Phiếu bài tập môn Toán Lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 15

doc 16 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 1390Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập môn Toán Lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phiếu bài tập môn Toán Lớp 5 - Tuần 1 đến tuần 15
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 1
A/ MÔN TOÁN
Bài 1: Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số dưới đây:
, , , , , 
Bài 2: Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
Bài 3: Tìm các số tự nhiên xkhác 0, biết:
 b) 
Bài 4: Em ăn cái bánh, chị ăn cái bánh như thế. Hỏi ai ăn nhiều bánh hơn?
B/ MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau: buồn, vui, êm đềm.
Bài 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
( nhiều, đầy, đông)
Chợ trong những ngày giáp Tết rất 
Mọi người được ngắm nhìn  hiện vật gốc trong viện bảo tang.
Sau trận mưa rào, lá cây rụng  hè phố.
Bài 3: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
	Cơ ngơi nhà Mê – lê – khốp ở ngay rìa thôn. Phía sân nuôi gia súc có cái cổng nhỏ mở về hướng bắc – hướng sông Đông. Chỉ xuống một đoạn dốc đứng nằm giữa những tảng đá phấn đầy rêu xanh là tới ngay khoảng bờ sông lấm tấm những vỏ trai ốc óng ánh như xà cừ. Những đợt sóng âu yếm hôn hít dải đất ngoằn ngoèo đầy những hòn đá trứng ngỗng màu xám xám. Nhìn ra xa nữa là thấy đoạn sông Đông chảy xiết, sôi sục dưới làn gió, với những vệt sóng gợn màu thép biếc. Về phía đông, sau những rặng liễu đỏ trồng làm hàng rào quanh sân đập lúa là con đường của các thủ lĩnh ngày xưa, những đám ngải cứu lốm đốm trắng như những làn tóc hoa râm, những bụi cỏ xa tiền um tùm màu hung hung bịvó ngựa dẫm nát.Chỗ ngã ba có ngôi nhà thờ nhỏ, và sau nhà thờ là những đồng cỏ chìm trong làn sương mù uyển chuyển. Về phía nam, trập trùng những sống núi đá phấn. Phía tây, có một dãy phố xuyên qua một cái bãi rồi chạy thẳng ra bãi cỏ hoang bên sông.
Tác giả trong bài tả những sự vật gì trong cơ ngơi nhà Mê – lê – khốp? Ghi lại những câu văn miêu tả đó?
Dựa vào đoạn văn trên, em hãy tìm những từ ngữ miêu tả những sự vật ngôi nhà của em đang sinh sống. 
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 2
A/ MÔN TOÁN
Bài 1: Tính
 c) e) 
 d) f) 
Bài 2: Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện phép tính:
 c) 
 d) 
Bài 3: Một tấm kính hình chữ nhật có chiều dài , chiều rộng . Tính diện tích tấm kính đó.
Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
 b) 
B/ MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 1: a) Nối từ ở ô chữ bên trái với lời giải thích hợp ở ô chữ bên phải: 
Ít
Không thấy hoặc ít thấy có người
Thưa
Có ít và cách xa nhau
Vắng
Có số lượng nhỏ hoặc ở mức thấp
Đặt câu với các từ : ít, thưa, vắng theo nghĩa đã tìm được ở phần a
Bài 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ chấm ( êm ấm, êm đềm, dịu êm)
Tiếng ru  của mẹ đưa em vào giấc ngủ say.
Em tôi ngủ trong chăm đệm 
Hình ảnh ngọn khói lam chiều gợi lên vẻ .. của phong cảnh làng quê.
Bài 3: a) Khoanh tròn vào từ không đồng nghĩa với các từ trong mỗi nhóm dưới đây:
Tổ quốc, quốc thể, đất nước, giang sơn
 quê hương, quê mẹ, quê quán, làng quê
long lanh, lóng lánh, lấp ló, lấp lánh.
b) Xác định thành phần câu dưới đây:
Đêm trăng, biển yên tĩnh. Trong vùng biển Trường Sa, tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo. Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo.
Bài 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
	Xe chúng tôi chuẩn bị lên đèo. Cả thế giới như cùng chuyển động. Mọi vật đều chạy về phía chúng tôi: núi đồi, đồng ruộng, cây cối Bây giờ là cuối thu nên trời rất xấu. Thời tiết ở trên đèo thì như một con lạc đà xấu tính. Mưa cũng chẳng ra mưa, tuyết cũng chẳng ra tuyết: trên trời cứ đổ xuống một thứ gì ướt át, lâm thâm, chẳng hiểu là cái gì. Trên các sườn núi, sương mù dày đặc như kem sữa. Ngọn đèo phía trước mặt chúng tôi cao ngất, không nhìn thấy đỉnh đèo ở đâu cả. Con đường này ngoằn ngoèo chữ chi, hết vòng này lại sang vòng khác, xe chúng tôi cứ men vực thẳm mà leo mãi đến tận trời xanh.
Đoạn văn trên miêu tả cảnh gì?
Tìm các từ ngữ miêu tả cảnh vật trong đoạn văn trên.
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 3
A/ MÔN TOÁN
Bài 1: Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân:
Bài 2: Biết độ dài một sợi dây là 42dm. Tính độ dài sợi dây đó.
Bài 3: Tổng của hai số là 72. Số thứ nhất bằng số thứ hai. Tìm hai số đó.
Bài 4: Tìm x
x = b) x : = 
B/ MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm dưới đây:
gánh vác việc nước : .
đùm bọc nhau: ..
Bài 2: Đặt câu với các từ sau : óng ánh, lóng lánh
Bài 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
	Trời bắt đầu tối sầm lại, rồi sấm chớp nổi lên ầm ầm. Cơn mưa đổ xuống như xối nước. Gió thổi mạnh chưa từng thấy. Đó là cơn dông của mùa hạ. Trời tối đến nỗi không gian như được nhuộm một màu xanh đậm. Mưa trùm lên tất cả khiến cây cối và vạn vật trông lờ mờ như phủ một tấm màng nhện to lớn. Chốc chốc, một con gió thổi đến làm cây cối cúi rạp xuống, rồi lại lật ngửa lên như những cánh tay giơ lên vẫy cuồng loạn. Khi toàn bầu trời nhuộm một màu xanh đậm nhất thì bỗng “ xoẹt” một cái – một tia chớp lóe lên, khiến ta có thể nhìn thấy chỉ trong chớp mắt những ngọn cây ở cách đó hàng trăm mét, rồi tất cả đều tối sầm lại. Một tiếng sét khủng khiếp nổ vang, tiếp theo là tiếng rầm rầm, gầm thét từ không trung dội đến, nghe như tiếng thùng rỗng từ trên đỉnh cầu thang dài vừa lăn xuống, vừa tung lên tung xuống nhiều lần.
Đoạn văn miêu tả cảnh gì? Cảnh vật đó được tác giả miêu tả qua những sự vật, hiện tượng nào?
Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh vật mà tác giả sử dụng trong đoạn văn. Sau đó, em hãy tìm thêm các từ ngữ miêu tả cơn mưa bất chợt.
Bài 4: Chọn 1 trong 3 đề sau để viết 1 bài văn miêu tả:
Đề 1: Tả cảnh một buổi sáng trong một vườn cây, công viên, trên đường phố hoặc trên cánh đồng.
Đề 2: Tả một cơn mưa
Đề 3: Tả ngôi nhà của em.
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 4
A/ MÔN TOÁN
Bài 1: Có 15 bao xi măng như nhau cân nặng 750kg. Hỏi 18 bao xi măng như vậy cân nặng bao nhiêu ki – lô – gam gạo?
Bài 2: Một kho gạo có 60 tấn gạo tẻ và gạo nếp, trong đó số gạo nếp bằng số gạo tẻ. Tính số gạo nếp và gạo tẻ có trong kho.
Bài 3: An và Bình có 33 viên bi . Biết rằng số bi của An bằng số bi của Bình. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên bi?
Bài 4: Một đội công nhân kĩ thuật tính rằng muốn tiện 6 cái bánh xe phải mất 4 giờ. Hỏi muốn tiện 1260 bánh xe kiểu ấy thì phải mất bao nhiêu ngày công lao động, biết rằng mỗi ngày công lao động gồm 8 giờ?
B/ MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 1: Tìm từ trái nghĩa trong các thành ngữ , tục ngữ sau:
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
No dồn, đói góp
Cá lớn nuốt cá bé
Bán anh em xa, mua láng giềng gần
Bài 2: a)Tìm từ trái nghĩa chỉ:
Sự trái ngược về trí tuệ
Sự trái ngược về thời gian
b)Xác định TN, CN, VN trong mỗi câu của đoạn văn sau:
Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ cái căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố thủ đô. 
Bài 3: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
MƯA
	Nắng chiều bỗng dưng chói chang. Bầu không khí oi bức ngột ngạt đè lên thôn xóm, lên những mái tôn nóng bỏng, những dãy phố lầm lụi không một bóng người, những đám cỏ bị hạn hán đốt cháy vàng. Chắc là sắp mưa.
	Chỉ ít phút sau, một đám mây sẫm màu từ phía tây bay tới. Mưa nhỏ giọt dưới cái cánh đen ngòm của đám mây. Dưới hồ nước cạn, một ánh chớp in hình néo mó lên làn nước đầy rong xanh, sóng gợn lăn tăn như vẩy cá. Làn gió bủn xỉn vẩy xuống vài giọt mưa, như ban của bố thí cho những bàn tay đen sì của mặt đất. Trên đê, những cây liễu buồn rũ rượi khẽ uốn lưng theo gió.
	Rồi mây đen ở đâu phủ kín bầu trời, cả không gian xám xịt. Những giọt mưa lộp bộp rơi xuống. Mưa mau dần... mưa to dần... rồi đêm buông xuống lúc nào không hay. Cố gắng giương mắt nhìn đến mấy cũng chẳng nhận ra ánh lửa của thôn xóm nào trong mưa.
	Tiếng mưa trong đêm nghe thật buồn.
Xác định phần mở bài , thân bài, kết bài của bài văn trên. Nêu nội dung chính từng phần.
Tác giả miêu tả mưa theo trình tự nào?
Em thích nhất cảnh vật nào được miêu tả trong bài văn? Hãy miêu tả chi tiết hơn cảnh vật mà em thích theo ý của em.
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 5
A/ MÔN TOÁN
Bài 1: Điền số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm
15mm = ..... cm
6mm= .... cm
5m2dm = ..... dm
3 tấn 6 tạ = ..... tạ
4km2 62ha = ... m2
7km2 6m2 = .....m2
2m 47mm = .... mm
9 tạ 2 kg = ...... kg
8dam2 4m2 = ..... m2
7km 5m =... m
8 tấn 6kg = .... kg
7yến 16g = ... g
4575m =.....km .... m
37054mm = ... m .... mm
5687kg = ...... tấn ...... kg
4087g = ...kg ... g
6434dam2 = ... ha ....m2
834mm2 = ... cm2 .... mm2
Bài 2: Biết rằng cứ 3 thùng mật ong đựng được 27 l . Trong kho có 12 thùng, ngoài cửa hàng có 5 thùng. Hỏi tất cả có bao nhiêu lít mật ong?
Bài 3: Hiện nay anh 13 tuổi và em 3 tuổi. Hỏi sau bao nhiêu năm nữa thì tuổi anh sẽ gấp 3 lần tuổi em?
Bài 4: Một vườn trẻ dự trữ gạo cho 120 em bé ăn trong 20 ngày. Nay có thêm một số em nên số ngày ăn bị giảm đi 4 ngày. Hỏi có thêm bao nhiêu em mới vào?
B/ MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 1: Đặt câu để phân biệt nghĩa của các từ đồng âm sau đây: chiều, bàn, tranh
Bài 2: Nối mỗi câu ở cột A với nghĩa của từ " đông " ở cột B cho phù hợp.
A
B
a. Của không ngon nhà đông con cũng hết.
- "đông" là một từ chỉ phương hướng, ngược với hướng tây.
b. Thịt để trong tủ lạnh đã đông lại rồi.
- " đông" là trạng thái chất lỏng chuyển sang chất rắn.
c. Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy.
- " đông " là từ chỉ số lượng nhiều.
d. Đông qua xuân tới, cây lại nở hoa.
- "đông" chỉ một mùa trong năm, sau mùa thu.
Bài 3: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
MÙA XUÂN ĐÃ VỀ
Sương mù tan dần. Mây như một đàn cừu tản đi, và dưới bầu trời quang đãng, mùa xuân thực sự hiện ra.
Sáng sớm, mặt trời chói lọi, trong lúc mọc lên, nó đã nuốt lớp băng mỏng phủ trên mặt nước. Bầu không khí ấm áp lan tỏa khắp nơi. Dưới những luồng hơi ấm bốc lên từ mặt đất, cỏ già năm ngoái xanh tốt trở lại, cỏ non năm nay như những chiếc kim đâm tua tủa trên mặt đất. Những chồi cây sực nức mùi hương, căng phồng những nhựa. Quanh những cây liễu tắm trong ánh nắng vàng tươi, đàn ong thoát ra khỏi túp lều bằng cành cây mà người ta nhốt chúng trong mùa đông, lại vo ve bay lượn. Đàn chim sơn ca không ai trông thấy đang tuôn tiếng hót trên đồng cỏ nhung tơ và những ruộng rạ phủ băng. Đàn chim le te khóc về nơi những thung lũng và bụi lầy của chúng đã bị ngập nước lũ còn ứ đọng lại trên bờ.
Tít trên trời xanh, đàn sếu và ngỗng trời bay qua, cất tiếng kêu mừng xuân. Đàn súc vật vừa rống lên vừa đi đến nơi ăn cỏ. Những chú cừu non chân cẳng leo khoeo nhảy lon ton xung quanh đàn cừu mẹ đang kêu be be. Lũ trẻ con nhanh nhẹn chạy dọc theo những đường nhỏ, trên đó vết chân không của chúng đang khô dần. Tiếng nói vui vẻ của tốp phụ nữ đang vang lên bên bờ đầm nơi họ đang giặt vải và tiếng rìu của bác nông dân đang chữa lại cày bừa vang lên trong các sân nhà.
Cách mở bài trên có gì đặc biệt?
Em hãy chỉ ra những đặc điểm của mọi vật trong mùa xuân mà tác giả nhắc đến? Những đặc điểm đó có gì đặc biệt?
Dựa vào bài văn miêu tả mùa xuân trên em hãy viết 1 đoạn văn miêu tả ngôi trường em khi mùa xuân về.
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 6
A/ MÔN TOÁN
28 cm = ........... mm
312m = ...........dm
3000cm = .....m
730cm = .......dam
105dm = ............cm
15km = ............ m
4500m = ..... hm
18000m = ..... km
7m 25 cm = .............. cm
165 dm = ........ m .......... dm
2km 58 m = .................. m
2080 m = ............ km .......... m
Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
21 yến = ............... kg
320 kg = ............. yến
130 tạ = .............. kg
4600 kg = .......... tạ
44 tấn = ............. kg
19000 kg = ........... tấn
3 kg 125 g = .................. g
1256 g = ....... kg ....... g
2kg 50 g = .................. g
6005 g = ........ kg ...... g
Bài 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
8 dam 2 = ................ m 2
300 m 2 = ..............dam 2
20 hm 2 = ................ dam 2
2100 dam 2 = ............. hm 2
5 cm 2 = ................. mm 2
900 mm 2 = .............. cm 2
Bài 4: Diện tích một khu vườn rường là 24ha. Trong khu vườn rừng đó có một cái hồ nước có diện tích bằng diện tích khu vườn rừng. Tính diện tích hồ nước theo mét vuông?
B/ MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
	Vài ngôi sao thưa thớt lấp lánh trên bầu trời mới rạng nhưng vẫn còn xám như màu tro. Gió thổi từ dưới những đám mây đen tới. Sương mù bốc thẳng lên từ mặt sông Đông chồng lên nhau từng lớp trên những phiến đá, rồi trườn theo những bờ dốc đứng ven sông, nom như con rắn xám không đầu. Trên vùng tả ngạn sông Đông, những bãi cát, những khoảng đất sụt trũng, những bãi lau rậm, những khu rừng mù sương tất cả đều chìm trong ánh mai lành lạnh nhưng hừng hực sức sống. Mặt trời còn bải hoải chưa muốn ngoi lên khỏi đường chân trời. Tiếng gà trong thôn bắt đầu đua nhau gáy
Đoạn văn trên tả cảnh vật vào thời gian nào trong ngày? Tìm những từ ngữ, hình ảnh giúp em nhận biết thời gian đó.
Dựa vào đoạn văn trên, em miêu tả một cảnh vật có sự thay đổi theo thời gian trong ngày mà em thích?
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 7
A/ MÔN TOÁN
Bài 1: Viết các phân số thập phân sau dưới dạng số thập phân:
Bài 2: Viết các hỗn số sau dưới dạng số thập phân:
Bài 3: Viết các số thập phân sau:
Tám đơn vị, sáu phần mười.
Năm mươi tư đơn vị, bảy mươi sáu phần tram
Không đơn vị, một tram linh một phần nghìn.
Năm mươi đơn vị, năm phần mười, năm phần trăm và năm phần nghìn.
Bài 4: Xác định hàng của mỗi chữ số trong các số thập phân sau :
 62,568 ; 197,34 ; 82,206 ; 1954,112 ; 2006,304 ; 931,08
 Mẫu : Số 62,568 gồm 6 chục, 2 đơn vị, 5 phần mười, 6 phần trăm và 8 phần nghìn.
Bài 5: Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng chiều dài. Nếu kéo dài mỗi chiều thêm 4 cm thì được hình chữ nhật mới có chu vi bằng 128 cm. Tính chu vi hình chữ nhật ban đầu?
B/ MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 1: Đặt cho mỗi nghĩa sau đây của từ " đầu " một câu tương ứng :
Bộ phận trên cùng của người , có chứa bộ não.
Vị trí ngoài cùng của một số đồ vật.
 Vị trí trước hết của một khoảng không gian.
Thời điểm trước hết của một khoảng thời gian.
Bài 2: Tìm ở cột B lời giảng nghĩa thích hợp cho từ đứng ở cột A.
A
B
1)Minh đứng chờ bạn ở cổng.
a)Điều khiển, làm việc ở tư thế đứng
2) Công nhân đứng máy 8 tiếng một ngày
b) Ở tư thế thân thẳng, chân đặt lên mặt nền
3) Trái núi đứng sừng sững trước mặt
c) Có vị trí thẳng góc với mặt đất.
Bài 3: Viết đoạn văn tả vẻ đẹp kì vĩ của đập Thủy điện Hòa Bình khi đập mở cửa xả nước. ( yêu cầu đoạn văn có sử dụng câu chủ đề ở đâu đoạn hoặc kết đoạn )
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 8
A/ MÔN TOÁN
Bài 1: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
a, 9,725 ; 7,925 ; 9,752 ; 9,75
b, 86,077 ; 86,707 ; 87,67 ; 86,77
Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :
4 m 25 cm = .............. m
9 dm 8cm 5 mm = ................... dm
12m 8dm = ............... m
2 m 6 dm 3 cm = ................... m
26 m 8 cm = ..............m
4 dm 4 mm = ................. dm
248 dm = ......... m
3561 m = ............ km
36 dm = .......... m
542 m = ............. km
5 dm = ........... m
9 m = ................. km
Bài 3: 12 người làm xong một công việc trong 4 ngày. Hỏi 16 người làm xong công việc đó trong bao nhiêu ngày?
B/ MÔN TIẾNG VIỆT
Đọc bài văn dưới đây và làm các bài tập:
HAI CÂY PHONG
Làng chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống.Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn luôn hiện ra trước mắt hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi.
Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về làng mình và lần nào tôi cũng nghĩ thầm: “Ta sắp được thấy hai cây phong sinh đôi ấy chưa? Mong sao chóng về tới làng.."
Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn: chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, một tâm hồn chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta có tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau.Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyển qua lá cành như một đám lửa vô tình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một hơi như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão giông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đồi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.
*Cây phong: một loại cây to,thân cao và thẳng, mọc ở vùng ôn đới.
a) Những chi tiết nào trong bài thể hiện tình cảm đặc biệt của tác giả đối với cây phong?
b) Theo em, vì sao nhân vật tôi trong bài lại yêu quý hai cây phong đến thế?
c) * Từ câu chuyện trên, hãy tưởng tượng em là nhân vật tôi trong câu chuyện Hai cây phong, em hãy viết đoạn mở bài kiểu gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn tả ngôi làng nằm ven chân núi của em.
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 9
A/ MÔN TOÁN
Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a) 1kg 275g = ......... kg
3 kg 45 g = ............ kg
12 kg 5g = ......... kg
6528 g = ............. kg
789 g = .......... kg
64 g = .......... kg
7 tấn 125 kg = ............. tấn
2 tấn 64 kg = ............ tấn
177 kg = .......... tấn
1 tấn 3 tạ = ............. tấn
4 tạ = ............ tấn
4 yến = ..... tấn
b) 8,56 dm 2 = ........... cm2
0,42 m2 = ............ dm 2
2,5 km2 = .......... m2
1,8 ha = .............m2
0,001 ha = ........... m2
80 dm2 = .........m2
6,9 m2 = ........... m2 ......... dm2
2,7dm 2= ........dm 2...... cm2
0,03 ha = ........... m2
Bài 2. Một ô tô đi 54 km cần có 6l xăng. Hỏi ô tô đó đi hết quãng đường dài 216 km thì cần có bao nhiêu lít xăng?
Bài 3. Một vườn cây hình chữ nhật có chu vi bằng 0,48 km và chiều rộng bằng 3/5 chiều dài. Tính diện tích vườn cây đó theo đơn vị là m 2 , ha ?
B/ MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 1: Tìm đại từ trong đoạn văn sau và xác định các đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào:
" Năm nhuận ấy tôi lên tám. Đúng vào ngày sinh nhật của tôi thì bố tôi mất việc ở nhà máy nước đá. Chuyện bố tôi mất việc cũng đơn giản thôi. Nó bắt nguồn từ người thợ quét vôi bị thằng xếp Tây ở nhà máy mắng bằng tiếng Việt ngay cạnh cái bàn nguội của bố tôi, vì mấy giọt vôi bắn vào đôi giày của hắn. "
Bài 2: Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm học quá.
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 11
A/ MÔN TOÁN
Bài 1. Đặt tính rồi tính
247,06 + 316,492
642,78 - 213,472
37,14 x 82
152,47 + 93
100 - 9,99
0,524 x 304
Bài 2. Tìm y
y : 15 - 34,87 = 52,21 + 6 76,22 - y x 3 = 30,61 x 2
Bài 3. Tính bằng cách thuận tiện:
60 - 26,75 - 13,25	38,25 - 18,25 + 21,64 - 11,64 + 9,93
45,28 + 52,17 - 15,28 - 12,17	(72,69 + 18,47 ) - ( 8,47 + 22,69 )
Bài 4. Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng 36 cm, chiều rộng bằng 3/5 chiều dài được uốn từ một sợi dây thép. Hỏi sợi dây thép đó dài bao nhiêu mét?
B/ MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 1: Tìm đại từ xưng hô trong đoạn văn sau và nêu thái độ, tình cảm của người nói khi dùng:
 Cai : - Hừm! Thằng nhỏ lại đây.....
 ................ Mở trói tạm cho chỉ.
 ( Trích bài " Lòng dân " - Nguyễn Văn Xe )
Bài 2. Tìm quan hệ từ trong những câu sau và nêu tác dụng của mỗi từ:
	" Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam ".
Bài 3: Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau: 
Từ
Từ đồng nghĩa
Từ trái nghĩa
siêng năng
dũng cảm
lạc quan
bao la
chậm chạp
đoàn kết
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 12
A/ MÔN TOÁN
Bài 1: Tính nhẩm
112,4 x 10
112,4 x 0,1
68,3 x 100
68,3 x 0,01
4,351 x 1000
4,351 x 0,001
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện :
4,86 x 0,25 x 40
72,9 x 99 + 72 + 0,9
0,125 x 6,94 x 80
96,28 x 3,527 + 3,527 x 3,72
Bài 3: Một can nhựa chứa 10l nước mắm. Biết 1l nước mắm nặng 0,9kg, can rỗng cân nặng 0,5kg. Hỏi can nước mắm đó nặng bao nhiêu ki- lô – gam?
Bài 4 : Một oto đi trong giờ được 21 km. Hỏi oto đó đi trong 1 giờ đi được bao nhiêu ki – lô- mét?
B/ TIẾNG VIỆT
Bài 1. Chọn quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ chấm :
a, Những cái bút .................. tôi không còn mới ................... vẫn tốt.
b, Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh ............... máy bay ................... kịp cuộc hẹn ngày mai.
c, ................. trời mưa to ................ nước sông dâng cao.
d, ................. cái áo ấy không đẹp ............. nó là kỉ niệm của những ngày chiến đấu anh dũng.
Bài 2: Hãy thay quan hệ từ trong từng câu sau bằng quan hệ từ khác để có câu đúng và xác định CN - VN trong mỗi câu:
a. Cây bị đổ nên gió thổi mạnh.
b. Trời mưa và đường trơn.
c. Bố mẹ sẽ thưởng cho em một hộp màu vẽ vì em học giỏi.
d. Tuy nhà xa nhưng bạn Nam thường đi học muộn.
e. Tôi khuyên Sơn vì nó không nghe.
g. Mình cầm lái và cậu cầm lái.
Bài 3: Tìm các từ ngữ hoặc những thành ngữ, tục ngữ miêu tả ngoại hình, tính cách, hoạt động của một bà cụ già hoặc của một em nhỏ.	
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 13
A/ MÔN TOÁN
Bài 1. Tính
a, 173,44 : 32
b, 372,96 : 3
112,56 : 28
857,5 : 35
155,9 : 15
431,25 : 125
Bài 2. Tính nhẩm
1,2 : 10
15,4 : 100
4,6 : 1000
45,82 : 10
781,5 : 100
15632 : 1000
Bài 3. Một vườn cây hình chữ nhật có diện tích 789,25 m2, chiều dài 38,5m. Người ta muốn rào xung quanh vườn và làm cửa vườn. Hỏi hàng rào xung quanh vườn dài bao nhiêu mét, biết cửa vườn rộng 3,2m?
Bài 4. Ba tấm vải dài 105m. Nếu cắt đi 1/9 tấm vải thứ nhất, 3/7 tấm vải thứ hai và 1/3 tấm vải thứ ba thì phần còn lại của ba tấm vải bằng nhau. Hỏi mỗi tấm vải dài bao nhiêu mét?
B/ TIẾNG VIỆT
Bài 1. Dùng cặp quan hệ từ thích hợp để gộp 2 câu thành 1 câu :
 a, Tên Dậu là thân nhân của hắn. Chúng em bắt nó nộp thuế thay.
b, Bạn An học toán giỏi . Bạn ấy học Tiếng Việt cũng cừ.
 c, Chúng em còn nhỏ tuổi. Chúng em quyết làm những công việc có ích lợi cho môi trường.
Bài 2. Chỉ ra tác dụng của từng cặp quan hệ từ trong mỗi câu sau :
 a. Nếu Nam học giỏi Toán thì Bắc lại học giỏi văn.
 b. Nếu Nam chăm học thì nó thi đỗ.
 c. Nếu Nam chăm học thì nó đã thi đỗ.
Bài 3. Cho các từ sau : núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập. Hãy sắp xếp các từ trên thành các nhóm, theo 2 cách:
 a, Dựa vào cấu tạo từ ( từ đơn, từ ghép, từ láy ). 
Từ đơn
..........................................................................................
Từ láy
..........................................................................................
Từ ghép
.............................................
.............................................
 b, Dựa vào từ loại ( danh từ, động từ, tính từ ).
Danh từ
..........................................................................................
Động từ
..........................................................................................
Tính từ
.............................................
.............................................
Bài 4. Hãy viết một đoạn văn ( khoảng 12 câu ) để tả hình dáng của một người mà yêu quý
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 14
A/ MÔN TOÁN
Bài 1. Tính
308 : 5,5
1649 : 4,85
85 : 14
72 : 34
962 : 58
18 : 0,24
48 : 35
1118 : 17,2
1041, 3 : 267
3 : 1,5
Bài 2. Tính nhẩm
15,26 : 0,25
978,3 : 0,125
412 : 0,25
64,32 : 0,125
Bài 3. Tính theo 2 cách :
a, ( 36 + 24 ) : 0,6 	b, ( 99 - 66 ) : 0,33
Bài 4. Một tấm vải dài 36m. Lần đầu người ta cắt ra 16 mảnh vải, mỗi mảnh vải dài 1 Lần thứ hai người ta cắt được 6 mảnh vải dài như nhau thì vừa hết tấm vải. Hỏi mỗi mảnh vải cắt ra ở lần 2 dài bao nhiêu mét?
B/ TIẾNG VIỆT
Bài 1. Tìm DT, ĐT, TT trong đoạn thơ sau :
	Bầy ong rong ruổi trăm miền
	 Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa
	Nối rừng hoang với biển xa
	 Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
Bài 2. Gạch chân các quan hệ từ có trong đoạn văn sau :
 Nam Phi là một nước nổi tiếng nhiều vàng, kim cương nhưng cũng nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc. Chế độ phân biệt chủng tộc ở đây được toàn thế giới biết đến với tên gọi a-pác-thai.
Bài 3. Xác định CN - VN trong mỗi câu sau và xác định xem câu đó thuộc kiểu câu nào : Ai làm gì? Ai thế nào ? Ai là gì?
 (1)Đó là một buổi sáng đầu xuân. (2)Trời đẹp. (3) Gió nhẹ và hơi lạnh. (4) Ánh nắng ban mai nhạt loãng rải trên vùng đất đỏ công trường tạo nên một hoà sắc êm dịu.
Bài 4.a) Tìm thành ngữ, tục ngữ nói về tình cảm anh em trong gia đình. 
b)Đặt câu với 1 trong số các thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được:
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN 15
A/ MÔN TOÁN
Bài 1: Đặt tính rồi tính
13,16 : 2,8 d) 153, 36 : 27
0,536 : 0,08 e) 667 : 46
4,81 : 0,37 f) 97,65 : 3,5
Bài 2: Viết các phân số thành tỉ số phần trăm:
Bài 3: Tính tỉ số phần trăm của hai số :
48 và 64 
76 và 152
Bài 4: Một ngày một người có thể ăn hết 0,8kg gạo. Hỏi có 20 kg gạo thì người đó có thể ăn được trong bao nhiêu ngày?
Bài 5: Một mảnh đất rộng 1000m2, ở giữa có một cái ao rộng 460m2, còn lại là đất trồng rau:
Diện tích cái ao chiếm số phần trăm diện tích mảnh đất là bao nhiêu?
Diện tích đất trồng rau chiếm số phần trăm diện tích mảnh đất là bao nhiêu?
B/ TIẾNG VIỆT
Bài 1: Xếp các từ ngữ đã cho dưới đây vào đúng ô trống trong bảng:
	Đen nhánh, trắng hồng, xơ xác, mượt mà, bầu bĩnh, phúc hậu, bồ câu, mịn màng, long lanh, cao lớn, hai mí, cân đối, ngăm ngăm, thanh tú, gầy đét.
Từ ngữ miêu tả mái tóc con người
Từ ngữ miêu tả đôi mắt con người
Từ ngữ miêu tả khuôn mặt của con người
Từ ngữ miêu tả làn da của con người
Từ ngữ miêu tả vóc người
....................
........................
..........................
......................
...................
Bài 2: Từ " thật thà " trong câu dưới đây là DT, ĐT hay TT? Hãy chỉ rõ từ " thật thà " là bộ phận gì trong câu :
 a, Chị Loan rất thật thà.
 b, Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến.
 c, Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe.
 d, Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan.
Bài 3: Viết đoạn văn miêu tả hoạt động của một người mà em yêu thích nhất

Tài liệu đính kèm:

  • docphieu_bai_tap_mon_toan_lop_5_tuan_1_den_tuan_15.doc