Bài kiểm tra cuối học kỳ II - Năm học 2014 - 2015 môn: Tiếng Việt - Lớp 2 (thời gian làm bài: 60 phút)

docx 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 718Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kỳ II - Năm học 2014 - 2015 môn: Tiếng Việt - Lớp 2 (thời gian làm bài: 60 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra cuối học kỳ II - Năm học 2014 - 2015 môn: Tiếng Việt - Lớp 2 (thời gian làm bài: 60 phút)
BÀI  KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II - 2014 - 2015
MÔN: TIẾNG VIỆT -  LỚP 2 (Thời gian làm bài: 60 ph)
Điểm số: ........
Bằng chữ: ......
Họ và tên coi thi:
Họ và tên chấm thi:
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt (5 điểm)
I. (1,5 điểm) Đọc thành tiếng:
Câu 1. Đọc một trong các đoạn theo phiếu đọc. Thời gian đọc 1 phút/em
II. (3,5 điểm) Đọc thầm đoạn văn sau và làm bài tập:
Chuyện quả bầu
Ngày xưa, có hai vợ chồng rất hiền lành, chăm chỉ. Một hôm đi rừng, họ bắt được một con dúi. Dúi xin tha mạng. Hai vợ chồng thương tình tha cho.
Trước khi về rừng, Dúi nói:
- Sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Ông bà hãy lấy khúc gỗ to, khoét rỗng ruột, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong và chui vào đó, hết hạn bảy ngày hãy ra.
Hai vợ chồng làm theo. Họ khuyên bà con trong bản cùng làm nhưng chẳng ai tin. Họ vừa chuẩn bị xong sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. Khúc gỗ nỗi như thuyền đã giúp hai vợ chồng thoát nạn.
Khoanh chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi 2, 4, 5, 6, 7, 8 và trả lời câu hỏi 4.
Câu 2. Hai vợ chồng vừa chuẩn bị xong điều gì xảy ra?
A. Sấm chớp đùng đùng.
B. Mây đen ùn ùn kéo đến.
C. Cả hai câu trên đều đúng
Câu 3. Hai vợ chồng làm thế nào để thoát nạn?
A. Chuyển đến một làng khác để ở.
B. Lấy khúc gỗ to, khoét rỗng ruột, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, chui vào đó.
C. Làm một cái bè to bằng gỗ.
Câu 4. Vì sao mà hai vợ chồng thoát nạn?
Câu 5. Từ trái nghĩa với từ “ Vui ” là từ:
A. Vẻ;              B. Nhộn;                C. Thương                D. Buồn;
Câu 6. Từ “chăm chỉ” ghép được với từ nào sau:
A. trốn học ;    B. học bài;              C. nghỉ học;
Câu 7. Bộ phận in đậm trong câu: “Chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa”
Trả lời cho câu hỏi nào:
A. Vì sao?      B. Như thế nào?      C. Khi nào?
Câu 8. Bộ phận in đậm trong câu “Chủ nhật tới, cô giáo sẽ đưa cả lớp đi thăm vườn thú” trả lời cho câu hỏi nào:
A. Vì sao?     B. Như thế nào?     C. Khi nào?
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả, viết văn và nghe nói. (5 điểm)
Câu 9. Chính tả (2 điểm). Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết.
Câu 10. Viết đoạn văn (2.0 điểm)
Viết đoạn văn từ (4 đến 5 câu) nói về một loài cây mà em thích theo gợi ý sau:
a. Đó là cây gì?
b. Cây đó trồng ở đâu?
c. Hình dáng cây như thế nào?
d. Cây có ích lợi gì?
Câu 11. Nghe nói (1 điểm). GV hỏi học sinh trả lời.
Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt (5 điểm)
I. (1,5 điểm) Đọc thành tiếng:
Đọc đúng tốc độ, đúng tiếng, từ. Ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu (1,5 điểm)
Đọc sai từ 2 đến 3 tiếng. Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ (1 điểm)
Đọc sai từ 4 đến 7 tiếng. (0,5 điểm)
II. (3,5 điểm) Đọc thầm đoạn văn sau và làm bài tập:
Câu 2. C. Cả hai câu trên đều đúng (0,5 điểm)
Câu 3. B. Lấy một khúc gỗ to, khoét rỗng ruột, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, chui vào đó. (0,5 điểm)
Câu 4. Hai vợ chồng tính hiền lành, chăm chỉ, thả con Dúi và được con Dúi căn dặn. (0,5 điểm)
Câu 5. D. Buồn (0,5 điểm)
Câu 6. B. Học bài (0,5 điểm)
Câu 7. B. Như thế nào? (0,5 điểm)
Câu 8. C. Khi nào? (0,5 điểm)
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả, viết văn và nghe nói. (5 điểm)
Câu 9. Chính tả (2 điểm)
Bài viết không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp (2 điểm)
Sai 3 lỗi (phụ âm đầu, vần, thanh...), chữ đẹp (1,5 điểm)
Sai 6 lỗi (phụ âm đầu, vần, thanh...), trình bày bẩn, chữ đọc được (1 điểm)
Sai 7 lỗi trở lên (phụ âm đầu, vần, thanh...), trình bày bẩn, chữ xấu (0,5 điểm)
Câu 10. Viết đoạn văn (2.0 điểm)
Viết đủ câu, đúng theo gợi ý, đúng đặc trưng yêu cẩu của đề (2 điểm)
Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. 
Viết câu đúng số câu, phù hợp với đề, có mắc đến 4 lỗi dùng từ (1 điểm)
Viết được 1 - 2 câu văn theo yêu cầu. Có sai lỗi chính tả. (0.5 điểm)
Câu 11. Nghe nói (1 điểm)
Biết trả lời đúng câu hỏi, nói rõ ràng, tự tin. (1 điểm)
Trả lời đúng câu hỏi nhưng còn ấp úng (0,5 điểm)
1. Viết: Đoạn viết chính tả:
Bóp nát quả cam. Sáng nay, biết Vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”. Đợi từ sáng đến trưa, vẫn không gặp được, cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Quân lính ập đến vây kín.
2. Nói: Câu hỏi nghe – nói
Một số ví dụ minh họa
1. Từ trái nghĩa với từ: Cao là từ nào? ( Hoặc là từ: Giỏi; yếu; thông minh; chăm chỉ; dài; vui; trắng; trên; )
2. - Hai vợ chồng trong câu chuyện trên có đức tính gì?
- Vì sao con Dúi được tha mạng?
- Trong quả bầu vợ sinh ra có gì?
3. Nêu một số câu hỏi trong đoạn viết chính tả trên.
VD: Quốc Toản định nói gì với Vua?
Phiếu đọc thành tiếng cuối năm học sinh lớp 2
1. Quyển sổ liên lạc 
Ai cũng bảo bố Trung lắm hoa tay. Bố làm gì cũng khéo, viết chữ thì đẹp . Chẳng hiểu sao, Trung không có được hoa tay như thế. Tháng nào, trong sổ liên lạc, cô giáo cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà.
2. Quyển sổ liên lạc 
Một hôm, bố lấy trong tủ ra một quyển sổ mỏng đã ngả màu, đưa cho Trung. Trung ngạc nhiên: đó là quyển sổ liên lạc của bố ngày bố còn là một cậu học trò lớp hai. Trang sổ nào cũng ghi lời thầy khen bố Trung chăm ngoan, học giỏi. Nhưng cuối lời phê, thầy thường nhận xét chữ bố Trung nguệch ngoạc, cần luyện viết nhiều hơn.
3. Chiếc áo rách
Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc. Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước.
4. Bác Rùa Đá
Chim Bách Thanh đậu trên một cành cây bên bờ suối. Chú bắt đầu hát một điệu mới, giọng mượt mà. Bác Rùa Đá thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt lắng nghe tiếng hát trong trẻo. Bỗng lão Rắn Mốc bò đến, lão cuốn mình quanh cành cây dưới chân Bách Thanh như một khúc dây leo.
5. Có những mùa đông
Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.
6. Có những mùa đông
Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.
7. Sông Hương
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.
8. Sông Hương
Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Những đêm trăng sáng, dòng sông là cả một đường trăng lung linh dát vàng.
Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.
9. Quyển sổ liên lạc
Một hôm, bố lấy trong tủ ra một quyển sổ mỏng đã ngả màu, đưa cho Trung. Trung ngạc nhiên: đó là quyển sổ liên lạc của bố ngày bố còn là một cậu học trò lớp hai. Trang sổ nào cũng ghi lời thầy khen bố Trung chăm ngoan, học giỏi.
Nhưng cuối lời phê, thầy thường nhận xét chữ bố Trung nguệch ngoạc, cần luyện viết nhiều hơn.
10. Bóp nát quả cam
Thấy giặc âm mưu chiếm nước ta, Quốc Toản liều chết gặp vua xin đánh. Vua thấy Quốc Toản còn nhỏ đã biết lo cho nước nên tha tội và thưởng cho quả cam. Quốc Toản ấm ức vì bị xem như trẻ con, lại căm giận lũ giặc, nên nghiến răng, xiết chặt bàn tay, làn nát quả cam quí.
11. Qua suối 
Trên đường đi công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ phải qua một con suối. Một chiến sĩ đi sau sẩy chân ngã vì dẫm phải hòn đá kênh. Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc chắn để người đi sau khỏi bị ngã.
12. Bác Hồ rèn luyện thân thể
Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. Bác tập chạy ở ngoài bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không, có đồng chí nhắc: Bác nên đi giày cho khỏi đau chân.
- Cảm ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBAI_KT_HKII_l2.docx