Đề thi học kì II năm học 2015 - 2016 môn thi: Ngữ văn 7 ( 90 phút)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II năm học 2015 - 2016 môn thi: Ngữ văn 7 ( 90 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì II năm học 2015 - 2016 môn thi: Ngữ văn 7 ( 90 phút)
Phòng GD-ĐT Vũng Liêm	
Trường THCS Trung Hiếu	ĐỀ THI HKII NĂM HỌC 2015 - 2016
	MÔN THI: NGỮ VĂN 7 ( 90 phút)
 *******
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm), chọn câu đúng nhấn mỗi câu 0, 25 điểm
1.Đâu là định nghĩa đúng nhất của tục ngữ?	
A. Là những câu nói dân gian ngắn gọn.	
B. Là những câu thường có hai nghĩa: Nghĩa đen và nghĩa bóng.	
C. Là những câu ngắn gọn, ổn định thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
D. Là những câu ngắn gọn và có vần.
2.Văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”của:
A. Hồ Chí Minh.
B. Hoài Thanh.
C. Đặng Thai Mai.
D. Phạm Văn Đồng.
3.Câu nào là câu bị động?
A. Bà đã dọn cơm.
B. Cơm được bà dọn.
C. Tay em bị đau.
D. B,C đều đúng.
4. Văn nghị luận có yếu tố nào?
A. Luận điểm, luận cứ, cốt truyện.
B. Vần, nhịp, dẫn chứng.
C. Luận điểm, luận cứ.
D. Lí lẽ, nhân vật, dẫn chứng.
5.Câu: “Thật khủng khiếp !” là:
A. Câu đặc biệt.
B. Câu đơn.
C. Câu rút gọn.
D. Cả 3 đều sai.
6. Câu tục ngữ nào trái nghĩa với câu sau:
 “ Một mặt người bằng mười mặt của”.
A. Người sống, đống vàng.
B. Của trọng hơn người.
C. Người ta là hoa đất.
D. Lấy của che thân.
7. Truyện ngắn : “Sống chết mặc bay” sử dụng thành cơng hai biện pháp nghệ thuật nào?
A. Tương phản và nhân hĩa 	
B. Liệt kê và tăng cấp
C. Nhân hĩa và tăng cấp.	
D.Tương phản và tăng cấp.
8.Câu: “Bà em tóc đã bạc.” Là câu có:
A. Cụm Chủ – Vị làm chủ ngữ.
B. Cụm Chủ – Vị làm vị ngữ.
C. Cụm Chủ – Vị làm phụ ngữ trong cụm từ.
D. Cả 3 đều sai.
9.“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.” là câu văn trong văn bản:
A. Ý nghĩa văn chương.
B. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
C. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
D. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
10.“Mẹ về khiến cả nhà đều vui ” cĩ:
A. “Mẹ về ” là cụm C-V mở rộng câu.
B. Khơng cĩ cụm C-V mở rộng câu.
C. “ Khiến cả nhà đều vui” là cụm C-V mở rộng.
D. “ Cả nhà đều vui ” là cụm C-V mở rộng câu.
11.Câu: “Không có gì quý hơn độc lập tự do.” trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là:
A. Luận điểm phụ.
B. Dẫn chứng.
C.Lí lẽ.
D. Cả 3 đều không đúng.
12. Văn bản “Ca Huế trên Sơng Hương” thuộc thể loại gì?
A. Chèo
B. Truyện ngắn.
C. Bút kí.
D. Nghị luận
II. TẬP LÀM VĂN: (7điểm)
 Chứng minh rằng: “ Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.”
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
D
B
C
A
B
D
B
A
D
B
C
II. TẬP LÀM VĂN: (7 điểm)
 1) Yêu cầu cần đạt:
- Học sinh nắm được phương pháp viết một bài nghị luận chứng minh; Bố cục chặt chẽ, rõ ràng; Diễn đạt lưu loát mạch lạc.
- Bài viết cần phải có phải có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Chữ viết rõ ràng, dễ đọc, không dùng sai từ, sai chính tả, viết câu đúng ngữ pháp 
- Bài viết cần nêu được các ý chính sau: 
a. Mở bài: 
 - Lời dẫn dắt vào luận điểm: “.” 
 	 - Khẳng định tầm quan trọng của luận điểm.
b. Thân bài:
 	 - Khẳng định vai trò quan trọng, cần thiết của môi trường (không khí, nước, rừng cây, ) đối với đời sống con người.
 	 - Lần lượt nêu dẫn chứng và phân tích các dẫn chứng chứng minh môi trường đang bị ô nhiễm, bị tàn phá nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, tính mạng con người (thiếu nước sạch, không khí, bệnh tật, thiên tai, lũ lụt,).
	- Phải bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính mình. 
 c. Kết bài:
 	 - Khẳng định lại luận điểm.
	 - Kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường bằng hành động thiết thực.
 2) Biểu điểm gợi ý:
	 - Mở bài: 1,5 điểm; kết bài: 1,5 điểm; Thân bài 4 điểm.
	 - Chỉ cho điểm tối đa khi đạt yêu cầu về nội dung, hình thức (bố cục, văn phong, diễn đạt, chữ viết, trình bày)
GV ra đề
Lê Thị Lâm
Đề đã thẩm định: Đề nghị phần trắc nghiệm khơng nên tơ đỏ đáp án

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 7.doc