Họ và tên: Lớp: 2 BÀI TẬP CUỐI TUẦN – TUẦN 14 Thứ ngày tháng năm 20 Bài 1 Đọc bài sau: AI LÀ ANH, AI LÀ EM? Hùng và Cường là hai anh em sinh đôi, cao bằng nhau và giống nhau như đúc. Mẹ cho hai anh em mặc quần áo cùng kiểu, cùng màu nên càng khó phân biệt được ai là anh, ai là em. Đến cả bố mẹ nhiều khi cũng lầm. Một hôm bác của Hùng, Cường từ thành phố về chơi, nhìn hai đứa trẻ giống nhau như hai giọt nước, ông thốt lên: Làm sao biết đứa nào là anh, đứa nào là em nhỉ? Thoáng nghĩ rồi ông vui vẻ gọi hai đứa trẻ đang chơi ở ngoài sân vào. Nào, hai cháu lại đây bác cho quà. Và làm như chẳng hề quan tâm, bác đưa cho một đứa cả một gói kẹo, còn đứa kia chỉ được 5 chiếc. Hai đứa cùng lễ phép thưa: Cháu xin bác ạ! Người bác quan sát thấy đứa cầm túi kẹo cứ nhất định đưa cho đứa kia để đổi lấy 5 cái kẹo. Thấy vậy, bác chạy lại cầm lấy tay đứa cầm túi kẹo hỏi: Cháu là anh đúng không? Vâng ạ! Cháu là Hùng còn em cháu đây là Cường. Người bác cười vui: Các cháu tôi ngoan lắm! Nhưng các cháu có biết vì sao bác nhận biết được đứa nào là anh, đứa nào là em không nào? (Theo Võ Quảng) Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Dòng nào nêu đầy đủ nhất về đặc điểm giống nhau của hai anh em Hùng và Cường? a. Hùng và Cường đều mặc quần áo cùng kiểu, cùng màu. b. Hùng và Cường là hai anh em sinh đôi, cao bằng nhau, giống nhau như đúc, lại mặc quần áo cùng kiểu, cùng màu. c. Hùng và Cường đều cao to bằng nhau. 2. Người bác chia kẹo cho hai anh em như thế nào? a. Chia cho hai anh em mỗi người một gói. b. Chia cho hai anh em mỗi người 5 chiếc. c. Chia cho một cháu cả gói kẹo, cháu kia chỉ được 5 chiếc. 3. Vì sao người bác biết Hùng là anh của Cường? a. Vì Hùng cao hơn Cường. b. Vì Hùng giới thiệu với bác. c. Vì bác thấy Hùng đã đưa gói kẹo của mình cho Cường để lấy 5 chiếc kẹo. Hùng đã nhường nhịn Cường, chứng tỏ Hùng là anh. 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Chia kẹo phải chia cho em phần hơn. b. Cần chia kẹo không đều để nhận ra ai là anh, ai là em. c. Anh em phải biết yêu thương, nhường nhịn nhau. 5. Hùng bằng tuổi Cường và cũng chỉ lớn bằng Cường nhưng thật xứng đáng làm anh. Vì sao? ... ... 6. Dòng nào nêu đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? Của câu văn sau: Đứa cầm túi kẹo cứ nhất định đưa cho đứa kia để đổi lấy 5 cái kẹo. a. cầm túi kẹo b. cứ nhất định đưa cho đứa kia để đổi lấy 5 cái kẹo c. đổi lấy 5 cái kẹo Bài 2 7. Điền l hay n vào chỗ trống: a. ông ... ội b. ... ạnh buốt c. xa ... ạ Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu dưới đây: a. Khi gà cất tiếng gáy, hai chị em Lan vùng dậy ra sân tập thể dục. b. Khi gà cất tiếng gáy, hai chị em Lan vùng dậy ra sân tập thể dục. c. Khi gà cất tiếng gáy, hai chị em Lan vùng dậy ra sân tập thể dục. Chọn dấu chấm hoặc dấu phẩy để điền vào ô trống: Bài 3 Để làm trọng tài Có mảnh bìa màu vàng ¨ (1) màu đỏ là Tèo nhặt cho bằng hết ¨ (2) cất ngay ngắn trong ngăn kéo ¨ (3) Thấy lạ ¨ (4) bố Tèo hỏi: - Con cất những mảnh bìa đó làm gì? - Con sưu tập thẻ vàng ¨ (5) thẻ đỏ để lớn lên làm trọng tài bóng đá ạ ¨ (6) Bài 4 Cô Huệ là hàng xóm của em. Mẹ của cô bị ốm. Cô nhờ em sang nhà cô trông hộ bé Hoa để cô đưa bà đến bệnh viện. Em hãy viết vài câu nhắn lại cho bố mẹ biết khi đi làm về. ... ... ... ĐÁP ÁN – TUẦN 14 TIẾNG VIỆT Bài 1: Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án b c c c Gợi ý: Hùng bằng tuổi Cường và cũng chỉ lớn bằng Cường nhưng thật xứng đáng làm anh vì Hùng đã đưa cho Cường cả gói kẹo để lấy 5 chiếc kẹo. Việc làm đó chứng tỏ Hùng đã nhường nhịn, dành cho Cường phần hơn, chứng tỏ Hùng xứng đáng làm anh của Cường. c a. nội b.lạnh c. lạ Bài 2: a. Khi gà cất tiếng gáy, hai chị em Lan làm gì? b. Khi gà cất tiếng gáy, ai vùng dậy ra sân tập thể dục? c. Khi nào, hai chị em Lan vùng dậy ra sân tập thể dục? Bài 3: (1) phẩy, (2) phẩy, (3) chấm, (4) phẩy, (5) phẩy, (6) chấm. Bài 4: Gợi ý Bố mẹ ạ! Bà ngoại bé Hoa ốm phải vào viện. Cô Huệ nhờ con trông hộ bé Hoa. Bố mẹ về thì sang nhà cô Huệ nhé. Con gái: Loan TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA – TUẦN 14 1. Lúc nhỏ, anh em trong gia đình ở câu chuyện đối xử 4. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? với nhau như thế nào? a. Ông dùng dao để cưa. a. Lạnh nhạt. b. Ông bẻ gãy từng chiếc một. b. Ghen ghét nhau. c. Ông cũng không bẻ gãy được bó đũa. c. Hòa thuận. 5. Tại sao cả bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa? 2. Thấy anh em không yêu thương nhau, người cha có thái độ ra sao ? a. Vì bó đũa làm bằng kim loại, rất cứng, không thể bẻ. b. Vì cả bốn người con đều yếu đuối. a. Khóc thương. c. Vì họ bẻ cả bó đũa (rất chắc, rất cứng) chứ không bẻ rời b. Tức giận. từng chiếc. c. Buồn phiền. 6. Câu chuyện khuyên em điều gì? 3. Người cha đã đưa ra thử thách gì để răn dạy các con? a. Anh em mạnh ai người nấy sống. a. Ai bẻ được cả bó đũa sẽ được hưởng gia tài. b. Anh em phải đoàn kết yêu thương nhau. b. Ai bẻ được bó đũa sẽ được cho làm anh cả. c. Anh em khi ăn cơm cần có đũa. c. Ai bẻ được cả bó đũa sẽ được thưởng túi tiền. Phần 1: Dựa vào nội dung câu chuyện em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Phần 2: Em hãy hoàn thành sơ đồ tư duy sau nhé! 1 1 1 2 1 3 1 4
Tài liệu đính kèm: