dân lao động trong Cây bút thần là gì ?
A.Thay đổi hiện thực.
B.Sống yên lành.
C.Thoát khỏi áp bức bóc lột.
D.Về khả năng kì diệu của con người.
Câu 8: Tại sao Em bé thông minh được hưởng vinh quang ?
A.Nhờ may mắn và tinh ranh.
B.Nhờ sự giúp đỡ của thần linh.
C.Nhờ có vua yêu mến.
D.Nhờ thông minh, hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Qua truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 2 : Tóm tắt các sự việc chính trong truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”.(3 điểm)
Câu 3: Đóng vai nhân vật Em bé thông minh viết đoạn văn (từ 3 đến 5 câu ) kể lại cuộc thử tài lần ba ?(2 điểm)
ĐÁP ÁN
I TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
B
A
D
B
C
D
D
II. TỰ LUẬN : (6 điểm)
Câu 1: ( 1 điểm) 
- Mức tối đa: HS trả lời đũ 4 ý
Khuyên con người ta không được kiêu ngạo, chủ quan, phải khiêm tốn học hỏi, nhìn xa trông rộng.
- Mức chưa tối đa: HS trả lời đúng một ý đạt 0,25 đ
- Mức không đạt:HS trả lời không đúng hoặc không trả lời.
Câu 2 : ( 3 điểm)
- Mức tối đa:
* Hình thức: Viết đúng hình thức đoạn văn, không sai chính tả, diễn đạt mạch lạc.(1 điểm)
* Nội dung: Tóm tắt các sự việc chính trong truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”.(2 điểm)
+ Vua Hùng kén rể.
 + Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn.
 + Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
 + Sơn Tinh đến trước được vợ.
 + Thuỷ Tinh tức giận đánh Sơn Tinh.
 + Cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
 + Hàng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
- Mức chưa tối đa: Chỉ đảm bảo một trong các ý ở nội dung và hình thức (thiếu một nội dung trừ 0,25 điểm)
- Mức không đạt: Không tóm tắt được hoặc không làm.
Câu 3: 2 điểm)
- Mức tối đa:
* Hình thức : (1 điểm)
+ Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu (0,5 đ) 
+ Sử dụng ngôi kể thứ nhất : Tôi = Em bé thông minh (0,5 đ)
* Nội dung : kể lại cuộc thử tài lần ba (1 điểm)
- Mức chưa tối đa:
+ Viết đoạn văn ít hơn hoặc nhiều hơn 1 câu trừ 0,25 đ
+ Sử dụng ngôi kể cả hai : Tôi hoặc Em bé thông minh trừ (0,5 đ)
- Mức không đạt: Không viết được đoạn văn hoặc không làm.
CHỦ ĐỀ: CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ (LỚP 6) 
I. Mô tả chuẩn kiến thức kĩ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực HS
 1. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
 a. Kiến thức
 - Học sinh hiểu được khái niệm so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
 - Học sinh hiểu được các kiểu so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
 - Học sinh hiểu được tác dụng của phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, phép hoán dụ.
 b. Kĩ năng 
 - Phép so sánh:
 + Nhận diện được phép so sánh.
 + Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó.
 + Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, so sánh hay.
 + Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản. 
 - Phép nhân hóa:
 + Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa.
 + Sử dụng được phép nhân hóa trong nói và viết.
 - Phép ẩn dụ:
 + Bước đầu nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
 + Bước đầu tạo ra được một số kiểu ẩn dụ đơn giản trong viết và nói.
 - Phép hoán dụ:
 + Bước đầu nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép tu từ hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
 + Bước đầu tạo ra được một số kiểu hoán dụ đơn giản trong viết và nói.
 c. Thái độ: Có thói quen sử dụng phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ trong nói và viết.
2. Mô tả các mức độ phát triển năng lực của HS 
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Các phép tu từ: so sánh, nhân dụ, ẩn dụ, hoán dụ
- Nhớ được các khái niệm về so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
- Nhận diện đúng các biện pháp tu từ trong văn bản như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
- Nêu, chỉ ra được tác dụng của các biện pháp tu từ.
- Điền cụm từ để tạo phép so sánh.
- Phân tích, lí giải được tác dụng, cấu tạo của các phép tu từ so sánh, nhân hóa trong văn bản.
- Phân biệt được giữa phép so sánh với phép ẩn dụ. 
Lựa chọn sử dụng các biện pháp tu tu để nâng cao hiệu quả diễn đạt trong những tình huống thực tiển hoặc giả thực tiển.
II. Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực
1. Câu hỏi nhận biết ( 5 câu )
Câu 1: Câu thơ nào sau đây có sử dụng phép ẩn dụ?
Người cha mái tóc bạc; 
Bóng Bác cao lồng lộng;
Bác vẫn ngồi đinh ninh;
Chú cứ việc ngủ ngon.
Câu 2: Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào? 
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng.
 ( Khương Hữu Dụng )
Ẩn dụ hình thức;
Ẩn dụ cách thức;
Ẩn dụ phẩm chất;
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Câu 3: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh phép so sánh sau:
So sánh là đối chiếu .này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức.cho sự diễn đạt.
Câu 4: Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm mấy phần? Kể ra.
Câu 5: Có mấy kiểu so sánh? Kể ra.
Đáp án
Câu 1: A 
Câu 2: D
Câu 3: .sự vật, sự việc nàylàm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 4: Gồm có 4 phần: Vế A( sự vật được so sánh ), phương diện so sánh, từ so sánh, vế B ( sự vật dùng để so sánh )
Câu 5: Có hai kiểu so sánh, so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
2. Câu hỏi thông hiểu ( 5 câu )
Câu 1: Cho các từ cụm từ sau: hai chiếc máy xén lúa, cú mèo, một gã nghiện thuốc phiện, mọi khi, cái dùi sắt, hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện những so sánh sau:
 A. Cái chàng Dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như..
Chú mày hôi như..
Tôi ra đứng cửa hang như..
Mỏ Cốc như
Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như..
Câu 2: Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
 Hai câu ca dao trên dùng phép tu từ nào?
Câu 3: Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
 ( Tố Hữu )
 Khổ thơ trên, tác giả sử dụng kiểu so sánh nào?
Câu 4: Trong câu dưới đây sự vật nào được nhân hóa?
 “Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.”
Đáp án
Câu 1:
như gã nghiện thuốc phiện.
như cú mèo.
như mọi khi.
như cái dùi sắt.
như hai chiếc máy xén lúa.
Câu 2: Hai câu hơ trên sử dụng phép tu từ hoán dụ.
Câu 3: Các sự vật được nhân hóa: lão, bác, cô, cậu. 
3. Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1: Ẩn dụ và so sánh có gì giống và khác nhau.
Câu 2: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
 “ Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.” 
 ( Phong Thu )
Câu 3: Cấu tạo của phép so sánh trong câu dưới đây có gì đặc biệt?
Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
 ( Lê Anh Xuân )
Đáp án
Câu 1:
- Giống nhau: Có nét tương đồng; làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
- Khác nhau:
+ So sánh: Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác.
+ Ẩn dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
Câu 2: 
- Tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tíu tít, bận rộn.
- Làm cho các phương tiện vận chuyển trở nên gần gũi với con người hơn.
Câu 3: Cấu tạo phép so sánh trên đã lượt bỏ phương diện so sánh và từ so sánh.
4. Câu hỏi vận dụng cao ( 3 câu )
Câu 1: Dựa theo bài Vượt thác, hãy viết một đoạn văn từ ba đến năm câu tả dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ; trong đoạn văn có sử dụng hai kiểu so sánh đã được giới thiệu.
Câu 2: Hãy viết một đoạn văn miêu tả ngắn với nội dung tự chọn, trong đó có dùng phép nhân hóa.
Đáp án
Câu 1
- Kĩ năng: Viết đúng đoạn văn miêu tả, đúng chính tả, diễn đạt rành mạch.
- Nội dung:
+ Tả cảnh dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ.
. Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa,
+ Có sử dụng hai kiểu so sánh.
Câu 2: 
- Kĩ năng: Viết đúng đoạn văn miêu tả, đúng chính tả, diễn đạt rành mạch.
- Nội dung: Nội dung tự chọn, có dùng phép nhân hóa.
III. Xây dựng đề kiểm tra 
Ma trận của đề kiểm tra
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng cộng
Các phép tu từ: 
- Phép so sánh.
- Phép nhân hóa
- Phép ẩn dụ
- Phép hoán dụ
Nhận diện được các phép tu từ trong văn bản
Chỉ ra được tác dụng của phép tu từ được sử dụng
Chỉ ra được điểm giống và khác nhau giữa các phép tu từ
Viết đoạn văn theo yêu cầu có sử dụng phép tu từ so sánh
Tổng số câu 
Tổng số điểm
4
2,0
2 
 3,0
2
 3,0
1
2,0
9
 10,0
2. Đề kiểm tra ( 45 phút ) 
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
 “Thuyền chúng tôi chèo thoắt qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.”
 ( Ngữ văn 6, Tập II )
Câu 1:
 Câu: “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.” sử dụng phép tu từ nào?
Phép so sánh;
Phép nhân hóa;
Phép ẩn dụ;
Phép hoán dụ.
Câu 2: Có bao nhiêu so sánh trong đoạn văn trên?
 A. Ba
 B.Bốn
 C. Năm
 D.Sáu.
Câu 3: “Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước.” sử dụng kiểu so sánh nào?
 A.So sánh ngang bằng;
 B.So sánh không ngang bằng; 
 C.So sánh hơn;
 D.So sánh kém.
Câu 4:
 Câu văn: “Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.” Sử dụng phép tu từ nào?
Phép so sánh;
Phép nhân hóa;
Phép ẩn dụ;
Phép hoán dụ.
Câu 5:
 - Nêu tác dụng của phép so sánh trong đoạn văn trên.
 - So sánh và ẩn dụ có gì giống và khác nhau?
Câu 6: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
 Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn. 
 ( Phong Thu)
Câu 7: Đọc 2 câu sau cho biết câu nào có cách diễn đạt hay hơn,vì sao?
 1. Bác Hồ mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm.
 2. Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm.
Câu 8: Từ đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn từ 5- 7 câu miêu tả dòng sông quê em trong đó sử dụng phép so sánh.
  Hết 
Đáp án
Câu 1: A ( 0,25 điểm )
Câu 2: B ( 0,25 điểm )
Câu 3: C ( 0,25 điểm )
Câu 4: B( 0,25 điểm )
Câu 5: ( 3 điểm )
 a. Phép so sánh trong đoạn văn trên có tác dụng gợi lên được hình ảnh dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm, cá bơi hàng đàn đen trũi, rừng đước hai bên bờ cao ngất. ( 1,5 điểm )
 b. ( 1,5 điểm ) So sánh và ẩn dụ có những điểm giống nhau và khác nhau sau:
 - Giống nhau: Có nét tương đồng; làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
 - Khác nhau:
 + So sánh: Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác.
 + Ẩn dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác. 
Câu 6:((1.5 điểm)
 -Tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tíu tít, bận rộn.
 - Làm cho các phương tiện vận chuyển trở nên gần gũi với con người hơn.
Câu 7: (1.5 điểm)
 Câu (1) diễn đạt bình thường,không có tính hình tượng,không có tính biểu cảm.
 Câu (2) Có sử dụng ẩn dụ,có tính hình tượng,có tính biểu cảm.
Câu 8: ( 5 điểm )
 - Yêu cầu về kĩ năng: Viết đúng đoạn văn tả cảnh, số câu theo quy định, đúng chính tả, diễn đạt rành mạch. ( 1 điểm )
 - Nội dung ( 4 điểm )
 + Đối tương miêu tả là dòng sông quê em.
 + Nêu được những nết tiếu biểu của dòng sông.
 + Có sử dụng phép so sánh.
  Hết .

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra.doc