Đề kiểm tra học kỳ 2 – năm học 2014 – 2015 môn vật lý – lớp 9 thời gian 45 phút ( không kể thời gian phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1096Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 2 – năm học 2014 – 2015 môn vật lý – lớp 9 thời gian 45 phút ( không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ 2 – năm học 2014 – 2015 môn vật lý – lớp 9 thời gian 45 phút ( không kể thời gian phát đề)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN VẬT LÝ – LỚP 9 THCS
Nội dung ( Chủ đề)
Câu-Điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng 
Dòng điện xoay chiều
Số câu
câu 1
câu 1
1
Số điểm
1đ (10%)
1đ (10%)
2đ (20%)
Truyền tải điện năng - Máy biến thế
Số câu
câu 2
câu 2
câu 2
1
Số điểm
1đ (10%)
1đ (10%)
0,5đ (5%)
2,5đ (25%)
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng - ảnh tạo bởi các TK hội tụ, phân kỳ
Số câu
1 câu 4
2
1 câu 5
Số điểm
1đ (10%)
2,5đ (20%)
3,5đ (35%)
Máy ảnh, mắt, kính lúp
Số câu
câu 3
câu 3 
1
Số điểm
1đ(10%)
1đ (20%)
2đ (20%)
Tổng số câu
5
Tổng số điểm %
3 (30%)
4đ (40%)
3đ (30%)
10đ (100%)
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – NĂM HỌC 2014 – 2015 
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm 01 trang)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN VẬT LÝ – LỚP 9
 	 Thời gian 45 phút ( không kể thời gian phát đề) 
Câu 1: (2đ)
a) Thế nào là dòng điện xoay chiều?
b) Kể tên các tác dụng của dòng điện xoay chiều và nêu ví dụ minh họa.
Câu 2: (2,5đ)
a) Nêu các bộ phận chính của máy biến thế? 
b) Trên đường dây tải điện từ nơi cung cấp đến nơi tiêu thụ, người ta cần đặt ít nhất bao nhiêu máy biến thế? Hãy nêu công dụng của các máy biến thế này.
c) Để truyền tải điện trên cùng một đường dây, nếu muốn công suất hao phí do tỏa nhiệt giảm 144 lần thì cần sử dụng máy biến thế đặt ở đầu đường dây (nơi cung cấp điện) có tỉ số bằng bao nhiêu?
Câu 3: (2đ)
a) Nêu các biểu hiện của tật cận thị.
b) Một người mắc tật cận thị chỉ nhìn rõ những vật ở xa nhất cách mắt 40 cm. Để có thể nhìn rõ những vật ở xa, người đó cần đeo thấu kính gì, có tiêu cự bao nhiêu?
Câu 4: (2,5đ) 
Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm và cách thấu kính 20 cm (điểm A nằm trên trục chính). 
Vẽ hình sự tạo thành ảnh A’B’ của AB qua thấu kính. 
Xác định vị trí của ảnh.
c) Chứng minh rằng A’B’ = AB
Câu 5: (1đ)
Trong cuốn tiểu thuyết: “Cuộc du lịch của thuyền trưởng Hát-tê-rát” của Giuyn Véc-nơ, khi đoàn du lịch bị mất bật lửa, cả đoàn không đốt được lửa để sưởi ấm trong những ngày cực lạnh. Một thành viên trong đoàn, chỉ với chiếc rìu, con dao nhỏ và đôi bàn tay, đã lấy một tảng băng nước ngọt, đường kính khoảng 30 cm, chế tạo một thấu kính trong suốt. Dưới ánh nắng mặt trời, ông đưa thấu kính đó hứng các tia nắng lên bùi nhùi, chỉ vài phút sau bùi nhùi bốc cháy. Xem như các tia sáng từ mặt trời là chùm sáng song song. Em hãy cho biết đó là thấu kính gì? Giải thích.
--- Hết ---
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
 ĐỀ KIỂM TRA VẬT LÝ – LỚP 9
 HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2014-2015
Câu 1: 
a) Định nghĩa	0,5đ
b) Tác dụng nhiệt. Ví dụ	0,5đ
 Tác dụng quang. Ví dụ	0,5đ
 Tác dụng từ. Ví dụ	0,5đ
Câu 2:
a) Hai cuộn dây có số vòng khác nhau đặt cách điện với nhau	0,5đ
 Một lõi sắt (hay thép) có pha silic dùng chung cho cả hai cuộn dây	0,5đ
b) 2 máy biến thế
- Một máy đặt ở nơi cung cấp điện (đầu đường dây) có tác dụng tăng hiệu điện thế, giảm công suất hao phí do tỏa nhiệt. 	 0,5đ 
- Một máy đặt ở nơi tiêu thụ (cuối đường dây) có tác dụng giảm hiệu điện thế của dòng điện trước khi đưa vào sử dụng	0,5đ
 c)
 	0,5đ	
Câu 3: 
- Chỉ nhìn rõ vật ở gần , không nhìn rõ vật ở xa	0,5đ 
- Điểm cực viễn gần mắt hơn bình thường	0,5đ 
 b) TK phân kì có tiêu cự 40 cm 	1,0đ
Câu 4: 
a) Vẽ hình TKHT, đúng tỉ lệ	0,5đ
 Vẽ các tiêu điểm và xác định đúng quang tâm	 0,5đ
 ( tia sáng thiếu mũi tên trừ 0,25đ cho cả câu )
Dùng tam giác đồng dạng, tính được OA’ = 20 cm 	1,0đ
c) Dùng tam giác đồng dạng, chứng minh được A’B’ = AB	0,5đ
Câu 5: 
	- TK hội tụ 	0,5đ
	- Vì chùm sáng song song hội tụ tại một tiêu điểm của thấu kính.	0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_Vat_ly_9_thi_HK2_Quan_11_nam_2014_2015.doc