Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu quả từ việc tổ chức trò chơi trong dạy học Giáo dục công dân ở trường THCS

docx 33 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu quả từ việc tổ chức trò chơi trong dạy học Giáo dục công dân ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu quả từ việc tổ chức trò chơi trong dạy học Giáo dục công dân ở trường THCS
Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam
§éc lËp- Tù do- H¹nh phóc
§Ò tµi s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
I. S¬ yÕu lý lÞch
Hä vµ tªn: Doãn Thị Hợi
Sinh ngµy: 08 th¸ng 11 n¨m 1983
N¨m vµo ngµnh: 2007
Chøc vô: Giáo viên
Đơn vÞ c«ng t¸c: Tr­êng THCS S¬n §µ - Ba V× - Hµ Néi
Tr×nh ®é chuyªn m«n: Đại học Sư phạm Địa lí
HÖ ®µo t¹o: Chính Quy
Bé m«n gi¶ng d¹y: Địa lí 6 + 8 + 9 – công dân 6C,B
Tổ khoa học xã hội.
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
Sơ yếu lí lịch.
01
2
Mục lục.
02
3
A. Mở đầu.
03
I . Lí do chọn đề tài.
03
II. Phạm vị nghiên cứu.
04
 III. Phương pháp nghiên cứu.
05
4
B. Nội dung.
05
I. Cơ sở lí luận.
05
II. Cơ sở thực tiễn.
06
III.Giải pháp thực hiện.
06
C. Kết quả thực hiện. 
06 
 5
C. Kết luận.
07
6
Tài liệu tham khảo
08
7
Đánh giá của hội đồng khoa học
08
§Ò tµi
HiÖu qu¶ cña viÖc tæ chøc trß ch¬i
trong d¹y häc GIÁO DỤC CÔNG DÂN 
ë tr­êng thcs
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
 Giáo dục công dân(GDCD) là môn học rất quan trọng trong việc hình thành nên những thế hệ công dân trong tương lai. Môn GDCD là nền tảng để người công dân làm người thực hiện bổn phận đối với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Thông qua đó, không chỉ trang bị cho người học những tri thức đạo đức, pháp luật mà điều quan trọng là rèn luyện cho học sinh thói quen, kỹ năng và thực hiện hành vi, quan hệ giao tiếp, ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.
 Thế nhưng hiện nay, chất lượng và hiệu quả dạy học môn GDCD vẫn chưa cao, vẫn còn tình trạng học sinh chán học môn GDCD. Vậy, vấn đề đặt ra là giáo viên dạy môn GDCD như thế nào để học sinh học, thích học, không chán học môn này. Theo tôi, vấn đề cốt lõi là ở chỗ phương pháp dạy học (PPDH) của người giáo viên. PPDH môn GDCD rất đa dạng, phong phú bao gồm các PPDH truyền thống và hiện đại như: Đàm thoại, vấn đáp, thảo luận nhóm, đóng vai, trò chơi, động não, giải quyết tình huốngTùy từng nội dung bài học, từng phần, từng điều kiện dạy học của nhà trường mà giáo viên lựa chọn và sử dụng các PPDH một cách hợp lý và có hiệu quả cao nhất. Trong đó, theo tôi nghĩ sử dụng phương pháp trò chơi sẽ tạo được sự hứng thú cho học sinh, làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, vì thế mà nâng cao hiệu quả dạy học. Do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “HiÖu qu¶ từ viÖc tæ chøc trß ch¬i trong d¹y häc GDCDë tr­êng THCS ” để làm sáng kiến kinh nghiệm làn này.
 Đề tài không sao tránh khỏi những thiếu sót, mong Hội đồng khoa học và bạn bè đồng nghiệp góp ý thêm để đề tài hoàn thiện hơn và áp dụng rộng trong dạy học.
II. Phạm vi nghiên cứu:
 Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với việc: “ HiÖu qu¶ từ viÖc tæ chøc trß ch¬i trong d¹y häc GDCD ë tr­êng THCS” Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là học sinh khối 8 của Trường THCS . 
( Trong năm học 2017 – 2018).
III. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:
 - Trên cơ sở đưa ra cách tiến hành sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn GDCD nhằm nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập, làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, không bị khô khan, nhàm chán nhưng cũng không làm ảnh hưởng tới mục tiêu của bài học. Đồng thời nâng cao hơn nữa vị thế của môn GDCD trong nhà trường THCS.
 - Để làm được điều đó cần:
 + Hiểu rõ bản chất của phương pháp trò chơi, cách tiến hành trò chơi học tập
 + Thực trạng của việc dạy học môn GDCD ở trường THCS, cũng như việc vận dụng các PPDH hiện đại vào dạy học.
 + Nguyên nhân và hướng khắc phục để nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD
IV. Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu bản thân phải thực hiện các nhiệm vụ:
 - Nghiên cứu các tài liệu về “Phương pháp dạy học Giáo dục công dân”
 - Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy.
 - Nghiên cứu tài liệu gây hứng thú về dạy học Giáo dục công dân
 - Nghiên cứu tài liệu: Tâm lí học
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân lớp 7, 8.
 Sử dụng các trò chơi có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của việc đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh trong việc giảng dạy môn GDCD, để khắc phục nhược điểm trong phương pháp kiểm tra đánh giá cần phối hợp các phương pháp hiện đại. Trong đó có phương pháp trò chơi học tập, học sinh được trực tiếp trải nghiệm nên sẽ giáo dục cho các em những kĩ năng sống cơ bản, cần thiết.
PHẦN B: NỘI DUNG
II. Cơ sở lí luận:
 Trong nhiều năm qua, ngành giáo dục đã tổ chức nhiều Hội thảo, chuyên đề về “ Phương pháp dạy học tích cực”. Trong đó dạy học tích cực là học sinh tích cực hóa trong các hoạt động học tập của mình thông qua sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn của giáo viên: Học sinh chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức có ý thức và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kỹ năng đã thu nhận được.
 Khác với các bộ môn khoa học khác. Đặc thù của bộ môn Giáo dục công dân là môn học hết sức quan trọng và cần thiết ở trường THCS. Nó có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống các chuẩn mực giá trị đạo đức và pháp luật cơ bản, cần thiết đối với người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi. Qua đó, học sinh được trang bị những phương thức ứng xử cần thiết có đạo đức, có văn hóa phù hợp với những quy định của pháp luật, giúp học sinh biết sống hòa nhập trong đời sống xã hội hiện đại với tư cách là một chủ thể tích cực, năng động và làm một công dân có ích trong tương lai.
 Dạy học môn Giáo dục công dân trước đây thường thiên về giới thiệu cho học sinh hiểu khái niệm, các giá trị và chuẩn mực, sau đó buộc các em phải chấp nhận. Cách làm đó cho thấy hiệu quả rất hạn chế. Các em biết các chuẩn mực nhưng không hành động theo các chuẩn mực, vì những hiểu biết chưa chuyển thành niềm tin hay giá trị của chính các em để có thể là kim chỉ nam hướng dẫn hành động.
 Để một giá trị biến thành hành động trước tiên phải có vị thế trong chính hệ thống giá trị bản thân của mỗi người, trở thành tình cảm, niềm tin của mỗi người. Vì vậy, để hình thành và phát triển nhân cách người công dân cho thế hệ trẻ, để thực hiện được mục tiêu của môn Giáo dục công dân không thể bằng sự thuyết lý, rao giảng đạo đức của giáo viên mà phải thông qua các hoạt động và giao lưu của chính các em. Nói cách khác, quá trình dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh phải là quá trình tổ chức cho các em hoạt động và giao lưu với thầy, với bạn và với những người khác; để thông qua đó các em có thể phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học.
 Phương pháp dạy học thông qua hoạt động trò chơi là phương pháp giúp cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán. Thông qua trò chơi, ý nghĩa của nội dung bài học được truyền tải đến người học một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, dễ hiểu. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giảm bớt được sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập.
 Thông thường con người chỉ nhớ: 10% những gì họ đọc, 20% những gì họ nghe, 30% những gì họ thấy, 50% những gì họ nghe và thấy, 80% những gì họ nói và 90% những gì họ nói và làm- tức là tự họ khám phá. Vì vậy, nếu người thầy tạo được cảm xúc, sự ham thích thì động cơ và sự thay đổi của học sinh sẽ được kích thích và thúc đẩy. Trò chơi không những giúp học sinh gần gũi, cởi mở với thầy, với bạn, với người khác và tạo sự hứng thú của học sinh đối với nội dung bài học mà còn khuyến khích học sinh tiếp thu bài học một cách tự nhiên, không gượng ép, khô cứng. Từ đó, thúc đẩy học sinh linh động, áp dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống.
II. Cơ sở thực tiễn.
1. Thuận lợi:
 Được sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn tạo mọi điều kiện cho việc dạy và học ở nhà trường. 
2. Khó khăn:
 Hiện nay, mặc dù đã được Nhà nước và các địa phương quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, phương tiện dạy học được mua sắm đầy đủ hơn, tuy nhiên chất lượng bộ môn Giáo dục công dân nói riêng còn thấp.
 Mặc dù bộ môn Giáo dục công dân đóng một vai trò quan trọng nhưng ở cấp THCS, trong thực tế, hầu hết học sinh chưa ham học, chưa thực sự yêu thích bộ môn Giáo dục công dân, chỉ đối phó tức thời, không chú ý và xem đó như một môn phụ, đã có rất nhiều em không thích học môn này. Hơn nữa năng lực tiếp thu của các em cũng còn hạn chế. Các em chưa xác định được động cơ học tập, học như thế nào? học cho ai? học để làm gì? Điều kiện học tập còn chưa đáp ứng được với yêu cầu nội dung và đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay. 
Trong các giờ dạy GDCD ở các trường học hiện nay một bộ phận giáo viên chưa thực sự tâm huyết, nhiệt tình. Một số giáo viên năng lực còn có phần hạn chế, phương pháp dạy học chưa phù hợp đối tượng học sinh hoặc áp dụng các phương pháp dạy học rất máy móc thiếu sự linh hoạt và sáng tạo. Do đó trong các giờ học chưa sôi nổi. Một bộ phận giáo viên còn nặng về truyền thụ kiến thức một chiều, hoặc áp đặt học sinh theo chủ quan của mình, chưa chú ý đến khả năng tư duy sáng tạo cũng như không cho học sinh trình bày quan điểm của mình về một vấn đề gì đó, tức là không có sự tương tác giữa người dạy và người học
 Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Giáo dục công dân? Muốn nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân phải làm như thế nào? Phải làm gì để học sinh không nhàm chán và có hứng thú học môn GDCD ? Ph¶i t×m ph­¬ng ph¸p nào để có hiệu quả cho các giờ học Giáo dục công dân? Đây không đơn thuần chỉ là những câu hỏi mà đó là cả một vấn đề giáo viên cần phải giải quyết.
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDCD, theo sát công cuộc đổi mới của Ngành từ chương trình, sách giáo khoa đến phương pháp dạy học Trước thực tế đó, tôi thiết nghĩ cần phải tìm ra hướng đi mới trong việc sử dụng phương pháp trò chơi vào dạy học GDCD sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất. Với sự trăn trở, tìm tòi trong quá trình giảng dạy, tôi cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm và đã áp dụng vào quá trình giảng dạy và thấy có những hiệu quả nhất định. Đề tài này tôi đã từng trăn trở và khảo cứu thực trạng từ những năm học trước. Đến năm học này (năm học 2017 -2018 ), qua nghiên cứu và thực nghiệm, đối chiếu kết quả thu được từ học sinh của những năm học trước, tôi đã tìm được hướng khai thác mới trong việc áp dụng phương pháp trò chơi vào dạy học.
3. Điều tra cụ thể.
 Sau khi kÕt thóc n¨m häc 2016- 2017, t«i lµm mét cuéc ®iÒu tra nhanh ®Ó th¨m dß ý kiÕn cña häc sinh trong c¸c giê Giáo dục công dân víi mét sè lo¹i c©u hái th¨m dß, ch¼ng h¹n nh­: Trong c¸c giê Giáo dục công dân em cã thÊy høng thó häc kh«ng ? Em cã thÝch häc bé m«n Giáo dục công dân kh«ng ?,...
 Đa số học sinh đều trả lời là không thích học môn Giáo dục công dân, v× trừu tượng, khã nhí, khô khan . Trong các giờ học không thấy hứng thú l¾m v× thÇy c« th­êng nãi nhiÒu, ghi chép còn dài. Thậm chí một vài trường hợp còn trả lời rằng: Em học giáo dục công dân vì sợ thầy-cô vµ cha mÑ..., đó thực sự là một điều đáng buồn cho giáo viên. Nhưng đó chính là thực trạng của nhiều trường học, nhiều địa phương hiện nay.
 Vì vậy dẫn đến hệ quả là học sinh không có hứng thú học môn Giáo dục công dân, nên hiệu quả giờ dạy đạt kết quả chưa cao; kết quả xếp loại của học sinh còn thấp .
* Kết quả kh¶o s¸t chÊt l­îng m«n Giáo dục công dân ,®Çu năm häc 2017-2018 như sau:
Lớp
SLHS
Giỏi
Khá
Tb
Yếu-Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
38
5
13,5
12
32,4
17
44,7
4
10,8
8B
39
3
7,7
11
28,2
20
51,3
5
12,8
8C
40
4
10
13
32,5
18
45
5
12,5
4. Nguyên nhân: 
 Như vậy, nhìn vào kết quả kh¶o s¸t chÊt l­îng môn Giáo dục công dân ®Çu n¨m học 2017-20118 chưa cao (nếu không muốn nói là cßn thấp) so với thế mạnh và tiềm năng của bộ môn. Vậy thì, những nguyên nhân nào làm cho kết quả thấp như trên? Có rất nhiều nguyên nhân (cả chủ quan lẫn khách quan), nhưng theo bản thân tôi những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trang trên, đó là:
 Một là: Trong các giờ dạy Giáo dục công dân Giáo viên chưa có các phương pháp dạy học gây được hứng thú cho Học sinh.
 Hai là: Giáo viên chưa thực sự đầu tư cho giờ dạy (chuẩn bị giáo án chưa chu đáo, phương tiện trợ giảng chưa đầy đủ, phương pháp chưa phù hợp,...)
 Ba là: Học sinh chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của bộ môn
 Bốn là: Bài dạy của Giáo viên chưa lôi cuốn được học sinh, chưa có sự tương tác giữa thầy và trò.
 Năm là: Thiết bị dạy học chưa đảm bảo theo yêu cầu .
 Sáu là: Giáo viên sử dụng các phương pháp một cách máy móc, thiếu sự linh hoạt, chưa dựa vào đối tượng của mình để đưa ra phương pháp phù hợp nhất.
III. Giải pháp thực hiện:
 Xuất phát từ nguyên nhân trên, trong quá trình dạy học của mình tôi thấy cần tạo ra không khí học tập sôi nổi, thân thiện giữa thầy và trò, tạo sự hứng thú cho người học, gi¸o viªn kịp thời nắm bắt được tâm sinh lí của học sinh. Có như vậy, học sinh mới yêu thích và có hứng thú học bộ môn Giáo dục công dân, hiệu quả giờ dạy thu được sẽ cao hơn.
 Việc tổ chức “trò chơi” trong các giờ dạy GDCD không nhằm mục đích giải trí cho học sinh mà điều quan trọng là thông qua các trò chơi sẽ tạo nên một không khí hăng say học tập, một không khí làm việc nghiêm túc để đi tìm cái phải hướng đến, đó là những kiến thức GDCD. Qua các trò chơi các em vừa có thể độc lập suy nghĩ, tìm tòi đồng thời vừa rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm để có đáp án vừa nhanh vừa chính xác hay thể hiện những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi học tập nào đó. Bản chất của phương pháp trò chơi là dạy học thông qua tổ chức hoạt động cho HS dưới sự hướng dẫn của giáo viên,  HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá.
    Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới
 1 . Quy trình thực hiện:
Bước 1: Giáo viên( hoặc GV cùng HS) lựa chọn trò chơi, giới thiệu trò chơi và mục tiêu.
Bước 2: Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết cho trò chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
 - Tổ chức người tham gia trò chơi: số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội tham gia)
 - Các dụng cụ cần thiết dùng để chơi (nếu có).
Bước 3: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
 - GV nêu cách chơi (luật chơi): Từng việc làm cụ thể của từng người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm.
 - Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm
- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. (nếu có)
Bước 4: Thực hiện trò chơi
Bước 5: Đánh giá sau trò chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
 - GV hoặc trọng tài là học sinh nhận xét thái độ tham gia trò chơi của từng đội, của cá nhân, những việc làm chưa tốt để rút kinh nghiệm.
 - Công bố kết quả của từng đội, cá nhân và tuyên dương, ghi điểm, trao phần thưởng(nếu có).
Bước 6: Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi. HS nêu kiến thức, kĩ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
Bước 7: GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực qua trò chơi.
2. Ưu điểm của phương pháp trò chơi.
 - Qua trò chơi, HS có cơ hội để thể nghiệm thái độ, hành vi. Chính nhờ sự thể nghiệm này sẽ hình thành được ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống.
 - Qua trò chơi, HS sẽ được rèn luyện khả năng ra quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống; HS hình thành được năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi. Trò chơi có nhiều HS tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho các em.
 - Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán. HS được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiện, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giảm sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập cho HS.
 - Trò chơi còn tăng khả năng giao tiếp, tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa HS với HS, giữa GV với HS.
 3. Lưu ý.
 Khi sử dụng phương pháp này, GV cần chú ý một số điểm sau:
- Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu:
+ Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình.
+ Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.
+ Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.
+ Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ
- Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.
- Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả.
 4. Một số ví dụ cụ thể khi sử dụng phương pháp trò chơi vào dạy học 
a. Sử dụng trò chơi để củng cố kiến thức kĩ năng đã học. 
 Trong dạy học nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng, không nhất thiết giờ học nào cũng bắt buộc phải sử dụng phương pháp trò chơi. Tùy từng bài, từng phần, từng điều kiện dạy học của nhà trường, khả năng của HS, năng lực và sở trường của GV mà lựa chọn và sử dụng các PPDH một cách hợp lí. Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn GDCD nhằm: 
 + Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
 + Củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.
 Để đạt được điều đó, chúng ta cần phải chú ý đến thời điểm áp dụng trò chơi.Thời điểm áp dụng trò chơi hiệu quả, tăng hứng thú cho HS là:
 - Sử dụng trò chơi vào đầu giờ học để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới.
 - Sử dụng trò chơi để hình thành kiến thức, kĩ năng mới( áp dụng sau khi tìm hiểu xong phần đặt vấn đề hay phần thông tin, sự kiện).
 - Sử dụng trò chơi để củng cố kiến thức, kĩ năng đã học. 
a. Trò chơi: “Tiếp sức” ?
* Giới thiệu trò chơi:
 Trò chơi này nhằm huy động tính tích cực của hầu hết học sinh trong lớp, em nào cũng phải động não suy nghĩ và hoạt động kể cả học sinh yếu kém..Trò chơi áp dụng khi giáo viên nêu yêu cầu học sinh tìm những chuẩn mực đạo đức hay pháp luật; biểu hiện của chuẩn mực đạo đức hay pháp luật trong cuộc sống hàng ngày rất nhiều, vì thế các em có thể thảo luận và nêu ra những biểu hiện đó. Trò chơi này có thể áp dụng vào nhiều bài dạy khác nhau, có thể sử dụng ở phần tìm hiểu nội dung chính của bài học hoặc sử dụng vào phần bài tập củng cố. Trong khoảng thời gian nhất định nếu đội nào hoàn thành trong thời gian sớm nhất với kết quả chính xác nhất sẽ là đội thắng cuộc.
* Cách tổ chức trò chơi:
 * Bước 1: Chuẩn bị bảng phụ và phiếu học tập cá nhân; giáo viên treo bảng phụ.
 * Bước 2: Giáo viên chia nhóm
 * Bước 3: Mỗi nhóm lần lượt từng người lên dán phiếu vào bảng phụ cho phù hợp hai cột của nhóm mình. Trò chơi diễn ra 3 phút, nhóm nào tìm được nhiều biểu hiện hơn thì thắng cuộc ( Học sinh lên lần lượt từng người, người trước dán xong người sau mới được lên).
 * Bước 4: Giáo viên tuyên bố kết thúc cuộc chơi: Giáo viên cùng các đội chơi lần lượt nhận xét về kết quả của từng đội, sau đó thống nhất chọn đội chơi nào hoàn thành trong thời gian sớm nhất và chính xác nhất là đội thắng cuộc.
 Khi dạy bài 1: Tôn trọng lẽ phải và bài pháp luật và kỉ luật ( GDCD8)
 Mỗi nhóm học sinh được phát một tập phiếu trắng, sau đó, suy nghĩ và ghi lại những biểu hiện của hợp tác và những biểu hiện ngược lại với hợp tác trong cuộc sống vào phiếu
Câu hỏi
Đội 1
Đội 2
Tìm biểu hiện tôn trọng lẽ phải
- Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sinh sống, làm việc và học tập
- Không quay cóp trong thi cử
- ..........................
- Tôn trọng nội quy mà nhà trường đề ra
- Bỏ dép ngoài cửa trước khi vào chùa
- .....................................
Tìm những biểu hiện hành vi tôn trọng pháp luật
- Đi xe lề đường bên phải 
- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
- ...................................
- Không đi ngược chiều xe 
- Người buôn bán đóng nộp thuế đầy đủ.
- ..................................
* Lưu ý: Giáo viên nên khuyến khích điểm cho đội thắng cuộc, còn những đội hoàn thành trong thời gian muộn hơn hoặc đáp án chưa đầy đủ thì cả lớp cho một tràng pháo tay khuyến khích, động viên các em.
 Qua trò chơi này, chúng ta thấy được tính hiệu quả trong hoạt động nhóm đồng thời cũng thấy được sự mạnh dạn của một số đối tượng học sinh nhút nhát, sự tích cực tham gia của các đối tượng chay lười. Nói tóm lại khi tổ chức trò chơi này hầu hết các đối tượng đều chủ động tham gia vì nó mang đến một không khí thoải mái không gò ép, tạo được sự húng thú cho các em.
 b. Trò chơi: “ Giải ô chữ”.
Giới thiệu trò chơi:
 Đây là một trong những trò chơi tương đối phổ biến trong dạy học Giáo dục công dân . khi soạn bài, tôi thiết kế hệ thống ô chữ dưới dạng các ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là một đơn vị kiến thức trong bài học, còn ô chữ hàng dọc là một từ chìa khóa liên quan đến nội dung trong các chữ hàng ngang. Sau khi giải hết các ô chữ hàng ngang với các chữ cái xuất hiện, học sinh sẽ tìm được ô chữ hàng dọc (từ chìa khóa). Từ chìa khóa sẽ là nội dung kiến thức cơ bản nhất của bài học. Trong quá trình giảng dạy của mình, tôi thường áp dụng trò chơi này vào mục củng cố, kiến thức, kĩ năng đã học.
Cách tổ chức trò chơi:
 Tùy thuộc vào đối tượng học sinh theo từng lớp cụ thể mà người giáo viên tổ chức trò chơi sao cho phù hợp. Đồng thời còn tùy thuộc dung lượng kiến thức của từng tiết, từng bài mà giáo viên định lượng thời gian hợp lí. Trong thực tế giảng dạy của mình, tôi thường tổ chức trò chơi này theo hai cách sau:
 Bước một: Giáo viên đóng vai trò là người dẫn chương trình của trò chơi.
 Bước hai: Giáo viên giới thiệu về luật chơi cho học sinh nắm.
 Bước ba: Giáo viên cho học sinh tự lựa chọn ô chữ hàng ngang tùy thích, sau đó giáo viên đọc câu hỏi và học sinh trả lời.
 Bước bốn: Sau khi học sinh lần lượt tìm ra các ô chữ hàng ngang, các chữ cái ở ô hàng dọc sẽ xuất hiện; giáo viên cho học sinh đọc chính xác từ chìa khóa của ô hàng dọc và yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết của mình về từ chìa khóa đó.
 Bước năm: Giáo viên nhận xét mức độ tham gia của lớp đồng thời tuyên dương những học sinh tham gia nhiệt tình và làm tốt phần thi. Giáo viên có thể khuyến khích điểm cho học sinh làm tốt.
 *Cách tạo ô chữ: Đối với cách chơi thứ nhất này, giáo viên nên tạo ô chữ như sau:
 Chẳng hạn khi tiến hành củng cố bài: Phòng chống HIV/AIDS ( Bài 15 –GDCD 8), t«i ®· tạo ô chữ như sau:
 Ô chữ gồm 7 ô hàng ngang và một ô chữ hàng dọc (7 chữ cái)
 * Hàng ngang:
1, Gồm có 7 chữ cái : Đây là một quan niệm sai lầm cho rằng khi bị  cũng bị HIV/AIDS? (một loại côn trùng) 
2, Gồm 8 chữ cái: Căn bệnh này bùng phát mạnh mẽ trên khắp thế giới trong thời gian gần đây ?
3, Gồm có 6 chữ cái: Tên của một chất bột trắng dùng làm thuốc giảm đau, gây khoái cảm và gây nghiện?
4, Gồm có 6 chữ cái: Đây là một trong các tệ nạn xã hội nguy hiểm mà khả năng lây truyền HIV rất cao?
5, Gồm 8 chữ cái: HIV tấn công vào cơ thể sẽ làm mất khả năng gì ở cơ thể con người ?
6, Gồm 5 chữ cái: Cho biết tên một loại cây có chứa chất gây nghiện?
7, Gồm 6 chữ cái: Làm thế nào để biết một người bị nhiễm HIV??
 * Hàng dọc: Gồm có 7 chữ cái: 
 Để có thành công trong nghiên cứu và phát minh cần phải có yếu tố này ?
 Đ0
M
T
Ô
I
O
U
A
U
1
1
N
H
M
C
N
I
O
R
H
E
M
A
D
I
A
M
M
H
C
I
D
N
I
E
A
S
N
A
C
U
A
M
U
H
T
* Đáp án :Ô chữ hàng dọc: ĐẠI DỊCH
Gv: HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm cho cá nhân và xã hội, là thảm họa cho các dân tộc trên thế giới. AIDS rất nguy hiểm nhưng không đáng sợ nếu tất cả chúng ta đều hiểu biết , đều biết cách bảo vệ mình.
 Như vậy, qua trò chơi này không những củng cố được kiến thức trong bài cho học sinh mà còn rút được bài học kinh nghiệm rất thiết thực cho học sinh. Đó là muốn làm được những việc có ích, muốn thành công trong nghiên cứu khoa học cũng như trên nhiều lĩnh vực khác: Con người cần phải có tri thức. Muốn có tri thức không còn con đường nào khác ngoài cố gắng học tập thật tốt.
c. Trò chơi “đóng vai”:
 Giới thiệu trò chơi:
 Việc đóng vai giúp học sinh liên hệ đến các vấn đề liên quan một cách cụ thể để các em phát huy vốn kinh nghiệm sống của bản thân để phân tích, lí giải, tranh luận các tình huống, các sự kiện thực tế từ đó các em tự rút ra bài học và khắc sâu kiến thức. 
 Đóng vai là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành làm thử một số cách ứng xử trong một tình huống đạo đức hoặc pháp luật giả định
Cách tổ chức trò chơi:
 Phương pháp đóng vai có thể thực hiện dưới dạng hoạt cảnh tình huống để giới thiệu bài hay để tìm hiểu mục đặt vấn đề. Phương pháp đóng vai có thể xây dựng thành tiểu phẩm để củng cố bài học. Nghĩa là ở mỗi phần của bài học chúng ta đều có thể sử dụng phương pháp đóng vai tuỳ theo nội dung và mục đích của bài dạy.
Để phương pháp đóng vai thực sự có hiệu quả ta cần tiến hành theo các bước:
Bước 1. Giáo viên giới thiệu tình huống vào cuối tiết học tuần trước để học sinh các tổ nhóm xây dựng kịch bản và phân công sắm vai.
Bước 2. Thể hiện kịch bản (tình huống)
Bước 3. Học sinh nhận xét rút ra bài học.
Bước 4: Giáo viên nhận xét đánh giá.
* Lưu ý: Khi sử dung trò chơi đóng vai trong bộ môn giáo dục công dân, một bộ môn có nhiều tình huống đạo đức, pháp luật sẽ có những tác dụng sau:
Thứ nhất: Trò chơi đóng vai gây được hứng thú và sự chú ý cho người học.
Thứ hai: Rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước đông người.
Thứ 3: Đóng vai giúp học sinh thực hành những kĩ năng trong môi trường an toàn, được giám sát trước khi xảy ra các tình huống thực.
Thứ 4: Đóng vai khích lệ thay đổi thái độ, hành vi của người học theo hướng định trước. Ta có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
Thứ 5: Trò chơi sắm vai buộc giáo viên và học sinh phải dành thời gian để chuẩn bị bài trên lớp. điều đó sẽ nâng cao được hiệu quả giờ dạy, học bộ môn.
 Khi dạy bài: Bài 12: Quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình ( GDCD 8)
 - HS thể hiện tình huống
TH: Ông nội Minh ở quê ra chơi, cả nhà vui vẻ đón tiếp ông. Bố mẹ mua quần áo, thức ăn ngon và đưa ông đi thăm cảnh đẹp ở nhiều nơi. Riêng Minh rất khó chịu vì luôn phải nhắc nhỡ ông: Bỏ dép ngoài cửa, không nói to, không tắt điện, mở xem tivi chương trình mà mình không thích..
 - Giáo viên đặt câu hỏi:
? Em có nhận xét gì về cách ứng xử của bố mẹ Minh đối với ông nôi?
? Thái độ của Minh đối với ông nội như thế nào? Đúng hay sai? Vì sao?
? Nếu em là Minh em sẽ làm gì?
? Quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà là gì?
 HS trả lời và nhận xét
 GV nhận xét kết luận và ghi nội dung bài
 - Khi dạy bài: Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội ( GDCD 8)
 - HS thể hiện tình huống
TH: Thắng và Hòa chơi với nhau từ bé. Mẹ Hòa là người ghi lô đề nên rủ Thắng chơi . Trúng vài lần thấy ham, Thắng dùng tiền học phí để chơi, khi không còn tiền, Thắng lấy đồ gia đình đem bán lấy tiền chơi đề. Bố mẽ Thắng biết đã cấm và trách mẹ Hòa, đồng thời báo với nhà trường và chính quyền để có biện pháp giáo dục
? Hòa và mẹ đã vi phạm như thế nào?
? Việc làm của bố mẹ Thắng đúng hay sai? Vì sao?
? Nếu là Thắng em sẽ xử lý như thế naò? Vì sao?
HS trả lời và nhận xét
 GV nhận xét kết luận và ghi nội dung bài.
 Qua việc theo dõi tình huống , học sinh tự rút ra bai học cho bản thân mình. Đây là một cách để học sinh tiếp cận kiến thức, vận dụng một cách nhẹ nhàng không gò bó ép buộc nhưng kết quả thật tuyệt vời để đi đến hành động đúng trong cuộc sống nhờ vậy mà giờ hoc GDCD trở nên hấp dẫn. Bên cạnh đó, các em học sinh tham gia đóng vai rất phấn khởi tự tin và lôi cuốn nhiều em khác xung phong nhận vai diễn cho tình huống ở các giờ học tiếp theo.
d- Trò chơi “Thử làm phóng viên”
* Giới thiệu trò chơi:
 Đây là trò chơi để củng cố thêm những kiến thức, hay học sinh bày tỏ những ước mơ những tương lai, nguyện vọng của các em,  Qua đó giúp các em mạnh dạn hơn trước đám đông. Giúp giáo viên biết cách điều chỉnh những hành vi, những suy nghĩ sai lệch. Hướng cho các em “Thắp sáng ước mơ”.
* Cách tổ chức trò chơi:
 Một vài học sinh trong lớp thay phiên nhau đóng vai phóng viên Đài truyền hình, đài phát thanh, hoặc Báo thiếu niên tiền phongvà phỏng vấn các bạn theo các câu hỏi( câu hỏi có thể các em tự nghĩ ra hoặc GV gợi ý trước cho các em):
- Học sinh được phỏng vấn đứng dậy trả lời những câu hỏi mà nhà báo phỏng vấn.
 * Bước 1: GV đinh hướng cho HS chuẩn bị ở nhà vào tiết trước. 
 * Bước 2: GV phân công học sinh làm phóng viên từ 2-3 HS (HS suy nghĩ, chuẩn bị lời giới thiệu và các câu hỏi trong nội dung bài học)
 * Bước 3: GV tổ chức cho HS chơi làm phóng viên. Trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 phút 
 * Bước 4: HS lên thể hiện
 * Bước 5: GV nhận xét chung
* Lưu ý: Khi sử dung trò chơi “ Thử làm phóng viên” giáo viên yêu cầu học sinh phải nghiêm túc khi “phỏng vấn” hoặc khi trả lời, không cười cợt, nói đùa, cợt nhã khi tham gia chơi . Câu hỏi phỏng vấn đúng trọng tâm bài học, khi chơi trò chơi sẽ có những tác dụng sau:
Thứ nhất: Tạo không khí sôi nổi trong lớp học, thay đổi không khí lớp học.
Thứ hai: Học sinh mạnh dạn hơn, tự tin hơn trước đám đông.
Thứ 3: Giúp các em nhớ lại một số kiến thức đã học.
Thứ 4: Học sinh biết trình bày một số tâm tư, nguyện vọng của mình.
Thứ 5: Tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh.
* Lưu ý:
- Phương pháp này chúng ta có thể tổ 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_hieu_qua_tu_viec_to_chuc_tro_choi_tron.docx