Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 25 (Có đáp án)

docx 8 trang Người đăng hoaian2 Ngày đăng 10/01/2023 Lượt xem 2221Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 25 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 25 (Có đáp án)
Họ và tên:
Lớp: 2
BÀI TẬP CUỐI TUẦN–TUẦN 25
Thứ ngày  tháng năm 20
Bài 1
Đọc bài sau:
SUỐI VUI
Bạn có biết không?
Suối rất hay cười. Vừa đi vừa cười. Vừa chạy vừa cười. Cả lúc nhảy cũng cười. Dường như suối không biết buồn là gì.
Từ trong khe đá chảy ra, suối khúc khích, nhí nhảnh. Thoạt tiên chỉ là cái lạch nhỏ, mỏng manh, trong veo.
Róc rách! Róc rách!
Đàn bướm dập dờn quanh sợi nước tựa những dải lụa mềm vấn vít đan vào nhau, tìm đến nhau rồi chảy vào một nơi, hợp thành một vùng nước. Sóng sánh trong hang động. Lóng lánh gương giếng đá. Ăm ắp. Từ đấy, nước khơi mạch tìm ra, chảy thành dòng suối.
Tung tăng! Tung tăng!
Róc rách! Róc rách!
Như câu hát. Như tiếng cười 
(Phong Thu)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 
1. Bài văn trên tả sự vật nào là chính ?
a. Khe đá.	b. Dòng suối.	c. Đàn bướm.
2. Dòng suối có đặc điểm gì?
a. Thích chạy nhảy.
b. Mỏng manh, trong veo.
c. Rất hay cười.
3. Từ nào trong bài tả âm thanh của tiếng suối?
a. khúc khích	b. nhí nhảnh	c. róc rách
d. tung tăng	e. réo rắt
4. Tiếng suối chảy trong bài được so sánh với gì?
a. Tiếng đàn. 
b. Tiếng gió thổi.	
c. Câu hát, tiếng cười
5. Trong bài, những từ nào dưới đây đã được dùng để tả dòng suối? Em hãy gạch chân những từ đó.
khúc khích, nhí nhảnh, rì rào, mỏng manh, róc rách, dập dờn, vấn vít, sóng sánh, lóng lánh, ăm ắp, tung tăng.
6. Vì sao tác giả gọi dòng suối là “suối vui”?
7. Nối từng từ ở cột trái với nghĩa thích hợp ở cột phải:
a. Suối
1. Vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt trái đất.
b. Kênh
2. Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi bắt nguồn từ các khe đá.
c. Biển
3. Công trình đào, đắp để dẫn nước tưới tiêu cho đồng ruộng.
8. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Phía sau làng tôi có một con sông (1) . qua. Mùa hè, sông đỏ lựng (2) . với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những (3) . nổi lên, dân làng tôi thường ra xới đất, tỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những (4) . năm sau kịp đổ về.(Băng Sơn)
Bài 2
(bãi cát, con lũ, phù sa, chảy)
	Những từ nào viết sai chính tả?
a. 
a1. cha chú
a4. chao liệng
a7. trở về
a2. chú chân
a5. trao liệng
a8. chở hàng
a3. tạm trú
a6. trao đổi
a9. trở hàng
b.	
b1. yên tỉnh
b4. buồn bả
b7. bé ngã
b2. chăm chỉ
b5. số lẽ
b8. thỉnh thoảng
Bài 3
b3. mệt mõi
b6. số chẵn
b9. lỏng lẽo
	Đặt câu câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong các câu sau:
a.	Ai cũng thích đi nghỉ mát ở Nha Trang vì đây là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới.
................................................................................................................ 
b. Nước suối lóng lánh vì có ánh sáng mặt trời phản chiếu.
.......................................................................................................................................Bài 4
 Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp: bờ biển, bãi biển, cửa biển, đáy biển, mưa biển, bão biển, lốc biển, cá biển, cua biển, hải âu.
Các bộ phận của biển: ...
Sinh vật sống ở biển: .....
Bài 5
Thời tiết ở biển: .
	Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh:
Bài 6
a. Tàu thuyền không đi lại được ở đoạn sông này vì .......
b. Khi có bão, tàu thuyền không được ra khơi vì ....
 Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có đoạn văn tả biển:
	Cảnh . (1) buổi sáng thật là đẹp!
	Sóng biển . (2) nối đuôi nhau chạy vào bờ . (3) đỏ rực đang từ từ nhô lên. Trên mặt biển . (4) đang rẽ sóng ra khơi đánh cá. Những chú . (5) sải rộng cánh bay. Bầu trời trong xanh. Phía chân trời, những . (6) đang bồng bềnh trôi.
(nhấp nhô, biển, hải âu, Mặt trời, từng đoàn thuyền, đám mây)
Bài 7
	Dựa vào bài Suối vui em hãy viết tiếp từ 2 đến 3 câu để có đoạn văn tả dòng suối:
Suối là dòng nước chảy bắt nguồn từ các khe đá................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
ĐÁP ÁN – TUẦN 25
TIẾNG VIỆT
Bài 1:
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
b
c
a,c
c
Khúc khích, nhí nhảnh, mỏng manh, róc rách, vấn vít, sóng sánh, lóng lánh, ăm ắp, tung tăng
Vì suối rất hay cười. Vừa đi vừa cười, vừa chạy vừa cười, cả lúc nhảy cũng cười... Suối hồn nhiên, tinh nghịch như đứa trẻ đáng yêu
7. Nối a-2, b-3, c-1
8. (1) chảy, (2) phù sa, (3) bãi cát, (4) con lũ
Bài 2:
a. 
a2. chú chân	a5. trao liệng	a9. trở hàng	
b.
b1. yên tỉnh	b3. mệt mõi	b4. buồn bả	
b5. số lẽ	b9. lỏng lẽo
Bài 3: 
a. Ai cũng thích đi nghỉ mát ở Nha Trang vì sao?
b. Nước suối lóng lánh vì sao?
Bài 4: 
a. Các bộ phận của biển: bờ biển, bãi biển, cửa biển, đáy biển
b. Sinh vật sống ở biển: cá biển, cua biển, hải âu
c. Thời tiết ở biển: mưa biển, bão biển, lốc biển
Bài 5: Gợi ý
a. Tàu thuyền không đi lại được ở đoạn sông này vì ở đây có nhiều đá ngầm
b. Khi có bão, tàu thuyền không được ra khơi vì rất nguy hiểm.
Bài 6:
	Cảnh biển (1) buổi sáng thật là đẹp!
	Sóng biển nhấp nhô(2) nối đuôi nhau chạy vào bờ. Mặt trời (3) đỏ rực đang từ từ nhô lên. Trên mặt biển, từng đoàn thuyền (4) đang rẽ sóng ra khơi đánh cá. Những chú hải âu (5) sải rộng cánh bay. Bầu trời trong xanh. Phía chân trời, những đám mây (6) đang bồng bềnh trôi.
Bài 7: Gợi ý
	1. Suối là dòng nước chảy bắt nguồn từ các khe đá. Thoạt tiên chỉ là cái lạch nhỏ, mỏng manh, trong veo. Rồi nước khơi mạch tìm ra, chảy thành dòng suối vui tươi, nhí nhảnh.
	2. Suối là dòng nước chảy bắt nguồn từ các khe đá. Tiếng suối róc rách, khúc khích nghe như câu hát, tiếng cười. Suối tinh nghịch, đáng yêu như một đứa trẻ nhỏ.
	3. Suối là dòng nước chảy bắt nguồn từ các khe đá. Rồi suối chảy dài,uốn lượn quanh rừng thông. Nước suối trong vắt có thể nhìn thấy rõ từng viên đá cuội nằm dưới đáy. Suối chảy róc rách đêm ngày tạo ra âm thanh thật vui tai. Hai bên bờ suối là hàng cây xanh tốt, ngả bóng soi mình xuống dòng nước trong xanh
TẬP ĐỌC - SƠN TINH, THỦY TINH - TUẦN 25
Phần 1: Dựa vào nội dung câu chuyện em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Người con gái của vua Hùng Vương tên là gì?
4. Câu chuyện Sơn Tinh luôn đánh thắng Thủy Tinh nói 
a. Mị Châu b. Mị Nương
lên điều gì có thật?
c. Sơn Tinh d. Thủy Tinh
a. Sơn Tinh rất tài giỏi. 
2. Những ai đến cầu hôn Mị Nương?
b. Vua Hùng Vương rất công bằng. 
a. Sơn Tinh, Thạch Sanh
c. Nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường. 
b. Thủy Tinh, Lý Thông 
d. Mị Nương rất xinh đẹp.
c. Sơn Tinh, Thủy Tinh
5. Nội dung, ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là gì?
d. Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thạch Sanh, Lý Thông
a. Kể về truyền thuyết kén rể của ông cha ta từ thời Hùng Vương
3. Hùng Vương phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn như thế nào?
b. Giải thích hiện tượng lũ lụt và ước muốn chinh phục thiên 
nhiên của nhân dân ta. 
a. Ngày mai, ai mang lễ vật nhiều hơn đến thì được lấy Mị Nương.
c. Cuộc chiến giữa hai chàng rể là Sơn Tinh và Thủy Tinh.
d. Vua Hùng Vương có người con gái rất xinh đẹp tên là Mị 
b. Sơn Tinh ở trên núi nhiều của ngon vật lạ hơn, gả công chúa cho Sơn Tinh.
Châu.
c. Thủy Tinh ở tận miền biển xa xôi nên vua gả cho Sơn Tinh.
d. Ngày mai, ai đem lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương.
Phần 2: Em hãy hoàn thành sơ đồ tư duy sau nhé!
1
1
1
2
1
3
1
4

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_cuoi_tuan_mon_tieng_viet_lop_2_sach_canh_dieu.docx