5 Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 (Có đáp án)

docx 11 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 07/01/2023 Lượt xem 357Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 (Có đáp án)
ĐỀ 1
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN VẬT LÍ 8
I. TRẮC NGHIỆM: (5đ) khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. 
Câu 1. Chuyển động cơ học là sự thay đổi
A.	vật so với vật khác. B. phương chiều của vật.
C.	vị trí của vật so với vật khác. D. hình dạng của vật so với vật khác.
Câu 2. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị vận tốc?
A. km/h B. m.s C. cm.phút D. s/m
Câu 3. Một người đi được quãng đường s1 với vận tốc v1 hết t1 giây, đi được quãng đường tiếp theo s2 với vận tốc v2 hết t2 giây. Dùng công thức nào để tính vận tốc trung bình của người này trên hai quãng đường s1 và s2?
D.	vtb = 
Câu 4. Đơn vị của áp suất là
A.	N/m3 B. N/m2 C. N/m D. kg/m3
Câu 5. Công thức tính áp suất chất rắn
A.	p = F/S B. p = A/t C. p = F.S D. p = S/F
Câu 6. Minh và Tuấn cùng ngồi trên toa tàu đang chuyển động. Minh ngồi ở toa đầu, Tuấn ngồi ở toa cuối. So với
A.	mặt đường thì Minh và Tuấn đều đứng yên.
B.	các toa khác, Minh Tuấn đang chuyển động.
C.	Tuấn thì Minh đang chuyển động ngược chiều.
D.	Minh thì Tuấn đang đứng yên.
Câu 7. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị ngã về phía sau, chứng tỏ xe đột ngột 
A. rẽ sang phải. B. tăng tốc độ. C. rẽ sang trái. D. giảm tốc độ.
Câu 8. Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên?
A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương. 
B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.
C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
D. Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.
Câu 9. Chuyển động do quán tính là
A.	hòn đá lăn từ trên núi xuống. 
B.	xe máy chạy trên đường.
C. lá rơi trên cao xuống. 
D. xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.
Câu 10. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi
A. quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.
B. ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh (thắng).
C. quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng.
D. xe đạp đang xuống dốc.
II. TỰ LUẬN: 5đ
Câu 11.(1đ) Thế nào là chuyển động đều? Cho ví dụ.
Câu 12.(0,5đ) Hãy tìm cách làm tăng lực ma sát có lợi hoặc giảm ma sát có hại trong trường hợp sau: Đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã. 
Câu 13. (0,5đ) Quả cầu nặng 0,2kg được treo vào một sợi dây cố định (H.5.1). Hãy biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên quả cầu. Chọn tỉ xích 1N ứng với 1cm. 
Câu 14. (0,5đ) Một người chạy bộ từ nhà ra công viên trên đoạn đường dài 2km, trong thời gian 15 phút. Tính vận tốc trung bình của người đó?
Câu 15. (1,5đ) Một tàu ngầm đang di chuyển ở dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2,5.106 N/m2. Một lúc sau áp kế chỉ 1,3.106 N/m2.
a) Tàu đã nổi lên hay lặn xuống? Vì sao khẳng định được như vậy?
b) Tính độ sâu của tàu ngầm ở hai thời điểm trên. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển bằng 10300 N/m3.
Câu 16. (1đ) Một người dự định đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 8km/h. Người đó tính nếu tăng vận tốc lên 12km/h thì người đó sẽ đến B sớm hơn 30phút.
a)	Tính thời gian người đó đến B theo dự định ban đầu?
b)	Tính quãng đường AB?
ĐÁP ÁN 
I. TRẮC NGHIỆM: (5đ)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
C
A
C
B
A
D
B
D
D
A
Câu 11.(1đ) 
Chuyển động đều là chuyển động có độ lớn vận tốc không thay đổi theo thời gian. (0,5đ)
Ví dụ: Máy quạt đang chạy ổn định. (0,5đ)
Câu 12.(0,5đ) 
Đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã là do ma sát nghỉ nhỏ, lực ma sát nghỉ xuất hiện trong trường học này là có lợi. Để tăng ma sát nghỉ ta có thể bật quạt, dùng vải khô lau sàn, đi dép nhựa sạch trong nhà chống trượt. (2 ý, mỗi ý được 0,25đ)
Câu 13. (0,5đ) Trọng lượng của quả cầu: P = 10.m = 10.0,2 = 2N
Khi quả cầu đứng yên, lực hút trái đất và lực kéo của sợi dây tác dụng lên quả cầu là hai lực cân bằng nên ta có: P = T = 2N
Câu 14. (0,5đ) 
Tóm tắt: (0,25đ)
s = 2km
t = 15phút = 0,25h
v = ?
Giải
Vận tốc của người đó:
v = = = 8 (km/h) (0,25đ)
Câu 15. (1,5đ)
Tóm tắt: 
p1 = 2,5.106 N/m2
p2 = 1,3.106 N/m2
a) Tàu nổi hay lặn?
b) d = 10300 N/m3
h1 =? 
h2 = ?
Giải:
a) Vì p2 = 1,3.106 N/m2 < p1 = 2,5.106 N/m2 nên tàu ngầm đã nổi lên. (1đ)
b) Áp dụng công thức: p = d.h, ta có: 
Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm trước khi nổi lên:
 (0,25đ)
Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm sau khi nổi lên:
 (0,25đ)
Câu 16. (1đ)
Tóm tắt:
v1 = 8km/h
a)	v1 = 12km/h, 
t’ = 30 phút = 0,5h
t =?
b)	s =?
Giải
a) Gọi t là thời gian đến người đó đến B theo dự tính ban đầu.
Ta có: s = v1. t = 8.t (1) (0,25đ)
Thời gian người đó đến B nếu đi với vận tốc lên 12km/h là t – t’
Ta có : s = v2. (t – t’) = 12.(t – 0,5) (2) (0,25đ)
Từ (1) và (2) ta có: 8.t = 12(t – 0,5)
ð	t = 1,5h (0,25đ)
b) quãng đường AB: s = v1.t = 8.1,5 = 12km (0,25đ)
(Chú ý: học sinh giải cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
ĐỀ 2
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN VẬT LÍ 8
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 
Câu 1 (0,5 điểm): Đơn vị của vận tốc là : 
	A. km.h	B. m/s	C. m.s	 D. s/m
Câu 2 (0,5 điểm): Một người đi xe đạp trong 2 giờ với vận tốc trung bình là 12 km/h. Quãng đường người đó đi được là :
	A. 2 km.	B. 6 km	C. 12 km	D. 24 km.
Câu 3 (0,5 điểm): Đơn vị của áp suất là:
A. Niutơn(N) B. mét trên giây(m/s) C.Niutơn trên mét vuông (N/m2) D. kilôgam (kg)
Câu 4 (0,5 điểm): Lên càng cao áp suất khí quyển càng:
A. Tăng	 B. Giảm C. Không thay đổi	 D. Có thể tăng hoặc giảm.
II. TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1 : (2 điểm) Búp bê đang đứng trên xe lăn, đột ngột đẩy xe lăn về phía trước. Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao? 
Câu 2 : (3 điểm) Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2 m/s. Ở quãng đường sau dài 1,95km người đó đi hết 0,5 giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường.
Câu 3: (3điểm) Một tàu ngầm đang chuyển động dưới đáy biển. Áp kế đặt ngoài vỏ tàu chỉ áp suất 2.020.000 (N/m2) một lúc sau áp kế chỉ 860.000 N/m2.
a.	Tàu đã nổi lên hay đã lặn xuống? Vì sao?
b.	Tính độ sâu của tàu ở hai trường hợp trên. Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3
----------------HẾT--------------
ĐÁP ÁN
Câu
Đáp án
Điểm
Phần trắc nghiệm
Câu 1,2,3,4
Tương ứng B, D, C, B
2 điểm
Phần tự luận
Câu 5
- Búp bê sẽ ngã về phía sau.
- Vì khi đẩy xe, chân búp bê chuyển động cùng với xe, nhưng do quán tính nên phần đầu của búp bê chưa kịp chuyển động, vì vậy búp bê ngã về phía sau
1 điểm
1 điểm
Câu 6
Tóm tắt:
S1= 3km S2 = 1,95 km v1 = 2 m/s = 7,2 km/h
t2 = 0,5h Tính vtb= ?	Giải
Thời gian người đó đi quãng đường đầu là
t1 = s1 / v1 = 3 / 7,2 = 0,42 (h) 
Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 quãng đường 
0,5 điểm
1 điểm
1,5 điểm
Câu 7
a.Tàu nổi lên vì áp suất lúc sau nhỏ hơn áp suất lúc đầu
b.Tóm tắt:
P1=2020000 N/m2 P2 = 860000 N/m2 d = 10300 N/m3
h1= ? h2 = ?
Giải:
Áp dung công thức:
h1= P1 : d = 2020000 : 10300 = 196,11m
h2 = P2 : d = 860000 : 10300 = 83,49 m
1 điểm
1 điểm
1 điểm
ĐỀ 3
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN VẬT LÍ 8
Câu 1: ( 2 điểm )
 a/ Thế nào là vật chuyển động? Vật đứng yên là gì ?
 b/ Chuyển động không đều là gì? Một ôtô chuyển động với tốc độ 40km/h, sau 2 giờ thì đổ dốc với tốc độ 60km/h thêm 30 phút thì dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình trên cả hai đoạn đường?
Câu 2: ( 2 điểm )
 Một người đi xe máy từ Huế vào Đà Nẵng với tốc độ 60km/h, sau 120 phút đã đến nơi.
 a/ Đây là chuyển động đều hay không đều, vì sao?
 b/ Tính khoảng cách giữa hai thành phố này?
Câu 3: ( 2 điểm )
 a/ Thế nào là hai lực cân bằng, lấy ví dụ?
 b/ Dùng một lực có độ lớn F=4800N để kéo vật hướng sang phải. Biểu diễn lực này theo tỉ lệ 800N ứng với 1cm?
Câu 4: ( 2,5 điểm )
 a/ Một người ngồi trên ôtô đang chuyển động thì có sự cố, xe đột ngột xe phanh gấp. 
 Người ấy sẽ như thế nào, vì sao? 
Hình H.1
 b/ Cho con lắc đơn như hình H.1, biết khối lượng quả nặng là 3kg. Nêu tên các lực tác dụng lên nó, rồi biểu diễn chúng theo tỉ lệ 6N ứng với 1cm?
Câu 5: ( 1,5 điểm )
 a/ Nêu tên các loại lực ma sát, chúng có lợi hay có hại cho con người?
 b/ Lấy ví dụ về ma sát trượt có hại và ma sát lăn có lợi?
+ Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
 + Giám thị không được giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: ( 2 điểm )
 a/ Nêu đúng định nghĩa vật chuyển động: ( 0,5 điểm )
 Nêu đúng định nghĩa vật đứng yên:	 ( 0,5 điểm )
 b/ Nêu đúng định nghĩa vật chuyển động không đều : ( 0,5 điểm )
 Viết đúng công thức 	 ( 0,25 điểm )
 Thế đúng số và tính toán được:	 ( 0,25 điểm )
Câu 2: ( 2 điểm )
 Một người đi xe máy từ Huế vào Đà Nẵng với tốc độ 60km/h, sau 120 phút đã đến nơi.
 a/ Đây là chuyển động đều, vì sao tốc độ 60km/h của nó không đổi: ( 1 điểm )
 b/ Viết đúng công thức: 	 hoặc ( 0,5 điểm )
 Thế số đúng và tính được 	 ( 0,5 điểm )
Câu 3: ( 2 điểm )
 a/ Nêu đúng thế nào là hai lực cân bằng:	 ( 0,75 điểm )
Nêu đúng ví dụ về hai lực cân bằng :	 ( 0,25 điểm )
b/ Vẽ đúng và đầy đủ các kí hiệu về lực	 ( 1 điểm )
Câu 4: ( 2,5 điểm )
 a/ Người ấy sẽ bổ chồm về phía trước, vì quán tính 	 ( 1 điểm )
 b/ Nêu được trọng lượng và lực căng dây tác dụng lên vật:	( 0,5 điểm )
 Tính được P=10.m=10.3=30N: 	( 0,5 điểm )
 Vẽ đúng hai lực này:	( 0,5 điểm )
Câu 5: ( 1,5 điểm )
Hình H.1
a/ Nêu được tên các loại lực ma sát, chúng có lợi cũng có hại: ( 0,75 điểm )
b/ Lấy được ví dụ về ma sát trượt có hại và ma sát lăn có lợi( 0,75 điểm )
Hết
ĐỀ 4
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN VẬT LÍ 8
I, TRẮC NGHIỆM(4 điểm): Chọn câu trả lời đúng: 
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động cơ học?
A. Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật
B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác
C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật
D. Chuyển động cơ học là sự chuyển dời vị trí của vật
Câu 2: Có 3 vật chuyển động với các vận tốc tương ứng: v1 = 54km/h; v2 = 10m/s; v3 = 0,02km/s. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng với thứ tự tăng dần của vận tốc. 
A. v1<v2<v3	B. v2<v1<v3
C. v3<v2<v1	D. v2<v3<v1
Câu 3: Điều nào sau đây là đúng và đủ nhất khi nói về tác dụng của lực?
A. Lực làm cho vật chuyển động
B. Lực làm cho vật thay đổi vận tốc
C. Lực làm cho vật biến dạng
D. Lực làm cho vật thay đổi vận tốc hoặc làm cho vật biến dạng hoặc cả hai
Câu 4: Trong các phương án sau đây, phương án nào có thể giảm được ma sát?
A. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc	B. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc
C. Tăng độ nhẵn xủa mặt tiếp xúc	D. Tăng diện tích của mặt tiếp xúc
Câu 5: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào không phải là đơn vị vận tốc?
A. km/ph	B. m/h	C. ph/m	D. km/h
Câu 6: Một vật đang chuyển động, chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì: 
A. sẽ chuyển động nhanh hơn	B. sẽ tiếp tục đứng yên
C. sẽ chuyển động chậm dần	D. sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
Câu 7: Khi đi trên mặt sàn trơn, ta bám chặt ngón chân xuống nền là để: 
A. Tăng áp lực của chân lên mặt đất	B. Giảm áp lực của chân trên nền đất
C. Tăng ma sát giữa chân với nền đất	D. Giảm ma sát giữa chân với nền đất. 
Câu 8: Hai lực cân bằng là hai lực cùng phương,
A. cùng chiều,cùng độ lớn	B. ngược chiều,cùng độ lớn,cùng tác dụng lên 1 vật
C. ngược chiều, cùng độ lớn	D. cùng chiều, cùng độ lớn, cùng tác dụng lên 1 vật
II, TỰ LUẬN: (6điểm)
Câu 9: Biểu diễn các lực sau: 
a, Trọng lực của một vật có khối lượng 2kg (tỉ xích 1cm ứng với 5N)
b,Vật chịu tác dụng của hai lực: Trọng lực P có độ lớn 300N; Lực kéo Fk có phương nghiêng 30o so với phương nằm ngang, chiều hướng lên trên, cường độ 200N. 
Câu 10: Một người đạp xe trên hai quãng đường, quãng đường một dài 300m hết 1 phút; quãng đường hai dài 7,5km hết 0,5 giờ. 
a,Tính vận tốc của người đó trên từng quãng đường. 
b, Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường. 
ĐỀ 5
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN VẬT LÍ 8
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng rồi ghi vào bài làm
Câu 1. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị ngả sang trái, khi đó ô tô
A. tiếp tục đi thẳng;
B. rẽ sang phải;
C. rẽ sang trái;
D. đang dừng lại;
Câu 2. Đâu là biểu thức do áp suất của một vật rắn sinh ra
A. p = d. h
B. P = 10. m
Câu 3. Khi biểu diễn một lực ta phải biểu diễn các yếu tố
A. phương và chiều của lực
B. điểm đặt của lực
C. độ lớn của lực
D. cả ba đáp án trên
Câu 4. Một vật chuyển động với vận tốc trung bình 54 km/h nghĩa là vật chuyển động với vận tốc
A. 54 m/s;
B. 54000 m/s;
C. 15 m/s;
D. 25 m/s. 
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Bài 1. (3 điểm) Tại sao nói “chuyển động và đứng yên có tính tương đối”? Lấy ví dụ làm sáng tỏ câu nói trên?
Bài 2. (4 điểm) Một bình cao 2 mét đựng đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10. 000 N/m3. Hãy tính áp suất do cột nước tác dụng lên các điểm sau: 
a) Điểm A ở đáy thùng. 
b) Điểm B ở cách mặt nước 0,5 mét. 
c) Điểm C ở cách đáy thùng 0,7 mét. 
Bài 3. (1 điểm) Một động tử chuyển động trên đoạn đường thẳng AB. Nửa quãng đường đầu, động tử chuyển động với vận tốc trung bình là 8 km/h, nửa quãng đường sau động tử chuyển động với vận tốc trung bình là 12 km/h. Tính vận tốc trung bình của động tử đó trên cả đoạn đường AB. 
. . . ... . . . Hết . . . . 
Đáp án 
I: TRẮC NGHIỆM:  Chọn mỗi đáp án đúng cho 0,5 điểm. 
Câu hỏi
1
2
3
4
Đáp án đúng
B
C
D
C
II: TỰ LUẬN
Bài
Nội dung bài làm
Điểm
1
- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì: Một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật kia và ngược lại. 
1,5
- Lấy ví dụ đúng
1,5
2
- Tóm tắt đúng
0,5
a) Áp suất do cột chất lỏng sinh ra tác dụng lên điểm A ở đáy thùng là: 
ADCT: pA = d. hA
0,5
pA = 10000. 2 = 20000(Pa)
0,5
b) Áp suất do cột chất lỏng sinh ra tác dụng lên điểm B ở cách mặt nước 0,5 mét là: 
ADCT: pB = d. hB
0,5
pB = 10000. 0,5 = 5000(Pa)
0,5
c) Áp suất do cột chất lỏng sinh ra tác dụng lên điểm C ở cách đáy thùng 0,7 mét là: 
- Tính được hC = 2 – 0,7 = 1,3m
0,5
ADCT: pC = d. hC
0,5
pC = 10000. 1,3 = 13000(Pa)
0,5
3
- Gọi chiều dài quãng đường AB là s
- Chiều dài nửa quãng đường đầu và quãng đường sau là s1=s2=s/2
- Thời gian vật đi hết nửa quãng đường đầu là: t1 =  = 
0,25
- Thời gian vật đi hết nửa quãng đường sau là: t2 =  = 
0,25
- Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB là: 
ADCT: vtb =  = 
0,25
      vtb =  = 9,6km/h
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docx5_de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_8_co_dap_an.docx