Bài kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Minh Khai

doc 5 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 523Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Minh Khai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Minh Khai
Điểm Tiếng Việt
Nhận xét
............................................................
............................................................
............................................................
PHIẾU KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Năm học 2017-2018
Môn: Tiếng Việt - Lớp 4
Bài số 1: Kiểm tra đọc
Họ và tên: ................................... Lớp: 4 ... Trường Tiểu học Minh Khai
Điểm ĐTT
Điểm ĐH
Điểm KT đọc
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: 
- GV cho HS đọc một đoạn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 4 (từ tuần 29 đến tuần 34) và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
* Hướng dẫn kiểm tra: Trước khi kiểm tra, GV chuẩn bị phiếu bốc thăm (mỗi phiếu ghi tên bài, đoạn đọc, số trang, câu hỏi). Khi kiểm tra, GV gọi từng HS bốc thăm và thực hiện bài kiểm tra.
- Cách đánh giá, cho điểm:
+ Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc: 1 điểm.
II. Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (Thời gian làm bài: 35 phút)
Đọc thầm và làm bài tập:
Chiều ngoại ô
 Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.
 Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.
 Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh. 
 Theo NGUYỄN THỤY KHA 
Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng và làm các bài tập dưới đây:
Câu 1. Cảnh buổi chiều hè ở ngoại ô như thế nào? (M1-1đ)
A. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất đẹp, hấp dẫn.
B. Cảnh buổi chiều hè ở vùng ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật yên tĩnh.
C. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất ồn ào, náo nhiệt. 
D. Cảnh buổi chiếu ở ngoại ô thật buồn tẻ.
Câu 2. Câu văn nào trong bài tả vẻ đẹp của ruộng rau muống? (M1-0,5đ)
A. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người.
B. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống.	
C. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh.
D. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn.
Câu 3. Vào những buổi chiều hè, tác giả thường cùng bạn bè của mình làm gì? (M2-0,5đ)
đọc sách. B. đi dạo. C. gặt lúa. D. Hái rau muống
Câu 4. Điều gì làm tác giả cảm thấy thú vị nhất trong những buổi chiều hè ở vùng ngoại ô? (M2-0,5đ)
A. Ngắm cảnh đồng quê thanh bình. B. Ngắm cảnh đồng quê và thả diều cùng lũ bạn.
C. Được hít thở bầu không khí trong lành. D. Được chơi những trò chơi yêu thích.
Câu 5. Tác giả muốn gửi gắm điều gì vào những cánh diều? (M3-1,0đ)
.
.
Câu 6. Nếu là nhân vật tôi trong câu chuyện trên thì em thích nhất điều gì của buổi chiều ngoại ô? Vì sao? (M4-0,5đ)
.
.
.
Câu 7. Từ cùng nghĩa với từ“ bao la” là: (M1-1,0đ)
A. Bát ngát
 B. Cao vút 
 C. Thăm thẳm
 D. Mát mẻ
Câu 8. Câu "Những cánh diều mềm mại như cánh bướm." thuộc kiểu câu nào?: (M2-0,5đ)
A. Câu cầu khiến B. Câu kể Ai làm gì?
C. Câu kể Ai là gì? D. Câu kể Ai thế nào?
Câu 9. Đặt một câu theo kiểu Ai là gì? để giới thiệu về một bạn trong lớp em: (M2-1,0đ)
...................................................................................................................................................
Câu 10. Đặt câu khiến phù hợp với tình huống sau: (M3-1,0đ)
Em nói với bố (mẹ) để xin bố (mẹ) cho đi tham quan cùng các bạn ở trường.
......................................................................................................................................................
PHIẾU KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Năm học 2017-2018
Môn: Tiếng Việt - Lớp 4
Bài số 2: Kiểm tra viết
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Họ và tên: ......................................................... Lớp: 4 .....Trường Tiểu học Minh Khai
Điểm CT
Điểm TLV
Điểm KT viết
I. CHÍNH TẢ (nghe -viết): (Thời gian viết: 15 phút)
Giáo viên đọc cho HS nghe - viết đầu bài và đoạn từ: “Hôm sau chúng tôi, đến hết” trong bài Đường đi Sa Pa (TV4-trang 4, tập 2B).
II. TẬP LÀM VĂN: (Thời gian làm bài: 30 phút)
Đề bài : Tả một con vật mà em yêu quý.
HƯỚNG DẪN CHẤM
 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4
I. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói (KT từng cá nhân): (3 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra từ và câu: (7 điểm)
Câu 1: B (M1-1,0 điểm)
Câu 2: C (M1-0,5 điểm)
Câu 3: B (M2-0,5 điểm)
Câu 4: B (M2-0,5 điểm)
Câu 5: (M3-1,0 điểm) Tác giả muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.
Câu 6: (M4-0,5 điểm) Em sẽ thích cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt...
Câu 7: A (M1-1,0 điểm) 
Câu 8: D (M2-0,5 điểm)
Câu 9: (M2-1,0 điểm) HS đặt câu theo kiểu câu Ai là gì?
Câu 10: (M3-0,5 điểm) VD: Mẹ ơi, mẹ cho con đi tham quan cùng các bạn nhé!
II. BÀI KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Kiểm tra viết chính tả: (2 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: (2 điểm).
- Mắc từ 02 lỗi trở lên (âm đầu, vần, tiếng, không viết hoa đúng quy định, thiếu hoặc thừa chữ) trừ 0,5 điểm, mắc từ 6 lỗi trở lên trừ 01 điểm.
- Viết chữ không rõ ràng, không đảm bảo độ cao, khoảng cách, đặt dấu thanh không đúng vị trí, trình bày bẩntrừ 1 điểm toàn bài.
2. Kiểm tra viết bài: (8 điểm)
Hướng dẫn chấm điểm chi tiết:
TT
Điểm thành phần
Mức điểm
2,5
2
1,5
1
0,5
0
1
Mở bài (1 điểm)
2.1
Thân bài 
(4,5 điểm)
Nội dung (2,5đ)
2.2
Kĩ năng (1đ)
2.3
Cảm xúc (1đ)
3
Kết bài (1 điểm)
4
Chữ viết, chính tả (0,5đ)
5
Dùng từ, đặt câu (0,5đ)
6
Sáng tạo (0,5 điểm)
* Giải thích bảng hướng dẫn trên: - Trình bày đúng thể thức bài văn tả con vật.
1. Mở bài: Giới thiệu được con vật định tả. (1,0 điểm)
2.Thân bài:
- Tả được các bộ phận và các hoạt động của con vật (2,5 điểm)
- Kĩ năng: Có kĩ năng viết bài văn, lập ý, sắp xếp ý, trình bày bài văn đúng yêu cầu (1đ).
- Cảm xúc: Miêu tả có cảm xúc chân thật, tự nhiên, sinh động, gợi tả, gợi cảm (1đ).
3. Kết bài: Nêu tình cảm với cây, hoa mà mình tả . (1,0 điểm)
- Chữ viết, chính tả: Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả thông thường, trình bày bài sạch sẽ (0,5đ). 
- Dùng từ, đặt câu: Dùng từ và viết câu đúng ngữ pháp (0,5đ).
- Sáng tạo: Bài viết có sáng tạo, không dập khuôn theo văn mẫu, ... (0,5đ).

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_201.doc