Giáo án Tiết 41: Kiểm tra văn (bài số 1) năm học: 2015 – 2016 môn: Ngữ văn – Lớp 7 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát, chép đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 924Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiết 41: Kiểm tra văn (bài số 1) năm học: 2015 – 2016 môn: Ngữ văn – Lớp 7 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát, chép đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Tiết 41: Kiểm tra văn (bài số 1) năm học: 2015 – 2016 môn: Ngữ văn – Lớp 7 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát, chép đề)
PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN 
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN 
TIẾT 41: KIỂM TRA VĂN (BÀI SỐ 1)
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: Ngữ văn –LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian phát, chép đề)
A. MA TRẬN ĐỀ:
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biêt
Thông hiểu
Vận dung
Cộng
Cấp độ Thấp
Cấp độ Cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1: 
Văn bản nhật dụng
- Cổng trường mở ra.
- Mẹ tôi.
- Cuộc chia tay của những con búp bê.
Nhớ nội dung, nghệ thuật.
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5
5%
1
0,5
5%
Chủ đề 2: 
Ca dao, dân ca
- Tình cảm gia đình.
- Câu hát than thân.
Nhớ nội dung, nghệ thuật.
Nhớ và ghi lại được bài ca dao theo chủ đề.
Hiểu giá trị nội dung, đặc điểm nghệ thuật.
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5
5%
1
1
1%
1
0,5
5%
3
2
20%
Chủ đề 3: 
Thơ Đường luật
- Sông núi nước Nam.
- Phò giá về kinh.
- Bánh trôi nước.
- Qua Đèo Ngang.
- Bạn đến chơi nhà.
Nhớ nội dung, nghệ thuật, tác giả, tác phẩm, thể thơ, ý nghĩa.
Hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật.
Cảm nhận giá trị nội dung và nghệ thuật.
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
3
1,5
15%
3
3
30%
1
3
30%
7
7,5
75%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
6
3,5
35%
4
3,5
35%
1
3,0
30%
11
10
100%
PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN 
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN 
TIẾT 41: KIỂM TRA VĂN (BÀI SỐ 1)
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: Ngữ văn – LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Họ và tên HS: 
Lớp: ..
Điểm:
Lời phê:
Đề: (Đề kiểm tra có 2 trang)
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) * Học sinh chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1: Văn bản “Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì?
 A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường. 
 B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
 C. Kể lại tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường.
 D.Tái hiện lại những tâm tư, tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con.
Câu 2: Ý nghĩa của bài thơ “Phò giá về kinh” là:
 A. Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
 B. Thể hiện hào khí chiến thắng của quân dân ta và khát vọng hòa bình thịnh trị của dân tộc ta.
 C. Nêu cao tinh thần bảo vệ đất nước.
 D. Diễn tả cảnh tượng vùng quê thật yên tĩnh.
Câu 3: Bài ca dao sau có nội dung là gì?
 Thân em như trái bần trôi,
 Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
 A. Than về thân phận người lao động bị đè nén, bóc lột.
 B. Than về thân phận người làm thuê.
 C. Than về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
 D. Than về cái nghèo của người lao động.
Câu 4: Nối tên tác phẩm ở cột B đúng với tên tác giả ở cột A:
A
B
1. Phò giá về kinh.
a. Hồ Xuân Hương
2. Bánh trôi nước.
b. Lí Bạch
3. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ).
c. Hạ Tri Chương
4. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư).
d. Trần Quang Khải
e. Bà Huyện Thanh Quan
Câu 5: Ca dao thường có đặc điểm:
STT
Nội dung
Đáp án
Đ
S
1
Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.
2
Hình thức thường ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể lục bát.
3
Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất.
4
Thường hay lặp lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ.
Câu 6: Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ “Qua ĐèoNgang” của Bà Huyện Thanh Quan là gì?
STT
Nội dung
Đáp án
Đ
S
1
Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện.
2
Sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
3
Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình.
4
Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.
TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 7 (1điểm): Ghi lại một bài ca dao có nội dung ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ? 
Câu 8 (1 điểm): Qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”, cho thấy tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan như thế nào? 
Câu 9 (1điểm): Qua bài thơ “Sông núi nước Nam”, tác giả muốn khẳng định điều gì?
Câu 10 (1điểm): Nhận xét về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến thể hiện trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”?
Câu 11 (3điểm): Qua bài thơ “Bánh trôi nước”, hãy nêu cảm nhận của em về người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa? 
Bài làm:
PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN 
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN 
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (BÀI SỐ 1) LỚP 7
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian phát, chép đề)
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 
BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM:
3,0
Câu 1: Chọn D
0,5
Câu 2: Chọn B
0,5
Câu 3: Chọn C
0,5
Câu 4: 1-d, 2-a, 3-b, 4-c (nếu sai 1-2 đáp án cho 0,25đ)
0,5
Câu 5: 1-Đ, 2-Đ, 3-S, 4-Đ (nếu sai 1-2 đáp án cho 0,25đ)
0,5
Câu 6: 1-Đ, 2-Đ, 3-Đ, 4-S (nếu sai 1-2 đáp án cho 0,25đ)
0,5
II. TỰ LUẬN:
7,0
Câu 7: Học sinh ghi lại chính xác bài ca dao có nội dung ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ.
1,0
Câu 8: Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan:
- Buồn, cô đơn trước thực tại.
0,5
- Nhớ nước, thương nhà da diết.
0,5
Câu 9: Qua bài thơ “Sông núi nước Nam”, tác giả muốn khẳng định:
- Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.
0,5
- Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
0,5
Câu 10: Tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến thể hiện trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”
- Tình bạn chân thành, keo sơn, bền chặt.
0,5
- Tình bạn vượt lên trên mọi vật chất của cải tầm thường.
0,5
Câu 11: Người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa:
- Hình thể: xinh đẹp.
- Phẩm chất: trong trắng, son sắt, thủy chung.
- Số phận: chìm nổi, bấp bênh, họ là nạn nhân của xã hội phong kiến.
(Đối với lớp thường có thể trình bày bằng ý, lớp chọn trình bày bằng đoạn văn)
0,5
1,0
1,5
------- HẾT -------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KT VAN 7-TIET 41 CUC CT.doc