Thiết kế hướng dẫn học sinh tự học các môn Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học: 2015-2016

doc 28 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế hướng dẫn học sinh tự học các môn Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học: 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế hướng dẫn học sinh tự học các môn Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học: 2015-2016
TUẦN 2
 Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2015
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Chào cờ
TIẾNG VIỆT
Bài 2A. VĂN HIẾN NGHÌN NĂM (Tiết 1)
Mục tiêu:
Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
Hiểu nội dung bài: Việt Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời.
Đồ dùng dạy học
G chuẩn bị: - Tài liệu điều chỉnh hướng dẫn dạy học bài 2A (tiết 1)
 - Phiếu bài tập nội dung 3
III.Các hoạt động học:
* Khởi động:
 	- Trưởng ban văn nghệ cho lớp hát bài: Quê hương tươi đẹp
 ? Bạn có cảm nhận gì sau khi hát bài hát này?
	+ CTHĐTQ cho cả lớp quan sát các bức tranh, ảnh các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thủ đô Hà Nội( khoảng 5 địa danh)
	+ HS dưới lớp ghi nhanh tên địa danh vào bảng, các HS có kết quả sai sẽ hát chung 1 bài hát bất kỳ
	+Tuyên dương các bạn thi tốt
 	- GV dẫn dắt vào bài: Đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp, rất nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Bài học hôm nay sẽ đưa các em đi thăm một trong những cảnh đẹp đó.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi vở 
 - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát tranh và đọc lời giải thích về Khuê Văn Các.
Việc 1: Em thực hiện các yêu cầu sau:
 - Quan sát các bức hình và đọc thầm lời giới thiệu trang 22 trong tài liệu HDH.
- Nêu tên di tích có trong hình.
- Nêu những hiểu biết của em về Khuê Văn Các.
Việc 1: Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm chia sẻ và thống nhất kết quả .
2. Nghe đọc bài văn 
Việc 1: Em mở bài Nghìn năm văn hiến (trang 23 – tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 5)
Việc 2: Nghe cô giáo đọc và đọc thầm bài Nghìn năm văn hiến , đồng thời dùng bút chì đánh dấu vào những chỗ cô giáo ngắt nghỉ hơi.
3. Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
Việc 1: Em đọc các từ ngữ và lời giải nghĩa trong nội dung 3/ 24 tài liệu HDH.
Việc 2: Lấy phiếu bài tập, ghép mỗi từ đã cho với lời giải nghĩa phù hợp
Việc 1: Trao đổi về kết quả bài làm của mình.
Việc 2: NX, đánh giá bài làm của bạn.
Việc 1: Nhóm trưởng đề nghị các bạn đưa ra các từ ngữ chưa hiểu, các bạn khác nghe và giải thích cho bạn ( nếu hiểu) hoặc tìm hiểu trong từ điển thư viện lớp ( Nếu không thấy nhờ trợ giúp giáo viên )
Việc 2: NT điều hành cả nhóm trả lời câu hỏi:
? Theo bạn Quốc Tử Giám là gì?
? Truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp gọi là gì?
? Bạn hiểu Văn miếu nghĩa là thế nào?
? Người như thế nào được gọi là Tiến sĩ?
? Bạn nào giải nghĩa cho tớ từ Chứng tích?
4. Luyện đọc văn bản
Việc 1: Đọc thầm nội dung 4/24 tài liệu HDH ( 1 lần)
Việc 2 : Đọc thầm toàn bài ( 2 lần )
Việc 1:Nhóm trưởng tổ chức các bạn đọc nối tiếp ( 2-3 lần)
Việc 2 :Thi đọc trong nhóm và bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm
5. Thảo luận và trả lời câu hỏi
Việc 1: Đọc thầm các câu hỏi trong nội dung 5/24- 25 tài liệu HDH: 1 lần
Việc 2: Đối chiếu thông tin trong bài văn để trả lời câu hỏi, ghi ra nháp ý của mình.
Việc 1: Chủ động chia sẻ câu trả lời với bạn và lắng nghe, nhận xét câu trả lời của bạn
Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm trả lời các câu hỏi ở nội dung 5
Việc 2: Các bạn trong nhóm chú ý lắng nghe, NX, bổ sung.
Việc 3: Báo cáo với cô giáo những việc các em đã làm.
Hoạt động kết thúc tiết học
Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trong lớp về giờ học
Việc 1: Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. Bình chọn nhóm đọc hay nhất.
Việc 2: Cho các bạn nêu những hiểu biết về Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Việc 3: Đề nghị các bạn: Viết cảm nhận của mình sau khi học. Viết xong gửi thư vào Hộp thư bè bạn.
Việc 4: Ban học tập gọi một số bạn lên đọc thư của mình cho cả lớp nghe.
* Chia sẻ với người thân những hiểu biết của em về Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
BÀI 4.ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SÔ
Mục tiêu:
Củng cố cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số.
II. Chuẩn bị 
- Phiếu bài tập tr 15
III. Tiến trình.
A .HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1.Nêu cách thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia hai phân số
* Việc 1: Em mở Tài liệu hướng dẫn học Toán 5 (trang 15).
* Việc 2: Đọc thầm nội dung 1,2 (trang 15-sách HDH) 
* Việc 1:- Các em đọc cho nhau nghe cách thực hiện phép cộng, phép trừ hai phân số .
* Việc 2: - Nêu ví dụ minh họa.
* Việc 3: - Rút ra sự giống nhau và khác nhau trong cách cộng, trừ phân số
* Việc 4: -Các em đọc cho nhau nghe cách thực hiện phép nhân, phép chia hai phân số và đố bạn.
* Việc 1: Bạn phụ trách thời gian yêu cầu các bạn hoạt động cả nhóm.
* Việc 2: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ.
* Việc 3: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm.
3. Tính 
* Việc 1: Em đọc thầm nội dung 3 hướng dẫn học Toán trang 16.
* Việc 2: Em dùng bút chì thực hiện các phép tính ra nháp. 
* Việc 1:- Các em đọc cho nhau nghe các phép tính vừa làm.
* Việc 2: - Em trao đổi vở nháp với bạn và chia sẻ.
* Việc 1- Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ: nêu cách cộng phân số với số tự nhiên, cách trừ phân số với số tự nhiên.
	 - Nêu cách nhân, chia phân số với số tự nhiên.
4. Tính theo mẫu
* Việc 1: Em đọc thầm 2 lần mẫu hướng dẫn học Toán trang 16.
* Việc 2: Em dùng bút chì tính vào vở.
* Việc 1:- Các em đọc cho nhau nghe các phép tính vừa làm.
* Việc 2: - Em trao đổi vở với bạn và chia sẻ, rút ra kết quả đúng.
* Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ cách tính. 
* Việc 2: Viết kết quả đúng vào phiếu của nhóm.
 5. Giaỉ các bài toán sau.
* Việc 1: Em đọc thầm 2 lần nội dung bài 5 hướng dẫn học Toán trang 17.
* Việc 2: Em dùng bút làm bài vào vở.
* Việc 1:- Các em đọc cho nhau nghe bài vừa làm.
* Việc 2: - Em trao đổi vở với bạn và chia sẻ.
* Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ: cách làm bài 5.
* Việc 2: Thảo luận nhóm rút ra kết quả đúng trả lời các câu hỏi sau. Khi cộng hoặc trừ hai phân số người ta chia làm mấy trường hợp? Nêu cách tính từng trường hợp? Khi nhân hai phân số ta làm như thế nào? còn khi chia hai phân số?
Em báo cáo cùng cô giáo những việc đã làm.
* Việc 1: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng nhóm.
 5. Viết đề xuất
* Việc 1: Chủ tịch Hội đồng tự quản điều hành cho các bạn.
Yêu cầu: Các bạn hãy viết một câu hỏi sau bài học ngày hôm nay .
* Việc 2: Các em chuyển thư vào hòm thư của bạn hoặc hòm thư điều em muốn nói.
* Việc 3: Chủ tịch Hội đồng tự quản gọi các bạn chia sẻ thư của mình.
C. Hoạt động ứng dụng
1. Cùng người lớn trong gia đình thực hiện: 
Em đề xuất với người thân để được cùng làm bài tập 1, 2 phần ứng dụng.
2. Chia sẻ với các bạn ở trong lớp vào giờ Toán ngày hôm sau.
TIẾNG VIỆT
Bài 2A. Văn hiến nghìn năm (Tiết 2)
 I . Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ Tổ quốc
- Biết đặt câu phù hợp với những từ ngữ nói về Tổ quốc
II. Đồ dùng chuẩn bị
HS : Từ điển Tiếng Việt, bút dạ.
 III. Các hoạt động học:
* Khởi động:
 	- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp khởi động bằng bài hát :Quê hương tươi đẹp
 - Ban văn nghệ hỏi : 
 + Các bạn thấy quê hương của bạn nhỏ trong lời bài hát như thế nào?
 + Tình cảm của bạn nhỏ đối với quê hương mình ra sao?
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
I.Mở rộng vốn từ Tổ quốc
1.
Việc 1: Đọc thầm yêu cầu 1/ 25 tài liệu HDH 
 - Đọc thầm bài Thư gửi các học sinh hoặc Việt Nam thân yêu.
Việc 2: Em dùng từ điển để giải thích “ Tổ quốc” là gì?	
- Tìm và gạch chân những từ đồng nghĩa với từ “Tổ quốc” trong 2 bài trên. 
Việc 1: Em hãy chia sẻ bài làm , thống nhất ý kiến với bạn ngồi cạnh mình.
Việc 3: Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm chia sẻ kết quả.
Trong 2 bài đó, từ nào đồng nghĩa với “Tổ quốc”
Bạn hiểu thế nào là “ Tổ quốc”?
2.
Việc 1 : Đọc yêu cầu 2/25 trong tài liệu HDH.
 Việc 2 -Tìm thêm và viết từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc vào vở.
 - Muốn tìm từ đồng nghĩa với 1 từ cho trước em phải làm gì?
Việc 1:Em hãy chia sẻ với bạn ngồi cạnh bài làm của mình.
Việc 2 : Em hỏi bạn : “Muốn tìm từ đồng nghĩa với 1 từ cho trước bạn phải làm thế nào?”
 *Báo cáo những việc em đã làm được cho cô giáo*
3 : Trò chơi : “ Ai nhanh ai đúng ”
Việc 1 : Em hãy tìm (2- 5) từ có tiếng quốc ( với nghĩa là nước) 
Việc 2 : Em dùng từ điển để giải thích nghĩa các từ vừa tìm được.
Việc 1 : Em trao đổi thống nhất trong nhóm
Việc 2 : NT đề nghị bạn thư ký tổng hợp ý kiến thống nhất cả nhóm.
Việc 1 :Trưởng ban học tập phổ biến luật chơi:Thi tìm nhanh từ có tiếng quốc ( với nghĩa là nước)
Các nhóm dùng bút dạ viết vào bảng nhóm các từ tìm được trong thời gian tối đa là 3 phút. Nhóm nào làm xong sẽ dán lên bảng lớp. Nhóm làm nhanh và đúng nhất sẽ là nhóm thắng cuộc
Khi trưởng ban học tập hô “ bắt đầu” các nhóm mới bắt đầu chơi.
Việc 2 : Chơi
Trưởng ban học tập nói : Các bạn đã rõ luật chơi chưa?
Trưởng ban học tập hô : Bắt đầu – các nhóm ghi kết quả vào bảng nhóm và dán lên bảng lớp.
Trưởng ban học tập điều hành cho các nhóm nhận xét chéo. Mời thư ký lên ghi kết quả của các nhóm.
 + Nhóm 1,2,3. Ghi được bao nhiêu từ đúng?
 + Các bạn trong lớp có từ nào chưa hiểu nghĩa muốn yêu cầu các nhóm giải thích không?
VD : Bạn hiểu “Quốc ca ” là gì?
 Giúp tớ giải thích từ “ Quốc kì” ?
II. Đặt câu
4.
Việc 1 : - Em đọc yêu cầu 4/26 trong tài liệu HDH
Em có nhận xét gì về nghĩa của những từ ngữ đã cho trong bài?
Việc 2 : Em đặt 1 câu với một trong từ ngữ đó vào vở.
Việc 1 : Em hãy chia sẻ với bạn ngồi cạnh câu của mình vừa đặt.
Việc 1 :Nhóm trưởng điều hành :
Mời các bạn đọc câu vừa đặt. Các bạn khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
 + Câu đã đúng yêu cầu chưa?
+ Câu văn của bạn đã hay và giàu hình ảnh chưa?
Các bạn có nhận xét gì về nghĩa của các từ đã cho trong bài ?
Liên hệ
 Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trong lớp về giờ học
Việc 1: Ban học tập hỏi các bạn :
 + Bài học hôm nay giúp chúng ta mở rộng vốn từ về chủ điểm gì?
 + Bạn hãy tìm từ đồng nghĩa với “ Tổ quốc”.
Việc 2: Đề nghị các bạn: Viết cảm nhận của mình sau khi học. Viết xong gửi thư vào Hộp thư bè bạn.
Việc 3: Ban học tập gọi một số bạn lên đọc thư của mình cho cả lớp nghe
Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2015
TIẾNG VIỆT
Bài 2A. Văn hiến nghìn năm (Tiết 3)
Mục tiêu
Nghẹ viết đúng bài Lương Ngọc Quyến, nắm được cấu tạo và viết đúng phần vần của tiếng.
II. Các hoạt động học:
* Khởi động:
 	- HĐTQ tổ chức cho lớp hát và múa: Con thuyền ước mơ
	- GV dẫn dắt vào bài: 
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi vở 
 - HS đọc mục tiêu bài, HS chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Việc 1: Em đọc thầm bài Lương Ngọc Quyến- trang 26 tài liệu HDH
Việc 2 : Em thực hiện các yêu cầu sau ra nháp
+ Trong bài có những tên riêng nào? Khi viết tên riêng phải lưu ý gì?
+ Phân tích các tiếng sau : Non sông , lực lượng, khoét, bùng nổ. 
Việc 2: Em hãy chia sẻ với bạn ngồi cạnh câu trả lời của mình
II. Nghe thầy cô đọc và viết vào vở
Việc 1: Em gấp sách HDH và mở vở, ngồi đúng tư thế.
Việc 2: Nghe cô giáo đọc và viết chính tả.
Viêc 1 : Đổi vở và chữa lỗi cho bạn bằng bút chì
III. Cấu tạo của tiếng
1.
Việc 1: Em đọc yêu cầu 6/26 tài liệu HDH.
Việc 2 : Em thực hiện yêu cầu vào vở.
Việc 1: Trao đổi với bạn, thống nhất kết quả.
2.
Việc 1: Em đọc yêu cầu 7/27 tài liệu HDH.
Việc 2 : Em thực hiện yêu cầu vào nháp. 
Việc 3 :Em trả lời miệng các các câu sau:
+ Phần vần của tiếng bao gồm những âm nào?
+ Để tạo thành tiếng, phần vần bắt buộc phải có âm nào?
Việc 3: Nhóm trưởng điều hành 
- Các bạn đọc bài làm của mình và trả lời các câu hỏi trên. 
- Mời thứ ký thống nhất kết quả của cả nhóm.
* Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Làm giống như trong tài liệu HDH
TIẾNG VIỆT
Bài 2B. SẮC MÀU VIỆT NAM (Tiết 1)
Mục tiêu:
Đọc hiểu bài Sắc màu em yêu.
Học thuộc long bài thơ.
II. Các hoạt động học:
* Khởi động:
 	- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò chơi: Gọi màu
	+ Luật chơi : Ban văn nghệ hô: Gọi màu! Gọi màu! Cả lớp đáp: Màu gì, màu gì! Ban văn nghệ đáp : Màu xanh, màu xanh! Những bạn nào có màu xanh trong đồ dùng học tập của mình thì cầm lên và đứng dậy. Tương tự với các màu sắc khác còn lại( Gọi khoảng 5 màu). Bạn nào không có lần nào trùng màu được gọi thì mời lên hát 1 bài.
 + Tổ chức chơi.
 - GV dẫn dắt vào bài: 
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi vở 
 - HS đọc mục tiêu bài, HS chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát và trả lời câu hỏi.
Việc 1: Em thực hiện các yêu cầu sau:
 - Quan sát các bức tranh trang 28 trong tài liệu HDH
- Bức tranh vẽ gì? Kể tên các màu sắc trong đó.
Việc 1: Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm chia sẻ và thống nhất kết quả .
2. Nghe đọc bài văn 
Việc 1: Em mở bài Sắc màu em yêu (trang 29 – tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt 5)
Việc 2: Nghe 2 bạn đọc bài và theo dõi trong sách.
3. Luyện đọc 
Việc 1 : Đọc thầm toàn bài ( 2-3 lần )
Việc 1:Nhóm trưởng tổ chức các bạn đọc nối tiếp ( 2-3 lần)
Việc 2 :Thi đọc trong nhóm và bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm
4. Thảo luận và trả lời câu hỏi
Việc 1: Đọc thầm các câu hỏi trong nội dung 4/ 30 tài liệu HDH
Việc 2: Đối chiếu thông tin trong bài thơ để trả lời câu hỏi, ghi ra nháp ý của mình.
Việc 3: Chủ động chia sẻ câu trả lời với bạn và lắng nghe, nhận xét câu trả lời của bạn
Việc 4: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn báo cáo kết quả (cả nhóm lắng nghe – chia sẻ ý kiến). 
 - Tình cảm của bạn với quê hương, đất nước mình như thế nào?
 - Để quê hương luôn tươi đẹp, các bạn cần làm gì?
 * Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm*
5 . Thi học thuộc lòng 
Việc 1 : Em đọc thuộc lòng khổ thơ mà em thích.
Việc 2 : Tại sao em lại thích khố thơ đó?
Việc 3 : Em đọc nhẩm lại, học thuộc lòng bài thơ.
Việc 1 : Ban học tập cho các bạn đọc khổ thơ yêu thích. Các bạn khác lắng nghe, nhận xét
 + Bạn đọc đã đúng và diễn cảm chưa?
 + Vì sao bạn thích khổ thơ đó?
 Việc 2 : Bình chọn bạn đọc hay nhất.
 Việc 3 : Mời các bạn đọc thuộc lòng bài thơ. Bình chọn bạn đọc thuộc lòng tốt nhất..
Hoạt động kết thúc tiết học
Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trong lớp về giờ học
Việc 1: Đề nghị các bạn: Viết cảm nhận của mình đối với quê hương , đất nước mình. Viết xong gửi thư vào Hộp thư bè bạn.
Việc 2: Ban học tập gọi một số bạn lên đọc thư của mình cho cả lớp nghe.
 Việc 1 :Về nhà đọc thuộc long bài thơ cho người thân của em nghe.
 Việc 2 : “Thử làm hoạ sĩ ” em hãy vẽ lại những cảnh đẹp của quê hương em.
TOÁN
BÀI 5: HỖN SỐ
Mục tiêu:
Em biết :
- Đọc, viết hỗn số.
- Biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số.
I. Chuẩn bị:
- Phiếu học tập: hình vẽ bài 1 tr 19
II. Tiến trình:
*Khởi động: Hát tập thể 1 bài và Trò chơi Chuyền thư:
- Đố bạn: Có 3 cái bánh đem chia đều cho 2 người thì mỗi người được bao nhiêu bánh ?
A. Hoạt động cơ bản
1. Viết phân số dựa vào hình vẽ. 
* Việc 1: Đọc thầm yêu cầu và quan sát hình vẽ.
* Việc 2: Viếtt các phân số chỉ phần đã tô màu vào giấy nháp.
* Việc 1: Các em đọc cho nhau nghe phân số vừa tìm được.
* Việc 2: Thảo luận tìm kết quả đúng.
2. Tìm hiểu về hỗn số.
* Việc 1: Đọc thông tin và quan sát hình vẽ.
* Việc 2: Đọc số bánh trong hình vẽ.
* Việc 3: Viết hỗn số biểu thị số bánh đó.
* Việc 1: Em cùng bạn trình bày cho nhau nghe về kết quả.
* Việc 2: Trao đổi, chia sẻ và đánh giá kết quả của bạn, cùng thống nhất bổ sung nếu có.
- Nhóm trưởng điều hành cho các bạn báo cáo kết quả thực hiện viết hỗn số. Nêu cách đọc và viết hỗn số?
3. Tìm hiểu về cấu tạo của hỗn số.
* Việc 1: Đọc yêu cầu b nội dung 2.
* Việc 2: Đọc kĩ nội dung trong phần khung xanh.
* Việc 3: Lấy ví dụ về hỗn số, xác định rõ phần nguyên và phần phân số của hỗn số.
* Việc 1: Em cùng bạn đọc và giải thích cho nhau nghe.
* Việc 2: Trao đổi, chia sẻ cùng thống nhất bổ sung nếu có.
* Việc 1: - Nhóm trưởng điều hành cho các bạn báo cáo kết quả thực hiện viết hỗn số.
* Việc 2: - Trao đổi cùng bạn xem những phân số số như thế nào viết được dưới dạng hỗn số? Hỗn số gồm mấy phần? Là những phần nào? Khi viết hỗn số ta viết như thế nào?
* Việc 3: - Phần phân số của hỗn số có đặc điểm gì? Trao đổi thống nhất.
4.Ví dụ
* Việc 1: Đọc yêu cầu mục 3 của hoạt động cơ bản sách hướng dẫn trang 21.
* Việc 2: quan sát hình, viết và đọc hỗn số thích hợp với mỗi hình.
* Việc 1: Em cùng bạn đọc và giải thích cho nhau nghe.
* Việc 2: Trao đổi, chia sẻ cùng thống nhất bổ sung nếu có.
* Việc 1: - Nhóm trưởng điều hành cho các bạn báo cáo kết quả thực hiện viết hỗn số.
* Việc 2: - Trao đổi cùng bạn xem hỗn số gồm mấy phần? Là những phần nào?
* Việc 3: - Phần phân số của hỗn số có đặc điểm gì? Trao đổi thống nhất.
Em báo cáo cùng cô giáo những việc đã làm.
B. Hoạt động thực hành
1. Viết và đọc các hỗn số, biểu thị các hỗn số trên tia số:
* Việc 1: Em mở Tài liệu hướng dẫn học Toán 5 (trang 21).
* Việc 2: Em làm bài 1, 2 vào sách giáo khoa theo mẫu, và dưới mỗi vạch của tia số.
* Việc 1: - Các em cùng nhau thực hiện bài tập
* Việc 2: - Em trao đổi vở với bạn và chia sẻ.
* Việc 1: Bạn phụ trách thời gian yêu cầu các bạn hoạt động cả nhóm.
* Việc 2: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ.
* Việc 3: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm.
Em báo cáo cùng cô giáo những việc đã làm.
5. Viết đề xuất
* Việc 1: Chủ tịch Hội đồng tự quản điều hành cho các bạn.
Yêu cầu: Các bạn hãy viết một câu hỏi sau bài học ngày hôm nay.
* Việc 2: Các em chuyển thư vào hòm thư của bạn hoặc hòm thư điều em muốn nói.
* Việc 3: Chủ tịch Hội đồng tự quản gọi các bạn chia sẻ thư của mình.
C. Hoạt động ứng dụng
1. Cùng người lớn trong gia đình thực hiện: 
Em đề xuất với người thân để được cùng làm bài tập phần ứng dụng.
2. Chia sẻ với các bạn ở trong lớp vào giờ Toán ngày hôm sau.
ĐẠO ĐỨC
Bài 1: Em là học sinh lớp 5 (tiếp)
 I. Mục tiêu:
Như tiết 1
 II.Tài liệu, phương tiện:
- Kế hoạch phấn đấu của cá nhân HS.
- Truyện nói về HS lớp 5 gương mẫu, bài thơ, bài hát về chủ đề Trường em.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1:(8-10,)Thảo luận về kế hoạch phấn đấu.
 Gv yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
 GV mời 1-3 HS trình bày trước lớp .
 GV nhận xét chung, kết luận:
 Để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch.
Hoạt động 2:(8-9,)Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
 Gv gợi ý: Đó là HS trong lớp, trường hoặc sưu tầm qua đài, báo.
Gv giới thiệu thêm một vài tấm gương khác .
:(8-10,)
 Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ.
Hoạt động 3:(9-10,)Thi hát, đọc thơ,giới thiệu tranh về chủ đề Trường em.
 - GV yêu cầu HS giới thiệu tranh vẽ của mình với cả lớp.
 - HS thi hát, đọc thơ về chủ đề Trường em 
ÞGVNX, KL: 
 Chúng ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5, chúng ta yêu quý, tự hào về trường lớp. Vậy chúng ta phải học tập rèn luyệnthật tốt để xứng đáng là HS lớp 5, xây dựng lớp tốt, trường ta trở thành trường tốt.
 _______________________________________
Thứ tư ngày 26 tháng 8 năm 2015
TIẾNG VIỆT
Bài 2B. Sắc màu Việt Nam (Tiết 2)
Mục tiêu:
 - Viết được đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
II. Các hoạt động học:
* Khởi động:
 	- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát và múa: “ Reo vang bình minh” và hỏi
 + Lời bài hát tả cảnh gì? ở đâu
 + Quang cảnh đó được miêu tả như thế nào?
	- GV dẫn dắt vào bài: 
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi vở 
 - HS đọc mục tiêu bài, HS chia sẻ mục tiêu bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
I. Nhắc lại bố cục của bài văn tả cảnh.
Việc 1: Em trả lời miệng các yêu cầu sau:
 - Bài văn tả quang cảnh gồm mấy phần? Là những phần nào?
- Nêu nhiệm vụ của từng phần.
- Phần thân bài cần lưu ý điều gì?
Việc 2: Em hãy chia sẻ với bạn ngồi cạnh câu trả lời của mình
II. Viết đoạn văn tả cảnh 1 buổi trong ngày.
1.
Việc 1 : Em đọc yêu cầu 1/ 31 tài liệu HDH.
Việc 2 : Em đọc thầm 3 đoạn văn trong phần b trang 31, 32 của tài liệu HDH và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Các đoạn văn miêu tả thời gian nào trong ngày? Địa điểm tác giả miêu tả là ở đâu?
 + Khi viết 1 đoạn văn em cần chú ý điều gì?
 + Hãy tìm những hình ảnh em thích trong các đoạn văn đó và lý giải vì sao em thích?
Việc 1 : Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ bài làm bằng các câu hỏi trên.
 2.
Việc 1 : Em thực hiện viết đoạn văn tả cảnh một buổi sáng ( hoặc trưa, chiều ) trong vườn cây ( hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy) vào vở.
Việc 2 : Khi viết xong, em đọc lại bài của mình.
Việc 1 : Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc đoạn văn của mình. Các bạn khác lắng nghe nhận xét.
 + Đoạn văn của bạn đã đúng yêu cầu chưa? Diễn đạt đã tốt chưa? Câu văn có giàu hình ảnh và sinh động không?
 + Trong đoạn văn bạn đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
Việc 2 : Bình chọn đoạn văn hay nhất.
Việc 1: Ban học tập điều hành : 
Mời đại diện nhóm đọc đoạn văn.
Các bạn khác nhận xét.
Việc 2: Bình chọn đoạn văn hay nhất.
Để có 1 đoạn văn tả cảnh đúng yêu cầu và hay, các bạn phải làm như thế nào?
Để quê hương đất nước, nơi mình đang sinh sống trở nên đẹp hơn , mỗi chúng ta cần làm gì?
Việc 3 : Phát giấy cho các bạn. Đề nghị các bạn viết 1 câu về nói lên cảm nhận của mình sau tiết học và gửi vào Hộp thư bè bạn.
TOÁN
HƯỚNG DẪN HỌC
BÀI 6: HỖN SỐ ( tiếp theo)
Mục tiêu:
- Em biết cách chuyển một hỗn số thành phân số.
I. Chuẩn bị
- Thẻ số bài 1 tr 23 
II. Tiến trình.
TIẾT 1
*Khởi động: Hát tập thể 1 bài và Trò chơi Chuyền thư:
- Đố bạn: Nêu phần nguyên và phần phân số của hỗn số 2
A. Hoạt động cơ bản
1. Chơi trò chơi: Trò chơi “ Ghép thẻ” hình và thẻ ghi hỗn số tương ứng.
* Việc 1: Thư kí chia thẻ cho các bạn trong nhóm.
* Việc 2: Bạn Chủ tịch Hội đồng tự quản điều khiển trò chơi.
Cách chơi: Mỗi em tự ghép thẻ hình và thẻ hỗn số tương ứng, nói cho bạn nghe về cách ghép của mình.
* Việc 3: Bạn Chủ tịch Hội đồng tự quản chia sẻ sau khi chơi.
2. Cách viết hỗn số dưới dạng phân số.
* Việc 1: Quan sát hình vẽ.
* Việc 2: Viết hỗn số chỉ phần đã tô màu của hình vẽ.
* Việc 3: Tính và nêu nhận xét:=..
* Việc 1: Em và bạn đổi vở kiểm tra.
* Việc 2: Trao đổi, chia sẻ và đánh giá kết quả của bạn, cùng thống nhất bổ sung nếu có.
3. Tìm hiểu về cách viết hỗn số dưới dạng phân số
a.* Việc 1: Đọc thầm yêu cầu b/2 tài liệu hướng dẫn trang24.
* Việc 2: Đọc kĩ nội dung trong khung xanh và đối chiếu với cách thực hiện của em ở phần 
* Việc 1: Em cùng bạn trình bày cho nhau nghe về cách viết hỗn số dưới dạng phân số.
* Việc 2: Trao đổi, chia sẻ với bạn, cùng thống nhất cùng thống nhất cách viết hỗn số dưới dạng phân số.
* Việc 1: Bạn phụ trách thời gian yêu cầu các bạn hoạt động cả nhóm.
* Việc 2: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ.
* Việc 3: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm.
- Hội đồng tự quản cho cả lớp chia sẻ hoạt động và thực hiện.
(Trưởng ban học tập mời các bạn nêu cách viết các hỗn số dưới dạng phân số).
4. Ví dụ viết hỗn số dưới dạng phân số.
* Việc 1: Đọc nội dung 3 phần cơ bản tài liệu hướng dẫn trang 24.
* Việc 2: Viết các hỗn số thành phân số vào vở.
* Việc 1: Em và bạn đổi vở kiểm tra.
* Việc 2: Trao đổi, chia sẻ và nêu cách viết hỗn số dưới dạng phân số. Khi viết hỗn số dưới dạng phân số tử số viết như thế nào? còn mẫu số của phân số?
Em báo cáo cùng cô giáo những việc đã làm.
5. Viết đề xuất
* Việc 1: Chủ tịch Hội đồng tự quản điều hành cho các bạn.
Yêu cầu: Các bạn hãy viết một câu hỏi sau bài học ngày hôm nay.
* Việc 2: Các em chuyển thư vào hòm thư của bạn hoặc hòm thư điều em muốn nói.
* Việc 3: Chủ tịch Hội đồng tự quản gọi các bạn chia sẻ thư của mình.
Thứ năm ngày 27 tháng 8 năm 2015
TIÉNG VIỆT
Bài 2B. SẮC MÀU VIỆT NAM (Tiết 3
I.Mục tiêu:
Học sinh kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một anh hùng, danh nhân của nước ta.
Đồ dùng dạy học
- G chuẩn bị: Tài liệu điều chỉnh hướng dẫn dạy học bài 2B (tiết 3)
- H chuẩn bị: Câu chuyện nói về một anh hùng hay danh nhân của nước ta.
III.Các hoạt động học:
* Khởi động:
 	- Việc 1: Trưởng ban học tập cho các nhóm thi viết tên các anh hùng, danh nhân của nước ta ra bảng nhóm.( 3 phút)
 - Việc 2: Các nhóm dán bảng nhóm lên bảng lớp, chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm.
 - Việc 3: Trưởng ban học tập cho các nhóm NX và tìm ra nhóm thắng cuộc
	- GV dẫn dắt vào bài: Qua trò chơi, cô thấy các em biết rất nhiều tên các anh hùng, danh nhân của nước ta. Các em hiểu về các anh hùng, danh nhân đó như thế nào. Chúng ta sẽ cùng nhau kể về họ cho nhau nghe qua tiết học hôm nay. 
- GV ghi đề bài trên bảng 
 - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
2 Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng hoặc một danh nhân của nước ta.
Việc 1: Đọc thầm gợi ý trang 33 trong tài liệu HDH: 1 lần
Viêc 2: Trả lời các câu hỏi sau:
? Những người như thế nào được gọi là anh hùng, danh nhân?
? Em đã được đọc, được học những chuyện kể về anh hùng, danh nhân nào?
? Em tìm những câu chuyện về anh hùng, danh nhân ở đâu?
? Khi kể chuyện, em phải kể theo trình tự nào?
Việc 1: Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm chia sẻ và thống nhất kết quả .
Việc 1: Chọn 1 câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về một anh hùng hoặc một danh nhân của nước ta.
Việc 2: Nhớ lại câu chuyện
Việc 3: Tìm hiểu về ý nghĩa câu chuyện.
Việc 1: Nhóm trưởng nêu tiêu chí đánh giá: nội dung, cách kể, khả năng hiểu chuyện.
Việc 2: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn trong nhóm kể chuyện: mỗi bạn được kể 1 lần
Việc 3: Các bạn trong nhóm lắng nghe, NX
3. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn lần lượt trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Việc 2: Các bạn khác lắng nghe, NX
4. Thi kể trước lớp
Việc 1: Trưởng ban học tập điều hành cho các nhóm thi kể chuyện và trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (những bạn cùng kể 1 câu chuyện)
Việc 2: Bình chọn những bạn kể chuyện hay.
Việc 3: Đề nghị các bạn: Viết cảm nhận của mình sau khi học. Viết xong gửi thư vào Hộp thư bè bạn.
Việc 4: Ban học tập gọi một số bạn lên đọc thư của mình cho cả lớp nghe.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Thực hiện như HDH
TOÁN
TIẾT 2
B. Hoạt động thực hành
1. Chuyển các hỗn số sau thành phân số
* Việc 1: Em mở Tài liệu hướng dẫn học Toán 5 (trang 25).
* Việc 2: Em làm bài vào vở nháp bài 1, 2.
* Việc 1: - Các em cùng nhau thực hiện bài tập
* Việc 2:- Em trao đổi vở với bạn và chia sẻ.
* Việc 1: Bạn phụ trách thời gian yêu cầu các bạn hoạt động cả nhóm.
* Việc 2: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ.
* Việc 3: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm.
2. Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện phép tính theo mẫu. 
* Việc 1: Em đọc 2 lần mẫu bài 3 hướng dẫn học Toán 5 trang 25.
* Việc 2: Em dùng bút làm vào vở.
* Việc 1: - Các em cùng nhau thực hiện bài tập
* Việc 2:- Em trao đổi vở với bạn và chia sẻ.
* Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ: Khi thực hiện phép tính các hỗn số trước tiên ta phải làm gì?
* Việc 2: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm.
3. So sánh các hỗn số. 
* Việc 1: Em đọc nội dung bài 4 hướng dẫn học Toán 5 trang 25.
* Việc 2: Em dùng bút làm vào vở.
* Việc 1: - Các em cùng nhau thực hiện bài tập
* Việc 2:- Em trao đổi vở với bạn và chia sẻ.
* Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ: Khi so sánh các hỗn số ta chia ra làm mấy trường hợp? Nêu cách so sánh trong từng trường hợp?
* Việc 2: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm.
4. Đúng ghi Đ, sai ghi S. 
* Việc 1: Em đọc nội dung bài 5 hướng dẫn học Toán 5 trang 25.
* Việc 2: Em dùng bút chì làm vào tài liệu hướng dẫn.
* Việc 1: - Các em cùng nhau thực hiện bài tập
* Việc 2:- Em trao đổi vở với bạn và chia sẻ.
* Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ: Nêu cách làm.
* Việc 2: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm.
Em báo cáo cùng cô giáo những việc đã làm.
5. Viết đề xuất
* Việc 1: Chủ tịch Hội đồng tự quản điều hành cho các bạn.
Yêu cầu: Các bạn hãy viết một câu hỏi sau bài học ngày hôm nay.
* Việc 2: Các em chuyển thư vào hòm thư của bạn hoặc hòm thư điều em muốn nói.
* Việc 3: Chủ tịch Hội đồng tự quản gọi các bạn chia sẻ thư của mình.
C. Hoạt động ứng dụng
1. Cùng người lớn trong gia đình thực hiện: 
Em đề xuất với người thân để được cùng thực hiện bài 1, 2 trong tài liệu hướng dẫn trang 26.
2. Chia sẻ với các bạn ở trong lớp vào giờ Toán ngày hôm sau.
Thứ sáu ngày 28 tháng 8 năm 2015
TIẾNG VIỆT
Bài 2C. NHỮNG CON SỐ NÓI GÌ?
I. Mục tiêu
1. Bước đầu biết lập báo cáo thống kê.
2. Tìm được các từ đồng nghĩa, sử dụng được từ đồng nghĩa để viết đoạn văn.
II. Chuẩn bị
 - Phiếu bài tập, thẻ từ.
III. Các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Khởi động:
Nhận xét về báo cáo thống kê.
Việc 1: Đọc thầm 2 - 3 lần bài Nghìn năm văn hiến.
Việc 2:Dựa vào bài Nghìn năm văn hiến cho biết:
+ Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075 đến năm 1919.
+ Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại.
+ Số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay.
- Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới hình thức nào?
- Các số liệu thống kê nói trên có tác dụng gì?
Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn báo cáo.
Việc 2: Các bạn trong nhóm nhận xét và sửa sai (nếu có).
Việc 3: Báo cáo với cô giáo những việc nhóm đã làm.
Thống kê số học sinh trong lớp theo những yêu cầu sau:
Việc 1: Thống kê số học sinh trong lớp theo những yêu cầu sau:
Tổ
Số học sinh
Học sinh nữ
Học sinh nam
Học sinh xuất sắc
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
Tổng số học sinh trong lớp
Việc 1: Đổi bài làm với bạn ngồi cạnh, chia sẻ, thống nhất cách làm. 
Việc 2: Đánh giá, nhận xét, bổ sung bài làm của bạn.
Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn báo cáo.
Việc 2: Các bạn khác lắng nghe, bổ sung (nếu có)
Việc 3: Báo cáo với cô giáo những việc nhóm đã làm.
Việc 1: Ban học tập nêu câu hỏi:
Nêu cách trình bày bảng thống kê?
Bảng thống kê có tác dụng gì?
Việc 2: TBHT: Theo các bạn, bạn nào có câu trả lời hay, phù hợp.
*******************************
* Khởi động:
3. Tìm và ghi vào vở những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:
Việc 1: Đọc thầm yêu cầu ND 3/36
Việc 2: Ghi lại các từ đồng nghĩa vào vở.
Việc 1: Đổi chéo vở.
Việc 2: Chia sẻ thố

Tài liệu đính kèm:

  • docthiet_ke_huong_dan_hoc_sinh_tu_hoc_cac_mon_lop_5_tuan_2_nam.doc