ÔN TẬP VẬT LÝ 8 – HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 - 2016 A. LÝ THUYẾT: 1. Định luật về công: Không một Máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi (và ngược lại). Công Thức tính công: A = F.S Trong đó : A là công cơ học đơn vị tính J F là lực tác dụng lên vật theo phương chuyển động đơn vị tính là N S là Quãng đường dơn vị tính m 2. Công suất Công suất được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian. Công thức tính công suất: P = Trong đó : P là công suất, đơn vị W - A: là công thực hiện, đơn vị J; - F: Lực sinh công (N); - t: là thời gian thực hiện công đó, đơn vị s (giây); - v: Vận tốc chuyển động của vật (m/s); 3. Cơ năng * Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng. * Thế năng động năng: Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn. * Động năng: Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn. * Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó. 4. Các chất được cấu tạo như thế nào? Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. 5. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. 6. Hiện tượng khuếch tán Khi đổ hai chất lỏng khác nhau vào cùng một bình chứa, sau một thời gian hai chất lỏng tự hòa lẫn vào nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán. Hiện tượng khuếch tán xảy ra ở cả các chất ở thể rắn và khí. Có hiện tượng khuếch tán là do các nguyên tử, phân tử có khoảng cách và chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. Hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh khi nhiệt độ càng tăng. 7. Nhiệt năng Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công và truyền nhiệt. 8. Nhiệt lượng Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trinh truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt năng là Jun (kí hiệu J). 9. Dẫn nhiệt Nhiệt năng có thể truyển từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt. Chất rắn truyền nhiệt chủ yếu bằng dẫn nhiệt. Kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. 10. Đối lưu Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí. Đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. 11. Bức xạ nhiệt Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. 12. Công thức tính nhiệt lượng a) Nhiệt lượng của một vật thu vào phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi. - Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật. b) Công thức tính nhiệt lượng: * Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1°C. Bảng nhiệt dung riêng của một số chất Chất Nhiệt dung riêng (J/kg.K) Chất Nhiệt dung riêng (J/kg.K) Nước 4200 Đất 800 Rượu 2500 Thép 460 Nước đá 1800 Đồng 380 Nhôm 880 Chì 130 * Công thức tính nhiệt lượng thu vào hay toả ra: + Q: Nhiệt lượng (J). Q = m.c.Dt + m: Khối lượng của vật (kg). + C : Nhiệt dung riêng (J/kg.K). + Dt: Độ biến thiên nhiệt độ (°C hoặc K) - Khi thu nhiệt thì t1 t2; và Dt = t1 – t2 13. Nguyên lí truyền nhiệt: Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì: - Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng nhau. - Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào. - Sự truyền nhiệt dừng lại khi hai vật có nhiệt độ bằng nhau. Trạng thái đó gọi là sự cân bằng nhiệt. Qthuvào = Qtoảra 14. Phương trình cân bằng nhiệt: Khi chỉ có hai vật trao đổi nhiệt, thì: + Qthuvào= m1.c1.(t1 – t) ; + Qtoảra= m2. c2.(t – t2) ; với: t1 > t > t2 ; t1 là nhiệt độ lúc đầu của vật thứ nhất, t2 là nhiệt độ lúc đầu của vật thứ hai, t là nhiệt độ lúc cân bằng nhiệt. ----------------------------- ÔN TẬP VẬT LÝ 8 – HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 - 2016 B. BÀI TẬP: I. TRẮC NGHIỆM : 1. Có hai động cơ điện dùng để đưa gạch lên cao. Động cơ thứ nhất kéo được 10 viên gạch, mỗi viên nặng 20N lên cao 4m. Động cơ thứ hai kéo được 20 viên gạch, mỗi viên nặng 10N lên cao 8m. Nếu gọi công của động cơ thứ nhất là A1, của động cơ thứ hai là A2, thì biểu thức nào dưới đây là đúng? A. A1 = A2. B. A1 = 2A2. C. A2 = 4A1. D. A2 = 2A1. 2. Máy xúc thứ nhất thực hiện công lớn gấp 2 lần trong thời gian lớn gấp 4 lần so với máy xúc thứ hai. Nếu gọi P1, P2 là công suất của máy thứ nhất, của máy thứ hai thì biểu thức nào dưới đây là đúng? A. P1 = P2. B. P1 = 2P2. C. P2 = 4P1. D. P2 = 2P1. 3. Trộn lẫn 1 lượng rượu có thể tích V1 và khối lượng m1 vào một lượng nước có thể tích V2 và khối lượng m2. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước ) là m < m1 + m2. B. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước ) là V = V1 + V2. C. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước ) là V< V1 + V2 . D. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước ) là V > V1 + V2 . 4. Bỏ một đồng xu vào ly nước đá thì nhiệt năng của đồng xu và của nước trong cốc thay đổi như thế nào? A. Nhiệt năng của đồng xu tăng, của nước trong cốc giảm. B. Nhiệt năng của đồng xu giảm, của nước trong cốc tăng. C. Nhiệt năng của đồng xu và của nước trong cốc giảm. D. Nhiệt năng của đồng xu và của nước trong cốc tăng. 5. Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm mặt đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên, thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào? Hãy chọn câu đúng . A. Động năng tăng, thế năng giảm. B. Động năng và thế năng đều tăng. C. Động năng và thế năng đều giảm. D. Động năng giảm, thế năng tăng. 6. Nhiệt năng từ bếp lò đến người đứng gần bếp chủ yếu bằng hình thức? A. Dẫn nhiệt. B. Đối lưu. C. Bức xạ nhiệt. D. Bức xạ nhiệt và đối lưu. 7. Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt? A. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra không gian bên trong bóng đèn. B. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng. C. Sự truyền nhiệt từ mặt trời xuống trái đất. D. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp. 8. Vì sao người ta thường dùng chất liệu sứ để làm bát ăn cơm? A.Vì sứ rẻ tiền. B. Vì sứ dẫn nhiệt không tốt. C. Vì sứ làm cơm ngon hơn. D. Vì sứ dẫn nhiệt tốt. 9. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên . A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật. C. Cả Khối lượng và trọng lượng của vật. D. Nhiệt độ của vật . 10. Tại sao muốn nung nóng chất khí hoặc chất lỏng ta phải đun từ phía dưới? Câu trả lời nào sau đây là sai: A. Về mặt kĩ thuật không thể đun ở phía trên. B. Đun từ phía dưới để tăng cường sự bức xạ nhiệt. C. Sự truyền nhiệt không thể thực hiện từ phía trên xuống phía dưới. D. Các câu trả lời trên đều sai. 11. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng? A. Viên đạn đang bay. B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất. C. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất. D. Hòn bi lăn trên mặt đất. 12. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại . C. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại . D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử khí có thể thoát ra ngoài. 13. Những vật có khả năng hấp thụ bức xạ nhiệt tốt là những vật: A. Có bề mặt sần sùi, sẫm màu. B. Có bề mặt nhẵn, sẫm màu. C. Có bề mặt sần sùi, sáng màu. D. Có bề mặt nhẵn, sáng màu. 14. Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? A. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. B. Từ vật có nhiệt độ lớn hơn sang vật có nhiệt độ nhỏ hơn. C. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. D. Cả ba câu trả lời trên đều đúng. 15 Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt? A. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra không gian bên trong bóng đèn . B. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng . C. Sự truyền nhiệt từ mặt trời xuống trái đất . D. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp. B C A 16. Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng tỏa ra của một vật? A. Q = mc(t2 – t1) với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối. B. Q = mc(t1 – t2) với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối. (Hình 1) C. Q = mc(t1 + t2) với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối. D. Q = mc∆t với ∆t là độ tăng nhiệt độ. 17. Có ba bình A, B, C đựng cùng một loại chất lỏng ở cùng một nhiệt độ (hình 1). Sau khi dùng các đèn cồ tỏa nhiệt giống nhau để đun nóng các bình này trong những khoảng thời gian như nhau thì nhiệt độ của chất lỏng ở các bình sẽ như thế nào? A. Ở bình A cao nhất, rồi đến bình B, bình C. B. Ở bình B cao nhất, rồi đến bình C, bình A. C. Ở bình C cao nhất, rồi đến bình B, bình A. D. Ở ba bình như nhau. 18. Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cung khối lượng vào cùng một cố nước nóng. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của: A. ba miếng bằng nhau. B. miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng chì. C. miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng nhôm. D. miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, miếng chì. 19. Hình bên biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của ba vật A, B, C nhận được những nhiệt lượng như nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. Biết cả ba vật đều làm bằng thép và có khối lượng ma > mb > mc. Nếu bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh thì đường tương ứng với vật trong trường hợp nào dưới đây đúng? A. I - B, II - C, III - A. B. I - A, II - C, III - B. C. I - C, II - B, III - A. D. I - B, II - A, III - C. 20. Chọn câu sai: A. Chất khí không có hình dạng xác định B. Chất lỏng không có hình dạng xác định C. Các chất rắn,lỏng,khí đều có thể tich xác định D. Chất rắn có hình dạng xác định 21. Cả 3 vật A, B, C được cho truyền nhiệt lẫn nhau. Giả sử tA > tB > tC tìm kết luận đúng: A. Vật tỏa nhiệt là A và B, vật C thu nhiệt. B. Vật tỏa nhiệt là A, vật thu nhiệt là B và C. C. Vật tỏa nhiệt là A, vật thu nhiệt là C, vật không tỏa không thu nhiệt. D. Vật tỏa nhiệt là A, Vật thu nhiệt là C, vật B có thể tỏa hay thu nhiệt. 22. Trường hợp nào dưới đây không có công cơ học? A. Người thợ mỏ đẩy xe gòong chuyển động. B. Hòn bi đang lăn trên mặt bàn. C. Lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao. D. Gió thổi mạnh vào một bức tường. 23. Lực nào sau đây khi tác dụng vào vật mà không có công cơ học? A. Lực kéo của một con bò làm cho xe dịch chuyển. B. Lực kéo dây nối với thùng gỗ làm thùng trượt trên mặt sàn. C. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên một vật. D. Lực ma sát trượt tác dụng lên một vật. 24. Đơn vị của công cơ học có thể là: A. Jun (J) B. Niu tơn.met (N.m) C. Niu tơn.centimet (N.cm) D. Cả 3 đơn vị trên 25. Công thức tính công cơ học là: A. A = F.S B. A = F/S C. A = F/v.t D. A = p.t 26. Để nâng một thùng hàng lên độ cao h, dùng cách nào sau đây cho ta lợi về công? A. Dùng ròng rọc cố định B. Dùng ròng rọc động C. Dùng mặt phẳng nghiêng D. Không có cách nào cho ta lợi về công. 27. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: A. Các máy cơ đơn giản đều cho ta lợi về công. B. Các máy cơ đơn giản có thể cho ta lợi cả về F và s. C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. D. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về F hoặc s. 28. Việc sử dụng các máy cơ đơn giản thường nhằm vào mục đích chính là: A. Đỡ tốn công hơn. B. Được lợi về lực. C. Được lợi về đường đi. D. Được lợi về thời gian làm việc. 29. Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về cả lực hay đường đi: A. ròng rọc cố định B. ròng rọc động C. đòn bẩy D. mặt phẳng nghiêng. 30. Để đưa hàng lên ô tô người ta có thể dùng 2 tấm ván: tấm A dài 2m, tấm B dài 4m. thông tin nào sau đây là đúng? A. Công cần thực hiện trong hai trường hợp đều bằng nhau. B. Dùng lực để đưa hàng lên trên hai tấm ván bằng nhau. C. Dùng tấm ván A sẽ cho ta lợi về công 2 lần. D. Dùng tấm ván B sẽ cho ta lợi về công 4 lần. 31. Khi sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa vật lên cao, nếu góc nghiêng càng nhỏ thì: A. Lợi về công càng nhiều. B. Lợi về đường đi càng nhiều. C. Lợi về lực càng nhiều. D. Thời gian đưa vật lên càng ngắn. 32. Công thức tính công suất là: A. p = A/ t B. p = A.t C. p = F.t D. p = A.s 33. Đơn vị của công suất là: A. W B. kW C. J/s D. Cả 3 đơn vị trên. 34. Để đánh giá xem ai làm việc khoẻ hơn, người ta cần biết: A. Ai thực hiện công lớn hơn? B. Ai dùng ít thời gian hơn? C. Ai dùng lực mạnh hơn? D. Trong cùng một thời gian ai thực hiện công lớn hơn? 35. Giá trị của công suất được xác định bằng: A. Công thực hiện trong một đơn vị thời gian. B. Công thực hiện khi vật di chuyển được 1m. C. Công thực hiện của lực có độ lớn 1N. D. Công thực hiện khi vật được nâng lên 1m 36. Một vật được xem là có cơ năng khi vật đó: A. Có khối lượng lớn B. Chịu tác dụng của một lực lớn C. Có trọng lượng lớn D. Có khả năng thực hiện công lên vật khác. 37. Trong các sau đây: câu nào sai? A. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật B. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vận tốc của vật. C. Khối lượng của vật càng lớn thì thế năng đàn hồi của nó càng lớn. D. Động năng là cơ năng của vật có được do vật chuyển động. 38. Thế năng hấp dẫn của vật sẽ bằng không khi: A. mốc tính độ cao chọn ngay tại vị trí đặt vật. B. vật có vận tốc bằng không. C. vật chịu tác dụng của các vật cân bằng nhau. D. vật không bị biến dạng. 39. Một vật chỉ có thế năng đàn hồi khi: A. vật bị biến dạng. B. vật đang ở một độ cao nào đó so với mặt đất. C. vật có tính đàn hồi bị biến dạng. D. vật có tính đàn hồi đang chuyển động. 40. Vật nào sau đây không có động năng? A. Quả bóng lăn trên mặt sân cỏ B. Hòn bi nằm yên trên sàn nhà. C. Viên đạn đang bay đến mục tiêu D. Ô tô đang chuyển động trên đường. 41. Động năng của một vật phụ thuộc vào: A. chỉ khối lượng của vật B. cả khối lượng và độ cao của vật C. độ cao của vật so với mặt đất D. cả khối lượng và vận tốc của vật 42. Động năng của một sẽ bằng không khi: A. vật đứng yên so với vật làm mốc B. độ cao của vật so với mốc bằng không C. khoảng cách giữa vật và vật làm mốc không đổi D. vật chuyển động đều. 43. Trong chuyển động cơ học, cơ năng của một vật phụ thuộc vào: A. khối lượng của vật B. độ cao của vật so với mặt đất C. vận tốc của vật D. cả khối lượng, vận tốc và độ cao của vật so với mặt đất. 44. Cơ năng của một vật càng lớn thì: A. động năng của vật cũng càng lớn B. thế năng hấp dẫn của vật cũng càng lớn. C. thế năng đàn hồi của vật cũng càng lớn D. khả năng sinh công của vật càng lớn. 45. Đại lượng nào sau đây không có đơn vị là Jun (J)? A. Công B. Công suất C. Động năng D. Thế năng 46. Trong quá trình cơ học thì đại lượng nào sau đây được bảo toàn? A. Cơ năng B. Động năng C. Thế năng hấp dẫn D. Thế năng đàn hồi. 47. Khi một vật rơi từ trên cao xuống, thế năng của một vật giảm đi 30 J thì: A. Cơ năng của vật giảm 30 J B. Cơ năng của vật tăng lên 30 J C. Động năng của vật tăng lên 30 J D. Động năng của vật giảm 30 J 48. Chọn câu trả lời đúng: A. Nguyên tử là hạt vật chất nhỏ nhất cấu tạo nên vật. B. Vật chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, đó là các nguyên tử, phân tử. C. Phân tử là nhóm các nguyên tử kết hợp lại. D. Các câu A – B – C đều đúng. 49. Chuyển động nhiệt của các phân tử nước chứa trong cốc sẽ chậm hơn nếu: A. Nhiệt độ của nước trong cốc giảm đi. B. Rót thêm nước để khối lượng nước tăng lên. C. Cốc nước được nung nóng lên. D. Rót bớt nước ra để thể tích của nước giảm xuống. 50. Khi nhiệt độ của vật càng cao thì: A. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. B. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật được tạo ra càng nhiều. C. Khối lượng của vật càng tăng. D. Khối lượng của vật càng giảm. 51. Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng trong đó các nguyên tử, phân tử của các chất: A. Tự chuyển động xen lẫn vào nhau B. Dính liền vào nhau C. Tương tác mạnh với nhau D. Hoà nhập vào nhau. 52. Hiện tượng khuếch tán xảy ra: A. Chỉ với chất khí B. Chỉ với chất rắn C. Chỉ với chất lỏng D. Cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn. 53. Nhiệt năng của một vật phụ thuộc vào: A. Sự chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật. B. Khối lượng riêng của vật. C. Khoảng cách giữa các phân tử cấu tạo nên vật. D. Vật được làm từ chất liệu gì. 54. Nhiệt lượng có đơn vị trùng với đơn vị của: A. Công B. Cơ năng C. Động năng D. Cả A – B - C 55. Một viên đạn đang bay trên cao, những dạng năng lượng mà viên đạn có được là: A. Động năng và cơ năng B. Động năng, thế năng và nhiệt năng C. Thế năng và cơ năng D. Động năng, thế năng và nhiệt lượng 56. Thả một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 900C vào một cốc nước ở nhiệt độ250C. Kết luận nào là sai? A. Nhiệt lượng ban đầu của thỏi kim loại lớn hơn của nước. B. Nhiệt năng của nước tăng lên. D. Có một phần nhiệt năng từ thỏi kim loại truyền sang nước. C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm. 57. Sự dẫn nhiệt thực chất là: A. sự truyền nhiệt độ từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn. B. sự truyền động năng từ các hạt vật chất khi chúng va chạm với nhau. C. nhiệt lượng truyền từ vật này sang vật kia. D. sự thực hiện công. 58. Sự dẫn nhiệt không thể xảy ra đối với môi trường là: A. chân không B. chất rắn C. chất lỏng D. chất khí 59. Cho 4 chất sau đây: nước, thép, đồng và nước đá. Cách sắp xếp nào là đúng theo thứ tự giảm dần về khả năng dẫn nhiệt? A. Đồng- thép- nước đá- nước B. Thép- đồng- nước đá- nước C. Đồng- thép- nước- nước đá D. Đồng- nước- thép- nước đá 60. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra: A. chỉ trong chất lỏng B. chỉ trong chất lỏng và chất khí C. chỉ trong chất khí D. ở tất cả các chất lỏng, chất khí và chất rắn. 61. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng hình thức: A. Đối lưu B. dẫn nhiệt qua chất khí C. bức xạ nhiệt D. sự thực hiện công của ánh sáng. 62. Vật nào sau đây có khả năng hấp thụ nhiệt tốt: A. Vật có khả năng dẫn nhiệt tốt B. Vật có bề mặt sần sùi và sẫm màu C. Vật có bề mặt nhẵn, màu sáng D. Vật có nhiệt năng thấp. 63. Nhiệt dung riêng của một chất cho ta biết: A. nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chất đó lên. B. Nhiệt lượng cần thiết để làm t0 của chất đó tăng thêm 10C. C. nhiệt lượng cần thiết để làm nóng 1kg chất đó. D. nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C. 64. Để nhiệt năng của một vật tăng lên thì: A. vật phải nhận thêm nhiệt độ. B. vật phải nhận thêm nhiệt năng. C. vật phải nhận thêm nhiệt lượng D. vật phải thực hiện công lên một vật khác. 65. Khi một vật chỉ truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì: A. nhiệt độ của vật giảm đi B. khối lượng của vật giảm đi C. nhiệt dung riêng của chất làm vật giảm đi D. thể tích của vật giảm đi. II. TỰ LUẬN: 1. Bài tập định tính: 1) Công suất? Công suất của một động cơ là 40W biết điều gì? 2) Trong khi thổi cơm thì gạo nóng lên. Trong khi giã gạo, gạo cũng nóng lên. Trong hai trường hợp trên nội năng của gạo thay đổi như thế nào? Cho biết nguyên nhân làm biến đổi nội năng . 3) Giải thích vì sao mở một bình nước hoa trong phòng, một lúc sau cả phòng đều có mùi thơm của nước hoa? 4) Hiện tượng khuếch tán phụ thuộc như thế nào vào chuyển động của phân tử? 5) Nhiệt lượng là gì? Đơn vị của nhiệt năng, nhiệt lượng là gì? Kí hiệu? 6) Nung nóng miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? 7) Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là thực hiện công hay truyền nhiệt? 8) Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát, đĩa thường làm bằng sứ? 9) Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng lại ấm hơn mặc một áo dày? 10) Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh dày lại dễ vỡ hơn rót vào cốc thủy tinh mỏng? 11) Tại sao về mùa lạnh sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ? Có phải nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ hay không? 12) Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo có màu sáng mà không mặc áo màu sẫm tối ? 13) Một máy bay đang bay trên cao. Nó có những dạng năng lượng nào mà em đã được học? 14) Nếu đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ chóng sôi hơn? Vì sao? 2. Bài tập định lượng: Bài 1: Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K. Bài 2: Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5 kg vào nước. Miếng đồng nguội từ 800C xuống còn 200C. Biết nhiệt độ ban đầu của nước là 150C, nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K. Tính khối lượng của nước? Bài 3: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 1lít nước ở 200C. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K. Bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường. Bài 4: Người ta thả một thỏi nhôm có khối lượng 105g đã được đun nóng ở nhiệt độ 1420C vào một bình nhiệt lượng kế đựng nước ở 200C. Sau một thời gian nhiệt độ của vật và nước trong bình đều bằng 420C. Tính khối lượng nước? Coi vật và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là c1 = 880J/kg.K, của nước là c2 = 4200J/kg.K. Bài 5: Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh thả một miếng chì khối lượng 310g được nung nóng tới 1000C vào 0,25 lít nước ở 58,50C. Khi có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước và chì là 600C. a. Tính nhiệt lượng nước thu được? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K b. Tính nhiệt dung riêng của chì? ----------------------------------------------------- ÔN TẬP VẬT LÝ 8 – HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 - 2016 C. PHẦN ĐÁP ÁN: I. Bài tập định tính: 1) Công suất cho ta biết công thực hiện trong thời gian 1 giây. Một động cơ có công suất 40W cho ta biết công của máy đó thực hiện trong 1 giây là 40 J 2) Cả 2 trường hợp nội năng của vật đều tăng. Trường hợp 1 do truyền nhiệt, trường hợp 2 do thực hiện công. 3) Ta đã biết các nguyên tử, phân tử có khoảng cách và chuyển động không ngừng. Do đó khi mở nắp bình nước hoa trong phòng thời gian sau các nguyên tử, phân tử nước hoa chuyển động và xen vào giữa khoảng cách các phân tử không khí trong phòng, nên trong phòng có mùi nước hoa. 4) Hiện tượng khuếch tán sẽ xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ . Vì khi đó các phân tử chuyển động nhanh hơn. 5 Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là Jun, kí hiệu: J 6) Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Nhiệt năng của miếng đồng sẽ giảm và nhiệt năng của nước sẽ tăng. Đây là sự truyền nhiệt. 7) Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công. 8) Nồi xoong dùng để nấu chín thức ăn. làm nồi xoong bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt làm cho thức ăn mau chín. Bát đĩa dùng để đựng thức ăn, muốn có thức ăn lâu bị nguội và bưng đỡ nóng tay thì bát đĩa làm bằng sứ là tốt nhất vì sứ là chất dẫn nhiệt kém. 9) Tác dụng của áo trong mùa lạnh là giữ nhiệt cho cơ thể. Nếu mặc cùng một lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí khác nhau giữa các lớp áo, các lớp không khí này dẫn nhiệt rất kém nên có thể giữ ấm cho cơ thể tốt hơn. 10) Thủy tinh là chất dẫn nhiệt kém. Khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh ở thành trong cốc nóng lên nhanh và nở ra, trong khi đó lớp thủy tinh ở thành bên ngoài cốc chưa kịp nóng lên và chưa nở ra. Kết quả là sự dãn nở không đều của thủy tinh làm cho cốc vỡ. Để cốc không bị vỡ khi rót nước sôi thi trước khi rót ta tráng trên cốc (cả trong lẫn ngoài) bằng nước nóng để cốc dãn nở đều. 11) Đồng là chất dẫn nhiệt tốt hơn gỗ. Vào những ngày trời lạnh, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ của cơ thể nên khi sờ vào miếng đồng, nhiệt truyền từ cơ thể sang miếng đồng và bị phân tán nhanh, làm cho ta có cảm giác bị lạnh đi một cách nhanh chóng. Trong khi đó sờ vào miếng gỗ, nhiệt truyền từ cơ thể ít bị phân tán nên ta có cảm giác ít lạnh hơn. Thực chất trong điều kiện như nhau, nhiệt độ của miếng đồng và gỗ như nhau. 12) Về mùa hè ta thường mặc áo có màu sáng mà không mặc áo màu sẫm tối vì để giảm sự hấp thụ các tia nhiệt. 13) Viên đạn đang bay trên cao sẽ có động năng (vì viên đạn có vận tốc so với mặt đất), thế năng (vì viên đạn có độ cao so với mặt đất), nhiệt năng (vì các phân tử cấu tạo nên viên đạn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng) . 14) Nếu đun như vậy thì nước trong ấm nhôm sẽ chóng sôi hơn. Vì âm có tác dụng dẫn nhiệt từ lửa sang nước. Ấm làm bằng nhôm dẫn nhiệt tốt hơn ấm làm bằng đất nên ấm nhôm sẽ nhanh sôi hơn. ----------------------------
Tài liệu đính kèm: