Bài kiểm tra định kì giữa học kì II năm học: 2010 - 2011 môn tiếng Việt - Lớp 5

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 941Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì giữa học kì II năm học: 2010 - 2011 môn tiếng Việt - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra định kì giữa học kì II năm học: 2010 - 2011 môn tiếng Việt - Lớp 5
Trường Tiểu học Phương Hưng
Lớp: 5...
Họ và tên:..................................................
Bài kiểm tra định kì giữa học kì II
năm học: 2010 - 2011
Môn TIếNG VIệT - Lớp 5
Thời gian: 60 phút ( Không kể thời gian đọc thành tiếng và thời gian giao đề)
Điểm
Đọc:
Viết:
T.B:
Nhận xét của giáo viên
I. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng (5 điểm)
Bài đọc:..........................................................................................................
2. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) (15 phút)
Rừng đước
	Rừng đước mênh mông. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Mặt đất lầy nhẵn thín, không một cọng cỏ mọc. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi, và bóng nắng chiếu xuyên qua những tầng lá dày xanh biếc, soi lỗ chỗ trên lượt bùn mượt mà vàng óng li ti vết chân của những con dã tràng bé tẹo.
	Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua, trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ. 
 Dựa theo nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:
 Câu 1: Cây đước có những đặc điểm gì nổi bật so với những cây khác ?
	A. Thân đước mọc dài tăm tắp. 
 B. Cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. 
	C. Rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay.
 Câu 2: Bài văn tả rừng đước lúc nước thủy triều như thế nào ?
	A. Lúc nước triều lên.
	B. Lúc nước triều rút. 
	C. Cả lúc nước triều lên và lúc nước triều rút. 
 Câu 3: Bài văn có mấy hình ảnh so sánh ?
A. Một hình ảnh
B. Hai hình ảnh
C. Ba hình ảnh
Đó là những hình ảnh: .....
...............................
Câu 4: Những bộ phận nào của cây đước được miêu tả ?
 A. Thân đước
 B. Lá đước
 C. Rễ đước
 D. Cả 3 bộ phận trên.
Câu 5: Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hoá ?
	A. Rừng đước 
B. Cây đước 
C. Bộ rễ cây đước
Câu 6: Trong câu: " ... trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ." Cánh tay đước được dùng để chỉ bộ phận nào của cây đước ?
A. Thân cây
B. Rễ cây
C. Lá cây
Câu 7: Câu "Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua, trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ." thuộc kiểu câu gì ?
A. Ai là gì ?
B. Ai làm gì ?
C. Ai thế nào ?
 Câu 8: Câu văn nào dưới đây là câu ghép?
 A. Cây đước dài mọc tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ.
 B. Mặt đất lầy nhẵn thín không một cọng cỏ mọc.
 C. Rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất.
 Câu 9: Các vế câu ghép :" Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ." được nối với nhau bằng cách nào?
A. Nối bằng từ "như".
B. Nối trực tiếp (không dùng từ nối).
C. Thay thế từ ngữ.
Câu 10: Viết 1 câu ghép có sử dụng cặp từ hô ứng để nối các vế câu.
..
I- chính tả( 5 điểm )
	 Giáo viên cho học sinh viết bài sau (Thời gian không quá 20 phút) : 
	Núi non hùng vĩ ( Tiếng Việt 5 - Tập 2 - Trang 58 )
II- tập làm văn ( 5 điểm ) (Thời gian không quá 25 phút)
Đề bài : Chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1: Em hãy tả một đồ vật gắn bó với em bằng những kỉ niệm khó quên.
Đề 2: Em hãy tả lại một cây ( ở trường hoặc nơi em ở ) mà em yêu thích.
Tổ chuyên môn thống nhất biểu điểm chi tiết.
Giáo viên coi chấm: .

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_HKI_nam_hoc_2015_2016.doc