10 Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Vật lý Khối 7 (Có đáp án)

docx 44 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 07/01/2023 Lượt xem 375Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Vật lý Khối 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Vật lý Khối 7 (Có đáp án)
ĐỀ 1
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN VẬT LÍ 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây ta không nhận biết được miếng bìa màu đen?
A. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy xanh rồi đặt dưới ánh đèn điện.
B. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy trắng rồi đặt trong phòng tối.
C. Đặt miếng bìa đen trước một ngọn nến đang cháy.
D. Đặt miếng bìa đen ngoài trời nắng.
Câu 2: Hình vẽ nào dưới đây biểu diễn một tia sáng?
A.
B.
C.
D.
Câu 3: Chọn các từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống: “Chùm sáng  gồm các tia sángtrên đường truyền của chúng”.
A. phân kỳ - giao nhau.
B. hội tụ - không giao nhau.
C. hội tụ - loe rộng ra.
D. song song – không giao nhau.
Câu 4: Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc tới có giá trị bằng:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 5: Thế nào là bóng nửa tối?
A. Là vùng nhận được toàn bộ ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
B. Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
C. Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
D. Là vùng có lúc nhận, có lúc không nhận được ánh sáng truyền tới.
Câu 6: Yếu tố quyết định tạo bóng nửa tối là:
A. ánh sáng không mạnh lắm	C. vị trí của màn chắn
B. nguồn sáng hẹp	D. nguồn sáng rộng
Câu 7: Để giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực người ta dựa vào:
A. Định luật truyền thẳng của ánh sáng	C. Định luật phản xạ ánh sáng
B. Định luật khúc xạ ánh sáng	D. Cả ba định luật trên
Câu 8: Cho điểm sáng S trước gương phẳng và cách gương một khoảng 14cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng là
A. 28 cm
B. 14 cm
C. 7 cm
D. 42 cm
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Cho hai điểm sáng B, C và một gương phẳng; B và C cùng cách gương 2cm và BC= 3cm. Vẽ ảnh của 2 điểm sáng B, C tạo bởi gương phẳng.
Câu 2: (1 điểm) Bằng kiến thức vật lý hãy giải thích tại sao khi xây dựng các đèn biển (hải đăng) người ta thường xây nó trên cao.
Câu 3. (3 điểm) So sánh đặc điểm và ứng dụng của gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm?
--------- HẾT ----------
Đáp án 
PHẦN
Nội dung đáp án
Điểm
I. Trắc nghiệm
(4 điểm)
Câu 1. Chọn đáp án B
Ta nhận biết được miếng bìa đen do ta phân biệt được các vật khác.
A. Tờ giấy xanh hắt lại ánh đèn điện tới mắt ta nên ta nhận biết được nó. Do đó, ta phân biệt được tờ giấy màu xanh với miếng bìa đen.
B. Tờ giấy trắng không nhận được ánh sáng từ đèn điện nên không hắt lại ánh sáng tới mắt ta. Do đó, ta không phân biệt được tờ giấy trắng và miếng bìa đen.
C. Ánh sáng của ngọn nến giúp ta phân biệt được các vật với miếng bìa đen. Do đó, ta nhận biết được miếng bìa đen.
D. Ánh sáng Mặt Trời giúp ta phân biệt được các vật với miếng bìa đen. Do đó, ta nhận biết được miếng bìa đen.
Câu 2. Chọn đáp án A
Tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng và có mũi tên chỉ hướng.
Câu 3. Chọn đáp án D
Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
Câu 4. Chọn đáp án C
Góc tới = 00
Câu 5. Chọn đáp án B
Bóng nửa tối là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
Câu 6. Chọn đáp án D
Nguồn sáng rộng khi gặp vật cản sẽ tạo ra bóng tối và bóng nửa tối trên màn chắn.
Câu 7. Chọn đáp án A
 Người ta dựa vào định luật truyền thẳng của ánh sáng để giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
Câu 8. Chọn đáp án B
Ta có: khoảng cách từ ảnh của vật đến gương phẳng = khoảng cách từ vật đến gương phẳng.
Mỗi câu đúng 0,5
II. Tự luận
(6 điểm)
Câu 1
(2 điểm)
Vẽ đúng B’ là ảnh của B
Vẽ đúng C’ là ảnh của C
 BC = B’C’ = 2 cm
1 điểm
1 điểm
Câu 2
(1 điểm)
Ban đêm đèn biển chiếu sáng và truyền ánh sáng đến các tàu thuyền trên biển theo đường thẳng vì thế nó trở thành cột mốc đánh dấu cho các tàu thuyền hướng vào bờ một cách nhanh nhất. Mặt khác ngọn hải đăng phải xây trên cao để tránh bị các vật khác xây quanh che khuất.
1 điểm
Câu 3
(3 điểm)
Gương cầu lồi
Gương cầu lõm
Gương phẳng
Giống nhau
Đều là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn
Khác nhau
ảnh nhỏ hơn vật
ảnh lớn hơn vật
ảnh bằng vật
Đặc điểm
Tạo ra vùng nhìn thấy rộng hơn cùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước
- Biến đổi chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm.
- Biến đổi chùm tia tới phân kì thích hợp thành chùm tia phản xạ song song
 Khoảng cách từ vật tới gương bằng khoảng cách từ ảnh tới gương.
Ứng dụng
Để ở những nơi có góc khuất, nơi gấp khúc có vật cản để dễ quan sát
- Dùng trong các pha đèn (ôtô, pin, xe máy)
- Dùng làm thiết bị hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng vật
Dùng để soi gương, trang trí nhà cửa
1 điểm
1 điểm
1 điểm
ĐỀ 2
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN VẬT LÍ 7
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Cho điểm sáng S trước gương phẳng và cách gương một khoảng 10cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng
A. 30 cm
B. 20 cm
C. 10 cm
D. 5 cm
Câu 2: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào dưới đây?
A. hứng được trên màn và ảnh nhỏ hơn vật.
B. không hứng được trên màn.
C. không hứng được trên màn và ảnh lớn bằng vật.
D. Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây có thể coi là gương phẳng?
A. Tờ giấy trắng	C. Mặt bàn gỗ
B. Màn hình phẳng của tivi	D. Cả A và C
Câu 4: Gương cầu lõm có tác dụng:
A. Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ phân kì
B. Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ
C. Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ song song
D. Biến đổi một chùm tia tới phân kì thành một chùm tia phản xạ hội tụ
Câu 5: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có hiện tượng nhật thực?
A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được nơi ta đứng.
B. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng.
C. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.
D. Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Măt Trăng.
Câu 6: Gương cầu lồi thường được đặt ở vị trí:
A. dễ quan sát	C. cần trang trí
B. gấp khúc có vật cản	D. trong nhà
Câu 7: Ảnh của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng được tạo bởi
A. Điểm giao nhau của các tia phản xạ
B. Điểm giao nhau của đường kéo dài các tia tới 
C. Điểm giao nhau của các tia tới
D. Điểm giao nhau trên đường kéo dài của các tia phản xạ
Câu 8: Vật sáng bao gồm
A. những vật được chiếu sáng.
B. những vật phát ra ánh sáng.
C. những nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
D. những vật mắt nhìn thấy.
Câu 9: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng, ta thu được góc phản xạ bằng 400. Giá trị của góc tới là
A. 200  
B. 1400
C. 700
 D. 400
Câu 10. Đứng ở chỗ nào thì quan sát được nhật thực toàn phần?
A. Đứng ở chỗ có bóng tối của Mặt Trăng trên Trái Đất
B. Đứng ở chỗ có bóng tối của Trái Đất trên Mặt Trăng
C. Đứng ở chỗ có bóng nửa tối của Mặt Trăng trên Trái Đất
D. Đứng ở chỗ có bóng nửa tối của Trái Đất trên Mặt Trăng
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chùm sáng phân kì?
A. Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền
B. Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền
C. Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền
D. Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng phân kì
Câu 12: Trong số các vật sau đây mà em nhìn thấy trong lớp học, vật nào không phải là nguồn sáng?
A. Sách, vở trên bàn.
B. Cửa sổ đang mở.
C. Khẩu hiệu treo trên tường.
D. Tất cả các vật trên.
Câu 13: Chúng ta không nhìn thấy các vật trong tủ khi đóng kín là do:
A. Các vật không phát ra ánh sáng
B. Ánh sáng từ vật không truyền đi
C. Vật không hắt ánh sáng vì tủ che chắn
D. Khi đóng kín, các vật không sáng
Câu 14: Có mấy loại chùm sáng:
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 15: Chọn phương án sai trong các câu sau:
A. Trong không khí, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
B. Trong nước, ánh sáng truyền đi trong đường thẳng
C. Ánh sáng truyền từ không khí vào nước luôn truyền đi theo đường thẳng
D. Trong thủy tinh, ánh sáng truyền đi trong đường thẳng
Câu 16: Khi mua thước thẳng bằng gỗ, người ta thường đưa thước lên ngang tầm mắt để ngắm. Làm như vậy để kiểm tra xem thước có thẳng hay không. Nguyên tắc của cách làm này đã dựa trên kiến thức vật lí nào?
A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng
C. Định luật truyền thẳng của ánh sáng
D. Định luật khúc xạ ánh sáng
Câu 17: Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, ta quan sát thấy trên bức tường?
A. Một vùng tối hình bàn tay
B. Vùng sáng được chiếu sáng đầy đủ
C. Một vùng bóng tối tròn
D. Một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn
Câu 18: Chọn câu đúng:
A. Góc tới là góc hợp bởi tia phản xạ và mặt gương
B. Góc tới là góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến của gương tại điểm tới
C. Góc tới là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến
D. Góc tới góc hợp bởi tia tới và mặt gương
Câu 19: Một tia sáng truyền đến mặt gương và có tia phản xạ như hình vẽ. 
Nếu góc thì:
A. 	B. 	C. 	D. A và B đúng
Câu 20: Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với mặt gương một góc thì góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ là:
A. 	B. 	C. 	D. 
--------- HẾT ---------- 
Đáp án 
PHẦN
Nội dung đáp án
Điểm
Trắc nghiệm
(3 điểm)
Câu 1. Chọn đáp án C
Ảnh tạo bởi gương phẳng thì có khoảng cách từ ảnh của vật đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Câu 2. Chọn đáp án A
Ảnh tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.
Câu 3. Chọn đáp án B
Hình ảnh của một vật soi được trên mặt của một vật khác thì mặt của vật đó được gọi là gương phẳng.
Câu 4. Chọn đáp án B
Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ.
Câu 5. Chọn đáp án B
Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng. Ta quan sát được hiện tượng nhật thực.
Câu 6. Chọn đáp án B
Gương cầu lồi thường được đặt ở vị trí gấp khúc có vật cản do vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng.
Câu 7. Chọn đáp án D
Ảnh của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng được tạo bởi điểm giao nhau trên đường kéo dài của các tia phản xạ.
Câu 8. Chọn đáp án C
Vật sáng bao gồm những nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Câu 9. Chọn đáp án D
Góc tới bằng góc phản xạ
Câu 10. Chọn đáp án B
Đứng ở chỗ có bóng tối của Trái Đất trên Mặt Trăng ta quan sát được nhật thực toàn phần.
Câu 11. Chọn đáp án C
Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền
Câu 12. Chọn đáp án D
Ta có: Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.
Do vậy, sách vở, cửa sổ và khẩu hiệu treo trên tường đều không phải là nguồn sáng.
Câu 13. Chọn đáp án C
Chúng ta không nhìn thấy các vật trong tủ khi đóng kín là do vật không hắt ánh sáng vì bị tủ che chắn
Câu 14. Chọn đáp án C
Có 3 loại chùm sáng là:
Chùm sáng song song
Chùm sáng hội tụ
Chùm sáng phân kì
Câu 15. Chọn đáp án C
A, B, D – ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
C – Khi ánh sáng truyền từ không khí sang nước, sự đồng tính của ánh sáng thay đổi ⇒ ánh sáng không truyền đi theo đường thẳng tại chỗ giao giữa hai môi trường ⇒ không truyền thẳng
Câu 16. Chọn đáp án C
Lời giải:
Việc nâng thước lên để ngắm mục đích là để kiểm tra xem thước có thẳng hay không. Nguyên tắc của cách làm này dựa trên định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Câu 17. Chọn đáp án D
Bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường đóng vai trò là vật chắn sáng, trên tường (đóng vai trò là màn) sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối của bàn tay tức là một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn.
Hình dạng của bóng tối và bóng nửa tối giống bàn tay là do các tia sáng truyền theo đường thẳng.
Câu 18. Chọn đáp án C
Góc phản xạ i là góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới
Câu 19. Chọn đáp án D
Lời giải:
Theo định luật phản xạ ánh sáng, ta có: 
Từ hình, ta có: 
Câu 20. Chọn đáp án D
Ta có:
Từ hình, ta suy ra góc tới: 
Theo định luật phản xạ ánh sáng, ta có: 
⇒ Góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ: 
Mỗi câu đúng 0,5
ĐỀ 3
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN VẬT LÍ 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm là
A. lớn bằng vật.	B. lớn hơn vật.
C. nhỏ hơn vật.	D. nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi.
Câu 2: Chiếu một chùm sáng hẹp vuông góc vào mặt một tấm bìa cứng, hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?
A. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm bìa
B. Ánh sáng đi vòng qua tấm bìa theo đường cong.
C. Ánh sáng đi vòng qua tấm bìa theo đường gấp khúc.
D. Ánh sáng không thể truyền qua được tấm bìa.
Câu 3: Khi nào ta nhìn thấy một vật?
A. Khi vật được chiếu sáng
B. Khi ta mở mắt hướng về phía vật
C. Khi vật phát ra ánh sáng
D. Khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta
Câu 4: Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng
B. Ngọn nến đang cháy
C. Mặt Trời
D. Đèn ống đang sáng
Câu 5: Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?
A. r = 0°	B. r = 45°	C. r = 90°	D. r = 180°
Câu 6: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là
A. Ảnh ảo, hứng được trên màn.	B. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
C. Ảnh ảo, lớn bằng vật.	D. Ảnh ảo, lớn hơn vật.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a) Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?
b) Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng?
Câu 2: (2 điểm) Thế nào là vùng bóng tối, thế nào là vùng sáng?
Câu 3: (3 điểm) Dựa vào tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, hãy nêu cách vẽ và vẽ ảnh của vật sáng AB có dạng mũi tên như hình vẽ.
Hình 3. 2
Hình 3. 1
--------- HẾT ----------
Đáp án 
PHẦN
Nội dung đáp án
Điểm
I. Trắc nghiệm
(3 điểm)
Câu 1. Chọn đáp án B
Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm là ảnh lớn hơn vật.
Câu 2. Chọn đáp án D
Khi gặp một vật chắn thì ánh sáng không thể truyền qua nó.
Câu 3. Chọn đáp án D
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta.
Câu 4. Chọn đáp án A
- Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng: Mặt Trời, đèn ống đang sáng, ngọn nến đang cháy.
- Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng là vật hắt lại ánh sáng.
Câu 5. Chọn đáp án A
- Theo định luật phản xạ ánh sáng: góc tới bằng góc khúc xạ
- Tia sáng chiếu vuông góc mới mặt gương phẳng => góc tới i = 00
=> góc khúc xạ r = 00.
Câu 6. Chọn đáp án C
Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo và lớn bằng vật.
Mỗi câu đúng 0,5
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1
(2 điểm)
a) Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
b) Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2
(2 điểm)
- Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
- Vùng sáng là vùng nằm ở phía sau vật cản và nhận được hoàn toàn ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
1 điểm
1 điểm
Câu 3
(3 điểm)
Cách vẽ:
- Kẻ đường thẳng AA’ vuông góc với gương tại H: AH = A’H
- Kẻ đường thẳng BB’ vuông góc với gương tại K: BK = B’K
- Nối A’ với B’ bằng nét đứt ta được A’B’ là ảnh của AB qua gương phẳng như hình 3.1.
Cách vẽ:
- Kẻ đường thẳng AA’ vuông góc với gương tại H: AH = A’H
- Kẻ đường thẳng BB’ vuông góc với gương tại K: BK = B’K
- Nối A’ với B’ bằng nét đứt ta được A’B’ là ảnh của AB qua gương phẳng như hình 3.2
1 điểm
0,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
ĐỀ 4
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN VẬT LÍ 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với đường thẳng pháp tuyến một góc 30 0 . Góc phản xạ bằng?
A. 00	B. 300	C . 600	D. 900
Câu 2: Người ta có thể dùng gương cầu lõm để tập trung ánh sáng Mặt Trời vì:
A. Gương cầu lõm hắt ánh sáng trở lại.
B. Gương cầu lõm cho ảnh ảo lớn hơn vật.
C. Các tia sáng Mặt Trời coi như những tia sáng song song, sau khi phản xạ trên gương sẽ cho chùm tia phản xạ hội tụ ở một điểm trước gương.
D. Các tia sáng Mặt Trời coi như chùm tia tới phân kì, cho chùm tia phản xạ song song.
Câu 3: Vật nào dưới đây là nguồn sáng:
A. Mặt Trăng.	B. Ngọn nến chưa thắp
C. Quyển vở.	D. Bóng đèn điện đang sáng
Câu 4: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
A. Khi ta mở mắt.	B. Khi có ánh sáng đi ngang qua mắt ta.
C. Khi có ánh sáng lọt vào mắt ta.	D. Khi đặt một nguồn sáng trước mắt.
Câu 5: Khi có nguyệt thực thì?
A. Trái Đất bị Mặt Trăng che khuất.
B. Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất.
C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng nữa.
D. Mặt Trời ngừng không chiếu sáng Mặt Trăng nữa.
Câu 6: Gương cầu lồi được sử dụng làm gương chiếu hậu trên xe ô tô. Vì:
A. Ảnh nhìn thấy trong gương rõ hơn.
B. Ảnh nhìn thấy trong gương lớn hơn.
C. Vùng nhìn thấy của gương rộng hơn gương phẳng có cùng kích thước.
D. Vùng nhìn thấy sáng rõ hơn.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn như thế nào?
Câu 2: (1,5 điểm) Em hãy so sánh bóng tối và bóng nửa tối ?
Câu 3: (1,5 điểm)
a) Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?
b) So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước, đặt hai gương ở cùng một vị trí ?
Câu 4: (2 điểm) Vẽ tiếp tia phản xạ (lưu ý: vẽ tiếp lên hình) và xác định góc tới, góc phản xạ.
--------- HẾT ----------
Đáp án 
PHẦN
Nội dung đáp án
Điểm
I. Trắc nghiệm
(3 điểm)
Câu 1. Chọn đáp án B
- Theo định luật phản xạ ánh sáng: góc tới bằng góc khúc xạ
- Tia sáng chiếu vuông góc mới mặt gương phẳng
 => góc tới i = 300
=> góc khúc xạ r = 300.
Câu 2. Chọn đáp án C
Người ta có thể dùng gương cầu lõm để tập trung ánh sáng Mặt Trời vì các tia sáng Mặt Trời coi như những tia sáng song song, sau khi phản xạ trên gương sẽ cho chùm tia phản xạ hội tụ ở một điểm trước gương.
Câu 3. Chọn đáp án D
- Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng: Bóng đèn điện đang sáng.
- Vật sáng bao gồm nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng. Ta có: Mặt Trăng, quyển vở, ngọn nến chưa thắp là những vật sáng.
Câu 4. Chọn đáp án C
Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng lọt vào mắt ta.
Câu 5. Chọn đáp án B
Xảy ra hiện tượng nguyệt thực khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất.
Câu 6. Chọn đáp án C
Gương cầu lồi được sử dụng làm gương chiếu hậu trên xe ô tô vì vùng nhìn thấy của gương rộng hơn gương phẳng có cùng kích thước.
Mỗi câu đúng 0,5
II. Tự luận
(7 điểm)
Câu 1
(2 điểm)
- Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2
(1,5 điểm)
- Giống nhau: đều nằm sau vật cản
- Khác nhau:
+ Bóng tối: không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng.
+ Bóng nửa tối: nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng.
0,5 điểm
1 điểm
Câu 3
(1,5 điểm)
a) Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật.
b) Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước, đặt hai gương ở cùng một vị trí.
1 điểm
0,5 điểm
Câu 4
(2 điểm)
- Ta có: Góc tới i = 90o – 30o = 60o => Góc phản xạ: i’ = i = 60o
- Sử dụng thước đo độ, xác định góc phản xạ. Sau đó từ điểm tới I kẻ tia phản xạ IR.
1 điểm
1 điểm
ĐỀ 5
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN VẬT LÍ 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Vì sao nhờ có gương phản xạ đèn pin có thể chiếu đi xa?
A. Vì nhờ có gương ta có thể nhìn thấy những vật ở xa.
B. Vì gương cho ảnh ảo nhỏ hơn vật.
C. Vì gương cầu lõm cho chùm phản xạ song song.
D. Vì gương hắt ánh sáng trở lại.
Câu 2: Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Cây cối ven đường	B. Ngọn nến đang cháy
C. Mặt trời	D. Đèn ống đang sáng
Câu 3: Ảnh tạo bởi gương cầu lõm có thể là:
A. ảnh thật	B. ảnh ảo
C. cả A và B đúng	D. luôn luôn là ảnh ảo
Câu 4: Nếu điểm S cách gương phẳng 75cm thì ảnh S’ của điểm S qua gương cách điểm S một khoảng:
A. 140 cm	B. 150 cm	C. 160 cm	D. 70 cm
Câu 5: Khi có nhật thực thì?
A. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất.
B. Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất.
C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng nữa.
D. Mặt Trời ngừng không chiếu sáng Mặt Trăng nữa.
Câu 6: Khi nào ta không nhìn thấy một vật?
A. Khi vật được chiếu sáng
B. Khi ta mở mắt hướng về phía vật vào ban ngày
C. Khi vật phát ra ánh sáng đến mắt ta
D. Khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta
Câu 7: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 80°. Góc tới có giá trị nào sau đây?
A. 20°	B. 40°	C. 60°	D. 80°
Câu 8: Tìm câu đúng:
A. Nguồn sáng là các vật tự nó phát ra ánh sáng
B. Nguồn sáng là các vật được kích thích phát ra ánh sáng
C. Nguồn sáng là các vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó
D. Nguồn sáng là các vật màu đen
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm) Phân biệt nguồn sáng và vật sáng?
Câu 2: (2 điểm) Nêu đặc điểm của ba loại chùm sáng và vẽ hình minh họa?
A
B
Câu 3: (2 điểm) Cho một vật sáng AB đặt trước gương phẳng. Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật AB tạo bởi gương phẳng (dựa vào tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng).
--------- HẾT ---------- 
Đáp án 
PHẦN
Nội dung đáp án
Điểm
I. Trắc nghiệm
(4 điểm)
Câu 1. Chọn đáp án C
Vì gương cầu lõm cho chùm phản xạ song song nên đèn pin có thể chiếu đi xa.
Câu 2. Chọn đáp án A
- Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng: Mặt Trời, ngọn nến đang cháy, đèn ống đang sáng.
- Cây cối ven đường hắt lại ánh sáng => là vật sáng.
Câu 3. Chọn đáp án C
Ảnh tạo bởi gương cầu lõm có thể là ảnh ảo, có thể là ảnh thật tùy thuộc vào vị trí vật đặt trước gương.
Câu 4. Chọn đáp án B
Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.
=> Khoảng cách từ vật đến ảnh = 2 khoảng cách từ vật đến gương
Câu 5. Chọn đáp án A
Xảy ra hiện tượng nhật thực khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất.
Câu 6. Chọn đáp án A
- Ta nhìn thấy một vật khi ánh sáng từ vật truyền tới mắt ta nên các trường hợp B, C, D đều có ánh sáng từ vật đến mắt ta.
- Ta không nhìn thấy một vật khi vật đó được chiếu sáng nhưng ánh sáng từ vật lại không truyền tới mắt ta.
Câu 7. Chọn đáp án B
- Ta có: góc khúc xạ = góc tới
=> góc tới + góc khúc xạ = 800 = 2 lần góc tới => góc tới = 400
Câu 8. Chọn đáp án A
Nguồn sáng là các vật tự nó phát ra ánh sáng
Mỗi câu đúng 0,5
II. Tự luận
(6 điểm)
Câu 1
(2 điểm)
- Giống nhau: Đều có ánh sáng từ vật phát ra
- Khác nhau:
+ Nguồn sáng: Là các vật tự nó phát ra ánh sáng. Phân loại: gồm nguồn sáng tự nhiên (Mặt trời, con đom đóm) và nguồn sáng nhân tạo (Mặt Trời, bếp gas).
+ Vật sáng: Có thể là những vật hắt lại ánh sáng. Phân loại gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng (cây cối, quyển sách.).
0,5 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
Câu 2
(2 điểm)
- Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
- Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
- Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
0,5 điểm
1 điểm
Câu 3
(2 điểm)
- Cách vẽ:
+ Bước 1. Lấy điểm A’ đối xứng với A qua gương tại H: có HA = HA’
+ Bước 2. Lấy điểm B’ đối xứng với B qua gương tại K: có KB = KB’
+ Bước 3. Nối điểm B’ với A’ ta được: A’B’ là ảnh của AB qua gương phẳng.
1 điểm
0,5 điểm
ĐỀ 6
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN VẬT LÍ 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Hiện tượng nào dưới đây không phải là hiện tượng phản xạ ánh sáng?
A. Quan sát thấy con cá trong bể nước to hơn so với quan sát ở ngoài không khí.
B. Dùng đèn pin chiếu một chùm sáng lên một gương phẳng đặt trên bàn, ta thu được một vết sáng trên tường.
C. Quan sát thấy ảnh của mình trong gương phẳng.
D. Nhìn xuống mặt nước thấy cây cối ở bờ ao bị mọc ngược so với cây cối trên bờ.
Câu 2. Hiện tượng nhật thực xảy ra khi:
A. Trái đất ở giữa mặt trăng và mặt trời.
B. Mặt trời ở giữa mặt trăng và trái đất.
C. Mặt Trăng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời.
D. Ngày nào cũng xảy ra.
Câu 3. Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Chùm sáng song song gồm các tia sáng . trên đường truyền của chúng
A. không hướng vào nhau	B. cắt nhau
C. không giao nhau	D. rời xa nhau ra
Câu 4. Trường hợp nào dưới đây không thể coi là một gương phẳng?
A. Mặt kính trên bàn gỗ	B. Mặt nước trong phẳng lặng
C. Màn hình phẳng ti vi	D. Tấm lịch treo tường
Câu 5. Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 600 . Hỏi góc tới có giá trị bao nhiêu?
A. 900	B. 600	C. 450	D. 300
Câu 6. Ảnh tạo thành khi đặt vật gần sát một gương cầu phẳng là:
A. Ảnh ảo nhỏ hơn vật.	B. Ảnh ảo lớn bằng vật.
C. Ảnh thật hứng được trên màn chắn.	D. Ảnh ảo lớn hơn vật.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1. (1 điểm): Một người đứng trước một gương cầu lồi và một gương phẳng. Hãy nêu đặc điểm giống và khác nhau của ảnh người đó trong hai gương?
Câu 2. (3 điểm): Hãy vẽ ảnh của vật trong hình sau:
Câu 3. (3 điểm): Cho hình vẽ sau đây:
a) Dựa vào tính chất ảnh vẽ tia tới từ A phản xạ qua gương đi tới M?
b) Hãy xác định và đánh dấu vùng nhìn thấy của gương khi đặt mắt tại M? (Gạch chéo vùng nhìn thấy).
--------- HẾT ---------- 
Đáp án 
PHẦN
Nội dung đáp án
Điểm
I. Trắc nghiệm
(3 điểm)
Câu 1. Chọn đáp án A
- Các hiện tượng B, C, D là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- Hiện tượng A là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Câu 2. Chọn đáp án C
Hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời.
Câu 3. Chọn đáp án C
Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
Câu 4. Chọn đáp án D
Những vật được coi là gương phẳng khi ta soi được ảnh của vật trên chúng: mặt kính trên bàn gõ, mặt nước trong phẳng lặng, màn hình phẳng ti vi, tấm lịch treo tường.
Câu 5. Chọn đáp án D
Ta có: góc khúc xạ + góc tới = 600
Mà góc tới = góc khúc xạ => góc tới = 300
Câu 6. Chọn đáp án B
Ảnh tạo thành khi đặt vật gần sát một gương cầu phẳng là ảnh ảo lớn bằng vật.
Mỗi câu đúng 0,5
II. Tự luận
(7 điểm)
Câu 1
(1 điểm)
- Giống nhau: cùng là ảnh ảo
- Khác nhau:
+ Gương phẳng: cho ảnh lớn bằng vật.
+ Gương cầu lồi: cho ảnh nhỏ hơn vật và có vùng nhìn thấy rộng hơn.
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 2
(3 điểm)
Cách vẽ:
- Kẻ đường thẳng AA’ vuông góc với gương tại H: AH = A’H
- Kẻ đường thẳng BB’ vuông góc với gương tại H: BH = B’H
- Nối A’ với B’ bằng nét đứt ta được A’B’ là ảnh của AB qua gương phẳng như hình
Cách vẽ:
- Kẻ đường thẳng OO’ vuông góc với gương tại H: OH = O’H
- Kẻ đường thẳng BB’ vuông góc với gương tại H: BH = B’H
- Kẻ đường thẳng AA’ vuông góc với gương tại K: AK = A’K
- Nối O’ với B’, nối O’ với A’ bằng nét đứt ta được A’O’B’ là ảnh của AOB qua gương phẳng như hình.
1 điểm
0,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
Câu 3
(3 điểm)
a) Cách vẽ:
- Từ A kẻ đường thẳng AA’ vuông góc với gương tại H:
AH = A’H
- Nối A’ với M, cắt gương tại I, ta được tia phản xạ IM (vì tia phản xạ kéo dài đi qua ảnh ảo của A).
- Nối A với I , ta được tia tới AI.
b) 
- Từ M ta kẻ tia sáng tới hai mép gương.
- Tia sáng ME vuông góc với gương nên được tia phản xạ trùng với tia sáng.
- Tia sáng MG cho tia phản xạ GK.
=> Khi đặt mắt tại M, ta sẽ nhìn thấy vùng KM qua gương (vùng giới hạn bởi tia phản xạ GK và EM.
1 điểm
0,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
ĐỀ 7
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN VẬT LÍ 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 300 thì tia phản xạ hợp với tia tới một góc:
A. 300	B. 600	C. 900	D. 1200
Câu 2. Khi nào ta nhìn thấy một vật
A. Có ánh sáng chiếu vào vật.	B. Khi vật đặt ngoài trời nắng.
C. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.	D. Khi vật là một nguồn sáng.
Câu 3. Vật không phải nguồn sáng là:
A. Bóng đèn điện đang sáng.	B. Bóng đèn điện.
C. Ngọn nến đang cháy.	D. Con đom đóm lập lòe sáng.
Câu 4. Hiện tượng nhật thực là hiện tượng hình thành bóng đen trên:
A. Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời.
B. Mặt Trăng khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời
C. Trái Đất khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời.
D. Mặt Trăng khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời
Câu 5. Chọn câu trả lời sai. Vật cản sáng (chắn sáng) là vật
A. Không cho ánh sáng truyền qua.
B. Khi truyền đến nó ánh sáng bị hấp thụ hoặc là hắt lại hết.
C. Cản đường truyền đi của ánh sáng.
D. Cho ánh sáng truyền qua.
Câu 6. Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ i′ = 450. Góc hợp bởi tia tới và mặt phẳng gương là:
A. 22,50	B. 450	C. 600                        D. 900
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
a) Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh gì? Cho ví dụ.
b) Sắp xếp độ lớn tăng dần của ảnh khi tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm.
Câu 2: (4 điểm)
a) Vẽ ảnh của vật qua gương phẳng. Tính chiều cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh tới gương phẳng?
b) Hãy trình bày cách vẽ rồi vẽ đường đi của tia sáng xuất phát từ N, phản xạ trên gương rồi đi qua M ở hình 2.
--------- HẾT ----------
Đáp án 
PHẦN
Nội dung đáp án
Điểm
I. Trắc nghiệm
(3 điểm)
Câu 1. Chọn đáp án D
- Theo định luật phản xạ ánh sáng: góc tới bằng góc khúc xạ
- Tia sáng chiếu vuông góc mới mặt gương phẳng
 => góc tới i = 900 - 300 = 600
=> góc hợp bởi tia tới và tia khúc xạ = 2 lần góc tới = 1200.
Câu 2. Chọn đáp án C
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
Câu 3. Chọn đáp án B
- Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng: Bóng đèn điện đang sáng, ngọn nến đang cháy, con đom đóm lập lòe sáng.
- Bóng đèn điện khi chưa được thắp sáng thì chỉ là vật hắt lại ánh sáng.
Câu 4. Chọn đáp án A
Hiện tượng nhật thực là hiện tượng hình thành bóng đen trên Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời.
Câu 5. Chọn đáp án D
Vật cản sáng (chắn sáng) là vật:
+ Không cho ánh sáng truyền qua.
+ Khi truyền đến nó ánh sáng bị hấp thụ hoặc là hắt lại hết.
+ Cản đường truyề

Tài liệu đính kèm:

  • docx10_de_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_vat_ly_khoi_7_co_dap_an.docx