Thiết kế hướng dẫn học sinh tự học các môn Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học: 2015-2016

doc 35 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế hướng dẫn học sinh tự học các môn Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học: 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế hướng dẫn học sinh tự học các môn Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học: 2015-2016
TUẦN 4
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2015
HOẠT ĐỘNG THỂ
CHÀO CỜ
Tiếng Việt
BÀI 4A: HÒA BÌNH CHO THẾ GIỚI
 TIẾT 1
I. Mục tiêu
- Đọc – hiểu bài Những con sếu bàng giấy.
II. Chuẩn bị
- GV : Hình minh hoạ.
III. Hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động
- Ban văn nghệ cho lớp hát bài hát Em yêu hòa bình.
- Gv giới thiệu bài.
- GV ghi bài lên bảng; HS ghi bài vào vở.
- HS đọc và chia sẻ mục tiêu bài học.
* Hình thành kiến thức
Nội dung 1: Quan sát tranh minh họa cho chủ điểm Cánh chim hòa bình và trả lời câu hỏi : Bức tranh vẽ gì?
-Việc 1: Em đọc thầm yêu cầu.
- Việc 2: Em tự trả lời caau hỏi.
- Việc 1: Chia sẻ với bạn bên cạnh .
- Việc 2: Nghe bạn góp ý và bổ sung, chỉnh sửa cho đầy đủ .
- Việc 1: NT cho các bạn trong nhóm nêu ý kiến .
- Việc 2: Các bạn nghe và bổ sung ý kiến.
- Việc 3: NT đề nghị thư kí ghi lại ý kiến của các bạn trong nhóm ,thống nhất ý kiến và báo cáo cô giáo.
GV và cả lớp giao lưu .
( Kết luận: Bức tranh vẽ cảnh chú bộ đội vui chơi với các em thiếu nhi . Có bầu trời cao xanh và đàn chim bồ câu đanh tung cánh bay.)
Nội dung 2: Nghe thầy cô ( hoặc bạn) đọc bài
Nội dung 3 : thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa.
- Việc 1: Đọc thầm yêu cầu của bài
- Việc 2: Em tự đọc từ và lời giải nghĩa của mỗi từ.
Việc 1: Em chia sẻ với bạn bên cạnh.
Việc 2: em và bạn trao đổi xem còn từ nào cần giài nghĩa nữa không.
 ( Dự kiến từ: Sếu, tượng đài)	
- Việc 1: NT lần lượt cho các bạn báo cáo kết quả với nhóm.
- Việc 2: NT hỏi xem có bạn nào tìm được từ cần giải nghĩa nữa không?
- Việc 3: NT thống nhất ý kiến với cả nhóm từ khó là : sếu, tượng đài.
 - GV và cả lớp giao lưu.
Nội dung 4: Cùng luyện đọc
- Em đọc cho bạn nghe rồi chia sẻ với bạn và ngược lại ( đọc 2 lượt)
- Việc 1: NT tổ chức cho các bạn lần lượt đọc trong nhóm từng đoạn, cả bài.
- Việc 2 : Thư kí cho các bạn bốc thăm và thi đọc. 
- Việc 3: Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất .
Nội dung 5: Thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Từng bạn đọc thầm và tự trả lời câu hỏi. Ghi ý trả lời ra nháp.
- Việc 1: Em chia sẻ với bạn câu trả lời của mình để bạn bổ sung nếu thiếu.
- Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời.
- Việc 1: NT đọc câu hỏi và mời các bạn trả lời.
- Việc 2: NT cho các bạn nêu nội dung bài.
- Việc 3: NT đề nghị bạn thư kí tổng hợp ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo. ( Câu 1 và câu 2: ý trả lời đúng là b)
 Cả lớp giao lưu tương tác với cô giáo.
* Hoạt động kết thúc tiết học:
- GV cùng cả lớp hát 1 bài .
BÀI 11: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI BÀI TOÁN TỈ LỆ NGHỊCH
( TIẾT 2)
I.Mục tiêu:
- Em biết giải bài toán tỉ lệ nghịch theo hai cách.
II. Hoạt động học
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
*Khởi động: 
- Hội đồng tự quản tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động tiết học.
- GV giới thiệu bài học.
- HS trao đổi mục tiêu bài học.
4. Đọc kĩ và nghe thầy /cô giáo hướng dẫn:
Việc 1: Đọc thầm bài toán.
Việc 2: Tìm hiểu hai cách giải bài toán.
Em và bạn trao đổi với nhau về hai cách giải bài toán.
Nhóm trưởng điều hành cho các bạn trong nhóm nêu từng cách giải bài toán.
Việc 1: GV hướng dẫn HS từng cách giải; lưu ý HS cách viết câu trả lời. 
Việc 2: HS nêu lại bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch có hai cách giải: Rút về đơn vị và Tìm tỉ số
5. Viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn thiện bài giải của bài toán: 
Việc 1: Đọc thầm bài toán
Việc 2: Thực hiện yêu cầu viết vào chỗ chấm để hoàn thiện bài giải của bài toán
Việc 1: Trao đổi bài làm với bạn.
Việc 2: Cùng nhau thống nhất bài giải đúng.
Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho từng bạn nêu từng cách giải của bài toán. Các bạn khác nhận xét, cùng thống nhất đáp án đúng.
Việc 2: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của nhóm.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ từng cách giải của bài toán .
* GV tương tác với HS
Em trao đổi với bạn và cô giáo về những việc đã làm và hỏi cô giáo về những điều em chưa hiểu
C- HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
1. Cùng người thân thực hiện nội dung yêu cầu trong Tài liệu hướng dẫn học trang 47
2. Chia sẻ với các bạn trong lớp vào giờ Toán ngày hôm sau.
======================================================= 
ĐẠO ĐỨC
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH ( TIẾT 2)
I. Mục tiêu
 Học xong bài này, HS biết:
- Lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống.
- Có thể tự liên hệ, kể một việc làm của mình (dù rất nhỏ) và tự rút ra bài học.
II. Hoạt động học
* Khởi động : 
- Ban văn nghệ cho cả lớp khởi động.
- GV giới thiệu bài học.
- HS trao đổi mục tiêu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Xử lí tình huống
- Cá nhân đọc thầm tình huống mà nhóm mình chọn sau đó tìm cách xử lí.
- Làm xong em chủ động chia sẻ cùng bạn để bạn có ý kiến đánh giá và cùng thống nhất cách xử lí đúng.
- Việc 1: NT đọc tình huống của nhóm sau đó mời lần lượt từng bạn đưa ra ý kiến, các bạn khác chú ý lắng nghe
- Việc 2: Nhận xét , bổ sung.
- Việc 3: NT yêu cầu thư kí tổng hợp ý kiến thống nhất của nhóm rồi báo cáo cô giáo
- Ban học tập tổ chức các nhóm tham gia xử lí tình huống, các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung
*GV tương tác với HS.
2. Tự liên hệ bản thân
- Việc 1: Em tự nhớ lại một việc làm (dù rất nhỏ) chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm.
- Việc 2: Em tự trả lời câu hỏi : + Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì ?
 + Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào ?
- Làm xong em chủ động chia sẻ cùng bạn để bạn có ý kiến đánh giá, nhận xét
- Việc 1: NT mời các bạn lần lượt kể việc làm của mình, các bạn khác lắng nghe, nhận xét.
- Việc 2: NT yêu cầu các bạn nhận xét từng việc và rút ra bài học cho mình bằng cách trả lời câu hỏi :
 + Bạn tự nhận thấy việc làm của mình là có trách nhiệm hay thiếu trách nhiệm ?
 + Qua việc làm đó bạn cảm thấy thế nào ?
 + Theo bạn người có trách nhiệm là người như thế nào ?
- Việc 3: NT yêu cầu thư kí tổng hợp ý kiến thống nhất của nhóm rồi báo cáo cô giáo những việc các em đã làm.
3. Ý kiến đề xuất
- HĐTQ hỏi: Qua tiết học này các bạn có ý kiến, thắc mắc, chia sẻ gì không ? Nếu có các bạn hãy viết và dán vào “Nhịp cầu bè bạn”
- HĐTQ chia sẻ đề xuất cuối tiết học
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2015
Tiếng Việt
Bài 4A. HÒA BÌNH CHO THẾ GIỚI
Mục tiêu : Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tìm được từ trái nghĩa và đặt được câu với cặp từ trái nghĩa.
II. Hoạt động học: 
*Khởi động : 
- Bài hát : Em yêu trường em- kết hợp trò chơi truyền thư.
 ( nội dung thư: Em hãy đọc đúng các tiếng phiên âm nước ngoài có trong bài)
- GV nêu bài học.
- HS đọc và chia sẻ mục tiêu bài học.
*Hình thành kiến thức:
Nội dung 6 của HĐCB : Tìm hiểu về từ trái nghĩa.
- Việc 1: Em hãy đọc thầm yêu cầu Nd 6 của hoạt động cơ bản .
- Việc 2: Em tự trả lời các câu hỏi rồi ghi vào nháp.
 ( Cặp từ: Sống- Chết; Vinh – Nhục)
- Việc 1: Em chia sẻ với bạn câu trả lời của mình để bạn bổ sung nếu thiếu.
- Việc 2: Em và bạn trao đổi, bổ sung thêm cho đầy đủ.
- việc 1: NT cho các bạn trong nhóm lần lượt đọc bài của mình .
- Việc 2: NT cho các bạn đặt câu với 1 cặp từ.
- Việc 3: Cho các bạn tìm thêm các cặp từ trái nghĩa khác.
 ( VD: no- đói; vui- buồn; chăm chỉ- lười biếng.)
 - GV và cả lớp giao lưu.	
 - Đọc ghi nhớ trang 59.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Nội dung 1: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các câu thành ngữ, tục ngữ dưới đây và ghi vào vở.
- Việc 1: Đọc thầm yêu cầu ND 1 phần HĐTH.
- Việc 2: Em tự tìm từ trái nghĩa và ghi vào nháp.
Việc 1: Chia sẻ với bạn bên cạnh từ em tìm được .
Việc 2: Em và bạn trao đổi, thống nhất câu trả lời đúng.
Việc 1: NT cho các bạn trong nhóm lần lượt đọc bài làm ,trao đổi, bổ sung và thống nhất ý kiến.
Việc 2: NT cho các bạn đặt câu với từ tìm được.
Việc 3: Cho các bạn nêu ý hiểu của mình về ND từng câu.
 - GV và cả lớp giao lưu.
Nội dung 2: Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh câu thành ngữ, tục ngữ sau.
đây và ghi vào vở.
- Việc 1: Đọc thầm yêu cầu ND 2 phần HĐTH.
- Việc 2: Em tự tìm từ trái nghĩa và ghi vào vở.
Nội dung 3: Thi tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau.
Việc 1: đọc thầm yêu cầu.
Việc 2: CT HĐTQ chọn đội chơi( Chia 2 đội, mỗi đội 4 bạn)
Việc 3: Cho các bạn chơi thử.
Việc 4: Tổ chức cho các bạn chơi thật.
Việc 5: tổng kết trò chơi.
Nội dung 4: Đặt 2 câu vào vở để phân biệt một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở ND 3 và ghi vào vở.
- Việc 1: Đọc thầm yêu cầu ND 2 phần HĐTH.
- Việc 2: Em tự tìm từ trái nghĩa và ghi vào vở.
* Giao lưu tương tác giữa các nhóm và với Gv.
* Hoạt động kết thúc tiết học:
- GV cùng cả lớp hát 1 bài .
BÀI 12: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu
 Em biết:
- Lập bảng đơn vị đo độ dài.
- Mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liên tiếp và một số mối quan hệ thường gặp.
II. Đồ dùng
 - Bảng phụ
III. Hoạt động học
 *Khởi động (3-5’)
- Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi khởi động tiết học
- GV giới thiệu bài học, tiết học
*Tìm hiểu mục tiêu bài học
- Việc 1: Đọc thầm mục tiêu bài học (2-3 lần)
- Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh về Mục tiêu bài học có những nội dung gì ?
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Chơi trò chơi “Đố bạn nhớ lại” (3-5’)
- Việc 1: HS đọc cá nhân- Việc 2: Em tự nhớ lại, viết và đọc tên các đơn vị đo độ dài đã học rồi sắp xếp các đơn vị đo độ dài này theo thứ tự từ lớn đến bé vào nháp
- Việc 1: Em chủ động chia sẻ bài của mình với bạn để bạn có ý kiến nhận xét và bổ sung nếu sai
- Việc 2: Em đánh giá đáp án của bạn, cùng thống nhất đáp án đúng.
- Việc 1: NT tổ chức cho nhóm chơi trò chơi “Đố bạn nhớ lại”. NT mời lần lượt từng bạn đọc tên các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé.
- Việc 2: NT tổ chức cho các bạn cùng nhau quan sát bảng đơn vị đo độ dài rồi lần lượt đố bạn điền đúng vào chỗ chấm. 
- Việc 3: NT cho các bạn thảo luận để rút ra nhận xét: Hai đơn vị đo độ dài liền nhau.
 + Đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé hơn tiếp liền ?
 + Đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn hơn tiếp liền ?
- Việc 4: NT đề nghị bạn thư ký tổng hợp ý kiến của các bạn trong nhóm và báo cáo cô giáo.
- Trưởng ban học tập tổ chức cho đại diện các nhóm báo cáo trước lớp.
- Báo cáo với cô giáo những việc các em đã làm.
*GV tương tác với HS
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
2. Thực hành luyện tập làm các bài 1, 2 vào vở và bài 3 vào sách HDH
 *Cách thực hiện từng bài như sau:
- Việc 1: Mở sách HDH, đọc hiểu nhiệm vụ của từng bài
- Việc 2: Em tự thực hiện bài 1, 2 vào vở và bài 3 vào sách hướng dẫn. 
- Các em đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. Nếu không thống nhất thì đề nghị trao đổi nhóm.
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. Các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung.
- Việc 2: Thư ký tổng hợp ý kiến của các bạn trong nhóm và báo cáo cô giáo
- Việc 3: Cùng nhau nhắc lại mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liên tiếp.
- Hội đồng tự quản gọi đại diện từng nhóm báo cáo đáp án của từng bài trước lớp. 
*Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm và hỏi cô giáo về những điều em còn băn khoăn. (5’)
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Thực hiện yêu cầu trong Tài liệu hướng dẫn học.
- Chia sẻ với các bạn trong giờ Toán hôm sau.
Toán ( luyện)
Ôn tập toán tỉ lệ thuận- Tỉ lệ nghịch
I. Mục tiêu
 Luyện tập, củng cố về giải toán tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
II. Chuẩn bị
 - Vở bài tập
 III. Tiến trình 
Hoạt động thực hành: 
Nội dung 1,2,3: H thực hiện cá nhân - đọc kĩ nội dung rồi thực hiện giải toán, sau đó trao đổi kết quả với nhóm .
Nội dung4,5: H làm vở - trao đổi kết quả với nhóm .
- HS tương tác về giải toán tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch
Luyện Tiếng Việt
Củng cố từ trái nghĩa
I. Mục tiêu
-Củng cố về từ trái nghĩa
II. Chuẩn bị: Vở bài tập
III. Tiến trình.
Hoạt động thực hành : 
Nội dung 1: H thực hiện cá nhân
Nội dung 2: H thực hiện nhóm đôi
Nội dung 3: H làm vở - trao đổi kết quả với nhóm .
- HS tương tác chia sẻ nội dung bài
Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2015
Tiếng Việt
Bài 4ª: hòa bình cho thế giới
Tiết 3
I. Mục tiêu: Nghe viết đùng bài Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ, đặt được dấu thanh đúng vị trí.
II. Đồ dùng: Bảng phụ ghi đáp án bài 6a.
III. Hoạt động học:
* Khởi động : 
-Bài hát : Cờ hòa bình bay phấp phới - kết hợp trò chơi truyền thư.
 ( nội dung thư: Hãy tìm một cặp từ trái nghĩa và đặt câu)
- GV nêu tên bài học.
- HS đọc và trao đổi mục tieeu bài học.
*Hình thành kiến thức:
Nội dung 5: 
Việc 1: Đọc thầm yêu cầu ND5.
Việc 2: gạch chân từ ngữ khó trong đoạn văn.
( Phăng Đơ Bô-en, xâm lược,dụ dỗ, tra tấn, khuất phục,giam)
- Em cùng bạn trao đổi, phân tích chữ khó.
- Việc 1 : Nêu 1 số từ khó cho bạn phân tích.
- Việc 2 : Báo cáo kết quả trong nhóm và thống nhất ý đúng.
- Việc 1 : GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- Việc 2 : HS mở tài liệu đối chiếu bài, soát lỗi.
- Việc 3 : HS trong nhóm đổi bài cùng chữa lỗi.
- Việc 4 : HS báo cáo số lỗi trong bài viết.
Nội dung 6: 
a- ghi phần vần của tiếng in đậm trong câu sau vào mô hình cấu tạo vần.
Việc 1: Đọc thầm yêu cầu .
Việc 2: Tự thực hiện yêu cầu của bài.
- Em cùng bạn trao đổi bài và thống nhất ý đúng.
- Việc 1 : NT cho các bạn lần lượt đọc bài.
- Việc 2 : Các bạn trao đổi và chia sẻ bài làm trong nhóm.
b- tiếng Nghĩa và tiếng Chiến có gì giống và khác nhau về cấu tạo ?
Việc 1: Đọc thầm yêu cầu.
Việc 2: Tự thực hiện yêu cầu của bài.
- Em cùng bạn trao đổi bài và thống nhất ý đúng.
- Việc 1 : NT cho các bạn lần lượt đọc bài.
- Việc 2 : Các bạn trao đổi và chia sẻ bài làm trong nhóm.
( Giống nhau : Có âm đầu, âm chính là nghuyên âm đôi, có dấu thanh.
 Khác nhau : tiếng chiến có âm cuối là n và dấu thanh là thanh sắc, tiếng nghĩa không có âm cuối  và dấu thanh là thanh ngã)
- Giao lưu với GV
Nội dung 7: Thảo luận, nêu qui tác viết dấu thanh của các tiếng trên.
- Việc 1: Đọc thầm yêu cầu.
- Việc 2: Thực hiện yêu cầu vào nháp.
Việc 1: Trao đổi với bạn bên cạnh bài làm của mình.
Việc 2: Nghe bạn nhận xét, góp ý.
- Việc 1: NT cho các bạn lần lượt đọc bài.
- Việc 2: Báo cáo cô giáo kết quả của nhóm mình.
( Dấu thanh của các tiếng trên ghi ở phía trên âm chính)
* Giao lưu với Gv.
Việc 1: GV nghe HS báo cáo kết quả.
Việc 2: GV đưa đáp án đúng bài 6a.
* Hoạt động kết thúc tiết học:
- GV cùng cả lớp hát 1 bài .
* Viết cảm xúc
- Hãy viết cảm xúc của em về 1 nội dung trong bài đã học bằng 1 câu văn.
- Đọc câu của em cho cô giáo và cả lớp cùng nghe.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Cùng người thân thi đặt câu với từ trái nghĩa.
 ____________________________________________________________
BÀI 4B: TRÁI ĐẤT LÀ CỦA CHÚNG MÌNH
(Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Đọc – hiểu bài Bài ca về trái đất.
II. Hoạt động học
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
*Khởi động : 
- Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi khởi động tiết học
- GV giới thiệu bài học, tiết học.
- Ban học tập chia sẻ về mục tiêu bài học :
 + Mời bạn nêu mục tiêu tiết học.
 + Để đạt được mục tiêu tiết học, các bạn cần làm gì ?
- HS đọc điều chỉnh tài liệu hướng dẫn, chia sẻ với cô những điều chưa hiểu (nếu có)
*Hình thành kiến thức 
1. Quan sát và nói về bức tranh sau đây:
Việc 1: Quan sát bức tranh
Việc 2: Em tự trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết bức tranh vẽ cảnh gì ?
Việc 1: Em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn để bạn có ý kiến đánh giá và bổ sung nếu thiếu.
Việc 2: Em đánh giá những câu trả lời của bạn, cùng thống nhất câu trả lời.
Việc 1: NT mời các bạn nêu ý kiến của mình, nếu có ý kiến khác biệt thì đề nghị giải thích rõ tại sao. NT cho các bạn thống nhất ý kiến. 
Việc 2: NT lần lượt mời các bạn trả lời câu hỏi : + Em có nhận xét gì về bức tranh ?
 + Mời các bạn nhận xét, bổ sung. 
Việc 3: NT đề nghị bạn thư ký tổng hợp ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo. 
*GV tương tác với HS
Việc 1: HĐTQ gọi đại diện một, hai nhóm chia sẻ hoạt động 1 trước lớp. 
Việc 2: Cô cùng các bạn cùng tìm hiểu bài “Bài ca về trái đất”
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi vở 
- HS đọc mục tiêu bài, HS chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ sau:
- Một bạn đọc bài trước lớp, các bạn khác theo dõi, đọc thầm.
Nối từ ngữ ở bên trái với lời giải nghĩa thích hợp ở bên phải.
Việc 1: Đọc thầm từ và lời giải nghĩa từ
Việc 2: Tự tìm từ ngữ với lời giải nghĩa phù hợp.
Việc 3: Tự tìm thêm các từ chưa hiểu nghĩa và tập giải nghĩa từ.
- Em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình với bạn để bạn nhận xét và bổ sung nếu cần thiết.
Việc 1: NT hỏi: Trong bài bạn còn từ nào chưa hiểu ? Cần giải nghĩa nữa không?
Việc 2: Các bạn khác nhận xét và bổ sung.
 4. Cùng luyện đọc
Việc 1: Một bạn đọc – một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại (đọc hai lượt để mỗi bạn được đọc hết cả bài)
Việc 2: Nhận xét, sửa sai cho bạn.
Việc 1: NT mời 1- 2 bạn đọc từ ngữ và câu. Các bạn khác lắng nghe và nhận xét.
Việc 2: NT phân công mỗi bạn đọc 1 khổ thơ nối tiếp nhau đến hết bài. NT hỏi: Khi đọc bài bạn cần lưu ý điều gì?
Việc 3: Đọc, nhận xét và sửa sai cho nhau.
Việc 1: Trưởng ban học tập cho các nhóm đọc bài.
Việc 2: Nhận xét, sửa sai cho bạn
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi
- Từng bạn đọc thầm và trả lời các câu hỏi rồi ghi ra nháp ý trả lời của mình 
Việc 1: Viết xong. Em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi và bổ sung nếu cần thiết.
Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời
Việc 1: NT đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá và bổ sung cho mình.
Việc 2: NT cho các bạn nêu nội dung bài.
Việc 3: NT, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài.
*Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm
- GV tương tác với HS
6. a, Học thuộc lòng bài thơ
 b, Thi đọc thuộc lòng bài thơ trước nhóm, trước lớp.
- Từng bạn đọc nhẩm thuộc lòng bài thơ. 
- Em chủ động đọc thuộc lòng bài thơ cho bạn nghe và ngược lại
Việc 1: NT mời từng bạn thi đọc thuộc lòng và hay bài thơ, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá và rút kinh nghiệm cho mình.
Việc 2: NT cho các bạn nêu nội dung bài.
Việc 3: NT, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm tham gia thi đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ.
*Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm
Toán
Bài 13: Bảng đơn vị đo khối lượng
I. Mục tiêu
1. Nhận biết phân số thập phân. Biết đọc, viết phân số thập phân.
- 2. Biết viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số.
- 3. Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân.
II. Hoạt động học
*Khởi động (3-5’)
- Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi khởi động tiết học
- GV giới thiệu bài học, tiết học
*Tìm hiểu mục tiêu bài học
- Việc 1: Đọc thầm mục tiêu bài học (2-3 lần)
- Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh về Mục tiêu bài học có những nội dung gì ?
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Chơi trò chơi “Đố bạn nhớ lại”:
- Cá nhân tự đọc thầm yêu cầu và thực hiện vào sách.
- Việc 1: Nhóm trưởng mời các bạn trình bày bài.
- Việc 2: Nhận xét, sửa sai (nếu có)
- Bạn Chủ tịch Hội đồng tự quản mời các nhóm cùng chơi trước lớp.
- Báo cáo cô giáo những việc các em đã làm.
*GV tương tác với HS
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Thực hành luyện tập 1, 2, 3 trong Tài liệu hướng dẫn học Toán 
 Cách thực hiện từng bài như sau: 
*Bài 1, 2
- Việc 1: Mở sách HDH, đọc hiểu nhiệm vụ của bài tập
- Việc 2: Làm bài tập vào SHD
-Việc 1: Em chủ động chia sẻ đáp án của mình cho bạn để bạn có ý kiến nhận xét và bổ sung nếu sai.
- Việc 2: Em đánh giá đáp án của bạn, cùng thống nhất đáp án đúng.
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. Các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung.
- Việc 2: Thư ký tổng hợp ý kiến của các bạn trong nhóm và báo cáo cô giáo
- Việc 3: Cùng nhau nhắc lại cách đọc, viết và xác định phân số thập phân.
- Hội đồng tự quản gọi đại diện một, hai nhóm báo cáo đáp án bài tập trước lớp. 
*Bài 3
- Việc 1: Mở sách HDH, đọc hiểu nhiệm vụ của bài tập
- Việc 2: Làm bài tập vào vở.
- Các em đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. Nếu không thống nhất thì đề nghị trao đổi nhóm.
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. Các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung.
- Việc 2: Thư ký tổng hợp ý kiến của các bạn trong nhóm và báo cáo cô giáo
- Việc 3: Cùng nhau nhắc lại mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng liên tiếp.
- Hội đồng tự quản gọi đại diện các nhóm báo cáo đáp án bài tập trước lớp. 
*Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm và hỏi cô giáo về những điều em chưa hiểu (5’)
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Thực hiện yêu cầu trong Tài liệu hướng dẫn học.
- Chia sẻ với các bạn trong giờ Toán hôm sau.
=======================================================================
Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2015 
Toán
Bài 14: Đề -ca-mét vuông. Héc-tô-mét vuông
(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đề- ca- mét vuông, héc- tô- mét- vuông.
- Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề- ca- mét vuông, héc- tô- mét- vuông.
-Biết mối quan hệ giữa, mét vuông đề- ca- mét vuông với héc- tô- mét- vuông, mét vuông
II. Hoạt động học
*Khởi động (3-5’)
- Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi khởi động tiết học
- GV giới thiệu bài học, tiết học
*Tìm hiểu mục tiêu bài học
- Việc 1: Đọc thầm mục tiêu bài học (2-3 lần)
- Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh về Mục tiêu bài học có những nội dung gì ?
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Chơi trò chơi: "Tìm nhanh"
- Cá nhân tự đọc thầm yêu cầu bài và thực hiện yêu cầu vào vở nháp.
- Việc 1: NT mời các bạn đọc kết quả bài làm
- Việc 2: Nhận xét, thống nhất ý kiến chung và báo cáo cô giáo.
2. Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy/ cô giáo hướng dẫn :
- Em tự đọc thầm nội dung a, b/55 - SHD
- Cùng đọc cho nhau nghe và trao đổi với bạn những gì em hiểu
- GV hướng dẫn để HS nắm được các đơn vị đo diện tích đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông và mối quan hệ giữa chúng.
3. Đọc các số đo diện tích :
- Cá nhân tự đọc thầm yêu cầu bài và thực hiện.
- Thực hiện xong, em chủ động đọc cho bạn nghe. Cùng nhận xét, sửa sai (nếu có)
4. Viết các số đo diện tích :
- Em tự đọc thầm yêu cầu bài và thực hiện vào nháp.
- Việc 1: Em cùng bạn trao đổi bài, kiểm tra chéo.
- Việc 2: Nhận xét, sửa sai cho bạn.
- Việc 1: NT kiểm tra bài làm của các bạn trong nhóm.
- Việc 2: Nhận xét, sửa sai (nếu có)
- Việc 3: NT yêu cầu thư kí tổng hợp và báo cáo cô giáo những việc các em đã làm.
Tiếng Việt
BÀI 4B: TRÁI ĐẤT LÀ CỦA CHÚNG MÌNH
(Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Lập dàn ý và viết được đoạn văn cho bài văn tả ngôi trường.
II. Hoạt động học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
*Khởi động :
- Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi khởi động tiết học
- GV giới thiệu bài học, tiết học.
- Ban học tập chia sẻ về mục tiêu bài học :
 + Mời bạn nêu mục tiêu tiết học.
 + Để đạt được mục tiêu tiết học, các bạn cần làm gì ?
- HS đọc điều chỉnh tài liệu hướng dẫn, chia sẻ với cô những điều chưa hiểu (nếu có)
* Hình thành kiến thức 
1. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả trường em
- Việc 1: Từng bạn đọc thầm yêu cầu và gợi ý của bài
- Việc 2: Tự lập dàn ý bài văn của mình ghi ra nháp.
- Viết xong. Em chủ động chia sẻ dàn ý của mình với bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi và bổ sung nếu cần thiết.
- Việc 1: NT mời từng bạn đọc dàn ý của mình, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá và bổ sung cho mình.
- Việc 2: NT cho các bạn cùng chia sẻ: + Thời gian bạn quan sát trường vào lúc nào ?
 + Bạn tả những phần nào của cảnh trường ?
 + Tình cảm của bạn với ngôi trường thế nào ?
- Việc 3: NT, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các dàn ý bài văn.
*Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm
2. Chọn viết một đoạn văn theo dàn ý trên.
- Việc 1: Từng bạn đọc kĩ yêu cầu và phần gợi ý của bài.
- Việc 2: Viết đoạn văn vào vở của mình.
- Viết xong. Em chủ động đổi vở của mình cho bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi và nhận xét nếu cần thiết. 
- Việc 1: NT mời lần lượt từng bạn đọc đoạn văn của mình, các bạn khác chú ý nghe, nhận xét và bổ sung cho mình.
- Việc 2: NT cho nhóm bình chọn đoạn văn hay nhất ?
*GV tương tác với HS
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về từng bài viết và bình chọn đoạn văn hay nhất.
*Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm.
5. Bằng tình cảm của mình viết một câu văn tả ngôi trường mà em cho là hay nhất nhất: (Chủ tịch HĐTQ điều hành)
- Việc 1: Bạn lấy đồ dùng phát cho các bạn phiếu để viết cảm xúc.
- Việc 2: Bằng tình cảm của mình viết câu văn tả ngôi trường mà em cho là hay nhất, bỏ vào hộp thư bè bạn.
- Việc 3: Ban học tập đọc câu của 3, 4 bạn trước lớp.
- Việc 4: Mời cô giáo nhận xét tiết học
BÀI 4B: TRÁI ĐẤT LÀ CỦA CHÚNG MÌNH
(Tiết 3)
I. Mục tiêu
- Kể được câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
II. Đồ dùng
- Bộ truyện tranh
III. Hoạt động học
Tiết 3
3. Kể lại câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai 
*Khởi động :
- Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi khởi động tiết học
- GV giới thiệu bài học, tiết học.
- Ban học tập chia sẻ về mục tiêu bài học :
 + Mời bạn nêu mục tiêu tiết học.
 + Để đạt được mục tiêu tiết học, các bạn cần làm gì ?
 - HS đọc điều chỉnh tài liệu hướng dẫn, chia sẻ với cô những điều chưa hiểu (nếu có)
*Hình thành kiến thức 
- Việc 1: Từng bạn quan sát các bức tranh 
- Việc 2: Đoán xem nội dung từng bức tranh này là ở bộ phim nào ?
- Em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi và bổ sung nếu cần thiết.
- Việc 1: NT mời từng bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá và bổ sung cho mình.
- Việc 2: NT, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về những gì biết về từng bức tranh.
*Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm
a, Nghe thầy cô kể lại chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
- GV kể chuyện cho HS nghe (lần 1) rồi giúp HS giúp HS giải nghĩa một số từ chưa hiểu.
- GV kể chuyện cho HS nghe (lần 2) vừa kể, vừa chỉ vào tranh minh họa.
 b, Dựa vào lời kể của thầy cô và lời ghi dưới mỗi bức ảnh, em hãy giới thiệu thêm về mỗi hình ảnh dưới đây.
- Việc 1: Từng bạn quan sát các bức tranh và đọc kĩ nội dung từng tranh
- Việc 2: Tự ghi thêm nội dung cho từng bức tranh vào nháp
- Viết xong. Em chủ động chia sẻ với bạn bên cạnh về nội dung thêm của mình để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi và bổ sung nếu cần thiết.
- Việc 1: NT mời mỗi bạn kể lại nội dung một bức tranh nối tiếp theo nội dung vừa thực hiện. Các bạn khác chú ý nghe, nhận xét và bổ sung cho mình.
- Việc 2: NT, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo.
c, Mỗi nhóm cử đại diện kể lại câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
- Việc 1: Từng bạn đọc kĩ phần gợi ý
- Việc 2: Tự trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình
- Việc 1: Em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi và bổ sung nếu cần thiết.
- Việc 2: Em và bạn lần lượt kể cho nhau nghe nội dung câu chuyện theo từng bức tranh.
- Việc 1: NT đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá và bổ sung cho mình.
- Việc 2: NT mời lần lượt từng bạn kể nội dung toàn bộ chuyện.
- Việc 3: NT, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến nhận xét của cả nhóm và báo cáo cô giáo.
4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện
- Từng bạn tự ghi ra nháp về ý nghĩa của câu chuyện.
- Viết xong. Em chủ động chia sẻ với bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi và bổ sung nếu cần thiết.
- Việc 1: NT lần lượt mời từng bạn trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. Các bạn khác chú ý nghe, đánh giá và bổ sung cho mình.
 - Việc 2: NT, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến nhận xét của cả nhóm và báo cáo cô giáo.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm tham gia thi kể chuyện hấp dẫn.
*Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm
- GV tương tác với HS
5. Viết cảm xúc của em sau khi nghe câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
- Việc 1: Bạn lấy đồ dùng phát cho các bạn phiếu để viết cảm xúc.
- Việc 2: Các em viết cảm xúc sau khi nghe câu chuyện này
- Việc 3: Ban học tập gọi một số bạn lên đọc bài viết cảm xúc của mình và mời cô chia sẻ.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1. Đọc bài thơ Bài ca về trái đất cho người thân nghe
2. Đọc đoạn văn tả ngôi trường em viết ở lớp cho người thân nghe
Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2015
Toán
BÀI 14: ĐỀ - CA – MÉT VUÔNG. HÉC – TÔ – MÉT VUÔNG
( TIẾT 2)
I.Mục tiêu:
- Biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích ( trong trường hợp đơn giản ).
II. Hoạt động học
*Khởi động: 
- Hội đồng tự quản tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động tiết học.
- GV giới thiệu bài học.
- HS tìm hiểu mục tiêu bài học.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Thực hành luyện tập các bài 1,2,3 trang 56.57.
1. Viết số thích họp vào chỗ chấm:
Việc 1: HS làm bài 1, 2 vào Sách hướng dẫn.
Việc 2: HS làm bài 3 vào vở.
- Em trao đổi bài làm với bạn và cùng nhau thống nhất kết quả đúng.
Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn trong nhóm nêu kết quả từng bài làm.
Việc 2: Sửa sai cho bạn ( nếu có)
Việc 3: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của nhóm.
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ một số nội dung về mối quan hệ của Đề - ca – mét vuông và Héc – tô – mét vuông.
* GV tương tác với HS.
Em trao đổi với bạn và cô giáo về những việc đã làm và hỏi cô giáo về những điều em chưa hiểu
C- HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
1. Đọc nội dung 1 và thực hiện yêu cầu nội dung 2
2. Chia sẻ với các bạn trong lớp vào giờ Toán ngày hôm sau. 
Tiếng Việt
BÀI 4C: CẢNH VẬT QUANH EM
(Tiết 1)
I. Mục tiêu
 - Nhận biết được từ trái nghĩa và đặt được câu với từ trái nghĩa.
II. Đồ dùng
 - GV: Bảng phụ
III. Hoạt động học
*Khởi động :
- Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn hát khởi động tiết học
- GV giới thiệu bài học, tiết học.
- Ban học tập chia sẻ về mục tiêu bài học :
 + Mời bạn nêu mục tiêu tiết học.
 + Để đạt được mục tiêu tiết học, các bạn cần làm gì ?
- HS đọc điều chỉnh tài liệu hướng dẫn, chia sẻ với cô những điều chưa hiểu (nếu có)
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Trò chơi: Thi tìm nhanh từ ghép có hai tiếng mang nghĩa trái ngược nhau
- Việc 1: Từng bạn đọc kĩ yêu cầu của trò chơi
- Việc 2: Thực hiện tìm từ theo 

Tài liệu đính kèm:

  • docthiet_ke_huong_dan_hoc_sinh_tu_hoc_cac_mon_lop_5_tuan_4_nam.doc