Kiểm tra học kì I - Năm học 2015 - 2016 môn vật lý – khối lớp 6 thời gian làm bài : 60 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I - Năm học 2015 - 2016 môn vật lý – khối lớp 6 thời gian làm bài : 60 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I - Năm học 2015 - 2016 môn vật lý – khối lớp 6 thời gian làm bài : 60 phút (không kể thời gian phát đề)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM 2015-2016
MÔN VẬT LÝ 6
BẢNG TÍNH TRỌNG SỐ
Nội dung
tổng số tiết
Lí thuyết
tỉ lệ thực dạy
LT ( cấp độ 1,2)
VD ( Cấp độ 3,4)
1. Đo độ dài- thể tích chất lỏng- thể tích vật rắn không thấm nước
3
3
2.1
0.9
2.Khối lượng – khối lượng riêng – trọng lượng riêng
4
3
2.1
1.9
3. lực – máy cơ đơn giản
6
6
4.2
1.8
Tổng
13
12
8.4
4.6
BẢNG TÍNH SỐ CÂU
Nội dung ( chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu (Chuẩn cần kiểm tra)
Tổng số
TN
TL
1. Đo độ dài- thể tích chất lỏng- thể tích vật rắn không thấm nước
16.2
2.6
2 Tg:2'
1 Tg: 7'5
2.Khối lượng – khối lượng riêng – trọng lượng riêng
16.2
2.6
2 Tg : 2'
1 Tg: 7'5
3. lực- Máy cơ đơn giản
32.3
5.2
4 Tg : 2'
1 Tg: 7'5
1. Đo độ dài- thể tích chất lỏng- thể tích vật rắn không thấm nước
6.9
1.1
1 Tg: 2'
2.Khối lượng – khối lượng riêng – trọng lượng riêng
14.6
2.3
1 Tg:2'
1 Tg: 7'5
3. lực- Máy cơ đơn giản
13.8
2.2
2 Tg:2'
Tổng
100
16
12 Tg 15'
4 Tg: 30'
PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT
 Trường THCS Hòa Tịnh
ĐỀ DỰ PHÒNG
KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN VẬT LÝ – KHỐI LỚP 6
Thời gian làm bài : 60 phút 
(Không kể thời gian phát đề)
I.TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
Câu 1: Độ chia nhỏ nhất của thước là
A. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. 
B. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C. Độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước. 	
D. Độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.
Câu 2 :Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 65cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 92cm3. Thể tích của hòn đá là
A. 92cm3 B. 27cm3 C. 65cm3 D. 187cm3
Câu 3:Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng
A. Thể tích bình tràn.
B. Thể tích bình chứa.
C. Thể tích nước còn lại trong bình tràn.
D. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
Câu 4 : Đơn vị của lực là gì? 
A. Kilôgam (kg) C. Niutơn trên mét khối (N/m3) 
B. Niutơn (N) D. Kilôgam trên mét khối (kg/m3)
Câu 5 : Cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng ? 
A. Lực mà hai em bé cùng đẩy vào hai bên của một cánh cửa, làm cánh cửa quay. 
B. Lực của một lực sĩ đang nâng quả tạ lên trên cao và trọng lực tác dụng lên quả tạ.
C. Lực một người đang kéo dãn một dây lò xo và lực mà dây lò xo kéo lại tay người. 
D. Lực của vật nặng được treo vào dây tác dụng lên dây và lực của dây tác dụng lên vật. 
Câu 6 : Treo một quả nặng vào một lò xo được gắn trên một giá đỡ. Tác dụng của quả nặng lên lò xo đã gây ra đối với lò xo là
	A. Quả nặng bị biến dạng.
	B. Quả nặng dao dộng.
 	C. Lò xo bị biến dạng.
	D. Lò xo chuyển động.
Câu 7: Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật? 
 A.d = V.D	 B. d = P.V	 C.	d = 10D	 D. P = 10.m
Câu 8 : Một quả cân có khối lượng 500g thì trọng lượng của nó bằng bao nhiêu ?
A. 500N	B. 50N	C. 5N	D. 5000N
Câu 9 :Một vật đặc có khối lượng là 8000 g và thể tích là 2 dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là bao nhiêu ? 
A.	 4000 N/m3 B. 40 N/m3.	 C. 4 N/m3	 D. 40000 N/m3.
Câu 10: Khi kéo vật khối lượng 1 kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào? 
A. Lực ít nhất bằng 1000N. B. Lực ít nhất bằng 100N. 
C. Lực ít nhất bằng 10N. D. Lực ít nhất bằng 1N. .
Câu 11: Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là máy cơ đơn giản?
	A. Búa nhổ đinh	B. Kìm điện.
	C. Kéo cắt giấy.	D. Con dao thái.
Câu 12: Biến dạng của vật nào sau đây không phải là biến dạng đàn hồi?
 A. Sợi dây nhôm bị uốn cong 
 B. Dây cao su được kéo căng ra.
C. Quả bóng đá đập vào cột dọc cầu môn.
D. . Lò xo bị nén lại.
II.TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1: Nêu một số dụng cụ đo độ dài? Giới hạn đo của thước là gì? Độ chia nhỏ nhất của thước là gì?( 1,5 đ )
Câu 2: Nêu kết quả tác dụng của lực? Mỗi kết quả cho 1 ví dụ minh hoạ ?(2 đ)
Câu 3:Một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 60kg
Hãy tính trọng lượng của người này trên Trái đất? ( 0,5 đ )
Hãy tính trọng lượng của người này trên Mặt Trăng biết lực hút của Mặt Trăng bằng 1/6 của trái Đất ( 1 đ )
Câu 4: Tính khối lượng của 2lít nước và 3 lít dầu hỏa, biết khối lượng riêng của nước và dầu hỏa lần lượt là: 1000kg/m3 và 800kg/m3.( 2 đ )
------------------------------------ Hết -----------------------------------------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ DỰ PHÒNG
I/ TRẮC NGHIỆM ( 3 Đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
B
D
B
D
C
D
C
A
C
D
A
II/ TỰ LUẬN ( 7 Đ)
Câu 1: (1,5 đ )
Những dụng cụ đo độ dài: Thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ.
Giới hạn đo của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Câu 2:Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng. Hai kết quả có thể cùng xảy ra .( 0,5 đ)
 Ví dụ: Dùng tay ép hoặc kéo lò xo, tức là ta tác dụng lực vào lò xo thì lò xo bị biến dạng ( 0,5 đ)
 Khi ta đang đi xe đạp, nếu bóp phanh (tác dụng lực cản vào xe đạp) thì xe đạp sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại.( 0,5 đ)
 Đá quả bóng vào tường vừa làm quả bóng bị móp vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng ( 0,5 đ )
Câu 3:
Trọng lượng của nhà du hành vũ trụ trên Trái đất là:
 P=10.m= 10.60= 600 N ( 0,5đđ)
Trọng lượng của nhà du hành vũ trụ trên Mặt Trăng là:
 ( 1 đ)
Câu 4: 
2 lít = 2 dm3= 0,002 m3
3 lít = 3 dm3= 0,003 m3
Khối lượng của 2 lít nước là
mn= Dn.Vn= 1000.0,002 = 2 kg (1 đ )
Khối lượng của 3 lít dầu hoả là:
md= Dd.Vd= 800.0,003 = 2,4 kg ( 1 đ )
	Lưu ý : Cách giải khác đúng cho điểm tương đương.
PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT
 Trường THCS Hòa Tịnh
ĐỀ CHÍNH THỨC
KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN VẬT LÝ – KHỐI LỚP 6
Thời gian làm bài : 60 phút 
(Không kể thời gian phát đề)
I.TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
Câu 1 : Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị không dùng để đo độ dài là
	A. m	B. cm	C. dm2	D. mm 
Câu 2 : Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30 cm), nên chọn thước nào trong các thước đă cho sau đây ? 
A. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm. 
B. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm. 
C. Thước có giới hạn đo 50 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm. 
D. Thước có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhất 5 cm.
Câu 3 : Dùng bình chia độ có chứa một lượng nước có thể tích 95cm3, thả viên bi sắt vào bình thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 250cm3. Vậy thể tích viên bi là :
A. 250cm3	B. 346cm3 	C. 95cm3	D. 145cm3
Câu 4 : Người ta dùng cân rô béc van để đo khối lượng của một cái khóa, khi cân thằng bằng người ta thấy ở một đĩa cân là quả cân 100g còn ở đĩa cân còn lại là cái khóa và một quả cân 15g. Khối lượng của khóa là
	A. 85g 	B. 115g	 C. 15g	D. 100g
Câu 5 : Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên. Khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào? 
A. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực. 
B. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực. 
C. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực. 
D. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực.
Câu 6 : Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng 
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.
C. Vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
D. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Câu 7 : Lực nào sau đây là lực đàn hồi ? 
A. Lực nam châm hút đinh sắt. B. Lực dây cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi. 
C. Lực hút của Trái Đất. D. Lực gió thổi vào buồm làm thuyền chạy. 
Câu 8: Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa khối lượng riêng với khối lượng và thể tích của một vật? 
A. D = m/V	B. d = P.V	C. d = 10D	D. P = 10.m
Câu 9: Khi nói: “ khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3” có nghĩa là:
A. 7800kg sắt bằng 1m3 sắt.	 B. 1m3 sắt có khối lượng riêng là 7800kg.
C. 1m3 sắt có khối lượng là 7800kg. 	D. 1m3 sắt có trọng lượng là 7800kg.
Câu 10: Nếu sữa trong một hộp sữa có khối lượng tịnh 397 gam và thể tích 0,314 lít thì trọng lượng riêng của sữa là bao nhiêu?
A. 1,264 N/ m3 B. 0,791 N/ m3 C. 12 643 N/ m3 D. 1264 N/ m3
Câu 11: Trường hợp nào sau đây không sử dụng máy cơ đơn giản?
A. Lăn thùng phuy nặng trên mặt đường nằm ngang.
B. Dùng búa để nhổ đinh.
C. Lăn 1 thùng phuy nặng trên tấm ván từ mặt đường lên sàn xe tải.
D. Người đứng dưới đất kéo thùng vữa lên tầng cao để xây nhà.
Câu 12: Dụng cụ dùng để đo lực là:
    A. Cân đòn              B. Bình chia độ             C. Lực kế           D. Cân đồng hồ 
II.TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1: a/Khối lượng riêng là gì? Đơn vị đo khối lượng riêng là gì? Công thức tính khối lượng riêng? ( 1 đ )
 b/Nêu cách xác định khối lượng riêng của một chất? ( 1 đ )
Câu 2: Tính trọng lượng của thanh sắt có thể tích 100cm3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3.( 1,5 đ )
Câu 3:Treo một vật nặng vào một dây cao su , dây cao su bị dãn ( 2đ )
Giải thích vì sao vật đứng yên
Cắt sợi dây m vật rơi xuống.Giải thích vì sao vật đứng yên lại chuyển động ?
Câu 4: Nêu tên các máy cơ đơn giản thường dùng ? cho ví dụ .( 1,5 đ )
 ------------------------------------ Hết -----------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
I/ TRẮC NGHIỆM ( 3 Đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
C
D
A
D
C
B
D
B
D
A
C
II/ TỰ LUẬN ( 7 Đ)
Câu 1 (2 đ )
 Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.
Công thức:; trong đó, D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật (kg/m3); 
m là khối lượng của vật (kg), V là thể tích của vật (m3) .
Đơn vị của khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối, kí hiệu là kg/m3.
Để xác định khối lượng riêng của một chất, ta đo khối lượng và đo thể tích của một vật làm bằng chất đó, rồi dùng công thức để tính toán. 
Câu 2: Trọng lượng của thanh sắt là:
 P= d.V = 78000.0,0001 = 7,8 N ( 1,5 đ)
Câu 3: (2 đ )
 a.Vật đứng yên vì chịu tác dụng của 2 lực cân bằng( 1đ)
b.Cắt sợi dây vật rơi xuống .Trọng lực tác dụng vào vật kéo vật rơi xuống(1 đ)
Câu 4: Các máy cơ đơn giản thường gặp: ( 1,5 đ )
Mặt phẳng nghiêng: Tấm ván dày đặt nghiêng so với mặt nằm ngang, dốc...
Đòn bẩy: Búa nhổ đinh, kéo cắt giấy, 
Ròng rọc: Máy tời ở công trường xây dựng, ròng rọc kéo gầu nước giếng
 Lưu ý : Cách giải khác đúng cho điểm tương đương

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_KTHKIV_Ly_61516HT.doc