Đề ôn tập cuối tuần 19 môn Ngữ Văn 7

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập cuối tuần 19 môn Ngữ Văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập cuối tuần 19 môn Ngữ Văn 7
Đề ôn tập cuối tuần 19 môn Ngữ Văn 7
Bài 1.(2 điểm) Tìm lỗi về dùng từ trong các câu sau. Cho biết đó là những lỗi gì và sửa các lỗi đó:
a) Ông linh cảm có một điều gì bất chắc sắp xảy ra 
b) Sau những ngày làm việc vất vả, mẹ Nam đi an dưỡng ở Vũng Tàu 
c) Trong rừng có rất nhiều muôn thú 
d) Đã thương thì thương cho chót 
e) Đây là một bộ phim trưởng rất hay 
Bài 2. (3 điểm)Đọc văn bản Hoa học trò (SGK- trang 87) và văn bản Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng (SGK- trang 137), rồi trả lời câu hỏi:
a) Xuân Diệu có cảm xúc gì về ngày hè ? Cảm xúc đó gửi gắm vào biểu tượng nào ? Tại sao tác giả dùng biểu tượng đó ?
b) Cảm xúc của Vũ Bằng về mùa xuân như thế nào ? Tác giả dùng những biện pháp nào để biểu lộ cảm xúc ? Điều đó phù hợp với hoàn cảnh nào của ông ?
Bài 3. (4 điểm)
a) Đọc lại bài Kẹo mầm, hãy cho biết văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào ? 
b) Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm cảm đóng vai trò gì ? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm như thế nào ? Nêu ví dụ 
Bài 4. (5 điểm)
a) Thiên nhiên và khí hậu Sài Gòn có gì đặc biệt ? Tình cảm của tác giả với Sài Gòn được thể hiện như thế nào ?
b) Tại sao tác giả lại khẳng định Sài Gòn là một đô thị hiền hòa 
c) Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của mình đối với quê hương hay một vùng mình đã từng gắn bó 
Bài 5. (6 điểm)
a) Xác định bố cục của văn bản và chỉ ra sự liên kết giữa các phần 
b) Trong phần 2, tác giả đã miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân Hà Nội và miền Bắc như thế nào ? Mùa xuân trong lòng người được miêu tả ra sao ? Ngôn ngữ và giọng 
điệu của đoạn văn này có gì đặc biệt ? Và nêu nhận xét về giọng điêu và chất tài hoa trong ngôn ngữ của Vũ Bằng 
c) Ở phần 3, Tác giả miêu tả mùa xuân vào thời điểm nào ? Vẻ đẹp của thiên nhiên được miêu tả tinh tế ra sao?
d) Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống 
Bài 6. Hãy phân chia các câu tục ngữ trong bài tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất thành các nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm.
Bài 7. Hãy chỉ ra nội dung, cách tổ chức và bài học của tất cả các câu ca dao.
Bài 8. Trong các tình huống sau đây, tình huống nào yêu cầu em dùng phương thức nhị luận ? Vì sao ?
a) Quang cảnh lũ lụt ở miền Trung vừa qua.
b) Một tấm gương dũng cảm cứu dân trong cơn bão lụt.
c) Cảm nghĩ của em về phong trào Vì người nghèo
d) Bàn về phòng chống bão lụt 
Câu 9. Thế nào là văn nghị luận ?
Đề ôn tập cuối tuần 19 môn Vật Lí 7
Bài 1: Giải thích tại sao vào những ngày thời tiế khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi ta chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra ?
Bài 2: Dùng mảnh vải khô cọ xát lần lượt với các vật như : Bút bi vỏ nhựa, lưỡi kéo cắt giấy, lược nhựa, bút chì vỏ gỗ rồi đưa từng vật đó lại gần các vụn giấy. Và cho biết vật nào đã nhiễm điện. Giải thích.
Bài 3: Vật nào sau đây không có khả năng nhiễm điện cọ xát ? 
A: Một thước nhựa học sinh.
B: Một mảnh vải .
C: Một thanh thủy tinh.
D: Không có vật nào trong các vật trên.
Bài 4: Vật sẽ mang điện tích trong trường hợp nào 
A: Cọ xát hai thanh thủy tinh với nhau.
B: Cọ xát hai thanh nhựa với nhau.
C: Cọ xát thanh thủy tinh với mảnh lụa. 
D: Không có trường hợp nào.
Bài 5: Quan sát những chiếc quạt trần, sau một thời gian hoạt động ta thấy cánh quạt có nhiều bụi bám, và rất nhiều ở một mép của mỗi cánh. Hãy giải thích hiện tượng trên ?
Bài 6: Ở miền Bắc hiện tượng nhiễm điện do cọ xát thường dễ xảy ra ở thời điểm nào ?
A: Mùa đông.
B: Mùa hè .
C: Mùa thu. 
D: Mùa xuân.
Bài 7: Trường hợp nào dưới đây vật bị nhiễm điện ?
A: Chiếc lược nhựa hút mẩu giấy vụn.
B: Thanh nam châm hút thanh sắt.
C: Trái Đất hút Mặt Trăng.
D: Giấy thấm hút mực.
Đề ôn tập cuối tuần 19 môn Toán 7
Bài 1: Bạn Tâm đếm các chữ cái trong dòng chữ “ NGÀN HOA VIỆC TỐT DÂNG LÊN THẦY CÔ ” để cắt khẩu hiệu. Lập bảng thống kê các chữ cái ( không kể dấu) với tần số xuất hiện của chúng. Tìm các chữ cái xuất hiện từ ba lần trở lên và tính tần suất của các chữ cái đó.
Bài 2: Kết quả quyên góp sách giáo khoa giúp học sinh vùng bị bão lụt của trường THCS Nguyễn Huệ được thống kê được thống kê trong bảng sau:
Lớp
A
B
C
D
E
6
16
20
18
13
21
7
26
25
30
29
40
8
32
40
42
38
44
9
40
52
48
41
a) Dấu hiệu ở đây là gì ?
b) Mỗi lớp trong các lớp 6A, 7C, 8B, 9D quyên góp được bao nhiêu quyển sách giáo khoa ?
c) Trường THCS Nguyễn Huệ có bao nhiêu lớp ?
Bài 3: Gieo (thảy) đồng thời hai con xúc xắc (con xúc xắc có khối lập phương, số chấm trên từng mặt lần lượt là 1, 2, 3, 4, 5, 6) một lần và quan sát tổng số chấm xuất hiện ở cả hai con 
a)Dấu hiệu ở đây là gì ?
b 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_on_tap_cuoi_tuan.doc