Sở GD & ĐT Tỉnh Đăk Lăk BÀI KIỂM TRA 4, NĂM HỌC 2015-2016 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng Môn: HÓA HỌC 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . SBD: . . . . . . . . .Lớp: 12 . . . ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề: 160 (Cho Ba=137, Al=27, O=16, H=1, S=32, Fe=56, Zn=65,Na=23, Mg=24, Cl=35,5, C=12,S=32) Câu 1. Trong phòng thí nghiệm, để xử lí sơ bộ một số chất thải ở dạng dung dịch chứa ion Fe3+ và Cu2+ ta dùng lượng dư A.dung dịch muối ăn. B.giấm ăn. C.nước vôi trong. D.ancol etylic. Câu 2. Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Ba và 0,3 mol Al vào lượng nước có dư thì thể tích khí (đktc) thoát ra là A. 12,32 lit. B. 4,48 lít. C. 3,36 lit D. 8,96 lít. Câu 3. R là kim loại nhóm IA, công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là A. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO. Câu 4. Cho m gam hỗn hợp Al, Al2O3, Al(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 19,6% vừa đủ thu được dung dịch X có nồng độ % là 21,302% và 3,36 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 80,37 gam muối khan. Giá trị của m là A.18,78. B.25,08. C.28,98. D.24,18. Câu 5. Cho 5,52 gam hỗn hợp Al, Zn phản ứng với dd H2SO4 20% (vừa đủ), thu được 3,36 lít H2 (đktc). Khối lượng dung dịch sau phản ứng là A.78,72 gam. B.79,02 gam. C.63,87 gam. D.19,92 gam. Câu 6. Dung dịch Na2CO3 không phản ứng với chất nào sau đây? A.MgCl2. B.khí CO2. C.Al(OH)3. D.Phenol (C6H5OH). Câu 7. Một cốc nước chứa các ion Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol), Ca2+ (0,04 mol), Cl- (0,02 mol), HCO3- (0,1 mol) và SO42- (0,01 mol). Đun sôi cốc nước trên cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc A.có tính cứng tạm thời. B.có tính cứng vĩnh cửu. C.là nước mềm. D.có tính cứng toàn phần. Câu 8. Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)20,6M vào 100 ml dung dịch chứa NaHCO3 2M và BaCl2 1M, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là A.35,46. B.39,40. C.19,70. D.29,55. Câu 9. Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1:3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm A. Al2O3, Fe và Fe3O4. B. Al, Fe, Fe3O4 và Al2O3. C. Al2O3 và Fe. D. Al, Fe và Al2O3. Câu 10. Kim loại Al không tác dụng được với dung dịch A.NaOH. B.H2SO4 đặc, nguội. C.HCl. D.Cu(NO3)2. Câu 11. Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có A.bọt khí bay ra. B.kết tủa trắng xuất hiện. C.kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. D.bọt khí và kết tủa trắng. Câu 12. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ rắn X: Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây ? A.NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) NaHSO4 + HCl. B.CH3COONa (rắn) + NaOH (rắn) CH4 +Na2CO3 C.NH4Cl (rắn) + NaOH (rắn) NaCl + NH3 + H2O. D.C2H5OH C2H4 + H2O. Câu 13. Phản ứng nào sau đây không tạo ra 2 muối ? A.CO2 + NaOH dư. B.NO2 + NaOH dư. C.Fe3O4 + HCl dư. D.Ca(HCO3)2 + NaOH dư. Câu 14. Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau: X1 + H2O X2 + X3↑ + H2↑ X2 + X4 → BaCO3↓ + K2CO3 + H2O Hai chất X2, X4 lần lượt là A.KHCO3, Ba(OH)2. B.NaHCO3, Ba(OH)2. C.KOH, Ba(HCO3)2. D.NaOH, Ba(HCO3)2. Câu 15. Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là A.AlCl3. B.Ca(HCO3)2. C.CaCO3. D.BaCl2. Câu 16. Nguyên tử kim loại có cấu hình electron 1s22s22p63s1 là A. Na (Z = 11). B. Mg (Z = 12). C. K (Z = 19). D. Na (Z = 3). Câu 17. Hoà tan m gam Al bằng dung dịch HCl (dư), thu được 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m là A.4,05. B.5,40. C.1,35. D.2,70. Câu 18. Cho lá Al vào dung dịch HCl, có khí thoát ra. Thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào thì A.tốc độ thoát khí tăng. B.phản ứng ngừng lại. C.tốc độ thoát khí giảm. D.tốc độ thoát khí không đổi. Câu 19. Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca2+; 0,3 mol Mg2+; 0,4 mol Cl- và a mol HCO3-. Đun dung dịch X đến cạn thu được muối khan có khối lượng là A.23,2 gam. B.49,8 gam. C.37,4 gam. D.28,6 gam. Câu 20. Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch? A.Mg. B.Cu. C.Ag. D.Fe. Câu 21. Có ba chất: Mg, Al, Al2O3. Có thể phân biệt ba chất chỉ bằng một thuốc thử là A.dung dịch NH3. B.dung dịch KOH. C.dung dịch HCl. D.dung dịch HNO3. Câu 22. Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo trắng. Chất X là A.HCl. B.Ca(OH)2. C.NaOH. D.NH3. Câu 23. Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường: (a) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2; (b) Cho CaO vào H2O. (c) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CH3COOH; (d) Sục khí Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2. (e) Cho khí SO2 vào dung dịch H2S. (f) dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2S2O3. (g) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. (h) Cho dung dịch HCl vào ống nghiệm chứa CuS. (i) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3. (j) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A.6. B.9. C.7. D.8. Câu 24. Cho ba mẫu đá vôi (100% CaCO3) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng viên nhỏ, mẫu 3 dạng bột mịn vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t1, t2, t3 giây. So sánh nào sau đây đúng? A.t1 = t2 = t3. B.t1 < t2 < t3. C.t3 < t2 < t1. D.t2 < t1< t3. Câu 25. Cho lần lượt lượng dư các kim loại K, Ba, Mg, Cu, Na, Zn vào dung dịch FeCl3, số phản ứng tạo được Fe là. A.3. B.5. C.6. D.2. Câu 26. Phát biểu nào dưới đây là đúng ? A.Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính. B.Al2O3 là một oxit trung tính. C.Nhôm là một kim loại lưỡng tính. D.Al(OH)3 là một bazơ lưỡng tính. Câu 27. Cho dãy các kim loại: Na, K, Mg, Be. Số kim loại trong dãy phản ứng mạnh với H2O ở điều kiện thường tạo dung dịch kiềm là A.2. B.1. C.4. D.3. Câu 28. Để làm mềm một loại nước cứng có chứa CaCl2, MgSO4 và Mg(HCO3)2 ta có thể dùng A.NaOH. B.NaCl. C.Ca(OH)2. D.Na2CO3. Câu 29. Cho 28 gam hỗn hợp X gồm CO2 và SO2 (có tỉ khối của X so với O2 bằng 1,75) lội chậm qua 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,7M và Ba(OH)2 0,4M được m gam kết tủa. Giá trị của m là A.49,25. B.52,25. C.54,25. D.41,80 Câu 30. Cho từ từ từng lượng nhỏ Na kim loại vào dung dich Al2(SO4)3 cho đến dư, nhận xét đúng là A.Na tan, có kim loại Al bám vào bề mặt Na kim loại. B.Na tan, có bọt khí thoát ra và có kết tủa dạng keo màu trắng, sau đó kết tủa vẫn không tan. C.Na tan, có bọt khí thoát ra, lúc đầu có kết tủa dạng keo màu trắng,sau đó kết tủa tan dần. D.Na tan, có bọt khí xuất hiện trong dung dịch. Câu 31. Hỗn hợp X gồm BaO, FeO, Al2O3. Hòa tan X trong lượng nước dư, được dung dịch Z và phần không tan Y, Cho khí CO dư qua Y nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dd NaOH dư, thấy tan một phần còn lại chất rắn G. Kết luận nào dưới đây không đúng ? Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. A.Z gồm Ba(AlO2)2 và Ba(OH)2. B.G chỉ chứa Fe. C.Y gồm FeO và Al2O3. D.E chứa Al2O3. Câu 32. Cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3 thu được V lít khí CO2. Ngược lại, cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa a mol Na2CO3 vào dung dịch chứa b mol HCl thu được 2V lít khí CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Tỉ lệ a/b là A.0,35. B.0,80. C.0,50. D.0,75. ----- HẾT ----- Sở GD & ĐT Tỉnh Đăk Lăk ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA 4, NĂM HỌC 2015-2016 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng Môn: HÓA HỌC 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . SBD: . . . . . . . . .Lớp: 12 . . . Đáp án mã đề: 160 01. - - = - 09. - - - ~ 17. - - - ~ 25. - - - ~ 02. - - - ~ 10. - / - - 18. ; - - - 26. ; - - - 03. - - = - 11. - / - - 19. - - = - 27. ; - - - 04. - / - - 12. - / - - 20. ; - - - 28. - - - ~ 05. ; - - - 13. ; - - - 21. - / - - 29. - - - ~ 06. - - = - 14. - - = - 22. - - - ~ 30. - - = - 07. - / - - 15. - / - - 23. - - = - 31. ; - - - 08. - / - - 16. ; - - - 24. - - = - 32. - - - ~
Tài liệu đính kèm: