200 Tình huống sư phạm thường gặp và cách giải quyết

docx 136 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 09/01/2023 Lượt xem 147Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "200 Tình huống sư phạm thường gặp và cách giải quyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
200 Tình huống sư phạm thường gặp và cách giải quyết
200 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM THƯỜNG GẶP 
VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT 
15 tình huống sư phạm thường gặp khi bạn trở thành giáo viên 
TH 1: 
Bạn là giáo viên chủ nhiệm của một lớp học, trong lớp của bạn chủ nhiệm có một học sinh học kém, lại thường xuyên đi học muộn, trong các giờ học lại không chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài và thường ngủ gật. Khi bạn đến gặp phụ huyenh của học sinh đó để trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình của em nhằm đề ra phương án tốt nhất để cái thiện tình trạng học tập của em thì mẹ của em lại xin cho em thôi học. Lý do mà mẹ của em đưa ra là vì bố em mất sớm, nhà lại còn có em nhỏ. Nên mẹ của em muốn xin cho em thôi học để giúp đỡ mẹ trong nom em nhỏ, để mẹ em đi kiếm tiền nuôi các con. 
 Với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm của hcoj sinh đó, thì bạn cần làm gì để giúp đỡ học sinh đó vẫn có thể đi học và vẫn có thể giúp đỡ gia đình được phần nào ? 
Hướng giải quyết: 
Bạn cần đến gặp phụ huynh học sinh và trao đổi rõ rang cụ thể về vấn đề này, nhẹ nhàng động viên mẹ của học sinh hết sức tạo điều kiện cho em để em có thể học tiếp vì chính tương lai của em. Ngoài ra, trong những giờ ra chơi bạn có thể cắt cử các học sinh khác trong lớp thay phiên nhau đến để giúp đỡ gia đình em ấy, để em ấy có thời gian đi học. Cần phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn và qua trọng là để tạo điều kiện cho em có thế tiếp tục đi học vì tương lai của em. 
TH 2: 
Trong lớp có một học sinh rất hay làm mất trật tự trong các giờ học và điều đó làm ảnh hưởng đến giáo viên bộ môn và các bạn trong lớp. Bạn là cán bộ trong lớp thì bạn cần phải làm gì để giải quyết tình trạng đó ? 
Hướng giải quyết: 
Trước tiên bạn cần phải tìm hiểu rõ xem vì sao học sinh đó lại rất hay làm mất trật tự trong lớp và môn học nào cũng thế hay chỉ là một sô môn học. Nếu lý do học sinh đưa ra là không hợp lý thì bạn cần phải giải thích rõ cụ thể cho học sinh đó. Chẳng hạn như: không thích học môn học đó. Hay là do thầy, cô bộ môn đó dạy không hay hoặc môn học đó khó hiểu, thì bạn cần phân tích cho học sinh đó hiểu vai trò và tác dụng của môn học đó. Hoặc trao đổi với giáo viện bộ môn đó để tìm ra phương pháp dạy khác phù hợp hơn, 
TH 3: 
Trong giờ học, giáo viên có đưa ra một câu hỏi và gọi một học sinh trả lời, nhưng mà cả lớp không ai giơ tay để trả lời. Cô gọi bạn Thiên đứng dậy trả lời câu hỏi mà cô hỏi. Em Thiên đứng lên nhưng không trả lời mà chỉ đứng im, mắt tròn xoe nhìn cô giáo, miệng mím chặt và tay chân không cử động. 
 Trước tình huống này, bạn là giáo viên đó thì bạn sẽ làm gì và tại sao bạn lại làm như vậy ? 
Hướng giải quyết: 
Cần nhắc lại câu hỏi cho học sinh và động viên em trả lời câu hỏi đó. Nếu học sinh vẫn không trả lời thì gọi một em khác khá hơn trả lời câu hỏi. Sau đó yêu cầu, khích lệ em nhắc lại câu trả lời của bạn. Khi em nhắc lại được thì cho em ngồi xuống. Sau giờ học, bạn cần tìm ra nguyên nhân vì sao em ấy lại như vậy và cần tìm ra phương án giúp đỡ. Cần chỉ ra rõ cho em rằng nếu em không trả lời và nếu tiếp tục tình trạng này thì kết quả của em sẽ như thế nào ?. Để em có thể nhận ra và sửa chữa. 
TH 4: 
Bạn đang là chủ nhiệm của một lớp. Vào đầu học kỳ II, có một học sinh trong lớp xin được chuyển lớp. 
Bạn cần phải làm gì trong tình huống này ? 
Hướng giải quyết : 
Đầu tiên không nên đồng ý cho học sinh đó chuyển lớp vội. Tìm hiểu xem lý do vì sao học sinh đó lại có ý định chuyển lớp. Nếu lý do là do mối quan hệ của học sinh đó với các bạn trong lớp là không được tốt, học sinh đó bị cô lập trong tập thể lớp, thì giáo viên cần phân tích cho học sinh đó rõ nguyên nhân vì sao lại xảy ra mối quan hệ xâu thế. Và nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ xấu đó là do từ cá nhân học sinh đó hay là từ tập thể lớp để từ đó tìm cách cải thiện mối quan hệ theo hướng tích cực, nâng cao tinh thần đoàn kết trong học tập cũng như trong các mối quan hệ. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng cần họp với ban các sự lớp để giúp các bạn khác trong lớp từ bỏ các thói quen xấu trong ứng xử. Từ đó, cái thiện phong trào học tập và hoạt động của lớp. 
Còn nếu lý do mà học sinh đó đưa ra là hợp lý, không phải vì lợi ích cá nhân hay vì các mối quan hệ không được tốt thì giáo viên chủ nhiệm nên tạo điều kiện và giúp đỡ học sinh đó trong việc chuyển lớp. 
TH 5: 
Trong trường có một học sinh cá biệt, đã rất nhiều lần vi phạm nội quy của nhà trường. Nhưng lần này là một sai lầm nghiêm trọng. Ban giám hiệu nhà tường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm cần đưa học sinh về gặp gia đình và trao đổi về vấn đề này. Khi đưa học sinh về nhà, trước khi giáo viên giải thích xong thì bố của học sinh đã đứng dậy tát tới tấp vào mặt học sinh và nói vì đã “làm xấu mặt” gia đình. Với địa vị là một người giáo viên chủ nhiệm của học sinh đó, thì trong trường hợp này bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào ? Hướng giải quyết: 
Việc đầu tiên bạn phải làm là can thiệp vào không cho bố của học sinh tiếp tục đánh học sinh nữa, trong khi đó bạn cũng đồng thời dùng những lời lẽ thích hợp để giải thích cho phụ huynh của em biết rằng trong việc giáo dục con cái bằng bạo lực khong bao giờ mang lại kết quả tốt đẹp thậm chí nó còn phản tác dụng khiến cho mối quan hệ trong gia đình trở nên xấu đi và điểu đó là không ai trong gia đình mong muốn. 
Sau khi bạn đã can thiệp vào và vị phụ huynh học sinh có vẻ bình tĩnh hơn, bạn sẽ quay lại câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng, niềm nở và vui vẻ. Bên cạnh đó bạn cần làm cho phụ huynh học sinh hiểu rằng nhà trường luôn luôn coi trọng vai trò của gia đình trong việc giáo dục học sinh đặc biệt là khi các em mắc sai lầm. Dù cho đó là học sinh thế nào thì không bao giờ được giáo dục các em bằng bạo lực hay dung những lời lẽ nặng nề, xúc phạm thậm chí làm ảnh hưởng đến danh dự của học sinh. Ở độ tuổi của các em, các em đã ý thức được cái tôi cá nhân và các em cần được tôn trọng. Chính vì vậy, việc dùng cách giáo dục bằng bạo lực hay dùng lời lẽ không hay chỉ làm ảnh hưởng đến các em thậm chí nó còn có hậu quả tồi tệ hơn. Cuối cùng thì bạn cần yêu cầu gia đình phối hợp với nhà trường để có hướng giáo dục tốt nhất cho em. 
TH 6: 
Tùng!tùng!tùng tiếng trống báo hiệu giờ sinh hoạt cuối tuần vừa điểm. 
Thầy Hùng đề nghị học sinh trong lớp phát hiện ưu và nhược điểm của lớp trong tuần qua.Để trêu bạn Vinh nhanh nhảu giơ tay phát biểu ý kiến : “ Em thưa thầy! Thằng Tuấn nó bảo cóc sợ thầy ạ!” 
Trước tình huống khó xử như vậy, Thầy Hùng sẽ xử lí như thế nào? 
Hướng giải quyết: 
Sau một hồi yên lặng, thầy bình tĩnh nói: “Thầy cô đã làm gì để các em phải sợ nào? Thầy cô giáo chỉ mong muốn các em kính trọng và lễ phép chứ không muốn các em sợ hãi! Tuấn nói đúng! Nhưng cách nói năng của Tuấn không được đẹp” TH 7: 
Là một thầy giáo trẻ! Thầy Hùng được các bạn nữ trong trường quý mến và đặc biệt có một trong số các em học sinh đó là Hoa bày tỏ ý cảm mến. Thậm chí, Hoa đã viết thư bộc lộ tình cảm yêu đương rất sâu sắc. Nếu bạn là người thầy trong tình huống này bãn sẽ chọn cách cư xử nào trong bốn cách dưới đây?. Hướng giải quyết 
•	Viết thư lại cho Hoa để cảm ơn đồng thời xin lỗi . 
•	Bạn coi như không biết. Tiếp tục đối xử với Hoa bình thường như mọi học sinh khác! 
•	Phê bình Hoa trước lớp vì tội trêu thầy giáo. 
•	Luống cuống trước mặt cô bé, để cô ấy hiểu nhầm. 
TH 8: 
Thấy các em học sinh trêu nhau và là một thầy giáo chủ nhiệm lớp đó – bạn phát hiện một đôi đang yêu nhau và có những biểu hiện học tập đi xuống rất tồi. Cả hai đều không chú ý nghe giảng , rất hay chống cằm mơ màng!. Bạn hiểu rõ, tình trạng này là rất đáng lo , đặc biệt đối với học sinh cuối cấp. Bạn xẽ xử lí ra sao trong tình huống này. 
Hướng giải quyết: 
Bạn khéo léo và lặng lẽ tìm gặp riêng từng học sinh một , nhắc nhở nhẹ nhàng , tế nhị để chúng không sao nhãng việc học tập. Không ảnh hưởng đến kết quả của bản thân vừa không ảnh hưởng đến thành tích chung của cả lớp. 
TH 9: 
Một số thanh niên ngoài trường có xích mích với một học sinh lớp bạn chủ nhiệm. Được các em học sinh khác báo cho chuyện “ Tễu đang bị đánh ngoài cổng trường”. Là thầy giáo rất thương học sinh- bạn sẽ phải làm thế nào? 
Hướng giải quyết: 
Gọi đội bảo vệ của trường ra làm nhiệm vụ. Sau đó gọi điện về cho người nhà đến đón bạn học sinh đó, nếu có có dấu hiệu nguy hiểm thì báo cho công an địa phương nhờ sự can thiệp. 
TH 10 : 
 Trong giờ trả bài kiểm tra , có một học sinh thắc mắc với thầy về kết quả bài kiểm tra: “Thưa thầy! Bài của em làm giống hệt bài của bạn Thắng, sao bạn ấy lại được điểm 8 mà em chỉ được có 5?”. Nếu bạn là thầy thì bạn sẽ hành xử như nào? 
Hướng giải quyết: 
Nhẹ nhành và nói: “ Em đã nhìn kĩ chưa! Mang bài của em và Thắng lên đây cho tôi kiểm tra!” . Sau khi kiểm tra xong . Nếu bạn sai thì đơn giản là bạn hãy nói lời xin lỗi với cả lớp đặc biệt là em học sinh bị bạn chấm nhầm. Sau đó, bạn sẽ chấm lại bài kiểm tra. Nhưng là do em đó không để ý thì bạn hãy giải thích cho em hiểu lỗi sai của mình. 
Bạn có thể phê bình em đó, để lần sau em đó cẩn thận hơn. 
TH 11: 
Nếu có một bạn học sinh của lớp bạn chủ nhiệm , tham gia vào việc phá hoại tài sản của nhà trường . Đến khi bạn hỏi về sự việc này thì không có em nào nhận lỗi nhưng bạn lại không có bằng chứng chính xác về việc em đó đã làm ? Bạn sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp này ? 
Hướng giải quyết 
Nếu tôi là chủ nhiệm của lớp gặp phải tình huống trên . Vào giờ sinh hoạt lớp , tôi sẽ nói với các em rằng : “ Các em đã biết rằng tài sản của nhà trường không chỉ có riêng các em sở hữu mà nó là của chung . Nếu các em biết gìn giữ thì nó luôn đẹp có thể sử dụng trong rất nhiều năm mà nó vẫn như mới . Nếu lớp mình có bạn nào đã chót tham gia vào việc phá hoại tài sản của nhà trường thì hãy đứng lên nhận lỗi thì các em chỉ bị phạt nhẹ . Nếu bây giờ các em mà sợ hay ngại không nhận thì sau giờ có thể gặp riêng cô ( thầy ) thú nhận về việc mình đã làm . Cô ( thầy ) sẽ không nói ra tên người làm trước lớp . Các em mà không thú nhận lỗi lầm mình đã gây ra thì nhà trường vẫn có cách tìm ra và đưa ra các quyết định kỷ luật đến em đó vì đã vi phạm quy định nhà trường mà không trung thực , không dám chịu trách nhiệm về hành vi của mình sẽ không bao giờ có thể tiến bộ được ’’. Tôi tin rằng khi nói với các em như vậy thì chắc chắn các em sexnhaanj ra lối mà mình đã gậy ra và thú nhận về việc mình đã làm . 
TH 12: 
Lớp bạn chủ nhiệm có một em nhuộm tóc vàng ( đỏ , xanh ) và cắt kiểu không giống ai . Nếu là bạn , bạn sẽ làm gì ? 
Hướng giải quyết : 
Nếu tôi là chủ nhiệm của em học sinh đó , thì sẽ nói chuyện nhẹ nhàng với cả lớp trong giờ sinh hoạt : “ Trong xã hội hiện nay , hầu hết ai cũng chạy theo xu hướng và muốn giống thần tượng của mình . Các em hiện đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường thì không nên nhuộm tóc vàng ( đỏ , xanh ) , nên để màu tóc tự nhiên mà khi sinh ra đã có . Như vậy sẽ phù hợp với lứa tuổi của các em mà nhìn lớp ai cũng giống ai không có sự khác biệt ,không phân chia giàu nghèo ,.. Tạo nên một tập thể đoàn kết hòa đồng , luôn giúp dỡ lẫn nhau ’’. 
TH 13: 
Khi bạn mới nhận lớp mình chủ nhiệm , có một học sinh trong lớp đề nghị bạn hát nhưng bạn không có năng khiếu hát . Mặc dù bạn đã có nói với học sinh là có thể kể chuyện nhưng em học sinh đó vẫn đề nghị bạn hát cho bằng được . Bạn sẽ xử lý thế nào trong tình huống này ? 
Hướng giải quyết: 
Nếu là tôi gặp phải trường hợp trên , tôi sẽ tươi cười vui vẻ với học sinh và nói với cả lớp rằng : “ Cô ( thầy ) hát không hay đâu các em đừng cười cô ( thầy ) nhé . Các em có thể hát cùng cô được không ?” . Tôi sẽ bắt nhịp và hát cùng với cả lớp . 
TH 14: 
Trên đường đến trường , bạn bắt gặp một em học sinh lớp bạn chủ nhiệm đang đánh bi a mặc dù đã đến giờ lớp . Nếu bạn gặp phải tình huống này , bạn sẽ xử lý thế nào ? 
Hướng giải quyết: 
Nếu tôi là cô ( thầy ) chủ nhiệm của em học sinh đó , tôi sẽ dừng xe mời em lên xe và đưa em học sinh đó đến trường để em vào lớp học bình thường . Đến giờ sinh hoạt lớp , tôi sẽ nói trước lớp rằng : “ Các em phải biết rằng bố mẹ các em rất vất vả có thể nuôi các em và cho các em đi học để lấy kiến thức , biết cái chữ . Các em phải cố gắng học thật tốt , nghe lời bố mẹ , không nên bỏ học để đi chơi như vậy các em sẽ mất kiên thức bài học hôm đó , không theo kịp các bạn trong lớp , kết quả học tập kém , sẽ làm cho bố mẹ buồn và chính các em cũng cảm thấy thua kém các bạn khác trong lớp có thành tích cao trong học tập . Cô ( thầy ) hi vọng lớp mình sẽ không có ai như vậy nữa . 
’’. 
TH 15: 
Một lần cô ( thầy ) giáo trả sổ liên lạc cho học sinh , yêu cầu các em mang về nhà cho bố mẹ xem và ký tên . Khi cô ( thầy ) giáo thu lại sổ phát hiện chữ ký trong sổ liên lạc của một em học sinh có chữ giả mạo . Là cô ( thầy ) giáo đó bạn sẽ làm gì ? Hướng giải quyết : 
Nếu tôi là cô ( thầy ) giáo trong trường hợp trên sẽ gặp riêng em học sinh đó yêu cầu giải thích : “tại sao em lại làm như vậy ? ’’ và phân tích cho học sinh đó hiểu rằng việc làm của em là không đúng , khuyên nhủ em lần sau không được tái phạm nữa . 
40 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM THƯỜNG GẶP PHẦN I 
Là người giáo viên, đặc biệt với các thầy, cô giáo chủ nhiệm, việc tiếp cận và xử lý các tình huống sư phạm là việc diễn ra hằng ngày. Làm thế nào để đưa ra cách xử lý linh hoạt, vừa đảm bảo những nguyên tắc giáo dục và làm cho các em học sinh tin tưởng vào thầy, cô giáo của mình. Dưới đây là một số tình huống sư phạm và cách giải quyết mà bản thân tôi đã gặp và sưu tầm được, xin chia sẻ cùng các thầy, cô và bạn đọc. 
*	Tình huống 1: Trong giờ học, một nhóm học sinh mất trật tự -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Tạm ngưng bài giảng, nghiêm nét mặt, hướng mắt về phía có HS mất trật tự, đợi lớp trật tự rồi tiếp tục giảng. 
*	Tình huống 2: Khi đang giảng bài, phát hiện một HS đang đọc truyện -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Yêu cầu HS đưa quyển truyện cho giáo viên, cuối giờ gặp riêng HS đọc truyện để góp ý. 
*	Tình huống 3: Một học sinh khá của lớp bất ngờ sa sút về lực học -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Tìm hiểu nguyên nhân, thăm hỏi gia đình, phối hợp với phụ huynh học sinh cùng tìm cách giải quyết. 
*	Tình huống 4: Khi kiểm tra bài cũ, một học sinh không thuộc bài vì lý do tối hôm trước bị mất điện nên không học được bài -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Nghiêm túc nhắc nhở, khuyên bảo học sinh, sau đó tế nhị tìm hiểu nguyên nhân và tính trung thực của học sinh. 
*	Tình huống 5: Sau bài kiểm tra 1 tiết, do đề bài quá khó, điểm của học sinh quá thấp -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Huỷ bài kiểm tra, thay khi có điều kiện, đồng thời quán triệt học sinh phải chịu khó học vì sẽ không có lần thứ hai như vậy nữa. 
*	Tình huống 6: Trong giờ học có 2 học sinh đùa nghịch -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Yêu cầu lớp giữ trật tự, nhắc 2 học sinh đùa nghịch cuối giờ ở lại. 
*	Tình huống 7: Buổi tối đi chơi, đang hút thuốc thì gặp học sinh -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Tỏ ý không nhận ra, ngày hôm sau gặp riêng học sinh để trao đổi và nhắc nhở. 
*	Tình huống 8: Học sinh gặp giáơ viên trên đường đi nhưng không chào -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Coi như không có gì xảy ra, nhân dịp nào đó sẽ đưa ra bài học giáo dục. 
*	Tình huống 9: Một buổi tối đi chơi, giáo viên chủ nhiệm gặp 2 học sinh của lớp mình yêu nhau -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Hôm sau gặp riêng từng em để khuyên bảo, phối hợp với gia đình cùng bảo ban 
*	Tình huống 10: Đang giờ học, 1 học sinh nam ném thư cho học sinh nữ -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Xuống chỗ học sinh nữ, yêu cầu đưa tờ giấy, xem và cất đi, tiếp tục giảng bài, sau đó gặp riêng 2 học sinh để nhắc nhở. 
*	Tình huống 11: Lớp 11 đang chọn học sinh làm lớp trưởng, một em học giỏi nhưng hoạt động chưa năng nổ, một em hoạt động rất năng nổ nhưng lực học hơi hạn chế -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Bỏ phiếu kín, sau đó giáo viên chủ nhiệm kiểm phiếu và lấy theo đa số phiếu. 
*	Tình huống 12: Trong giờ học giáo viên phát hiện có 2 học sinh đang sụt sịt khóc -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Nhẹ nhàng nhắc lớp tập trung học, đưa mắt nhìn về phía 2 học sinh, cuối giờ sẽ gặp riêng để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục. 
*	Tình huống 13: Giờ kiểm tra, nhắc nhầm tên -> học sinh phản ứng-> làm thế nào? => Cách giải quyết: Yêu cầu lớp trật tự, xuống chỗ học sinh nhắc tên để kiểm tra tên và nhắc nhở thái độ làm bài, yêu cầu lớp khẩn trương làm bài. 
*	Tình huống 14: Khi học sinh giả mạo chữ ký của phụ huynh -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Gặp riêng học sinh để nhắc nhở, rút kinh nghiệm, đồng thời bí mật liên hệ với gia đình. 
*	Tình huống 15: Giờ chào cờ, có 5 học sinh không mặc đồng phục, ban giám hiệu biết và nói với GVCN -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Hỏi lý do và phê bình 5 học sinh trước lớp, yêu cầu làm bản kiểm điểm. 
*	Tình huống 16: Khi học sinh nữ có tình cảm với thầy giáo chủ nhiệm -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Coi như không biết và vẫn cư xử bình thường, nhân dịp nào đó có thể kể chuyện về mối quan hệ thầy trò đúng mực. 
*	Tình huống 17: Có 1 học sinh nhiều lần không đứng dậy chào giáo viên -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Xuống tận nơi hỏi lý do, nhắc nhở em học sinh đó nếu tái phạm sẽ báo với giáo viên chủ nhiệm. 
*	Tình huống 18: Giáo viên mắng học sinh quá mức, học sinh cầm cặp bỏ về -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Thầy xin lỗi cả lớp vì đã quá nóng nảy, nhưng các em yên tâm, thầy sẽ tìm cách gặp riêng bạn học sinh đó. 
*	Tình huống 19: Học sinh trong lớp cứ chê tật xấu của bạn mình, ví dụ nói ngọng “n và l” > làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Khi không có mặt học sinh đó thì nhắc lớp không được cười bạn mình, đồng thời tích cực giúp em học sinh đó sửa chữa. 
*	Tình huống 20: Trong khi giảng bài, một học sinh nhại lời giáo viên -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Tạm ngưng, hướng về phía học sinh: “Điều em nói là thừa, vì các bạn trong lớp nghe lời thầy giảng hơn là nghe e nói”. 
*	Tình huống 21: Phê bình 1 học sinh, sau đó phát hiện em đó không có lỗi -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Nhân dịp nào đó, nói với học sinh đó: “Hôm trước thầy phê bình em nhưng em không có lỗi, người lớn đôi khi cũng mắc sai lầm”. 
*	Tình huống 22: Đang giảng bài, 2 học sinh nam đánh nhau -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Yêu cầu 1 trong 2 chuyển chỗ khác rồi tiếp tục giảng. 
*	Tình huống 23: Giờ chữa bài tập, học sinh tìm ra cách giải khác -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Nói với lớp: “1 bài tập có thể có nhiều cách giải khác nhau, bài giảng của thầy chỉ là một cách giải, các em hãy cố gắng để tìm ra nhiều cách giải cho một bài tập”. 
*	Tình huống 24: Giờ chữa bài tập, giáo viên bị nhầm dấu + thành dấu – và học sinh phát hiện ra -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Xin lỗi cả lớp, cảm ơn em học sinh đã phát hiện ra sự nhầm lẫn của mình, rồi sửa lại và tiếp tục giảng. 
*	Tình huống 25: Giáo viên vào lớp, cả lớp đứng chào, có mấy học sinh vẫn còn đùa nghịch -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Giáo viên đứng nghiêm, đưa mắt về phía học sinh đùa nghịch, đến khi lớp im lặng thì nói: “Thầy chào các em. Mời các em ngồi”. 
*	Tình huống 26: Đang giảng bài, một học sinh nữ kêu rú lên vì có học sinh nam bỏ con thạch sùng vào ngăn bàn -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Yêu cầu học sinh đó tự giác nhặt con thạch sùng đem ra hành lang bỏ vào thùng rác và trở lại lớp học. 
*	Tình huống 27: Trong lớp có học sinh học yếu, hay nghịch, nhưng lại được lớp đề nghị giữ chức đội trưởng đội bóng -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Yêu cầu học sinh đó không được đùa nghịch, và phải vươn lên trong học tập thì mới xem xét có cho làm đội trưởng hay không. 
*	Tình huống 28: Học sinh X là em tháo vát, nhưng hay nợ tiền, được đề nghị giữ quỹ cho lớp -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Trao đổi với ban cán sự lớp về trường hợp này rồi đi đến quyết định có cử X giữ quỹ lớp hay không. 
*	Tình huống 29: Sắp hết giờ, học sinh thắc mắc, giáo viên giải quyết chưa thoả đáng -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Gọi học sinh học giỏi nhất lớp trả lời thắc mắc, sau đó nhận xét câu trả lời trước lớp và hỏi lại em thắc mắc xem đã hiểu chưa. 
*	Tình huống 30: Học sinh bị rách quần -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Đến cạnh em học sinh đó và nói nhỏ: “Em hãy về thay trang phục đi, thầy cho phép em đến muộn một chút cũng được”. 
*	Tình huống 31: Trong giờ học, lớp trưởng quay xuống hỏi bạn -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Hết giờ nhắc riêng em đó: “Trong lớp em cũng nói chuyện riêng liệu có bảo được các bạn không”. 
*	Tình huống 32: Trong giờ học, 1 học sinh đứng dậy: “Thầy dạy nhanh quá” -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Bài học hôm nay hơi dài, thầy sẽ cố gắng nói chậm hơn, nhưng các em cũng cần tập trung nghe nhé. 
*	Tình huống 33: Do sơ xuất, vào lớp quên không cài khoá quần -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Xin lỗi, các em đợi thầy một lát -> ra ngoài sửa lại quần áo và vào dạy bình thường. 
*	Tình huống 34: Khi kiểm tra bài cũ, phát hiện 1 học sinh quên không cài khoá quần -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: “Em có thể về chỗ”. Sau giờ học nhắc học sinh này ở lại để gặp: “Em có biết vì sao thầy cho em về chỗ không?”... 
*	Tình huống 35: Trong giờ học, phát hiện học sinh đang làm bài tập của môn học khác -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Nghiêm túc nhắc nhở học sinh: “Giờ nào việc nấy”. Chúng ta phải biết sắp xếp thời gian một cách khoa học thì việc học tập mới đạt kết quả, sắp thi học kỳ rồi đấy. 
*	Tình huống 36: Năm học mới đã bắt đầu được 1 tháng nhưng vẫn có 3 học sinh lớp chủ nhiệm không mặc đồng phục -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Cuối giờ học nhắc cả lớp: “Kể từ ngày mai, các em phải mặc đồng phục khi đi học, em nào có lý do đặc biệt thì gặp thầy”. 
*	Tình huống 37: Gọi học sinh lên bảng làm bài tập, học sinh loay hoay, quay xuống dưới cầu cứu -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Đặt một số câu hỏi gợi ý cho học sinh tìm ra cách giải. 
*	Tình huống 38: Giờ kiểm tra diễn ra được 5 phút thì phát hiện 1 học sinh dùng tài liệu -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Thu tài liệu và nói: “Thầy phê bình em, nếu em còn tái phạm thầy sẽ buộc phải đánh dấu bài làm của em”. 
*	Tình huống 39: Trống vào lớp, 1 học sinh nghịch chốt cửa, giáo viên phải gõ cửa mới cho vào -> làm thế nào? 
=> Cách giải quyết: Chắc là em nào đóng cửa để thầy vào lớp sẽ không còn thời gian kiểm tra bài cũ nữa chứ gì, nếu hôm qua đi dã ngoại thì cứ nói, thầy sẽ không kiểm tra. Em nào đóng cửa không cho thầy vào là hành động vô lễ đấy. 
*	Tình huống 40: Trong giờ học, có 1 học sinh gục khóc trong lớp -> làm thế nào? => Cách giải quyết: Hết giờ học, nhắc em học sinh đó ở lại, hỏi xem có chuyện gì xảy ra rồi tìm cách khuyên bảo. 
Những tình huống ứng xử sư phạm thông minh 
Trong chuyện ứng xử với học trò, kinh nghiệm người này không thể truyền cho người khác, thậm chí, ở cùng một giáo viên cũng không thể nhất nhất sử dụng một phương pháp này hay giải pháp kia. Mỗi tình huống thực sự là một thử thách để người giáo viên tự trau dồi bản lĩnh nghề nghiệp của mình. Câu chuyện của một giáo viên chủ nhiệm dưới đây đặt ra tình huống đáng suy nghĩ. 
 Trước mặt học trò, giáo viên thường phải ứng xử đúng mực, khuôn phép, không thái quá. Vì thế, sự kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là những cơn nóng giận là vô cùng cần thiết. Hồi học cấp 2, tôi có một cậu bạn rất nghịch ngợm, hay tìm cách chọc phá trong các giờ học. 
Tên cậu là Minh, trùng tên với thầy giáo dạy môn toán. Một lần, thầy đang giảng bài, cậu ta ngồi không yên, cứ quay lên, quay xuống nói chuyện, làm ồn. 
Thầy giáo bực lắm, đi thẳng xuống, xách tai cậu ta đứng lên, hỏi: "Tại sao em làm ồn trong giờ học?”. Không ngờ, cậu đáp ngay: “Thưa thầy, tại bạn Tĩnh chửi em là tiên sư thằng Minh" Mặt đỏ bừng, ngay lập tức, thầy cho một cái tát như trời giáng, hằn 5 ngón tay lên má, đuổi cậu ra khỏi lớp. Cả lớp chúng tôi sợ xanh mặt, còn cậu kia đi ra khỏi lớp nhưng vẫn ngấm ngầm thách thức sau lưng thầy. 
Gần 20 năm sau, tôi gặp lại câu chuyện này ở chính lớp học sinh mình chủ nhiệm. Trong giờ môn Vật lý, khi cô giáo đang giảng bài, em Hồng Loan vẫn ngỗi dưới lớp nghịch ngợm, mất tập trung. 
Thùy, cô giáo Vật lý đã nhiều lần nhắc nhở nhẹ nhàng, nhưng Loan vẫn ‘phớt” lời, thậm chí, còn cười đùa rất vô duyên. 
Không kiềm chế được nữa, cô đập bàn quát : “Em Loan! Không học thì ra ngoài ngay, đừng có cái kiểu láo tôm láo cá như thế trong lớp học.” 
Trong tiếng ồn ào của lớp học, tiếng Hồng Loan vang lên rõ mồn một: “Tiên sư đứa nào chửi tao”. 
Cô Thùy lặng người! 30 tuổi đời, 7 năm tuổi nghề, cô chưa bao giờ ở trong tình thế này. Cố gắng kìm lại cơn giận, cô nói nhẹ nhàng nhưng kiên quyết: “Em nào vừa nói, đứng dậy!”. Lớp lặng im, không em học sinh nào lên tiếng, ngay cả thủ phạm. 
Cô vẫn tiếp tục nhẹ nhàng: “Tôi hỏi em nào vừa nói, tôi cho một cơ hội đứng dậy tự nhận lỗi”. Vẫn không ai lên tiếng, không khí lớp học căng thẳng vô cùng. Cô buồn bã lắc đầu: “Xin lỗi các em, tôi không thể tiếp tục dạy tiết học này. Phần còn lại của giờ học, tôi yêu cầu lớp tự sinh hoạt”. Rồi cô lặng lẽ xách cặp đi ra. 
Không biết, các em đã tự sinh hoạt, thảo luận những gì. Nhưng đến cuối giờ học, em lớp trưởng xuống phòng chờ giáo viên mời cô lên lớp. 
Trong lớp học, Hồng Loan với đôi mắt đỏ hoe, nức nở khóc và xin lỗi cô giáo. Cô vẫn nói với Loan bằng những lời nhẹ nhàng, không hề trách mắng. 
Sau sự việc ấy, Loan gửi cho tôi - là giáo viên chủ nhiệm - bản tường trình và bản kiểm điểm. 
Trong đó, em viết: "Đây thực sự là lỗi lầm lớn trong cuộc đời em. Em rất biết ơn cô Thùy vì cô đã cho em một bài học sâu sắc về lòng bao dung”. 
Tôi cầm bản kiểm điểm của Loan, lại nhớ tới hình ảnh bàn tay hằn trên má của cậu bạn năm xưa và tự hỏi, không biết mình sẽ ứng xử như thế nào nếu ở vào tình huống của cô Thùy? Liệu mình có đủ bình tĩnh để không cho học sinh một cái tát, hay ít ra là không đuổi học sinh ra khỏi lớp học? 
24 TÌNH HUỐNG TRONG CÔNG TÁC GVCN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ 
Tình huống 1: Có phụ huynh học sinh gặp GVCN lớp thắc mắc về danh hiệu thi đua của con cuối năm học như sau: “Tại sao điểm tổng kết TB các môn cuối năm học của con tôi là 8,0 như một số HS khác cùng lớp nhưng con tôi không đạt danh hiệu HSG?” Anh (chị) xử lý như thế nào? 
đề xuất hướng xử lý 
–	Kiểm tra lại thông tin 
–	Nếu PH sai (do không biết cách đánh giá, xếp loại): GVCN cần giải thích để PH hiểu cách đánh giá xếp loại căn cứ vào QĐ: 40, 51/BGD&ĐT hiện hành. Cụ thể: điều kiện để đạt HSG: + Học lực Giỏi và Hạnh kiểm Tốt + Học lực Giỏi: điểm TB các môn đạt 8,0 trở lên. Trong đó 1 trong 2 môn Ngữ văn và Toán phải đạt 8,0 trở lên; không có môn nào dưới 6,5. 
–	Nếu PH đúng: GVCN xin ghi nhận, tiếp thu và cám ơn ý kiến phản hồi của PH. Báo cáo với BGH để xin điều chỉnh và rút kinh nghiệm chung. Thông tin lại với PH kết quả sau khi đã điều chỉnh. 
Tình huống 2: Một phụ huynh gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm và phản ánh rằng: Hôm sinh nhật của con chị có mời các bạn học cùng lớp đến dự. Trong bữa tiệc đó chỉ có các cháu với nhau mà không có phụ huynh và vô tình chị nghe được các cháu nói chuyện với nhau xưng hô chửi thề. Vậy với tư cách là giáo viên chủ nhiệm, anh (chị) nên làm gì để giáo dục học sinh. 
Đề xuất hướng xử lý 
Với vai trò của mình, GVCN cần phải có nhiều biện pháp và thời gian mới thành công để chỉnh sửa 1 số thói quen xấu. Sau đây là 1 số biện pháp. Tùy tình huống mà áp dụng 1 cách linh hoạt nhưng đừng gây phản cảm. 
–	Đưa chuyện này vào sinh hoạt trong giờ sinh hoạt lớp. Không nên nêu tên chính xác 1 học sinh nào, chỉ nên nói chung chung như: kể chuyện ngụ ngôn (biện pháp này có tác dụng nhiều ít do nghệ thuật của thầy cô) rồi đưa ra hình thức phạt nếu nghe bất kì 1 học sinh nào đó nói bậy. Sau giờ học thì có thể gặp riêng với những em học sinh nói bậy mà phụ huynh đã phản ánh. 
–	Can thiệp, khen chê tích cực để cho hs đó thấy sự tác hại do nói bậy đem lại. 
–	Trừ điểm thi đua, đánh giá hạnh kiểm. ( tác dụng ít và chỉ trước mắt) Còn nhiều phối hợp khác giữa thầy cô với những người có trách nhiệm khác để tác động đến thói quen này. 
Tóm lại, giáo dục là nghệ thuật, vì vậy không nên áp dụng 1 cách máy móc cho mọi đối tượng, mọi hành vi mà tùy từng tình huống để xử lý cho hiệu quả. 
Tình huống 3: Trong giờ sinh hoạt lớp, tôi đang say sưa phổ biến kế hoạch tuần tới, lớp cũng rất chăm chú nghe, bỗng tiếng chuông điện thoại reo. Tôi nghiêm giọng hỏi: 
–	điện thoại di động của ai đang reo? Học sinh ngơ ngác. Tôi nhìn quanh lớp, dùng hết kinh nghiệm quan sát của mình để phát hiện là HS nào đang sử dụng điện thoại, nhưng không phát hiện được ai. Bỗng ở dưới lớp có tiếng: – Thưa cô, chắc là điện thoại của cô ạ! Tôi bỗng giật mình (hôm qua vừa thay điện thoại mới, nên nhạc chuông điện thoại mình chưa quen.. giờ phải làm sao đây???) Nếu anh (chị) là GVCN trên thì sẽ xử lí thế nào? 
Đề xuất hướng xử lý 
Nên nói thẳng là thầy (cô) mới mua điện thoại mới, nên chưa quen chuông, các em bỏ qua nhé. đừng tiếc 1 câu xin lỗi, không nên bối rối, hãy giữ bình tỉnh. Nên phổ biến thêm cho học sinh văn hóa sử dụng điện thoại nơi công sở, công cộng, trong hội họp. 
Tình huống 4: Một giáo viên chủ nhiệm lớp 9 đến gia đình học sinh để thông báo về khuyết điểm của học sinh đó ở trường cho gia đình biết và để cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường giáo dục học sinh, nhưng không ngờ phụ huynh lại đánh con ngay trước mặt giáo viên. 2 Trong trường hợp đó, anh (chị) sẽ xử sự như thế nào? 
Phương án xử lý 1. Phụ huynh đánh con do thói quen, GVCN can ngăn, xoa dịu và chuyển sang thăm hỏi về gia đình mà đừng đã động gì đến khuyết điểm của học sinh đó nữa, qua những trao đổi chân tình về hoàn cảnh gia đình từng bước xen vào khuyết điểm của học sinh đó một cách tế nhị. 
2. Nếu phụ huynh đánh con để dằn mặt, áp đảo giáo viên. Chúng ta hết sức bình tỉnh mềm mỏng, xin lỗi phụ huynh về sự làm phiền này để xem thái độ của phụ huynh mà tiếp tục hay hẹn phụ huynh vào dịp khác sẽ quay lại để cùng phụ huynh hợp tác giáo dục hs. 
Tình huống 5: Bạn là giáo viên c

Tài liệu đính kèm:

  • docx200_tinh_huong_su_pham_thuong_gap_va_cach_giai_quyet.docx