BÀI KIỂM TRA MỘT TIẾT Họ tên:.. Lớp: Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam HCHC A, đồng đẳng của benzen thu được 10,08 lít CO2 (đktc). CTPT của A là: A. C9H12 B. C8H10 C. C7H8 D. C10H14 Câu 2: Etanol bị tách nước ở 1400C (xúc tác H2SO4 đặc) thu được sản phẩm chính là: A. C2H5OC2H5 B. C2H4 C. CH2=CH-CH=CH2 D. C2H5OSO3H Câu 3: Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được benzen, stiren, và etylbenzen? A. dd KMnO4 B. dd Br2 C. dd Cu(OH)2 D. dd HCl Câu 4: Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt etanol, phenol và stiren? A. dd NaOH B. dd Br2 C. dd Cu(OH)2 D. Na Câu 5: Có bao nhiêu đồng phân hợp chất thơm có CTPT C7H8O? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 6: X là hợp chất thơm có CTPT C7H8O. Số đồng phân của X phản ứng với NaOH là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 7: Khi oxi hóa ancol A bằng CuO thu được andehit. Vậy A là: A. ancol bậc I B. ancol bậc II C. ancol bậc III D. A, B, C đều sai Câu 8: Hiện tượng xảy ra khi nhỏ dd HNO3 vào dd phenol? A. tạo ↓ trắng B. tạo ↓ vàng C. tạo dd màu xanh D. có khí thoát ra Câu 9: Xét sơ đồ phản ứng: X→ Y → TNT (2,4,6- trinitrotoluen). Câu trả lời nào sau đây là đúng? A. X là toluen, Y là heptan B. X là benzen, Y là toluen C. X là hexan, Y là toluen D. X là xiclohexan, Y là toluen Câu 10: Khối lượng kết tủa tạo thành khi cho 14,1 gam phenol tác dụng với 150 ml dung dịch Br2 2M là? A. 49,65 g B. 33,1 g C. 4,965 g D. 3,31 g Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn ancol đơn chức A thu được 4,4 g CO2 và 3,6 g H2O. CTPT A là: A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H5OH D. C3H7OH Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m (g) hh 2 ancol no, đơn chức, mạch hở thu được 70,4 g CO2 và 39,6 g H2O. Giá trị của m là: A. 3,32 g B. 33,2 g C. 16,6 g D. 24,9 g Câu 13: Có bao nhiêu đồng phân ancol bậc II có cùng CTPT C5H12O? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 14: Phát biểu nào sau đây là sai? A. phenol rất độc B. phenol tan ít trong nước lạnh C. phenol không độc D. phenol tan trong etanol Câu 15: Cho 18,8 (g) hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư, tạo ra 5,6 lít H2 (đktc). CTPT của 2 ancol là: A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C3H7OH C. C4H9OH và C5H11OH D. C3H7OH và C4H9OH Câu 16: Có 4 tên gọi: o-xilen, o-đimetylbenzen, 1,2-đimetylbenzen, etylbenzen. Đó là tên của mấy chất? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 17: Có 4 ancol: etanol (1), etan-1,2-điol (2), glixerol (3) và propan-1,3-điol (4). Ancol nào không hòa tan Cu(OH)2? A. (1) và (2) B. (1) và (4) C. (2) và (4) D. chỉ có (1) Câu 18: Cho propan-1-ol tham gia phản ứng tách nước ở 1700C được sản phẩm hữu cơ X. Cho X tham gia phản ứng cộng nước thu được ancol Y. Cả 2 quá trình đều cần xúc tác H2SO4 đặc. CTCT X, Y là: A. CH3-CH=CH2, CH3-CH2-CH2-OH B. CH3-CH=CH2, CH3-CH2-CH2-OSO3H C. CH3-CH=CH2, CH3-CH(OH)-CH3 D. C3H7OC3H7, CH3-CH2-CH2-OSO3H Câu 19: Sự so sánh nào dưới đây là đúng về khả năng phản ứng thế H của vòng benzen giữa benzen so với các ankylbenzen? A. dễ hơn B. khó hơn C. bằng nhau D. không so sánh được Câu 20: Trong phản ứng cháy của các hidrocacbon thơm thì sự so sánh nào sau đây là đúng? A. số mol CO2 > số mol H2O B. số mol CO2 < số mol H2O C. số mol CO2 = số mol H2O B. không so sánh được
Tài liệu đính kèm: