Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 30 (Có đáp án)

docx 6 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 10/01/2023 Lượt xem 463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 30 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 30 (Có đáp án)
Họ và tên:
Lớp: 2
BÀI TẬP CUỐI TUẦN–TUẦN 30
Thứ ngày  tháng năm 20
Bài 1
Đọc bài sau:
CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG
Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.
Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.
                                                                                     (Theo Dân Tiên) 
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 
1. Lúc ở nước Anh, Bác Hồ đã phải làm nghề gì để sinh sống?
A. Cào tuyết trong một trường học.
B. Làm đầu bếp trong một quán ăn.
C. Viết báo.
2. Những chi tiết nào diễn tả nỗi vất vả, mệt nhọc của Bác khi làm việc?
A. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng.
B. Bác vừa mệt, vừa đói.
C. Phải làm việc để có tiền sinh sống.
3. Hồi ở Pháp, mùa đông Bác phải làm gì để chống rét?
A. Dùng lò sưởi.
B. Dùng viên gạch nướng lên để sưởi.
C. Mặc thêm áo cũ vào trong người cho ấm.
4. Câu chuyện nhằm nói lên điều gì?
A. Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp.
B. Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp.
C. Nói lên những gian khổ mà Bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước.
5. Câu chuyện trên đã kể lại cuộc sống khó khăn, vất cả của Bác khi ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Em có suy nghĩ gì sau khi đọc câu chuyện?
6. Những cặp từ nào trái nghĩa với nhau?
A. mệt mỏi – mỏi	B. sáng – tối
C. mồ hôi – lạnh cóng	D. nóng – lạnh	
7. Những từ ngữ nào có thể dùng để nói về Bác Hồ?Em hãy gạch chân vào những từ ngữ đó.
Giản dị, giàu lòng nhân ái, độ lượng, sáng suốt, thương dân, yêu nước, đi học đúng giờ, thương yêu thiếu nhi.
8. Bộ phận được in đậm trong câu “Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.” trả lời cho câu hỏi nào?
Bài 2
A. Vì sao?	B. Khi nào?	C. Để làm gì?
	Tìm tiếng có tr hoặc ch điền vào chỗ trống trong các câu thành ngữ, tục ngữ:
a. Con .. là đầu cơ nghiệp.
b. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng .. 
c. Ở bầu thì .. , ở ống thì dài.
d. Cháy nhà hàng xóm bình .. như vại.
Bài 3
	Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu văn sau:
Bài 4
	Bác Hồ là vị lãnh tự vô cùng ............................ của nhân dân Việt Nam. Sinh thời, Bác rất ......................... đến các cháu thiếu niên nhi đồng. Ngày nay, tuy Bác đã............................ nhưng hình ảnh Bác mãi mãi còn ........................ trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
 	Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có đoạn văn viết về Bác Hồ:
	Ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng, .........................(1) đã bôn ba khắp năm châu, bốn biển. Hồi ở nước Anh, nước Pháp, Bác phải ........................ (2) những công việc rất ........................... (3) như cào tuyết, phụ bếp. Để chống lại ............................ (4) của mùa đông, Bác đã dùng viên gạch nướng để sưởi ấm. Bác đã phải vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ để tìm đường cứu nước, ..................... (5) dân tộc.
	(giải phóng, Bác Hồ, nặng nhọc, cái lạnh, làm)
Bài 5	
	 Em hãy kể lại một câu chuyện về Bác Hồ kính yêu.
	.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................ĐÁP ÁN – TUẦN 30
TIẾNG VIỆT
Bài 1:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
A, B
B
C
Gợi ý: Bác Hồ đã phải chịu thật nhiều gian khổ để tìm ra con đường cứu nước
B, D
Giản dị, giàu lòng nhân ái, độ lượng, sáng suốt, thương dân, yêu nước, thương yêu thiếu nhi.
C
Bài 2:
a. Con trâu là đầu cơ nghiệp.
b. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. 
c. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
d. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại.
Bài 3: 
Gợi ý: kính yêu, quan tâm (thương yêu), mất (ra đi), sống
Bài 4: 
(1)	 Bác Hồ, (2) làm, (3) nặng nhọc, (4) cái lạnh, (5) giải phóng
Bài 5: 
Gợi ý
	Một lần, trên đường đi công tác, Bác Hồ và các anh chiến sĩ bảo vệ phải qua một con suối. Khi Bác đã sang đến bờ bên kia, một anh chiến sĩ đi phía sau bỗng sẩy chân ngã xuống suối. Bác dừng lại, đợi anh chiến sĩ đi tới, ân cần hỏi han chu đáo rồi sau đó nói: “Ta nên kê lại hòn đá để người khác đi qua suối không bị ngã nữa.” Anh chiến sĩ quay lại kê hòn đá cho chắc chắn. Xong đâu đấy Bác cùng mọi người lên đường. Em thấy Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi người trong bất cứ hoàn cảnh nào.
TẬP ĐỌC - AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG 
- TUẦN 30
Phần 1: Dựa vào nội dung câu chuyện em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Trong câu chuyện, Bác Hồ tới thăm nơi nào? 
6. Tại sao Tộ không dám nhận kẹo Bác chia?
a. Trại nhi đồng b. Miền Nam
a. Vì Tộ là học sinh yếu kém, lười học.
c. Căn cứ Việt Bắc d. Hang Pác Bó
b. Vì Tộ là cậu bé rất nhút nhát, rụt rè.
2. Thái độ của các em nhỏ đối với Bác thể hiện như thế 
c. Vì Tộ chưa ngoan, hôm nay Tộ không vâng lời cô.
nào qua hành động sau: 
d. Vì Tộ không thích ăn kẹo.
“Các em nhỏ chạy ùa tới, quây quanh Bác.”
7. Tại sao Bác lại khen bạn Tộ ngoan?
a. Tò mò b. Chán nản
a. Vì bạn Tộ rất thẳng thắn.
c. Buồn bã d. Mừng rỡ
b. Vì bạn Tộ rất đáng yêu, thân thiện.
3. Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?
c. Vì bạn Tộ đã biết nhận lỗi.
a. Phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa,...
d. Vì bạn Tộ có nhiều cố gắng, tiến bộ.
b. Ao cá, nhà sàn, khu vui chơi và nơi học tập,...
c. Phòng học, phòng thí nghiệm và thư viện,...
d. Nơi các cháu vui chơi, tổ chức các hoạt động.
4. Các em đứng thành vòng rộng để làm gì? 
a. Để nói chuyện với Bác b. Đợi Bác khen ngoan
c. Chờ Bác phát kẹo d. Để Bác xem ai ngoan
5. Bạn nhỏ nào không dám nhận kẹo của Bác? 
a. Huệ b. Tộ
c. Lan d. Tuấn
Phần 2: Em hãy hoàn thành sơ đồ tư duy sau nhé!
1
1
1
2
1
3
1
4

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_cuoi_tuan_mon_tieng_viet_lop_2_sach_canh_dieu.docx