Họ và tên: Bài 1 Lớp: 2 BÀI TẬP CUỐI TUẦN – TUẦN 1 Thứ ngày tháng năm 20 Đọc bài sau: Hòn đá nhẵn Hồi học lớp một, tôi hay bị ba mẹ mắng chỉ vì thích chơi không chịu học, không chịu vào “khuôn phép”. “Tại sao người lớn lại cứ ép trẻ con phải làm những việc mà chúng không thích? Ba mẹ chắc không yêu mình nên mới chẳng cho mình chơi.” Tôi nghĩ thế nên rất buồn và giận ba mẹ. Một lần, bị ba mắng tôi đã chạy đến nhà bà nội. Biết chuyện của tôi, bà không nói gì mà dẫ tôi đi dạo bên bờ suối. Tôi bắt đầu tìm những viên đá, chọn kĩ lưỡng, tìm được một viên cuội tuyệt đẹp, tròn, nhẵn bóng như một viên bi. - Nó tuyệt đẹp, phải không nội? - Ừ, đẹp thật. Sao con không nhặt đá ở bờ suối mà lại mất công tìm dưới nước? - Vì đá trên bờ đều thô ráp. - Con có biết vì sao viên cuội ở dòng suối lại nhẵn được như vậy không? Mừng rỡ vì biết rõ câu trả lời, tôi nói ngay: - Nhờ nước ạ! - Đúng, nước chảy đá mòn. Nhờ có nước và nhờ những viên đá cọ xát vào nhau cho đến khi những chỗ gồ ghề, thô ráp biến mất. Lúc này viên đá mới đẹp. Con người cũng vậy. Hãy nghĩ ba mẹ con giống như dòng nước. Một ngày nào đó khi con nên người, con sẽ hiểu nhờ đâu con được như thế. Và đó là tất cả những gì quan trọng nhất bà nội đã nói với tôi trong buổi chiều đáng nhớ ấy. (Phỏng theo Oan-cơ Mít-đơ) Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Khi bị ba mẹ mắng vì ham chơi không chịu học, bạn nhỏ cảm thấy như thế nào? a. Bạn cảm thấy rất hối hận. b. Bạn cảm thấy ba mẹ vô lí nên bất bình với ba mẹ và buồn. c. Bạn hiểu ba mẹ nghiêm khắc như vậy là tốt cho bạn. 2. Biết chuyện của bạn nhỏ, bà nội bạn đã làm gì? a. Bà giảng giải, chỉ ra những sai trái của bạn. b. Bà khuyên bạn về xin lỗi ba mẹ. c. Bà không nói gì mà cùng bạn nhỏ đi dạo chơi. 3. Bạn nhỏ tìm nhặt những viên đá như thế nào? a. Bạn tìm những viên đá tròn, nhẵn bóng. b. Bạn tìm những viên đá to. c. Bạn tìm những viên đá gồ ghề, thô ráp. 4. Bà nội giải thích vì sao những viên đá dưới nước lại đẹp? a. Vì những viên đá đó được nước bảo vệ không bị bụi bẩn. b. Vì dòng nước chảy và sự cọ xát của các viên đá với nhau đã bào mòn, làm mất sự thô ráp của chúng. c. Vì những viên đá nằm sâu dưới dòng suối vốn đẹp nhưng không ai phát hiện ra. 5. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau: a. Từ chỉ người: ba mẹ, người lớn, trẻ con, khuôn phép, bà nội, con người. b. Từ chỉ hoạt động của học sinh: nghe giảng, học bài, đi học, ra chơi, tắm biển. c. Từ chỉ nết tốt của người học sinh: chăm chỉ, chuyên cần, lễ phép, ham chơi, thật thà. 6. Khoanh vào từ viết đúng chính tả: a. quyển nịch/chắc nịch b. làng tiên/xóm làng Bài 2 c. cây bàn/cái bàn d. cái thang/hòn thang Xếp các từ ngữ sau thành câu và ghi lại: a. các bạn nam/trên sân trường/đá bóng ...................................................................................................................................... b. cả lớp/cô giáo kể chuyện/chăm chú nghe Bài 3 ...................................................................................................................................... Viết tiếp vào chỗ trống để giới thiệu với các bạn trong lớp về mình: Mình tên là ................................................ Nhà mình ở ................................... ............................................ Mình rất thích ................................................................. ...................................................................................................................................... ĐÁP ÁN PHIẾU CUỐI TUẦN – TUẦN 1 TIẾNG VIỆT Bài 1: Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án b c a b a. khuôn phép b. tắm biển c. ham chơi a. chắc nịch; b. xóm làng c. cái bàng; d. cái thang Bài 2: Gợi ý a. Các bạn nam đá bóng trên sân trường. b. Cả lớp lắng nghe cô giáo kể chuyện. Bài 3: Gợi ý Mình tên là Phan Mỹ An. Nhà mình ở phố Kim Mã, gần chợ Ngọc Hà. Mình rất thích đọc truyện, xem phim và ăn gà rán... TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM – TUẦN 1 Phần 1: Dựa vào nội dung câu chuyện em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào? 3. Ban đầu, cậu bé trong bài có tính cách như thế nào? a. Học rất giỏi a. Làm việc gì cũng hết mình b. Học rất dở b. Làm việc gì cũng cẩn thận c. Rất chăm học c. Làm việc gì cũng mau chán 2. Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì? 4. Câu chuyện này khuyên em điều gì? a. Bà cụ đang học bài a. Không cần học hỏi cũng có thể thành tài b. Bà cụ đang đi chợ b. Có tính nhẫn nại và kiên trì học hỏi thì có ngày cũng thành tài c. Bà cụ đang mài thỏi sắt c. Chỉ cần đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài là có thể học giỏi 5. Từ “nên” trong câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” có nghĩa là gì? a. Thành công b. Hậu quả c. Lí do d. Thua lỗ Phần 2: Em hãy hoàn thành sơ đồ tư duy sau nhé! 1 1 1 2 1 3 1 4
Tài liệu đính kèm: