Giáo án lớp 3 - Tuần 6 năm 2013

doc 37 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 6 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 3 - Tuần 6 năm 2013
TUẦN 6
Ngày soạn: 21/9/2013 
Ngày giảng:
Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2013
BUỔI SÁNG
(Đ/c Thu soạn giảng)
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: ÔN TOÁN
LUYỆN TẬP VỀ TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS về tìm số TBC của nhiều số. Giải toán có lời văn.
- GD tính tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
 Thầy: Nội dung các bài tập
III. BÀI MỚI:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1: Ba tổ công nhân sửa đường, tổ một sửa 57 m đường, tổ hai sửa được 63m đường, tổ ba sửa được 45m đường. Hỏi trung bình mỗi tổ sửa được bao nhiêu mét đường?
- HD hs làm bài.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 2: (TNC)
- HD: + Tìm số sp của ngày thứ nhất, ngày thứ hai, ngày thứ ba?
+ Tìm TBC số sản phẩm của nhà máy trong 3 ngày đã sx được bao nhiêu?
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: (TNC)
Tìm 5 số lẻ liên tiếp, biết TBC của chúng bằng 315?
- HS nêu yêu cầu. Suy nghĩ làm bài.
- 1HS lên bảng trình bày. Cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Trung bình mỗi tổ sửa được số quãng đường là:
(57 + 63 + 45 ) : 3 = 55 (m)
 Đáp số: 55 m
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 1HS trình bày trên bảng lớp. Cả lớp làm vở.
Bài giải
Ngày thứ hai nhà máy sx được số sản phẩm là:
97 - 49 = 48(sản phẩm)
Ngày thứ ba nhà máy sx được số sản phẩm là: 
48 + 138 = 186(sản phẩm)
Ngày thứ tư nhà máy sx được số sản phẩm là: 
186 - 13 = 173 (sản phẩm)
Trng bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được là:
(97 + 48 + 186 + 173):4 = 126(sản phẩm)
 Đáp số: 126 (sản phẩm)
- Đọc yêu cầu của bài.
- Hs tự làm bài, trình bày.
Bài giải
Tổng của 5 số lẻ liên tiếp là:
315 x 5 = 1575
Ta có sơ đồ:
Số thứ nhất: 2
Số thứ hai:
Số thứ ba: 2 2
Số thứ tư: 2 2 2
Số thứ năm: 2 2 2 2
Nhìn vào sơ đồ ta thấy:
5lần số thứ nhất là: 
1575 - (2 x 10) = 1555
Vậy số lẻ thứ nhất là: 
1555: 5 = 311.
Số lẻ thứ hai là: 311 + 2 = 313
Số lẻ thứ ba là: 313 + 2 = 315
Số lẻ thứ tư là: 315 + 2 = 317
Số lẻ thứ năm là: 317 + 2 = 319
* Phần điều chỉnh bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: KHOA HỌC.
MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I. MỤC TIÊU:
	- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp
	- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
	- GD ý thức giữ gìn và bảo quản thực phẩm.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: tranh
Trò: Quan sát cách bảo quản thức ăn trong gia đình
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn? ( HS nêu nội dung ghi nhớ )
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. HD tìm hiểu bài:
 * Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm.
- GV phân nhóm, giao nhiệm vụ.
+ Quan sát hình trang 24, 25
+ Tìm hiểu và nêu cách bảo quản thức ăn?
- Nhận xét, kết luận:
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi
- Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?
- Nhận xét, kết luận: Làm cho các sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc thức ăn.
+ Tổ chức cho HS làm bài tập: 
 a. Làm cho sinh vật không có điểu kiện
 hoạt động ngăn không cho các sinh vật 
xâm nhập vào 
b. Ngăn không cho vi khuẩn thâm nhập:
* Hoạt động 3 : Hoạt động cá nhân.
- ở trong gia đình em thường bảo quản thức ăn bằng cách nào?
=> Những cách làm trên chỉ giữ được thức ăn trong một thời gian nhất định. Vì vậy, khi mua những thức ăn đã được bảo quản cần xem kĩ hạn sử dụng được in trên vỏ hộp hoặc bao gói.
4. Củng cố:
- Bảo quản thức ăn có ích lợi gì?
- Nhận xét giờ học: 
5. Dặn dò
- Chuẩn bị bài sau : Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng T 26. SGK.
- 2HS tực hiện yêu cầu.
1. Cách bảo quản thức ăn
- Thảo luận theo nhóm tìm hiểu nội dung theo câu hỏi ghi trên phiếu.
+ Mỗi nhóm ghi nhanh các cách bảo quản thức ăn trên phiếu.
 + Đại diện các nhóm HS lên trình bày 
+ Các nhóm nhận xét, đánh giá.
Hình
Cách bảo quản
1
2
3
4
5
6
7
ướp khô
Đóng hộp
ướp lạnh
ướp lạnh
Làm mắm(ướp mặn)
Làm mứt (cô đặc với đường)
ướp muối(cá muối)
2. Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn.
+ Mỗi nhóm ghi nhanh các cách bảo quản thức ăn trên phiếu.
 + Đại diện các nhóm HS lên trình bầy 
+ Các nhóm nhận xét, bổ xung
+ Làm cho thức ăn khô để các sinh vật không phát triển được.
- Làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động: a, b, c, e. 
- Ngăn không cho các sinh vật xâm nhập vào thực phẩm : d 
3. Cách bảo quản thức ăn trong gia đình
- Tên thức ăn Cách bảo quản 
1-Thịt Ướp lạnh 
2- Cá Phơi khô
3-Rau Ngăn tủ mát
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tiết 3: LUYỆN CHỮ
LUYỆN VIẾT CHỮ HOA: P, R, B, D, Đ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Củng cố cho HS về quy trình viết các chữ hoa bắt đầu bằng các nét cong, nét thắt giữa.
- HS viết đúng, đẹp nhóm chữ hoa P, R, B, D, Đ theo kiểu chữ đứng, chữ nghiêng, nét đều hoặc nét thánh nét đậm.
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG:
	- Mẫu chữ viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
- GV giới thiệu lần lượt các con chữ trong nhóm chữ. 
- GV viết mẫu (Vừa viết vừa nêu cách viết) 
+ Lưu ý: điểm đặt bút, điểm dừng bút, độ cao, độ rộng của các chữ
- Yêu cầu HS viết theo mẫu
* Thu và chấm bài:
- Nhận xét chữ viết của HS.
4. Củng cố:
- Nhắc lại quy trình viết các con chữ.
- Chốt lại nội dung bài.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà luyện viết thêm ở nhà.
- HS quan sát, nêu đặc điểm các con chữ.
- Quan sát, viết lần lượt từng chữ trên bảng con
P, R, B, D, Đ
- Thực hành viết bài: Mỗi chữ, viết 2 dòng
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
Ngày soạn: 22/9/2013
Ngày giảng:
Thứ ba ngày 24 thng 9 năm 2013
BUỔI SÁNG
Tiết 1: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
	- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
	- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
	- Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.
	- Làm được các bài 1; 2(a, c); 3(a, b, c); 4(a, b). HS khá, giỏi làm được bài 2(b, d); bài 3(d); bài 4(c); bài 5
	- HS có tính nhanh nhẹn, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ 
1.Thầy: Bảng phụ chép bài tập 
 	2.Trò: vở ghi, vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra
- Hãy gọi tên các lớp tham gia trồng cây ở bài tập số1(34)
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Tìm hiểu bài:
Bài 1
- HS làm bài vào bảng con
- HS nhận xét và đọc số
- Nêu giá trị của chữ số 2?
Bài 2
* HS khá, giỏi làm phần(b,d)
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở 
- HS chữa bài trên bảng
Bài 3:
* HS khá, giỏi làm phần(d)
- HS làm bài vào vở
- 1 HS làm bài vào bảng phụ
- HS đọc yêu cầu
- Số liền sau số 2 835 917 là số 2 835 918
- Số liền trước số 2 835 917 là số 
2835 916
- Giá trị của chữ số2 là 2 triệu
- HS nêu yêu cầu.
- HS trình bày: 
Điền số thích hợp vào ô trống: 
 475 936 > 475 836 
 923876 < 9130000 
5 tấn 175kg > 5 tấn 75 kg
5 175kg 5075kg
- Nêu yêu cầu. Nối tiếp nhau trình bày miệng.
a. Khối lớp 3 có 3 lớp đó là: 3a, 3b, 3c
b. Lớp 3a có 18 HS giỏi toán
- Lớp chữa bài
Bài 4:
- HS làm bài vào vở
- HS báo cáo kết quả
- HS nhận xét.
Bài 5:
* HS khá, giỏi
- HS làm bài trên bảng
- Lớp làm bài vào vở
- HS nhận xét
4. Củng cố:
 	- Nêu cách đọc số có nhiều chữ số?
	- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
	- VN làm bài tập làm thêm..
 Lớp 3b có 27 HS giỏi toán
- HS nêu yêu cầu, trình bày:
- Năm 2000 thuộc thế kỷ XX
- Năm 2005 thuộc thế kỷ XXI
- Thế kỷ XXI kéo dài từ năm 2001 đến 2100
- Nêu yêu cầu, sau dó trình bày:
- Số tròn trăm lớn hơn 540 và nhỏ hơn 870 là: 600, 700, 800
Vậy x là: 600, 700, 800
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Hiểu được khái niệm DT chung và DT riêng( ND ghi nhớ).
	- Nhận biết được DT chung và DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng( BT1, mục III); nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế( BT2).
	- HS có ý thức trong khi viết câu.
II. CHUẨN BỊ:
 - Bản đồ tự nhiên Việt Nam
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
 Thế nào là danh từ ? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Tìm hiểu bài
* Phần nhận xét:
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS báo cáo kết quả
- HS nhận xét
- Em hãy so sánh nghĩa của từ tìm được ở phần a với phần b, phần c với phần d
- Em có nhận xét gì khi viết các từ ở phần a với phần b, từ ở phần c với phần d
- Thế nào là danh từ chung? Thế nào là DT riêng? Lấy VD?
c. Ghi nhớ ( SGK)
d. Luyện tập:
Bài 1(57)
- Hoạt động nhóm 4
- HS làm bài vào phiếu
- Các nhóm báo cáo kết quả
Bài 2(57)
- Lớp làm bài vào vở
- Khi viết tên các bạn trong lớp ta viết thế nào?
4. Củng cố:
- Lấy ví dụ 3 danh từ riêng , 3 danh từ chung?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS đọc phần nhận xét
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
a. sông
b. Cửu long
c. vua
d. Lê Lợi
- Sông: Tên chung chỉ các dòng nước tương 
đối lớn chảy trên mặt đất
- Cửu Long: tên một con sông
- Vua: Tên chung chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến.
- Lê Lợi: Tên một ông vua đánh đuổi giặc Minh.
+ a- c: Không viết hoa 
+ b- d: viết hoa
- HS phát biểu.
- HS đọc ghi nhớ
- Danh từ chung: núi, sông, ánh nắng, mặt sông
- Danh từ riêng: Chung, Nam, Thiên Nhẫn
- HS đọc yêu cầu
- Họ tên là danh từ riêng vì chỉ một người cụ thể
- Viết hoa cả họ tên, tên đệm
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 3: KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Dựa vào gợi ý (SGK) biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng.
	- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
	- GD lòng tự trọng cho HS.
II. CHUẨN BỊ
	Bảng phụ
	Sưu tầm truyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
- HS kể lại câu chuyện về tính trung thực?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Tìm hiểu bài:
- Đề bài yêu cầu gì?
- Thế nào là lòng tự trọng?
- HS nối tiếp đọc gợi ý
- Nêu tên câu chuyện đã được học về lòng tự trọng?
* Thực hành kể chuyện
- HS kể trong nhóm
- HS kể trước lớp
* Tiêu chuẩn đánh giá:
- Lời kể rõ ràng, mạch lạc
- Thể hiện cử chỉ điệu bộ
- Câu chuyện phải có đủ 3 phần (Mở đầu, diễn biến, kết thúc)
- GV nhận xét ghi điểm
.4. Củng cố: 
- GV nhận xét tiết học.
- Tuyên dương HS có những câu truyện hay, lời kể hấp dẫn.
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài : Lời ước dưới trăng
- HS thực hiện yêu cầu của GV
- HS đọc đề:
Đề bài: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc.
- Tôn trọng bản thân giữ gìn phẩm giá không để ai coi thường.
- HS đọc dàn ý bảng phụ.
- Buổi học thể dục, sự tích dưa hấu....
- HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
- 4HS tạo thành 1 nhóm kể cho nhau nghe.
- Vài HS kể chuyện trước lớp.
- HS nhận xét lời kể của bạn
- HS trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
Tiết 4: LỊCH SỬ
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40)
I. MỤC TIÊU: 
	- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo ý nghĩa).
	- Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.
	- HS có ý thức ghi nhớ chiến công oanh liệt của Hai Bà Trưng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV : Bảng phụ - Phiếu học tập.
 - HS : Đồ dùng học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu ghi nhớ bài 3?
3. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài 
b. Nội dung: 
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
- Tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng có hai ý kiến: 
+ Do nhân dân ta căm thù giặc, đặc biệt là Thái Thú Tô Định. 
+ Thi Sách chồng bà Trưng Trắc bị giết hại.
Theo em ý kiến nào đúng ? ý kiến nào sai?
* Hoạt động 2: Theo cặp 
- Quan sát lược đồ. 
+ Tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng?
+ Bắt đầu từ đâu và diễn ra như thế nào?
*Hoạt động 3: Cá nhân 
+ Đọc sách và cho biết kết quả của cuộc 
khởi nghĩa?
+ Khởi nghĩa hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào?
+ Nêu nội dung ghi nhớ ?
4. Củng cố:
- Chốt lại nội dung bài dạy.
- Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
5. Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. VN học thuộc phần bài học SGK
- 2HS nêu nghi nhớ SGK
1. Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng
- Do lòng yêu nước và oán hận trước ách đô hộ của nhà Hán hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
2. Diễn biến:
- Đọc SGK + quan sát lược đồ, nêu:
- Mùa xuân năm 40 trên cửa sông Hát Môn, Hai Bà trưng phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Từ Mê Linh tiến đánh xuống Luy Lâu, trung tâm chính của chính quyền đo hộ. Bị đòn bất ngờ, quân Hán không dám chống cự, bỏ hết của cải, vũ khí lo chạy thoát thân. Tô Định sợ hãi cắt tóc cạo râu mặc giả thường dân trốn về Trung Quốc.
3. Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng:
- Không đầy một tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
- Sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến phương 
Bắc đô hộ đây là lần đầu tiên nhân dân ta giành độc lập. 
*Ghi nhớ: (SGK)
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Buổi chiều
(Đ/c Thu soạn, giảng)
Ngày soạn: 23/9/2013
Ngày giảng:
Thứ tư ngày 25 tháng 9 năm 2013
BUỔI SÁNG
Tiết 1: TẬP ĐỌC
CHỊ EM TÔI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.
	- Hiểu ý nghĩa: Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	- GD HS luôn trung thực với mọi người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
	- Bảng phụ ghi đoạn văn, câu đoan cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc truyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện đọc:
- Giới thiệu giọng đọc toàn bài.
- Bài văn có thể chia thành mấy đoạn? 
- Đọc nối tiếp đoạn.
- Đọc toàn bài
- GV đọc mẫu.
c. Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1:
- Cô chị xin phép ba đi đâu?
- Cô chị có đi học nhóm thật không?
- Cô chị nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa?
+ Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy?
- Thái độ của cô sau mỗi lần nói dối ba như thế nào?
- Vì sao cô lại cảm thấy ân hận?
* Đoạn 2:
- Cô em đã làm gì để cô chị thôi nói dối?
- Cô chị nghĩ ba sẽ làm gì khi biết cô hay nói dối?
- Thái độ của người cha lúc đó như thế nào?
* Đoạn 3:
- Vì sao cách làm của cô em lại giúp cô chị tỉnh ngộ?
- Sau khi ba biết, thái độ của cô chị thay đổi như thế nào?
- Câu chuyện muốn nói với ta điều gì?
d. Đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2
- GV đọc mẫu
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương HS
4. Củng cố:
- Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Vì sao chúng ta không nên nói dối?
- Em hãy đặt tên khác cho truyện?
5. Dặn dò:
	- Chuẩn bị bài sau.
- Đọc và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu.
- HS chia đoạn: 3 đoạn
+ Đ1: Từ đầu ...tặc lưỡi cho qua.
+ Đ2: Cho đến một hôm......học cho nên người.
+ Đ3: Phần còn lại.
- 3HS nối tiếp nhau đọc đoạn
+ Lần 1: Chỉnh sửa lỗi phát âm.
+ Lần 2: Giải nghĩa từ khó: cuồng phong, giả bộ, ...
+ Lần 3: Đọc trong nhóm.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Nghe bài đọc mẫu.
- HS đọc lướt đoạn 1.
- Cô chị xin phép ba đi học nhóm.
- Cô không đi học nhóm mà đi chơi, đi xem ca nhạc cùng bạn bè,..
- Cô đã nói dối nhiều lần (không nhớ nổi)
- Vì ba rất tin tưởng ở cô nên cô đã nói dối được nhiều lần.
- Cô ân hận nhưng rồi tặc lưỡi cho qua.
- Cô cảm thấy ân hận vì phụ lòng tin của ba.
- HS đọc đoạn 2.
- Cô em đã nói dối ba, rồi đi lướt qua trước mặt cô chị, cô chị thấy vậy tức giận bỏ về.
- Cô chị nghĩ ba sẽ mắng mỏ, them chí đánh hai chị em.
- Cha chỉ buồn dầu khuyên hai chị em cố gắng học học giỏi.
- Vì cô chị nghĩ rằng em mình đã bắt chước mình nói dối nên cô tỉnh ngộ.
- Cô không bao giờ nói dối nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại cách em gái đã giúp mình tỉnh ngộ.
- HS phát biểu ý kiến.
- 3HS nối tiếp đọc toàn bài.
- Nêu giọng đọc từng đoạn trong bài.
- HS chú ý nghe, nêu cách đọc đoạn trên.
- HS luyện đọc diễn cảm nhóm đôi.
- 2- 3HS thi đọc diễn cảm.
* Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình
Cô bé ngoan; Hai chị em; Cô chị biết hối lỗi.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
	- Viết đọc so sánh được các số tự nhiên; nêu được giả trị của chữ số trong một số.
	- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian.
	- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
	- Tìm được số TBC.
	- Làm được các bài 1; 2. HS khá, giỏi làm được bài 3.
 - Có tính cẩn thận. chính xác.
II. CHUẨN BỊ : 
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. KT bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài .
- Nhận xét chung
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1: .
- Giúp HS nắm yêu cầu của bài
- Nhận xét, chữa bài. 
 Bài 2 : Nêu bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu gì?
+ Yêu cầu HS giải bài tập vào vở
+ Gọi HS chữa bài trên bảng
+ Nhận xét, cùng Lớp thống nhất kết quả
Bài 3 : 
*HS khá, giỏi
- Nêu bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Tìm quãng đường của giờ thứ 3 ta làm như thế nào?
- Muốn biết trung bình giờ 1 và giờ 2 ta làm ntn?
+ Yêu cầu HS giải bài tập vào vở
+ Gọi HS chữa bài trên bảng
+ Nhận xét, cùng Lớp thống nhất kết quả
4. Củng cố:
- Nêu nội dung bài học
- Củng cố nội dung bài 
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ học, chuẩn bị cho bài học sau.
- HS đọc lại bài làm số 1(tr 35).
- Nhận xét, bổ xung
* Nêu yêu cầu của bài.
+ HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- Trình bày, nhận xét, bổ sung
a. cần khoanh vào chữ D. (20 020 020)
b. cần khoanh vào chữ B.( 3000 )
c. cần khoanh vào chữ C. ( 725 936 ) 
d. cần khoanh vào chữ D. ( 2075 )
e. cần khoanh vào chữ C. ( 150 )
- Nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc tìm hiểu yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài- trình bày. 
 Giải
a. Lớp 4a có 16 HS đang tập bơi.
b. Lớp 4b có 10 HS đang tập bơi.
c. Lớp 4c có nhiều HS đang tập bơi nhất.
d. Số HS tập bơi của 4b ít hơn 4a là 6 HS.
 16 – 10 = 6 ( học sinh )
c. Trung bình mỗi lớp có 15 HS tập bơi.
 ( 16 + 10 + 19 ) : 3 = 15 ( học sinh)
- Nhận xét, bổ sung
- HS đọc tìm hiểu yêu cầu của bài.
- HS nêu
- HS tự tóm tắt và giải 
Tóm tắt:
Giờ thứ nhất: 40 km
Giờ thứ hai nhiều hơn giờ 1: 20 km
Giờ thứ 3: trung bình của giờ 1 và giờ 2.
Giờ thứ ba: .... ? km
 Giải
Giờ thứ hai chạy được số km là:
40 + 20 = 60 ( km )
Giờ thứ ba chạy được số km là:
(40 + 60 ) : 2 = 50 (km)
Đáp số: 50 km
- HS trình bầy, nhận xét, bổ sung.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: THỂ DỤC
BÀI 11
(GV chuyên soạn giảng)
Tiết 4: TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV viết thư( đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả, ....); tự sửa được cá lỗi đã mẳctong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
	- HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay.
	- GD lời hay, ý đẹp cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ viết sẵn 4 đề bài Tập làm văn.
	- Phiếu học tập cá nhân có sẵn nội dung:
Các loại lỗi
Lỗi sai
Sửa lỗi.
Lỗi chính tả
Lỗi dùng từ
Lỗi về câu
Lỗi diễn đạt
Lỗi về ý.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Trả bài:
- GV trả bài cho HS.
- Nhận xét chung về kết quả làm bài:
+ Ưu điểm: - Viết đúng bố cục bài văn viết thư.
 - Hình thức viết phong phú, đa dạng.
+ Nhược điểm: - Một số sai nhiều lỗi chính tả
 - Cách dùng từ chưa chính xác. 
 - Bài viết ít sáng tạo. Lời văn còn khô.
c. Hướng dẫn HS sửa lỗi:
- GV hướng dẫn HS sửa lỗi trên phiếu.
- Yêu cầu: Đọc lại lời nhận xét của GV; đọc các lỗi sai trong bài, viết ra phiếu và sửa lỗi.
- GV liệt kê một số lỗi phổ biến, sửa chung cho cả lớp.
- GV đọc một số bài văn, đoạn văn hay cho cả lớp nghe.
4. Củng cố
	- Viết thư gửi cho bạn bè, người thân.
5. Dặn dò:
 - Chuẩn bị bài sau.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: ÔN TIẾNG VIỆT(TLV)
LUYỆN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Củng cố cho HS về văn kể chuyện.
	- Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tấm lòng trung thực.
	- Giáo dục ý thức tự học, nhanh nhẹn. 
II. CHUẨN BỊ:
- Nội dung các bài tập.
III. BÀI MỚI:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Đề bài: Em hãy kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tấm lòng trung thực
- HD làm bài:
+ Nêu cấu tạo của bài văn kể chuyện?
+ Nêu những câu chuyện em đã nghe, đã đọc nói về lòng trung thưc?
+ Phần diễn biến câu chuyện em cần kể những sự việc gì?
* Lưu ý: Trong khi kể cần nêu được đặc điểm ngoại hình của các nhân vật.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét kết quả bài làm của HS.
4. Củng cố:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Về nhà hoàn chỉnh các đoạn văn
- Đọc đề bài.
- XĐ yêu cầu của đề: Kể về một người có tấm lòng trung thực
- Gồm 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc
+ Những hạt thóc giống, Bông cúc trắng; Hai mẹ con và bà tiên.
- HS tự viết bài. trình bày.
VD: Ở một mé rừng có hai mẹ con nghèo khổ, mở một quán nước cạnh con đường sơn đạo đi qua. Nước nấu bằng lá cây rừng ai uống bao nhiêu cũng được. Khách qua đường uống nước có tiền thì trả, không có cũng chẳng sao.
Người mẹ mỗi ngày một già yếu, hay đau ốm. Người con mới lên 9, 10 tuổi, mái tóc đen, đôi mắt sáng trong. Đã hơn một tháng nay, người mẹ ốm nặng, cô bé chỉ biết vào rừng hái lá thuốc về cứu chữa cho mẹ. Chiều hôm ấy, vừa lội qua con suối cô bé gặp một bà già, tóc bạc phơ. Bà cất tiếng rên và nói:
Cháu làm phúc giúp bà đi qua con suối.
..................................................................
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: ÔN TOÁN 
ÔN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 	- Củng cố cho HS về giải toán và tìm số trung bình cộng.
 - Đổi các đơn vị đo.
- GD tính tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
 Nội dung các bài tập. 
III. BÀI MỚI:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Bài 1(BTT4-33) : 
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Bài 2: (BTT4- 10) 
Tìm số trung bình cộng của các số:
a) 143 và 207
b. 321; 336; 369
c) 224; 220; 420; 440.
Bài 3 (BTT4) :
Một đoàn xe trở gạo tiếp tế cho bộ đội. 4 xe lớn, mỗi xe chở 5 tấn gạo. 5 xe nhỏ, mỗi xe chở 41 tạ gạo. Hỏi trung bình mỗi xe trở được bao nhiêu tạ.
- 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4(BDT)
Tuổi trung bình của một đội bóng chuyền (6 người) là 21. Nếu không kể đội trưởng thì tuổi trung bình của 5 cầu thủ còn lại chỉ là 19. Hỏi tuổi của đội trưởng?
- Đọc yêu cầu.
- Hs tự làm bài sau đó trình bày:
a)
8 dag = 80 g
 4 tạ 5kg = 405 kg
3dag 8g = 38 g
 5kg 5g = 5005g
4 hg 15 g = 415g
8tấn80kg=8080kg
b) 
3 phút = 180 giây
5tuần 3ngày =38 ngày
400 năm = 4 thế kỉ
6phút 16giây=376giây 
- HS đọc yêu cầu
- Làm bài vảo vở.
a . Trung bình cộng của các số 143 và 207 là: (143 + 207): 2 = 175
b . Trung bình cộng của 3 số đó là: 
 (321+ 336 + 369) : 3 = 342
c . Trung bình cộng của 4 số đó là: 
 (224 + 220 + 420 + 440) : 4 = 326
- HS đọc yêu cầu
- Làm bài vảo vở.
Bài giải
Đổi 5 tấn = 50 tạ
4 xe lớn trở được số gạo là:
 50 x 4 = 200 (tạ)
5 xe nhỏ trở được số gạo là:
 41 x 5 = 205( tạ)
Số xe trở gạo là:
 4 + 5 = 9 (xe)
Mỗi xe trở được trung bình số gạo là:
(200 + 205) : 9 = 45( tạ)
Đáp số: 45 tạ
- HS yêu cầu của bài.
Bài giải
Tổng số tuổi của cả đội bóng chuyền là:
21 x 6 = 126 (tuổi)
Tổng số tuổi của 5 người còn lại là:
19 x 5 = 95( tuổi)
Tuổi của đội trưởng là:
126 - 95 = 31 (tuổi)
Đáp số: 31 tuổi.
 * Phần điều chỉnh bổ sung:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
CHỦ ĐIỂM TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
	- Hoạt động làm sạch, đẹp trường lớp (chăm sóc cây quanh trường)
	- GD thực hành vệ sinh cá nhân, năng lực, phát động phong trào thi đua học tập tốt rèn luyện tốt.
	- GD an toàn GT theo chủ điểm "An toàn giao thông"
	- Chơi trò chơi học tập " Đèn xanh- đèn đỏ"
	- GD ý thức trách nhiệm, tinh thần tập thể cao.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM:
	- Thời gian: 35phút
	- Địa điểm: lớp học 4A
III. ĐỐI TƯỢNG: 
	- HS lớp 4A
	- Số lượng: 31 HS
IV. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện:
 	- Các dụng cụ chăm sóc cây.
	- Đồ dùng trang phục cho trò chơi.	.
2. Tổ chức:
	- GV nêu nội dung hoạt động
	- Các nhóm HS phân công lao động chăm sóc cây.
	- HĐ vệ sinh cá nhân.
 - Chơi trò chơi " Đèn xanh, đèn đỏ"
V. NỘI DUNG HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Chăm sóc vườn cây quanh trường
	- HS phân công theo nhóm 	
	- GV quan sát và HD từng nhóm. 
2. Thực hành vệ sinh cá nhân:
	- Hàng ngày em thường đánh răng khi nào? Mấy lần?
	- Để cơ thể của chúng ta luôn sạch sẽ thơm tho chúng ta cần làm gì?
3. Tổ chức chơi trò chơi :" Đèn xanh, đèn đỏ"
	- GV nêu cách chơi luật chơi.
	- HS tự chơi(thời gian 10 phút).
VI. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
	- Nhận xét tinh thần thái độ của HS.
	- Động viên khuyến khích các em tham gia nhiệt tình nhiệm vụ được phân công.
* Phần điều chỉnh, bổ sung:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 24/9/2013
Ngày giảng: Thứ năm ngày 26 tháng 9 năm 2013
BUỔI SÁNG
Tiết 1: TOÁN
PHÉP CỘNG
I. MỤC TIÊU:
	- Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không li

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6(2013).doc