TÀI LIỆU ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ II MÔN TOÁN LỚP 5 PHẦN 1: TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN ÔN TẬP GIỮA KỲ II Muốn chuyển hỗn số thành phân số ta làm như sau: - Lấy phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ta được tử số của phân số mới và giữ nguyên mẫu số. Ví dụ: - Muốn cộng, trừ, nhân, chia các phép tính có hỗn số ta cần chuyển đổi các hỗn số thành phân số hoặc số thập phân rồi mới thực hiện tính. Phân số thập phân là những phân số có mẫu số là: 10; 100; 1000;.....Ví dụ: - Muốn chuyển phân số thập phân thành hỗn số ta lấy tử số chia cho mẫu số. Thương tìm được là phần nguyên, số dư là tử số và giữ nguyên mẫu số. Các bảng đơn vị đo a- Bảng đơn vị đo độ dài: km; hm; dam; m; dm; cm; mm. Chú ý: Hai đơn vị đo liền kề hơn hoặc kém nhau 10 lần. b- Bảng đơn vị đo khối lượng: tấn; tạ; yến; kg; hg; dag; g. Chú ý: Hai đơn vị đo liền kề hơn hoặc kém nhau 10 lần. c- Bảng đơn vị đo diện tích: km2; hm2; dam2; m2; dm2; cm2; mm2. Chú ý: Hai đơn vị đo liền kề hơn hoặc kém nhau 100 lần. (1hm2 = 1ha = 10 000 m2) d- Bảngđơn vị đo thể tích: m3; dm3; cm3; mm3. Chú ý: Hai đơn vị đo liền kề hơn hoặc kém nhau 1000 lần. (1 dm3 = 1 lít) e- Bảngđơn vị đo thời gian: Giờ (h); Phút (m); Giây (s). Chú ý: Hai đơn vị đo liền kề hơn hoặc kém nhau 60 lần. (1 h = 60 m = 3600 s) 1 thế kỷ = 100 năm; 1 năm =12 tháng = 365 ngày; 1 năm nhuận =366 ngày (Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận) 1 tuần lễ = 7 ngày; 1 ngày = 24 giờ; 1 giờ =60 phút; 1 phút =60 giây. Các phép tính trên số thập phân a- Phép cộng hai số thập phân: - Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng được đặt thẳng cột với nhau, dấu phẩy đặt thẳng dấu phẩy. - Cộng như cộng các số tự nhiên. - Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng. b- Phép trừ hai số thập phân: - Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng được đặt thẳng cột với nhau, dấu phẩy được đặt thẳng với dấu phẩy. - Trừ như trừ các số tự nhiên. - Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với dấu phẩy của số bị trừ và số trừ. c- Phép nhân hai số thập phân: - Đặt tính và nhân như nhân các số tự nhiên. - Đếm xem trong phần thập phân của cả 2 thừa số có bao nhiêu chữ số thì dùng dấu phẩy tách ra ở tích bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái. d- Phép chia hai số thập phân: - Đếm xem trong phần thập phân của số chia có bao nhiêu chữ số thì dịch chuyển dấu phẩy của số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số. - Bỏ dấu phẩy cũ ở số bị chia và số chia rồi chia. Hình tam giác và diện tích a- Hình tam giác: Có 3 cạnh đáy, có 3 đỉnh, có 3 đường cao, có 3 góc. b- Diện tích hình tam giác: Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao tương ứng(cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2. Diện tích = (đáy x chiều cao) : 2 Chú ý: Diện tích hình tam giác vuông bằng tích 2 cạnh góc vuông chia cho 2. Hình thang và diện tích a- Hình thang: Có 4 cạnh (2 cạnh đáy song song với nhau và 2 cạnh bên); có 4 đỉnh; có 4 góc; có thể có 4 đường cao. b- Diện tích hình thang: Muốn tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài 2 đáy nhân với chiều cao(cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2. (S là diện tích; a và b là độ dài các cạnh đáy; h là chiều cao) Chú ý: Hình thang vuông có 2 góc vuông và cạnh có 2 góc vuông đó chính là chiều cao. Chu vi và diện tích hình tròn a- Chu vi hình tròn: Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14 hoặc lấy bán kính nhân với 2 rồi nhân với số 3,14. C = d x 3,14 hoặc C = r x 2 x 3,14. Suy ra: d = C : 3,14 hoặc r = C : 2 : 3,14. b- Diện tích hình tròn: Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính nhân với số 3,14. S = r x r x 3,14 hoặc S = d x d x 3,14: 4 Suy ra: r x r = S : 3,14. Hình hộp chữ nhật a- Hình hộp chữ nhật: Có 8 đỉnh; có 12 cạnh; có 6 mặt(2 mặt đáy và 4 mặt xung quanh). b- Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật: Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao(cùng một đơn vị đo). S xqhhcn = (dài + rộng) x 2 x cao. c- Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật: Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích 2 đáy. S tphhcn = S xqhhcn + S 2 đáy d- Thể tích hình hộp chữ nhật: Muốn tính thể tích của hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao. V hhcn = dài x rộng x cao. Hình lập phương a- Hình lập phương: Có 8 đỉnh; có 12 cạnh bằng nhau; có 6 mặt bằng nhau(2 mặt đáy và 4 mặt xung quanh). Chú ý: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt vì nó có tất cả 6 mặt đều là các hình vuông bằng nhau. b- Diện tích xung quanh hình lập phương: Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích 1 mặt nhân với 4. S xqhlp = cạnh x cạnh x 4 Suy ra: S 1 mặt = S xqhlp : 4 c- Diện tích toàn phần hình lập phương: Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta lấy diện tích 1 mặt nhân với 6. S tphlp = cạnh x cạnh x 6 Suy ra: S 1 mặt = S tphlp : 6 d- Thể tích hình lập phương: Muốn tính thể tích của hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh. V hlp = cạnh x cạnh x cạnh. PHẦN 2: BÀI TẬP TỰ ÔN GIỮA KỲ II ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1-THỜI GIAN LÀM BÀI: 35 PHÚT Câu 1 (1điểm): Điền vào chỗ trống: 9m3 420dm3 = ............... m3 A. B. C. D. Câu 2 (1điểm): Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 4hm2 45m2 = .......... m2 là : A. B. C. D. Câu 3 (1điểm): Đổi 23 000 000m2 ra ki-lô-mét vuông ta được : A. 2300km2 B. 23km2 C. 230km2 D. 23 000km2 Câu 4 (1điểm): Số dân của một xã là 1450 người, trong đó số nữ chiếm 48%. Hỏi xã đó có bao nhiêu nam ? A. 745 B. 696 C. 484 D. 754 Câu 5 (1điểm): Diện tích của hình tam giác là 25,3cm2, chiều cao là 5,5cm. Tính độ dài đáy của hình tam giác đó. A. 4,6cm B. 2,9cm C. 9,2cm D. 6,4cm Câu 6 (1điểm): Diện tích hình tam giác có độ dài đáy 15m và chiều cao 9m là : A. 68,6m2 B. 58,3m2 C. 58,5m2 D. 67,5m2 . Câu 7 (1điểm): Cho hình thang ABCD, có : AB = 1,6dm ; CD = 2,4dm ; AH = 1,4dm. Tính diện tích hình thang ABCD? Câu 8 (1điểm): Điền dấu (, =) thích hợp vào chỗ chấm : 4m2 9dm2 .......... 49dm2 b) 6dm2 5cm2 .......... 650cm2 5cm2 40mm2 ... 540mm2 d) 120 000cm2 ......... 12m2 Câu 9 (1điểm): Đúng ghi Đ, sai ghi S : a) Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy. b) Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 4. Câu 10 (1điểm): Một cửa hàng định giá bán một chiếc cặp là 65 000 đồng. Nhân dịp khai giảng năm học mới, cửa hàng quyết định hạ giá 12%, tuy vậy cửa hàng đó vẫn được lãi 4% so với giá vốn. Hỏi giá vốn của chiếc cặp đó là bao nhiêu đồng ? Lời giải: .. Tóm tắt đề .. Đáp số: . ĐỀ ÔN TẬP SỐ 2-THỜI GIAN LÀM BÀI: 35 PHÚT Câu 1 (1điểm): Số đo thích hợp để viết vào chỗ chấm của 235 giây = .......... là : A. 4 phút 5 giây B. 3 phút 55 giây C. 3 phút 15 giây D. 2 phút 45 giây Câu 2 (1điểm): Đầu tháng, bếp ăn của nhà trường dự trữ gao đủ ăn cho 100 học sinh bán trú trong 26 ngày, thực tế đã có thêm 30 học sinh bán trú nữa. Hỏi số gạo dự trữ đó đủ cho học sinh bán trú ăn trong bao nhiêu ngày ? A. 22 ngày B. 21 ngày C. 20 ngày D. 25 ngày Câu 3 (1điểm): Viết kết quả dưới dạng số thập phân ta được : A. 5,073 B. 5,73 C. 57,3 D. 6,703 Câu 4 (1điểm): Chuyển thành phân số ta được : A. B. C. D. Câu 5 (1điểm): bằng phân số nào sau đây ? A. B. C. D. Câu 6 (1điểm): Số thập phân có hai mươi đơn vị, mười tám phần nghìn viết là : A. 20,18 B. 20, 018 C. 20,0018 D. 20,108 . Câu 7 (1điểm): Người ta trả một tấm thảm hình thoi có độ dài hai đường chéo là m và 3m lên trên nền một căn phòng hình chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 4m. Tính diện tích phần nền căn phòng không được trải thảm. . Câu 8 (1điểm): Một ô tô trong 3 giờ đi được 261km. Hỏi trong 7 giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét ? Tóm tắt đề: .. Câu 9 (1điểm): Mua 5kg gạo hết 80 000 đồng. Hỏi mua 12kg gạo hết bao nhiêu tiền ? Tóm tắt đề: .. .. Câu 10 (1điểm): Đúng ghi Đ, sai ghi S : a) 6 yến > 71kg b) 540kg = 5 tạ 4 yến ĐỀ ÔN TẬP SỐ 3-THỜI GIAN LÀM BÀI: 35 PHÚT Câu 1 (0,5điểm): Chữ số 5 trong số 254. 836 chỉ: A. B. C. D. Câu 2 (1điểm): Phép trừ 712,54 - 48,9 có kết quả đúng là: A. B. C. D. Câu 3 (1điểm): Lớp học có 32 học sinh số học nữ 12 . Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp? A. B. C. D. Câu 4 (1điểm): Giá trị của biểu thức: là: A. 1,05 B. 15 C. 10,05 D. 10,5 Câu 5 (1điểm): 1 thế kỷ .............năm. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: A. 100 B. 1000 C. 10 D. 10000 Câu 6 (0,5điểm): Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 3m25dm2= m2 là: A. 3,5 B. 3,05 C. 30,5 D. 3,005 Câu 7 (1điểm): Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 3tấn5kg = tấn là: A. 3,5 B. 3,05 C. 30,5 D. 3,005 Câu 8 (1điểm): Tìm x biết: 125,5 : x = 35,5 x + 15,5 = 35,5 Câu 9 (1điểm): Tính: b) 33 phút 35 giây - 25 phút 22 giây a) 6 giờ 32 phút + 3 giờ 5 phút d) 30 phút 15 giây : 5 c) 5 phút 6 giây x 5 Câu 10 (1điểm): Một hình thang có đáy lớn 120dm, đáy bé 80dm, chiều cao 40dm. Tính diện tích hình thang đó. Đáp số: Lời giải: Tóm tắt đề: Click để điền đáp án PHIẾU ĐIỀN ĐÁP ÁN (Sau khi điền đáp án sẽ nhận được điểm ngay lập tức) CHÍNH SÁCH KHEN THƯỞNG Căn cứ xét khen thưởng: - Hệ số 1: Mỗi buổi học có một bài TEST 15 phút để điểm danh và kiểm tra kiến thức. - Hệ số 3: Kết thúc tháng học có 1 bài kiểm tra 45 phút nội dung kiến thức đã học trong tháng. - Tính điểm từ trên xuống, 20% số lượng học sinh sẽ được khen thưởng. Bổ sung: Học sinh nếu có kết quả học tập tốt trong 3 tháng liên tục sẽ nhận được phần quà riêng từ trung tâm. 2. Hình thức khen thưởng: - Giảm trực tiếp học phí của tháng tiếp theo (10% - 20% - 50%). - Sách học tập – Sách kỹ năng – Sách theo yêu cầu. - Một số quà tặng khác. Đăng ký học thử miễn phí: https://bit.ly/2NhDhxw Địa chỉ: 103 Phạm Tứ - Cẩm Lệ - ĐN Tel: 02363640898 – 0935405687 - 0979452428
Tài liệu đính kèm: