Đề thi thử THPT Quốc gia lần 5 môn: Hóa học - Trường THPT Nguyễn Thái Học

docx 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 856Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 5 môn: Hóa học - Trường THPT Nguyễn Thái Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia lần 5 môn: Hóa học - Trường THPT Nguyễn Thái Học
Sở GD và ĐT Khánh Hòa ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN HÓA – lần 5
Trường THPT Nguyễn Thái Học Thời gian làm bài 90 phút
	( Tuần 1 - Tháng 6/2016) 
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Cho tất cả các đồng phân mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với Na, NaOH và NaHCO3. số phản ứng xảy ra là
A.5 .B.2.	 C.4 D. 3
Câu 2: Cho các mệnh đề sau:
(1)	Nước cứng có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+.
(2)	Có thể làm mềm nước cứng toàn phần bằng dung dịch K2CO3.
(3)	Phân biệt nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu bằng cách đun nóng.
(4)	Làm mềm nước cứng tạm thời bằng dung dịch HC1.
(5)	Dùng NaOH vừa đủ để làm mềm nước cứng tạm thời.
Số mệnh đề đúng là:
A. 3.	B. 2.	C.4.	D.1.
Câu 3: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH, C17H33COOH và C15H31COOH. Số trieste tối đa được tạo ra là
A.6. B. 18.	 C.9 	D.27.
Câu 4: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este X bằng NaOH, thu được muối của axit cacboxylic và 6,2 gam ancol z. Muối thu được có phản ứng tráng bạc, z hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X là:
A.HCOOCH2CH2CH2OOCH B. HCOOCH2CH(CH3)OOCH
C.HCOOCH2CH2OOCCH3 D. CH3COOCH2CH2OOCCH3
Câu 5: Cho sơ đồ sau:
Xenlulozơ X	 Y Z T
Chất T có tên gọi là
A. vinyl acrylat B.etyl axetat. C. metyl acrylat.	 D. vinyl axetat.
Câu 6: Điều nào sau đây không đúng khi nói về xenlulozơ:
A Tan trong dung dịch nước svayde: [Cu(NH3)4](OH)2 C. Dùng để sản xuất tơ enang 
B. Có thể dùng để điều chế ancol etylic D. Thủy phân trong môi trường axit tạo glucozo.
Câu 7: Thủy phân hoàn toàn 68,4 gam saccarozo rồi cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với lượng dưAgNO3/NH3, đun nóng thì thu được X gam kết tủa, còn nếu cho toàn bộ luợng sản phẩm này tác dụng với nước brom dư thì có Y gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của X và Y lần lượt là 
A. 86,4 và 32. B.86,4 và 64. C. 28,8 và 32.	 D. 43,2 và 32.
Câu 8: Ứng dụng không đúng của crom là:
A. Điều kiện thường, crom tạo lớp màng oxit mịn, bền chắc nên được dùng để mạ bảo vệ thép.
B. Crom là kim loại rất cứng có thể dùng cắt thủy tinh.
C. Crom là kim loại nhẹ, nên đuợc sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.
D. Crom làm hợp kim cứng và chịu nhiệt, nên dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt.
Câu 9. Mô tả nào dưới đây về tính chất vật lí của nhôm là chưa chính xác:
A. Mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng B. Dần nhiệt và điện tốt, tốt hơn Fe, Cu
C. Là kim loại nhẹ D. Màu trắng bạc
Câu 10: So với nguyên tử phi kim cùng chu kì, nguyên tử kim loại
A. thường có bán kính nguyên tử nhỏ hơn.
B. thường có số electron ở các phân lớp ngoài cùng nhiều hơn. 
C. thường có năng lượng ion hoá nhỏ hơn.
D. thường dễ nhận electron trong các phản ứng hoá học.
Câu 11: Tỉ lệ về số nguyên tử của hai đồng vị A	 và B trong tự nhiên của nguyên tố X là 27:23.Đồng vị A có 35 proton và 44 nơtron, đồng vị B có nhiều hơn đồng vị A 2 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X là
A. 79,92. B. 80,01.	 C .81,86.	 D.79,35.
Câu 12: Phản ứng: Cu + 2FeCl3 ð 2FeCl2 + CuCl2 chứng tỏ
A. ion Fe 2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Fe3+.	B . ion Fe 3+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Cu2+. 
C. ion Fe3+ có tính oxi hoá yếu hơn ion Cu2+.	D. ion Fe 3+ có tính khử mạnh hơn ion Fe2+.
Câu 13: Cho khí N2 tác dụng với khí H2 có bột Fe xúc tác ở t° và áp suất p thì tốc độ phản ứng là V. Nếu giữ nguyên nhiệt độ và tăng áp suất lên 2p thì tốc độ của phản ứng 
N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) sẽ tăng lên
A. 2 lần. B 4 lần	 C. 8 lần.	D.	16 lần.
Câu 14: Trong tự nhiên, có nhiều nguồn chất hữu cơ sau khi bị thối rữa tạo ra khí H2S. Tuy nhiên, trong không khí hàm lượng H2S rất ít vì
A.H2S tan được trong nước.
B.H2S bị CO2 trong không khí oxi hoá thành chất khác
C. H2S bị oxi trong không khí oxi hoá chậm thành chất khác.
D.H2S bị phân hủy ở nhiệt độ thường tạo ra lưu huỳnh và hiđro.
Câu 15: Trong các polime sau, polime nào không thuộc loại tổng hợp?
A PVC B. Tơ xenlulozơ axetat	C. Tơ capron	D.Polistiren
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 29.6 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CxHyCOOH và (COOH)2 thu đc 14,4 gam H2O và m gam CO2. Mặt khác 29,6 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 thu được 11,2 lít (đktc) khi CO2. Giá trị của m là
A. 33,0. B. 48,4 .C. 44,0. D. 52,8.
Câu 17: Cấu hình electron đúng là:
A. 26Fe: ls22s22p63s23p63d44s2 B.	26Fe: ls22s22p63s23p64s23d6
C. 26Fe2+: ls22s22p63s23p64s23d4 D.	26Fe3+: ls22s22p63s23p63d5
Câu 18: Công thức tổng quát của andehit không no, mạch hở, hai chức, có chứa một liên kết ba trong phân tử là:
A. CnH2n-2O2 B. CnH2n-4O2. C. CnH2n-6O2. D. CnH2n-8O2.
Câu 19: Nitơ và photpho là hai phi kim thuộc nhóm VA, nhận xét nào sau đây đúng.
A Hai nguyên tố đều có mức oxi hóa +5, hóa trị V trong hợp chất.
B. Độ âm điện cùa photpho nhỏ hơn của nitơ nên ở điều kiện thường, phân tử photpho bền hơn phân tử nitơ.
C. Phân tử NH3 kém bền hơn phân tử PH3.
D. Axit H3PO4 khó bị khử, không có tính oxi hóa.
Câu 20: Cho khí CO đi qua ống sứ chứa 16 gam Fe2O3 đun nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Hoà tan hoàn toàn X bằng HNO3 đặc, nóng, dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thì khối lượng muối khan thu được là
A. 24,2 g. B. 36g. C.40g. D. 48,4 g.
Câu 21: Cho các dung dịch sau: anilin (1), metylamin (2), glyxin (3), lysin (4), natri phenolat (5); H2N-CH2-COONa (6). số dung dịch làm quỳ tím đổi thành màu xanh là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 22: Oxi hoá hoàn toàn a gam hỗn hợp Mg, Zn và AI thu được b gam hỗn hợp oxit. Cho hỗn hợp kim loại trên tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí (đktc). V có giá trị theo a, b là
A. B. C. D.
Câu 23: Cho các chất: CH2=CH-CH=CH2; CH3-CH2 - CH = C(CH3)2; 
CH3 - CH = CH - CH=CH2; CH3 — CH = CH2; CH3 – CH= CH -COOH. số chất có đồng phân hình học là:
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 24 : Cho các chất là O2, SO2, H2O2, CO2, S, H2SO4, FeCl2 Các chất vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa là
A. SO2, ZnS, FeCl2	B. H2O2, S, SO2, CO2
C. CO2, O2, H2SO4	D. FeCl2, S, SO2, H2O2
Câu 25: Dãy gồm các kim loại được điều chế theo phương pháp điện phân nóng chảy các hợp chất của chúng là:
A. Na, Ca, Zn B. Na, Ca, Al C. Fe, Cu, Al D. Na, Cu, Al
Câu 26: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là 
A. HBr (t°), Na, CuO (t°), CH3COOH (xúc tác).
B. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác). 
C. Ca, CuO (t°), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH 
D. Na2CO3 , CuO (t°), CH3COOH (xũc tác), (CH3CO)2O 
Câu 27: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp hai muối nitrat, thu được chất rắn X. Nếu cho X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl loãng thì thấy X tan một phần .Hai muối nitrat đó là 
A. Fe(NO3)2 , Al(NO3)3 B. AgNO3, Au(NO3)3.
C. KNO3 , Cu(NO3)2 D. Cu(NO3)2 , AgNO3.
Câu 28: Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, số dung dịch tác dụng được với Ba(HCO3)2 là
A.5. B. 3.	 C.4.	D. 6.
Câu 29: Cho phương trình hóa học:
CH3CH2OH + K2Cr2O7 + H2SO4 ð CH3CHO + Cr2(SO4)3+ K2SO4 + H2O
Sau khi cân bằng với hệ số nguyên đơn giản nhất thì tổng hệ số các chất trước phản ứng là
A .7 B. 8.	C. 6.	 D.11
Câu 30. Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của các kim loại hoá trị (I) và muối cacbonat của kim loại hoá trị (II) trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc). Đem cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan?
	A. 13 gam.	B. 15 gam. 	C. 26 gam.	D. 30 gam.
Câu 31. Chọn câu không đúng: 
	A. pH là chỉ số dùng để đánh giá độ mạnh hay yếu về tính axit hay bazo của dung dịch cần xét.
	B. pH của nước sử dụng cho sinh hoạt từ 6 đến 8,5.
	C. Dựa vào chỉ số pH người ta có thể có những biện pháp thích hợp để xử lý nguồn nước cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
	D. Dung dịch có pH >7 có môi trường axit, và dung dịch có pH < 7 có môi trường kiềm.
Câu 32: Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được B gồm 4 chất nặng 4,784 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 9,062 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A là
	A. 86,96%.	B. 16,04%.	C. 13,04%.	D.6,01%.
Câu 33: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
	A. 150 ml. 	B. 75 ml. 	C. 60 ml. 	D. 30 ml.
Câu 34: Cho 12,9 gam hỗn hợp Al và Mg phản ứng với dung dịch hỗn hợp hai axit HNO3 và H2SO4 (đặc nóng) thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng khối lượng muối khan thu được là:
	A. 31,5 gam.	B. 37,7 gam.	C. 47,3 gam.	D. 34,9 gam.
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 2,6 gam hỗn hợp chất X gồm muối natri của hai axit cacboxylic no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 1,59 gam Na2CO3 và hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2O. Công thức phân tử của hai muối trong hỗn hợp X và khối lượng hỗn hợp Y là
A. CH3COONa; C2H5COONa; 3,4 gam. B. C2H5COONa; C3H7COONa; 3,4 gam.
C. CH3COONa; C2H5COONa; 4,3 gam. D. C4H9COONa; C3H7COONa; 3,4 gam.
Câu 36: Thủy phân 0,01 mol este của một ancol đa chức với một axit đơn chức cần 1,2 gam NaOH. Mặt khác khi thủy phân 4,36 gam este đó thì cần 2,4 gam NaOH và thu được 4,92 gam muối. Công thức của este là
A. (CH3COO)3C3H5 	B. (C2H3COO)3C3H5 C. C3H5(COOCH3)3	D. C3H5(COOC2H3)3
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn amin X, bậc I có khả năng tạo kết tủa với dung dịch brom thu được 3,08 gam CO2. 0,81 gam H2O và 112 ml N2 (đktc). Công thức cấu tạo của X là
A. C6H5NH2 B.C6H5NHCH3	 C. C6H5CH2NH2	 D. CH3C6H4NH2
Câu 38. Để trung hòa 200 ml dung dịch H2SO4 có pH = 2 thì cần vừa đủ Vml dung dịch NaOH có pH = 13. Giá trị của V là:
	A. 10 ml	B. 20 ml	C. 40 ml	D. 50 ml
Câu 39. Rót từ từ 360 ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa Al(OH)3. Giá trị của m là:
	A. 7,8 gam	B. 9,36 gam	C. 3,12 gam	D. 4,68 gam
Câu 40: Hai este X và Y (phân tử đều chứa vòng benzen) có công thức phân tử là C9H8O2. X và Y đều tác dụng được với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1. X tác dụng với dung dịch NaOH dư cho một muối và một anđehit. Y tác dụng với dung dịch NaOH dư cho hai muối và nước. Công thức cấu tạo của X và Y có thể là:
A.HOOC-C6H4-CH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5.	B.C6H5-COO -CH=CH2 và C6H5-CHCH-COOH. 
C. HCOO-C6H4-CH=CH2 và HCOO-CH=CH-C6H5.	D.C6H5COO-CH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5.
Câu 41: Nhận xét nào sau đây không đúng.
A.Có thể dùng nước brom để phân biệt phenol, anđehit axetic, etanol.
B.CH2=CH-CH=CH-CH2C1 có đồng phân hình học. 
C. Các amino axit đều là chất rắn ở điều kiện thường.
D.Clo gắn trên vòng benzen định hướng thế sau ở vị trí ortho và para sẽ làm tăng khả năng phản ứng thế H ở vòng benzen
Câu 42: Cho m gam hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4, C2H6 và H2 qua ống đựng Ni, nung nóng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thấy khối luợng bình tăng 0,8 gam và có hỗn hợp khí Z thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z thu được 0,5 mol CO2 và 0,8 mol H2O. Giá trị của m là
 A. 37,2. B. 7,32. C. 6,64 D.8,4.
Câu 43: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Mg, Fe, Cu trong dung dịch HNO3 thu đươc
 được hỗn hợp khí D (đktc) gồm NO2 và NO (ở đktc, không còn sản phẩm khử nào khác).tỉ khối hơi so với hiđro bằng 18,2. Tổng số gam muối khan tạo thành theo m và V là :
 A . m + B.m - C. m + D. m - 	 
Câu 44: Biết rằng trong dung dịch muối kaliđicromat luôn luôn có cân bằng:
	Cr2O72- + H2O D 2CrO42- + 2H+
 (da cam) (vàng)
Nếu thêm dung dịch HCl đặc, dư vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển thành
A. màu da cam. B. màu vàng.	 C.	màu xanh lục. D. không màu.
Câu 45: Hỗn hợp X gồm các chất Y (C3H10N2O4) và chất z (C4H8N2O3); trong đó Y là muối của axit đa chức, z là đipeptit mạch hở. Cho 28,08 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,12mol hỗn hợp khí đều làm xanh quỳ tím ẩm. Mặt khác 28,08 gam X tác dụng với dung dịch HC1 dư thu đuợc m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là:
A. 37,65 B. 39,15 C. 38,85 D.42,9
Câu 46: Chia 52,4 gam hỗn hợp 2 anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thành 2 phần bằng nhau:
-	Phần I tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được 108 gam Ag.
- Phần II tác dụng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, t ) thu được hỗn hợp X gồm 2 ancol Y và Z (My < Mz ) Đun nóng X với H2SO4 đặc ở 140°C thu được 12,09 gam hỗn hợp 3 este. Biết hiệu suất phản ứng tạo este của Y là 60%. Hiệu suất phản ứng tạo este của Z là:
A 40% B. 60% C. 30% D. 50%
Câu 47: Một bình kín chỉ chứa các chất: axetilen (0,3mol), vinyl axetilen (0,5mol) và hidro (0,8mol) và một ít bội Niken . Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 là 17,7. khí X phản ứng vừa đủ với 0,7mol AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được m gam kết tủa và 10,08 lit hỗn hợp khi Y (đktc). Khí Y phản ứng tối đa với 0,1 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là:
A. 99,8 B. 99,6	 C. 98,4	D. 98,2
Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit adipic, axit propanoic và glixerol (trong đó số mol axit acrylic bằng số mol axit propanoic) bằng O2 dư thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,7 mol Ba(OH)2 thu được 98,5 gam kết tủa và dung dịch z. Đun nóng z lại thấy xuất hiện kết tủa. Cho 23,8 gam hỗn hợp X tác dụng với 300ml dung dịch KOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là: 
A. 15,8 gam B. 22,2 gam	 C. 27,8 gam	 D. 30,8 gam
Câu 49: Trộn V1 lít dung dịch axit có pH = 5 với V2 lít dung dịch bazơ có pH = 9 thu được dung dịch có pH = 8. Tỉ lệ V1 : V2 bằng
A. 9:10. B. 11:9. C. 9:11.	D.10:9.
Câu 50: Trộn 2,7 gam Al với 20 gam hỗn hợp Fe2O3 và Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp X. Hoà tan X trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 0,36 mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Fe2O3 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 6,08 gam. B. 16,36 gam. C. 10,72 gam. D. 1,44 gam.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_thu_lan_5_Nguyen_Thai_Hoc_Khanh_Hoa.docx
  • docDap_an_de_thi_thu_lan_5_Truong_Nguyen_Thai_Hoc_Khanh_Hoa.doc