Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Sinh hoc 8

doc 8 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Sinh hoc 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Sinh hoc 8
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
MÔN SINH HOC 8 NĂM HỌC: 2015-2016
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1:(2.0đ) Mô là gì? Phân biệt các loại mô chính trong cơ thể.
Câu 2:(2.5đ) Nêu những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.
 Câu 3(2.0đ) a.Xác định tên, vai trò và điều kiện hoạt động của enzyme trong nước bọt.
c.Giải thích câu tục ngữ “Nhai kỹ no lâu”.
Câu 4:(3.5đ) a.Vẽ sơ đồ truyền máu? Nêu các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu. 
b.Khi lấy máu người cho mang kháng nguyên A truyền cho máu người nhận có kháng thể β có được không? Vì sao?
 (Chú ý: Học sinh không được sử dụng tài liệu)
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
MÔN SINH HOC 8 NĂM HỌC: 2015-2016
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1:(2.5) Trình bày thành phần cấu tạo của máu.Nêu chức năng chính của hồng cầu và huyết tương.
Câu 2:(3.5đ) a.Thức ăn được chia làm mấy nhóm? Quá trình tiêu hóa thức ăn gồm những hoạt động tiêu hóa nào?
b.Phân biệt trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.
Câu 3:(2.0) Phân tích những đặc điểm tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú.
Câu 4:(2.0đ) a.Xác định tên, vai trò và điều kiện hoạt động của enzyme trong nước bọt.
c.Giải thích câu tục ngữ “Nhai kỹ no lâu”.
(Chú ý: Học sinh không được sử dụng tài liệu)
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
MÔN SINH HOC 7 NĂM HỌC: 2015-2016
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1:(1.5đ) Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh? 
Câu 2:(2.5đ) a.Em hãy kể tên các đại diện ruột khoang có thể gặp ở địa phương em.
b. Trình bày đặc điểm chung của ngành ruột khoang?
Câu 3:(2.5đ) Sán lá gan thường sống ở đâu? Chúng có đặc điểm gì đặc trưng? Biện pháp phòng chống bệnh giun sán kí sinh.
 Câu 4(3.5đ)Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài và cách di chuyển của châu chấu? 
Hô hấp ở châu chấu khác tôm như thế nào?Vì sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên được.
 (Chú ý: Học sinh không được sử dụng tài liệu)
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
MÔN SINH HOC 7 NĂM HỌC: 2015-2016
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ 02:
Câu 1:(1.5đ) Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh? 
Câu 2:(2.5đ)Trình bày đặc điểm cấu tạo của nhện? Nhện có những tập tính nào thích nghi với lối sống của nó.
Câu 3:(2.5đ) Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?Lợi ích của giun đất đối với trồng trọt?
 Câu 4:(3.5đ)Trình bày đặc điểm về hình dạng và cấu tạo của trai? Nhiều ao đào thả cá trai không thả mà tự nhiên có? Tại sao?
 (Chú ý: Học sinh không được sử dụng tài liệu
Đáp án sinh 8(Mã đề 01)
Câu
Đáp án
Điểm
1
Khái niệm mô: Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định.
Phân biệt các loại mô: Có 4 loại mô chính: Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh.
Mô biểu bì
Mô liên kết
Mô cơ
Mô cơ
Cấu tạo
Gồm các tế bào xếp sít nhau.
Gồm các tế bào nằm rải rác trong chất nền.
Gồm các tế bào dài, xếp thành lớp, thành bó.
Gồm nơron có thân, nhiều sợi nhánh ngắn và sợi trục dài.
Chức năng
Bảo vệ, hấp thụ, tiết dịch.
Nâng đỡ, liên kết các cơ quan.
Co dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận động của cơ thể.
-Tiếp nhận kích thích.
- Dẫn truyền xung thần kinh.
-xử lí các thông tin.
- Điều hòa hoạt động các cơ quan trong cơ thể.
0.5
1.5
2
Những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động:
-Hộp sọ phát triển, sọ lớn hơn mặt, đầu ở vị trí cân bằng trên cổ.
-Cột sống cong 4 chỗ, làm trọng tâm rơi vào chân đế ở dáng đứng thẳng, chi trên được giải phóng, lồng ngực nở rộng sang hai bên.
-Xương chi phân hóa: Chi trước có khớp linh hoạt , đặc biệt là khớp cổ tay giúp bàn tay linh hoạt hơn, sử dụng công cụ lao động khéo léo.Chi sau lớn, xương gót phát triển, bàn chân hình vòm nâng cao sức chống đỡ và di chuyển dễ dàng.
0.5
1.0
1.0
3
Vai trò của enzym trong nước bọt: Phân giải một phần tinh bột chín thành đường mantozơ.
Điều kiện hoạt động của enzym: t0= 37 0c ; Ph=7.2 . Tên enzym: Amylaza
Giải thích: Nhai càng kĩ hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn.
1.5
0.5
4
Sơ đồ truyền máu: A
 A
 O O	AB AB
 B
 B
Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu
- Truyền từ từ
- Truyền cùng nhóm máu
- Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu.
Truyền được. Vì người nhận và người cho đều mang nhóm máu A.Không gây hiện tượng kết dính hồng cầu khi truyền máu.
1.0
1.0
0.5
Mã đề 02
Câu
Đáp án
Điểm
1
Thành phần cấu tạo của máu: - Huyết tương ( 55%): + Nước (90%)
+ Các chất dinh dưỡng: protein, gluxit, lipit, vitamin.; các chất cần thiết như hoocmon, kháng thể; các muối khoáng; các chất thải của tế bào như axit uric, ure..
- Tế bào máu (45%): Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
Chức năng của hồng cầu và huyết tương
- Hồng cầu: Giúp vận chuyển oxi và khí cacbonic
- Huyết tương:Duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ dàng lưu thông trong mạch, vận chuyển chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải. 
1.5
1.0
2
Thức ăn được chia làm 2 nhóm chính
- Nhóm chất hữu cơ: Gluxit, lipit, protein, axit nucleic, vitamin.
- Nhóm chất vô cơ: Nước, muối khoáng.
Các hoạt động tiêu hóa thức ăn:
- Ăn và uống
- Đẩy các chất vào ống tiêu hóa
- Tiêu hóa thức ăn: + Biến đổi lí học
 + Tiết dịch tiêu hóa
 + Biến đổi hóa học
- Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân.
Phân biệt trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào
- Trao đổi khí ở phổi: Khí oxi khuếch tán từ không phí phế nang vào máu
Khí cacbonic khuếch tán từ máu vào không khí phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào: Khí oxi khuếch tán từ máu vào tế bào
Khí cacbonic khuếch tán từ tế bào vào máu
1.0
1.0
1.5
3
Điểm tiến hóa của hệ cơ người: Sự phân hóa các chi trên và cơ chi dưới, liên quan với hoạt động và đi bằng 2 chân.
- Cơ chi trên phân hóa thành những nhóm nhỏ, phụ trách các cử động linh hoạt của bàn tay, ngón tay đặc biệt là ngón cái.
-Cơ chi dưới có xu hướng tập trung thành từng nhóm cơ lớn, khỏe giúp cho sự vận động trong khi di chuyển và cơ thể thăng bằng.
- Cơ nét mặt phân hóa biểu thị tình cảm
- Cơ vận động lưỡi phát triển giúp vận động ngôn ngữ.
0.5
0.5
0.5
0.5
4
Vai trò của enzym trong nước bọt: Phân giải một phần tinh bột chín thành đường mantozơ.
Điều kiện hoạt động của enzym: t0= 37 0c ; Ph=7.2 . Tên enzym: Amylaza
Giải thích: Nhai càng kĩ hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn.
1.5
0.5
	Giáo viên ra đề và đáp án
 Trần thị Luyên
Đáp án sinh 7(mã đề 01)
Câu
Đáp án
Điểm
1
Vai trò của động vật nguyên sinh
- Làm thức ăn cho nhiều động vật lớn hơn trong nước.
- Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước
- Là vật chỉ thị cho các địa tầng có dầu hỏa
0.5
0.5
0.5
2
Các đại diện ruột khoang có ở địa phương em: sứa, thủy tức, san hô
Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:
+ Cơ thể có đối xứng tỏa tròn
+ Ruột dạng túi
+Thành cơ thể có 2 lớp tế bào
+Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai có độc
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
3
-Sán lá gan là những giun dẹp kí sinh ở gan, mật trâu bò làm chúng gầy rạc và chậm lớn.
-Cơ thể sán lá gan hình lá, dẹp dài 2-5cm, màu đỏ máu.
-Mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển, co dọc, cơ vòng và cơ bụng phát triển nên nó có thể chun giãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh.
Biện pháp phòng chống bệnh; + Giữ vệ sinh ăn uống cho người và động vật
+Vệ sinh môi trường.
0.5
0.5
0.5
1.0
4
Cấu tạo ngoài và cách di chuyển của châu chấu: cơ thể gồm 3 phần
+ Đầu: 1 đôi râu, mắt kép, cơ quan miệng
+Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh
+Bụng: nhiều đốt, mỗi đốt có một đôi lỗ thở.
Di chuyển: Bò, bay, nhảy.
- Hô hấp ở châu chấu khác tôm: Hô hấp bằng hệ thống ống khíxuất phát từ lỗ thở ở 2 bên thành bụng làm cho bụng của châu chấu luôn phập phồng.
Giải thích: Lớp vỏ ki tin kém đàn hồi, cho nên cơ thể muốn lớn lên lớp vỏ cũ phải bong ra để lớp vỏ mới hình thành. Trong quá trình vỏ mới dần cứng lại thì cơ thể đã trưởng thành nhanh chóng. 
1.5
1.0
1.0
Mã đề 02
Câu
Đáp án
Điểm
1
Vai trò của động vật nguyên sinh
- Làm thức ăn cho nhiều động vật lớn hơn trong nước.
- Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước
- Là vật chỉ thị cho các địa tầng có dầu hỏa
0.5
0.5
0.5
2
Đặc điểm cấu tạo của nhện: gồm 2 phần
+Phần đầu ngực: có kìm giúp bắt mồi và tự vệ, đôi chân xúc giác giúp cảm giác về khứu giác và xúc giác, 4 đôi chân bò giúp di chuyển chăng lưới.
+Phần bụng: Đôi khe thở giúp hô hấp; 1 lỗ sinh dục giúp sinh sản; các núm tuyến tơ sinh ra tơ nhện.
Tập tính của nhện: có 2 tập tính là chăng lưới và bắt mồi.
1.0
1.0
0.5
3
Cấu tạo cơ thể giun đất:
- Cơ thể dài, thuôn 2 đầu, thân phân đốt, mỗi đốt có một vòng tơ(chi bên)
-Chất nhầy→da trơn
-Có đai sinh dục và lỗ sinh dục
Lợi ích của giun đất đối với trồng trọt: Làm đất tơi xốp, tăng độ màu mỡ cho đất
0.5
0.5
0.5
1.0
4
Hình dạng vỏ trai:- Gồm hai mảnh vỏ gắn với nhau nhờ bản lề phí lưng
-Nhờ dây chằng + 2 cơ khép vỏ giúp vỏ đóng mở
-Vỏ trai gồm 3 lớp: Lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ ống ánh.
Cấu tạo trai sông: 
Ngoài: áo trai tạo thành khoang áo có ống hút nước và ống thoát nước.
Giữa: Tấm mang
Trong: Thân trai, chân rìu
Giải thích: Trai đẻ trứng, trứng phát triển trong mang trai mẹ được bảo vệ và tăng lượng oxi. Âú trùng bám vào mang, da cá được bảo vệ. Khi mưa, cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai vào ao.
1.5
1.0
1.0
Giáo viên ra đề và đáp án
 Trần thị Luyên

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KSCL_HOC_KI_I.doc