Họ và tên: Lớp: 6/ THI KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐIỂM I ) Trắc nghiệm: (3 điểm) – Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 đ. Đọc đoạn văn và các câu hỏi trả lời bằng cách khoanh tròn câu đúng nhất . “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi, mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thưở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi, chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con Hải âu bay ngang, là là nhịp cánh....” 1) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? a) Lao xao b) Vượt thác c) Cô Tô d) Sông nước Cà Mau 2) Tác giả đoạn văn trên là ai? a) Nguyễn Tuân b) Duy Khán c) Tố Hữu d) Võ Quảng 3) Cảnh trên là một bức tranh như thế nào? a) Bao la, bát ngát b) Hùng vĩ, tráng lệ c) Duyên dáng, trữ tình d) Sâu thẳm, huyền bí 4) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn? a) So sánh b) Nhân hóa c) Ẩn dụ d) Hoán dụ 5) Câu nào dưới đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là? a) Mẹ là ngọn gió của con suốt đời b) Người ta gọi chàng là Sơn Tinh c) Bồ Các là bác chim ri d) Tre là người bạn thân thiết của nhà nông 6) Có mấy kiểu hoán dụ thường gặp? a) Một b) Ba c) Năm d) Bốn 7) “Biển lúc tẻ nhạt, lúc lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng”. Câu văn trên có bao nhiêu chủ ngữ, vị ngữ? a) Một vị ngữ, nhiều chủ ngữ b) Một chủ ngữ, một vị ngữ c) Một chủ ngữ, nhiều vị ngữ d) Hai chủ ngữ, hai vị ngữ 8) Bài thơ: “Đêm nay Bác không ngủ” Minh Huệ đã kết hợp khéo léo các phương thức biểu đạt nào? a) Kể- Biểu cảm b) Miêu tả- Kể c) Miêu tả- Nghị luận d) Miêu tả- Kể- Biểu cảm 9) Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” em thấy nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách nào? a) Tự tin, dũng cảm b) Hung hăng, xốc nổi c) Tự phụ, kiêu căng d) Khệnh khạng, xem thường mọi người. 10) Ở vùng Cà Mau, người ta gọi tên đất, tên sông theo cách nào? a) Theo những danh từ mỹ lệ b) Theo đặc điểm riêng biệt của đất, của sông c) Theo thói quen trong đời sống; d) Theo cách của cha ông để lại 11) Dòng nào dưới đây không phải là từ láy? a) lâm thâm b) nằng nặc c) ngủ ngon d) đinh ninh 12) Dòng nào sau đây sử dụng biện pháp nhân hoá? a) Con sông thức tỉnh b) Miệng cười như thể hoa ngâu c) Cả hội trường vỗ tay rào rào d) Chị ấy có một giọng nói rất ấm II) Tự luận : 7 điểm Câu 1 (2 điểm) Chép lại hai khổ thơ đầu của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (1 điểm) Anh đội viên thức dậy Thấy trời khuya lắm rồi Mà sao Bác vẫn ngồi Đêm nay Bác không ngủ Lặng yên nhìn bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm Trời thì mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác. Bài thơ kể lại câu chuyện gì? Bài thơ kể về một đêm Bác không ngủ trong chiến dịch Biên giới. Câu 2 (5 điểm) Tả cơn mưa rào ở làng quê. Cả mấy tháng hè nay, trời không có một giọt mưa nào. Trời oi bức, khó chịu vô cùng. Ai trong vùng cũng mong có một trận mưa rào để giải tỏa nổi khác nước của đồng ruộng lúa, ngô. Như nghe được lời cầu nguyện, chiều nay mưa thật. Đang chói chang nắng bổng một đội quân mây đen hùng hậu kéo đến. Tướng lĩnh của đội quân là Mặt Trời đang mặt một bộ giáp đen xông pha trận mạc. Mọi người tranh thủ lấy đồ phơi ở ngoài vào. Gà mẹ hấp ta hấp tấp kêu gọi lũ con ngơ ngác từ ngoài vào. Gió gào thát từng cơn như muốn khoa tài. Đống lá khô trước nhà em đã bị gió quật tơi tả. Chúng mang từng chiếc lá đi khắp nơi. Những chú chó chạy nhanh vào nhà bếp. Tội nghiệp nhất là mèo. Mèo ta đang phơi nắng mà trời bổng mưa chắc cũng khó chịu lắm đây! Anh em nhà sấm đứng cười khanh khách phun ra những tia sét chói lòa. Cuối cùng là đội kị binh mưa. Nhanh thật, mới vài giây trước mưa mới ở đầu sông mà giờ đã kéo tới đây. Lộp bộp Lộp bộp Mưa đã bắt đầu càn quét. Mưa càng ngày càng lớn. Mưa ngả mưa nghiêng đan cháo nhau thành một bức tường nước trắng xóa. Mưa tạt vào mặt người đi đường khiến họ ran rát. Bấy giờ, những ai gan lì nhất cũng không dám ra đường. Lâu lâu, những chiếc xe ô tô như những con ngựa vọt nhanh giữa những chiếc cung nước mát lạnh. Nước từ máng xói ào ào đổ xuống. Nước đổ từ máng xói xuống ống cống chảy dài. Những chiếc tàu lá chuối bị quật tả tơi. Đây rồi, hơi nồng của những cơn mưa đầu mùa bay vào nhà! Nước như muốn nói lên sự lợi hại của mình, từ trời tuôn trào bão tên nước. Cuốn phăng đá, những gì cản đường nó với sức mạnh không gì ngăng nổi. Cây lá nhảy múa như vui cùng đoàn quân nước chiến thắng. Trận mưa nào cũng phải có hồi kết. Mưa bớt dần rồi tạnh hẳn. Sau mưa, đất trời trong xanh yên bình. Bầu trời như một tấm kính lau sạch bụi. Nó vốn trong xanh rồi nay còn trong hơn. Từ hướng nào cơn mưa đến, hướng đó lại có một cầu vòng đôi. Ôi! Đất trời đẹp biết bao. Những chiếc lá xanh sau khi tắm một lúc thì nay có vẻ khỏa đẹp hơn trước. Dưới những vũng nước, những mái đầu tụm năm, tụm bảy thả thuyền giấy mà chúng gầy công xếp được. Mặt được hiện giờ vẫn còn ứ nước. Ống cống như là một máy hút nước làm việc cật lưc mong sau hút sạch cho người đi đường không bị văng nước. Giờ đây, những chú mèo tiết tục ra rám nắng tiếp. Gà mẹ dẫn gà con đi kiếm những miếng mồi béo bở trong khu vường Cơn mưa đã giải tỏa nổi khác nước cho đồng ruộng để cây cối tốt hơn, sinh trưởng nhanh hơn. Riêng em, em thấy trận mưa sẽ giúp tả giải tỏa tinh thần khó chịu để học tập tốt hơn, hiệu quả cao hơn. Hạn chế được hạn hán và giúp cho toàn bộ sinh vật tốt hơn. Khen thôi chứ mưa nhiều quá là không được nhe! ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Trắc nghiệm: (3 điểm) 1c 2a 3b 4a 5b 6d 7c 8d 9a 10b 11c 12a Tự luận: (7 điểm) Câu 1: (2 đ) Chép đúng 2 khổ thơ đầu (1 đ) Nêu đúng nội dung câu chuyện (1 đ) Câu 2: (5 đ) Nội dung: 1 điểm Mở bài: (0.5 đ) Lý do chọn cảnh mưa mùa nào? Thân bài: (3 đ) Cảnh trước khi mưa. (1 đ) Cảnh trong cơn mưa. (1 đ) Cảnh sau khi mưa. (1 đ) Kết bài: 1 điểm Cảm xúc và tâm trạng của em về cơn mưa. Hình thức: 1 điểm Viết đúng thể loại, đúng bố cục. Không sai phạm lớn về chính tả, từ, câu. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Cấp độ Tên Chủ đề (nội dung, chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1 Văn học Truyện dân gian Cô Tô tác giả Sông nước Cà Mau Bài học đường đời đầu tiên Đêm nay Bác không ngủ Cô Tô Đêm nay Bác không ngủ Số câu Số điểm Tỉ lệ: Số câu 4 Số điểm 1 đ Tl:10% Số câu 1 Số điểm 2 Tl:20% Số câu 2 Số điểm 0,5 Tl:5% Số câu 7 Số điểm:3,5 Tỉ lệ:35% Chủ đề 2 Tiếng việt Từ,cụm từ So sánh câu trần thuật đơn có từ là Hoán dụ , Từ láy Chủ ngữ vị ngữ nhân hóa Số câu Số điểm Tỉ lệ% Số câu 4 Số điểm 1 đ Tl:10% Số câu 2 Số điểm 0,5 Tl:5% Số câu 6 Số điểm: 1,5đ Tl:15% Chủ đề 3 Tập làm văn Viết bài tập làm văn tự sự Nhận biết kiểu bài, phương pháp Nội dung, kiến thức, lựa chọn, từ ngữ, phương pháp thích hợp Biết cách trình bày từng thân bài thành từng đoạn văn tương ứng Vận dụng kĩ năng viết bài văn miêu tả Số câu 1 Số điểm Tỉ lệ% 1 đ T l%:10% Số điểm 2đ Tl:20% Số điểm 1đ Tl:10% Số câu 1 Số điểm 1 Tl:10% Số câu1 Số điểm 5đ Tl:50% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ Số câu 9 Số điểm 5 50% Số câu 4 Số điểm 3 30% Số câu 1 Số điểm 2 20% Số câu 14 Số điểm 10 100%
Tài liệu đính kèm: