PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN TIẾT 76: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT BÀI SỐ 3 – LỚP 9 NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát, chép đề) A. MA TRẬN ĐỀ: Cấp độ Chủ đề Nhận biêt Thông hiểu Vận dung Cộng Cấp độ Thấp Cấp độ Cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1: Từ vựng Biết nghĩa của từ, nguồn gốc của từ, các biện pháp tu từ, cấu tạo của từ. Hiểu giá trị của biện pháp tu từ và nghĩa của từ . Xác định và phân tích các biện pháp tu từ đã được sử dụng Số câu hỏi Số điểm Tỉ lệ % 2(C1,2) 1 10% 2(C3,5) 1 10% 1(C7) 2 20% 5 4 40% Chủ đề 2: Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp Nhận ra lời dẫn trực tiếp trong câu văn. Viết đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Số câu hỏi Số điểm Tỉ lệ % 1(C9) 3 30% 1 3 30% Chủ đề 3: Phương châm hội thoại. Nhớ các PCHT đã học, nguyên nhân của việc không tuân thủ PCHT . Xác định PCHT trong tình huống cụ thể Số câu hỏi Số điểm Tỉ lệ % 2(C4,6) 1 10% 1(C8) 2 20% 3 3 30% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 4 2 20% 3 3 30% 1 2 20% 1 3 30% 9 10 100% PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN TIẾT 76: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT BÀI SỐ 3 – LỚP 9 NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên HS: ...... Lớp: .. Điểm: Lời phê: Đề: (Đề kiểm tra có 2 trang) I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) *Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy? A. Phăng phắc. B. Vành vạnh. C. Rưng rưng. D. Sông suối. Câu 2: Nghĩa của cụm từ “nước mặn đồng chua” là: A. Vùng đất nhiễm mặn ở ven biển và vùng đất phèn có độ chua cao. B. Vùng đất màu mỡ, phù sa. C. Vùng đất sỏi đá, khô cằn. Câu 3: Trong câu thơ: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh. B. Ẩn dụ. C. Nhân hóa. D. Hoán dụ. Câu 4: * Học sinh điền đáp án đúng, sai vào ô trống thích hợp: Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân: STT Nội dung Đáp án Đúng Sai 1 Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp. 2 Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. 3 Người nói căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. 4 Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. Câu 5: Hãy nối những dữ kiện ở cột A (ví dụ cụ thể) tương ứng với dữ kiện ở cột B (biện pháp tu từ): Stt Ví dụ cụ thể Stt (B) Biện pháp tu từ Đáp án 1 Gươm mài đá, đá núi cũng mòn, Voi uống nước, nước sông phải cạn. a So sánh 2 Trăng vào cửa sổ đòi thơ, Việc quân đang bận xin chờ hôm sau. b Nói quá 3 Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. c Nhân hóa 4 Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. d Hoán dụ e Ẩn dụ Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống (các phương châm hội thoại, tình huống giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, các biện pháp tu từ): Việc vận dụng các (1) cần phù hợp với đặc điểm của (2) (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?) (1) , (2) ..... II. Phần tự luận: (7đ) Câu 7: (2điểm): Chỉ ra và phân tích cái hay của việc sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. (Cảnh khuya – Hồ Chí Minh) Câu 8: (2 điểm) Cho biết các thành ngữ sau liên quan đến các phương châm hội thoại nào? Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Nói có đầu có đũa. Nói có sách, mách có chứng. Ông nói gà bà nói vịt. Câu 9: (3 điểm): Dùng câu sau đây để viết thành lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu). Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) Bài làm: PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN TIẾT 76: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT BÀI SỐ 3 – LỚP 9 NĂM HỌC: 2015 – 2016 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 45 phút ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Chọn D 0,5 Câu 2: Chọn A 0,5 Câu 3: Chọn A 0,5 Câu 4: Chọn 1Đ, 2Đ, 3S, 4Đ (nếu sai 1-2 đáp án cho 0,25đ) 0,5 Câu 5: Chọn 1b, 2c, 3e, 4a (nếu sai 1-2 đáp án cho 0,25đ) 0,5 Câu 6: 1 (các phương châm hội thoại), 2 (tình huống giao tiếp) (đúng 1 đáp án cho 0,25đ) 0,5 II. TỰ LUẬN: Câu 7: Hai câu thơ trích trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh sử dụng nghệ thuật so sánh, điệp ngữ. - So sánh: Tiếng suối chảy trong đêm yên tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa, làm cho tiếng suối trở nên có hồn và gần gũi với con người. - Điệp ngữ “lồng” làm cho trăng, cây cổ thụ, bóng hoa gắn bó, đan xen, lồng vào nhau tạo nên bức tranh thiên nhiên lung linh, huyền ảo và ấm áp. * Mức đầy đủ: HS trả lời đúng hai ý trên. * Mức chưa đầy đủ: - Mức 1: Hs chỉ xác định được biện pháp tu từ mà không phân tích được. - Mức 2: HS trả lời đúng một trong hai ý trên. * Mức không tính điểm: HS không có câu trả lời hoặc trả lời khác. 2,0 0,5 1,0 0 Câu 8: a. phương châm lịch sự b. phương châm cách thức c. phương châm về chất d. phương châm quan hệ 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 9: HS viết được đoạn văn có nội dung và sử dụng lời dẫn trực tiếp đã cho, số câu đúng theo yêu cầu. * Mức đầy đủ: HS viết đoạn văn đúng theo yêu cầu. * Mức chưa đầy đủ: Hs viết đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp nhưng chưa đủ số câu theo quy định, nội dung chưa đảm bảo. * Mức không tính điểm: HS không có câu trả lời hoặc trả lời khác. 3,0 2,75à0,25 0 ------- HẾT -------
Tài liệu đính kèm: